Thư số 87 gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (1)



 Phạm Bá Hoa


Tôi chào đời năm 1930, vào Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Hơn thế nữa, cộng sản Việt Nam là cánh tay của cộng sản quốc tế, có nhiệm vụ nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam và các quốc gia lân cận, góp phần biến thế giới này trở thành vô sản dưới sự thống trị của cộng sản quốc tế là Liên Xô.


Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam -tôi gọi là lãnh đạo Việt Cộng- với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo. Hơn một trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên chuỗi tội ác mà họ đã gây ra cho Dân Tộc và Tổ Quốc từ năm 1945 đến nay!Vì vậy mà tôi vẫn tiếp nối trách nhiệm của Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, chống lại nhóm lãnh đạo Việt Cộng theo cách mà tôi thực hiện được, cho đến lúc tôi không thể ... Cũng vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.


Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.


Với thư này, tôi tổng hợp một số tin tức về hồ sơ Biển Đông + hồ sơ Thương Mại mở rộng + hồ sơ Việt Cộng.


Thứ nhất. Hồ sơ Biển Đông.


Trung Cộng - Philippines - Brunei.

Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bìnhthăm Philippines và Bruney từ ngày 18 đến 21/11/2018. Ông Tập đã chứng kiến lễ ký kết hai Bản Ghi Nhớ về thăm dò và khai thác dầu khí chung với Philippines và Brunei (trích bản tin của RFI).


Ngày 23/11/2018, hai nhà chính trị Philippines đối lập với Tổng Thống Duterte đã đệ trình một Nghị Quyết phản đối vì nội dung Bản Ghi Nhớ với Trung Cộng là vi hiến. Trong dự thảo nghị quyết, hai vị này khẳng định: "Khi ký kết với Trung Cộng văn bản này, Philipines coi như công nhận quyền đồng sở hữu với Trung Cộng vùng Biển Tây Philippines (Biển Đông). Đồng thời, hai vị này yêu cầu chánh phủ công bố nội dung Bản Ghi Nhớ đó".


Giới báo chí Philippines cũng lên tiếng yêu cầu chánh phủ công bố toàn văn Bản Ghi Nhớ, nhưng Ngoại TrưởngTeodoro Teddyboy Locsin, nói rằng:"Việc công bố nội dung phải được sự đồng ý của Trung Cộng".

Trong khi đó, Brunei cũng không công bố Bản Ghi Nhớ cho công dân của họ biết.

Chính phát ngôn viên của Tổng Thống Duterte nói rằng: "Mặc dù phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực năm 2016 công nhận chủ quyền của Manila trên vùng đặc quyền kinh tế của mình, nhưng Philippines không thể tự mình buộc các nước khác tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế này". (trích bản tin của Financial Times).


Hoa Kỳ - Philippines.

Tổng Thống Hoa Kỳ đã bỏ qua các cáo buộc về nhân quyền trong chiến dịch chống tội phạm của ông Rodrigo Duterte, trong khi Tổng Thống Philippines cũng ngừng những phát biểu chống Hoa Kỳ. Và hai quốc gia đang lặng lẽ gác lại một bên những khác biệt trong quá khứ, khi cả hai cùng cảnh giác Trung Cộng trên hồ sơ Biển Đông.

Tháng 11/2018 vừa qua, theo lời của Ngoại Trưởng Philippines Teodoro Locsin, thì Tổng Thống Philippineschấp nhận lời mời của Tổng Thống Donald Trump sẽ sang thăm Hoa Kỳ.


Ngày 14/12/2018, Bộ Trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzanaphát biểu tại một diễn đàn, rằng: "Tổng Thống Rodrigo Duterte đã thay đổi quyết định trong bang giao với Hoa Kỳ, là cho phép thực hiện một thỏa thuận tăng cường cộng tác quân sự với Hoa Kỳ, mở đường cho Washington xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines. Hoa Kỳ chỗ dựa mạnh nhất của Philippines trong việc đối phó với Trung Cộng." (trích bản tin của Nikkei Asian Review).


Nhớ lại hồi cuối năm 2017, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc hành quân đẩy lùi quân khủng bố ra khỏi thành phố Marawi, là sự kiện giúp cải thiện bang giao giữa hai quốc gia. Bắt đầu bằng một đề nghị của Tổng Thống Philippines với Tổng Thống Hoa Kỳ hãy xét đến một Hiệp Định Thương Mại tự do song phương. Và tháng 10/2018 vừa qua, Hoa Kỳ với Philippines đã giải quyết một số vấn đề thương mại để tiến gần hơn các cuộc đàm phán chánh thức cho Hiệp Định này.

