Hà Tĩnh nổi dậy, công an quân đội tháo chạy

Hà Tĩnh nổi dậy, công an quân đội tháo chạy

Vị linh mục này phát biểu cuộc biểu tình là để "đòi hỏi những người đã gây ra thảm họa này phải bồi thường công bằng, trả lại môi trường xanh sạch cho dân tộc".
"Người dân đứng ở cổng chính Formosa, trèo lên tường treo các băng-rôn khẩu hiệu, nhưng không có cuộc đập phá nào, không ai đập phá,” một người tham dự cuộc biểu tình tại cổng công ty Formosa nói với BBC.

Nhiều người ở Quý Hòa, Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã đến trước cửa công ty Formosa biểu tình.
Hình ảnh từ mạng xã hội và các clip tường thuật trực tiếp qua Facebook từ hiện trường vụ việc cho thấy những người dân tập trung và hát những bài hát với câu hỏi "biển bao giờ ăn được cá".


Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO
Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO
Image captionNgười biểu tình trèo lên tường công ty Formosa
Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO

Người dân từ các Giáo xứ Đông Yên, Mỹ Dụ, giáo xứ Dũ Lộc, Qu‎‎y Hòa, Tây Thành thuộc Giáo hạt Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tham gia cuộc xuống đường đến cổng công ty Formosa, nằm trên địa bàn huyện này trong sáng Chủ Nhật 2/10.
Cha Phêrô Trần Đình Lai thuộc Giáo phận Vinh, có mặt trong đoàn biểu tình, ông dùng loa kêu gọi người dân hãy ôn hòa, trong một clip đã xảy ra xô xát giữa cảnh sát với người biểu tình.
Ông Trần Đình Lai nói người dân "Không được ném chai lọ, không được ném đất", ..."không được bạo động, tất cả ôn hòa".
"Cảnh sát không được đánh dân, dân và cảnh sát không được xô xát," ông Lai nói khi cuộc xô xát ngắn dừng lại.
Vị linh mục này phát biểu cuộc biểu tình là để "đòi hỏi những người đã gây ra thảm họa này phải bồi thường công bằng, trả lại môi trường xanh sạch cho dân tộc".
"Người dân đứng ở cổng chính Formosa, trèo lên tường treo các băng-rôn khẩu hiệu, nhưng không có cuộc đập phá nào, không ai đập phá,” một người tham dự cuộc biểu tình tại cổng công ty Formosa nói với BBC.
Cuộc xuống đường xảy ra bốn tháng sau thảm họa cá chết ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, được xác định nguyên nhân là do công ty Formosa gây ra.
Lực lượng cảnh sát cơ động cũng có mặt và xuất hiện trong ảnh bên cạnh những người biểu tình.


Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO
Imag



e copyrightLE VAN SON
CTV #Danlambao - Lực lượng công an, quân đội đã phải tháo chạy tán loạn trước cuộc nổi dậy và biểu tình chống Formosa của hơn 10 ngàn người dân vào sáng ngày 2/10/2016 tại Hà Tĩnh.
Sau các cuộc “công thành” dữ dội, video và hình ảnh biểu tình gửi đi từ hiện trường cho thấy cảnh những ngư dân tuyên bố chiến thắng bằng cách trèo lên bức tường Formosa và giơ cao những biểu ngữ đòi công ty gang thép này cút khỏi Việt Nam.
Có thể nói, đây là phản ứng quyết liệt nhất của bà con ngư dân kể từ khi xảy ra thảm họa cá chết đến nay.
Trước đó, vào khoảng 8 giờ sáng ngày 2/10/2016, hơn một ngàn giáo dân giáo xứ Đông Yên, tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung tại khu vực trụ sở Formosa để yêu cầu nhà máy này đóng cửa. Đông Yên chính là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi xảy ra thảm hoạ cá chết.
Cùng thời điểm này, hàng ngàn người dân cũng đã đồng loạt kéo đến để gia nhập vào đoàn biểu tình. Chỉ sau hai giờ đồng hồ, số người tham gia biểu tình trước Formosa đã lên tới hơn 6 ngàn người và mỗi lúc một đông hơn.
Đáp lại, nhà cầm quyền CSVN liền huy động lực lượng an ninh đông đảo gồm mật vụ, công an, cảnh sát cơ động kéo đến bảo vệ công ty Formosa. Hình ảnh trên các mạng xã hội cho thấy cảnh lực lượng CA, quân đội dày đặc đang đứng dàn trận, sẵn sàng đối đầu với nhân dân.
Dù vậy, linh mục quản xứ Đông Yên là cha Phero Trần Đình Lai đã lên tiếng hướng dẫn giáo dân biểu tình trong ôn hòa. Ngài liên tục nhắc nhở bà con về nguyên tắc đấu tranh bất bạo động, giữ thái độ ôn hòa, điềm tĩnh nhưng cương quyết trong đấu tranh.
Linh mục Lai cũng kêu gọi người dân không nên vào bên trong trụ sở Formosa để tránh những rủi ro hay hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, nhất là trong bối cảnh nhà cầm quyền cộng sản luôn tìm mọi cách để vu cáo cuộc biểu tình là “bạo động”.
Đến khoảng hơn 10 giờ sáng, lực lượng công an, quân đội bất ngờ ra tay đàn áp người biểu tình. Tuy nhiên, người dân đã phản ứng quyết liệt khiến những kẻ đàn áp phải tháo chạy. Thậm chí, những viên công an bị mắc kẹt tại hiện trường đã phải vội vàng cởi bỏ mũ áo để không bị nhận diện.
Viên công an bị mắc kẹt tại hiện trường đã phải vội vàng cởi bỏ mũ áo để không bị nhận diện. Ảnh Facebook Le Sơn
Lần đầu tiên trong lịch sử, chế độ công an trị CSVN – được dựng lên bằng bạo lực và đàn áp – đã phải nhận thất bại thảm hại trước sức mạnh của số đông nhân dân đoàn kết.
Thừa thắng xông lên, hàng trăm ngư dân chiếm lĩnh bức tường thành bao quanh Formosa. Tuyệt nhiên, không có bất cứ hành động đập phá nào xảy ra như những gì mà chế độ CSVN đang tìm mọi cách hù doạ và vu khống.
Đến khoảng 12 giờ trưa, bà con ngư dân đồng loạt rút khỏi Formosa trong ôn hoà và trật tự. Cuộc nổi dậy kết thúc với thắng lợi vang dội thuộc về nhân dân, đây cũng chính là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với Formosa và những kẻ đang tiếp tay bao che cho công ty này gây tội ác trên đất nước Việt Nam.
2.10.2016




0:00
12K Views