Có thể nhận ra trong bang giao quốc tế của Philippines là cố gắng giữ thế cân bằng giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng, như một phần trong chính sách đối ngoại của Philippines.


Hoa Kỳ - Australia - Papur New Guinea.


Đảo Manus của Papua New Guinea, một thời là Căn Cứ Lombrum của Hải Quân Hoa Kỳ xây dựng để chống quân đội Nật Bản trong đệ nhị thế chiến, hiện đang được Hoa Kỳ và Australia tân trang trở thành một căn cứ, tuy là hòn đảo nhỏ, nhưng vị trí của nó có thể biến nơi đây thành một căn cứ quan trọng trong chiến lược ngăn chận sự bành trướng của Trung Cộng trong vùng này.

(Chấm đỏ bên trên là đảo Manus. Mũi nhọn dưới, là cực bắc của Australia).


Australia từng lên tiếng lo ngại về mưu đồ của Trung Cộng từng bước khống chế trong vùng Nam Thái Bình Dương, nên chánh phủ Australia đang hợp tác với đảo quốc Papua New Guinea, để tân trang lại Căn Cứ Hải Quân Lombrum trên đảo Manus phía bắc nước này. Trong chuyến đi thăm của Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence tới Australia gần đây, Hoa Kỳ cam kết tham gia và tài trợ một phần cho dự án ba quốc gia trên đảo Manus.


Căn cứ Lombrum sẽ là một địa điểm trung chuyển để các chiến hạm Hải Quân tiếp tế nhiên liệu, và theo kế hoạch thì căn cứ này sẽ trách nhiệm giám sát hàng hải khi Hải Quân Trung Cộng đẩy mạnh hoạt động trên khắp vùng Nam Thái Bình Dương.


Một số giới chức Indonesia đã bày tỏ lo ngại về dự án tân trang căn cứ hải quân Lombrum, vì: "Những cái giá có thể phải trả, nếu Hoa Kỳ và Auatralia sử dụng căn cứ này trong chính sách ngăn chận sự phát triển hoạt động của Trung Cộng. Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Hội về quốc phòng và an ninh Indonesia, được truyền thông địa phương dẫn lời cảnh giác "các cường quốc không nên quân sự hóa khu vực Châu Á-Thái BìnhDương. Indonesia muốn đồng minh Australia và Hoa Kỳ mời Indonesia trú đóng tại căn cứ này, và nêu bật những lợi ích của một chương trình giám sát hàng hải quy mô trong khu vực".


Căn cứ Lombrum được Hoa Kỳ xây dựng năm 1944 trong khi các lực lượng đồng minh đang chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự toàn lực chống lại Nhật Bản. Vào cao điểm của Thế Chiến thứ 2, căn cứ có hải cảng nước sâu và nhiều bến tàu, một đường băng dài 2.7 cây số, và các khu doanh trại có thể chứa một Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Căn cứ này có nhiều kho nhiên liệu và một bệnh viện lớn với 3.000 giường bệnh, và từng tiếp đón khoảng 800 chiến hạm.


Trong những năm gần đây, đảo Manus với diện tích lớn hơn Hong Kong khoảng 30%, được sử dụng làm trại tạm giam di dân tới Australia bất hợp pháp, chờ trả về quốc gia gốc (trích bản tin của đài VOA Việt ngữ ngày 5/12/2018).


Trung Cộng.

Ngày 26/12/2018, Giám Đốc Cơ Quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (gọi tắt là AMTI) -ông Greg Poling-thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Washington, trong một Diễn Đàn do Trung TâmNghiên Cứu Philippines Stratbase và Viện Albert del Rosario phối hợp tổ chức, đã nhấn mạnh rằng:


"Năm 2018 là năm mà Trung Cộngquân sự hóa Biển Đông một cách mạnh mẽ, đặc biệt là việc bố trí các hệ thốngh ỏa tiễn phòng không và hỏa tiễn hành trình chống chiến hạm. Đồng thời xây dựng một cấu trúc trang bị pin mặt trời và một vòm radar ở đảo Bông Bay. Hình do vệ tinh chụp vào tháng 8/2018, cho thấy khoảng 200 tàu bán quân sự của lực lượng dân quân biển Trung Cộngquanh Đá Xu Bi. Với chiều dài năm mươi mốt thước, các tàu này lớn hơn hầu hết tàu của các cơ quan chấp pháp biển của các nước Đông Nam Á khác.Sẽ là sai lầm khi cho rằng các chiếc tàu đó chỉ có vai trò thứ yếu trong kho vũ khí của Trung Cộng. Và cho đến nay, nhiệm vụ gần như là duy nhất của lực lượng dân quân biển là hù dọa các láng giềng, ngoài ra không thấy có công việc nào khác. Hiện nay, chưa thấy TrungCộng đưa chiến đấu cơ xuống đóng căn cứ thường trực ở Biển Đông, nhưng với các nhà chứa máy bay đã hoàn thành trên ba thực thể Xu Bi, Vành Khăn và Chữ Thập, thì bất cứ lúc nào họ cũng sử dụng được. Trung Cộng đã xây tổng cộng 72 nhà chứa phi cơ trên các đảo họ chiếm giữ tại Trường Sa”. (tóm tắt bản tin đài RFI Pháp quốc ngày 27/12/2018).


Nhận định.

Rất có thể, hai công ty viễn thông lớn nhất nhì của Trung Cộng bị Tổng Thống Hoa Kỳ trừng phạt vì vi phạm lệnh cấm vận với Iran mà hai công ty vẫn lén lút buôn bán, sẽ dẫn đến nguồn nhiên liệu từ Iran bị cắt đứt, nên Trung Cộng quay sang khai thác nguồn nhiên liệu dưới đáy Biển Đông. Việt Nam thì trong tay Trung Cộng rồi, họ cần lôi cuốn thêm Philippines và Brunei vào vòng tay của họ bằng "những cái bẫy tiền cho vay" hay gọi là hợp tác. Trung Cộng không hề là thành viên của khối ASEAN, nhưng họ lại nắm quyền khống chế khối này, đến mức dự thảo Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông cũng lệ thuộc họ.


Với nỗ lực của Canberra và Washington để tân trang căn cứ Lombrum trên đảo Manus được xúc tiến, sau khi tin đồn lan truyền là Trung Cộng đang vận động để thiết lập một hải cảng trên đảo này, khiến dư luận nghi ngờ Trung Cộng muốn xây một căn cứ hải quân trong vùng biển này.


Cho dù tin đồn có thật hay không, nhưng dước góc nhìn tiếp liệu trong chiến tranh, thì căn cứ Lombrum rất quan trọng trong chiến tranh quân sự giữa Trung Cộng với Hoa Kỳ và đồng minh của Hoa Kỳ. Vì đối với căn cứ quân sự của Hoa Kỳ trong vùng Nam Thái Bình Dương chỉ có căn cứ trên quần đảo Ryukyu và đảo Guam, nếu có thêm căn cứ Lombrum -phía Nam đảo Guam- sẽ giúp mở rộng hoạt động của Hải Quân trong vùng biển này. Và biết đâu, Lombrum sẽ là một căn cứ trong chiến lược chuẩn bị cho thế chiến thứ 3?


Vì Trung Cộng đã lắp đặt hỏa tiễn chống chiến hạm, hỏa tiễn chống phi cơ, và hằng loạt khu chứa phi cơ, trên các Đá ngầm mà họ đã bồi đấp thành đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa trong năm 2018. Tham vọng cao nhất của Chủ Tịch Trung Cộng là ông sẽ nắm quyền lãnh đạo thế giới khi đạt đến "cường quốc kinh tế vào năm 2025" nhờ vào sức mạnh của tập đoàn viễn thông ZTE và Huawei, với sức mạnh quân sự của họ trong vùng Nam Thái Bình Dương nói chung, và Biển Đông nói riêng.

Nhưng, thật sự ông Tập có đạt được tham vọng đó hay không, lại tùy thuộc vào Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump.     

     

Thứ hai. Hồ sơ thương mại.


Trong cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Cộng, hai tập đoàn viễn thông Trung Cộng ZTE và Huawei đang là sức mạnh trong hy vọng của Chủ Tịch Tập Cận Bình sẽ đưa ông lên vị trí lãnh đạo cường quốc kinh tế vào năm 2025, nhưng khi đụng đầu với Tổng Thống Donald Trump -không phải với ông Obama- thì ông Tập khựng lại. Rồi tự khựng lại, ông Tập thật sự bối rối khi Tổng Thống Donald Trump ra lệnh các công ty Hoa Kỳ không bán "chip" cho tập đoàn ZTE và Huawei, vì hai tập đoàn viễn thông Trung Cộng lệ thuộc vào tập đoàn Qualcomm, Intel, và Micron của Hoa Kỳ.


Hoa Kỳ và đồng minh của Hoa Kỳ, như: "Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, đang chiếm thượng phong trong ngành sản xuất chip. Và việc sản xuất chip liên kết các quốc gia này không cách nào thoát được, vì phụ thuộc những dây chuyền trong một mạng lưới tiếp liệu toàn cầu. Một công ty làm chip ở Hoa Kỳ cần đến hàng chục ngàn xí nghiệp khác ở các nước phát triển. Cho nên, trong mạng lưới tiếp liệu của việc sản xuất chip, không nước nào có thể đứng một mình.

Các công ty Trung Cộng đang cố làm chip nội hóa. Nhưng việc họa kiểu (design) vẫn phụ thuộc ARM, một xí nghiệp Anh Quốc nay đã được bán cho Soft Bank, một công ty Nhật. Cả hai nước đều là đồng minh của Hoa Kỳ. Hội các nhà sản xuất chất bán dẫn ở Hoa Kỳ cho biết, một công ty thành viên của họ cần đến 16.000 xí nghiệp cung cấp mới làm được chip của mình, trong số đó có 8.500 xí nghiệp ở ngoại quốc. (tóm tắt bản tin của đài RFA ngày 10/12/2018).


Chuyên gia pin Trung Cộng bị bắt.

Ngày 21/12/2018, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ thông báo: "Hongjin Tan, nhà khoa học Trung Cộng bị bắt ngày 20/12/2018, với tội ăn cắp bí mật thương mại tại "công ty Phillips 66" của Hoa Kỳ, trụ sở tại thành phố  Bartlesville tiểu bang Oklahoma, nơi ông đang làm việc. Ông Hongjin Tan đã copy hằng trăm tập tài liệu liên quan đến công trình nghiên cứu & phát triển thị trường năng lượng hạ nguồn từ tháng 5/2017, để mang về cho một công ty ở Trung Cộng mà công ty này đã mời ông về nước làm việc. Nhà khoa học Hongjin Tan đã ra tòa ngày 26/12/2018".


"Công ty Phillips 66" cho biết trong một thông cáo, rằng: "Công ty đã và đang hợp tác với Cục Điều Tra Liên Bang trong một cuộc điều tra liên quan đến một nhân viên cũ tại trụ sở của công ty  ở Bartlesville, tiểu bang Oklahoma. Đó  là ông Hongjin Tan, phụ trách nghiên cứu & phát triển cho chương trình pin và kỹ nghệ pin bằng các kỹ thuật độc đáo. Và công ty Phillips 66 ước tính sẽ thu được từ 1 tỷ 400 triệu đến 1 tỷ 800 triệu mỹ kim từ kỹ nghệ này".


Theo báo cáo của FBI, thì  ông Hongjin Tan đã tâm tình với một đồng nghiệp cũ rằng, ông ta nghỉ việc ở "Công Ty Phllips 66" để trở về Trung Cộng làm việc. Và FBI đã tìm thấy trên máy tính xách tay của Hongjin Tan, một thỏa thuận tuyển dụng từ một công ty Trung Cộng chuyên phát triển dây chuyền sản xuất vật liệu pin lithium ion.


Nhận định.

Đúng là ông Tập Cận Bình đang hân hoan từng bước đưa Trung Cộng lên vị trí "cường quốc kinh tế vào năm 2025", thì đụng đầu với ông Donald Trump đang mạnh mẽ đưa Hoa Kỳ trở lại vị trí lãnh đạo thế giới như trước kia, làm cho Chủ Tịch Trung Cộng thật sự bối rối. Bởi, ông Tập không biết Tổng Thống Hoa Kỳ có bí quyết gì đã đưa Hoa Kỳ đến thành công trong những cuộc đàm phán với các quốc gia đồng minh, mà bên trong những thành công của Hoa Kỳ lại là những thất bại của Trung Cộng tại các đồng minh đó của Hoa Kỳ.


Nhìn trong nội địa Trung Cộng, lần lượt hai tập đoàn khổng lồ là ZTE và Huawei đang bị Hoa Kỳ siết chặt bằng những con "chíp nhỏ li ti", sẽ làm cho 2 tập đoàn này vô cùng khó khăn, thậm chí là khó sống. Rồi chuyện chuyên gia này đến nhà khoa học kia bị bắt, vì tội ăn cắp những tài liệu nghiên cứu bí mật trong thương mại của Hoa Kỳ, đã cho thấy nguồn gốc xấu này bắt nguồn từ Chủ Tịch Trung Cộng để giúp đạt đến tham vọng của ông.


Nhìn ra Biển Đông, dù cố gắng quân sự hóa các đảo nhân tạo, nhưng Trung Cộng không còn toàn quyền khống chế như trước nữa. Chẳng những thế, còn bị đe dọa ngược lại từ Hoa Kỳ và đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu Âu, Châu Á, và Châu Úc, bằng những cuộc tuần tra thường xuyên ra vào Biển Đông, trên mặt biển với những chiến hạm và hàng không mẫu hạm, trong khi các khu trục cơ cùng oanh tạc cơ chiến lược trên không phận vùng biển này.

Xin mời xem tiếp phần hai