NHỮNG DÒNG CUỐI CHO “Người muôn năm cũ”

 THE LAST LINE FOR THE OLD MAN 

( Tạm dịch : NHỮNG DÒNG CUỐI CHO “Người muôn năm cũ” của TG :  TS Nguyễn Tiến Hưng, viết ngày October 22, 2021, posted by chú Baria Tran)


Mùa Đông năm 1976, chúng tôi bay sang London, Anh, để thăm ông bà cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước khi đi, chúng tôi viết thư cho ông biết ngày giờ tới phi trường Heathrow và số chuyến bay. Ông trả lời là sẽ có người ra đón. 

Tới nơi thì vừa ra cửa đã thấy ông đứng ngay ở đó vẫy tay chào. Thật là cảm động gặp lại ông sau hơn một năm trời và sau bao nhiêu biến cố.

Sau khi bắt tay nhau thật chặt và trao đổi mấy lời thăm hỏi, ông tự lái xe đưa chúng tôi về nhà. Đây là một căn nhà nho nhỏ, xinh xinh nằm ở vùng Surrey, ngoại ô London. Một cái bảng treo trên cửa với mấy chữ khá lớn “The White House.” Chúng tôi hỏi ông là bảng này vẫn có từ trước hay ông treo vào? Ông nói villa bên này hay mang tên cho dễ nhận, và cái bảng này là của chủ cũ để lại. 

Một số vấn đề khẩn thiết của dân tộc Việt ngày nay

 Một số vấn đề khẩn thiết 

của dân tộc Việt ngày nay


Hồng Nhân


Dưới ánh sáng tinh thần dân tộc cùng tri thức phổ quát của nhân loại, một số điều khẩn thiết để tránh sự bại vong của dân tộc dưới sự lãnh đạo của tập đoàn thống trị cộng sản như sau:

Hôn nhân và gia đình: Có thể nói được rằng: sự lành mạnh của con người cũng như xã hội – đó là sự liên kết chặt chẽ mọi tốt đẹp từ các tế bào xã hội là gia đình đến cộng đoàn nhân loại.
Nhưng không phải ở đâu vấn đề hôn nhân cũng diễn ra tốt đẹp. Tình trạng tự do luyến ái, ly dị, đa thê, phá thai… cùng những hình thức lệch lạc khác. Do từ lòng ích kỷ tham khoái lạc mà con người bị biến thành vật chơi giải trí… ngoài ra với môi trường kinh tế, chính trị, tâm lý xã hội cũng đã gây cho các gia đình không biết bao nhiêu là xáo trộn trầm trọng, có cả sự gia tăng dân số trước sự sinh sản vô trách nhiệm của con người. Từ những biến đổi sâu sắc của xã hội hiện đại, nhất là theo chiều nghịch thoái hoá trầm trọng về đạo đức dưới chế độ cộng sản, đã gây nên không biết bao khó khăn, đau khổ, khóc than cho vô số gia đình Việt Nam.

Ông Ngô Đình Luyện

  Đại Sứ Ngô Đình Luyện


Ông Ngô Đình Luyện là con út trong gia đình cụ Ngô Đình Khả, ông Luyện đã tốt nghiệp văn bằng kỹ sư tại École Central de Paris, ông là người được hấp thụ nền văn hóa Tây Phương nhiều nhất trong gia đình. Phu nhân ông Luyện cũng thuộc gia đình giàu có, danh giá tại miền Nam Việt Nam.

Trong số các anh em cụ Diệm, ông Luyện là người ít được nhắc đến nhất, nhưng ông lại là người chiếm được nhiều tình cảm của những người xung quanh nhiều nhất. Ngay cả khi ông làm việc ở ngoại quốc, ông cũng đã được những người làm việc chung với ông yêu mến kính phục. Có lẽ vì tính tình ông Luyện phóng khoáng, cởi mở, giản dị và thậm chí còn được coi là người ... ham vui.

Ông bà Luyện cùng các con sống ở ngoại ô thành phố Paris từ năm 1954 cho đến khi qua đời. Và qua nhiều nhân chứng làm việc trong chính quyền thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm nói lại, thì trong số anh em cụ Diệm, ông Ngô Đình Luyện là người có công lớn trong việc xây dựng nền móng nền Đệ Nhất Cộng Hòa lúc ban sơ.

CHÍN NĂM BÊN CẠNH TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

 Mạn đàm với cựu Đổng lý QUÁCH TÒNG ĐỨC



CHÍN NĂM BÊN CẠNH TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

TS Lâm Lễ Trinh

         Tuy là bạn tâm giao với người viết từ lâu, ông Quách Tòng Đức luôn luôn tỏ ra dè dặt và thận trọng khi nhắc đến những năm dài làm Đổng lý Văn phòng cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, vị lãnh tụ khai sáng nền Đệ nhứt Cọng hoà Việt Nam. Sau chính biến 1.11.1963, ông Đức trở lại ngành Tư pháp và được thăng trạch Chủ tịch Tham Chính Viện nămm 1969. Tháng 4.1975, Sàigòn thất thủ, ông và gia đình xin tị nạn chánh trị tại Paris. 
Chánh phủ Pháp tuyển dụng ông vào Phòng Tố tụng Tổng quát của thị xã Paris, thời Thị trưởng Jacques Chirac. Ông về hưu đầu năm 1984. Nay 89 tuổi, trí tuệ còn minh mẩn tuy sức khoẻ không tốt như trước. Gần đây, trong những lần gặp nhau lại ở Pháp cũng như qua nhiều cuộc điện đàm có ghi âm, ông Đức đã chịu thố lộ với người viết nhiều điều liên hệ đến giai  đọan chín năm phục vụ vị nguyên thủ quốc gia bị sát hại năm 1963.

Kẻ sĩ Chu An

 Kẻ sĩ  Chu An

 

(1292-1370) 


GS Lê Hữu Mục


         Chu An là người làng Quang Liệt, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, sinh ngày 15.8 năm Nhâm Thìn (1292), mất ngày 26 tháng11 năm Canh Tuất (1370). Ông đậu Thái học sinh năm 1314 nhưng không ra làm quan, thích ở nhà dạy học. Học trò nghe tiếng đến học rất đông, trong đó có những nhân vật nổi tiếng như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát. Cả hai đều đã đỗ Thái học sinh năm 1323, và đã giữ những chức vụ lớn trong quan trường. Chu An nhận lời mời của Trần Minh Tông ra làm tư nghiệp Quốc Tử  Giám năm 1341 và làm thầy dạy kinh sách cho Trần Dụ Tông. Qua bài thơ Hạ Tiều ẩn tiên sinh Quốc tử giám tư nghiệp, bài số 13 trong Băng-hồ ngọc-hác tập của Trần Nguyên Đán, ta được biết Chu An trong thời gian nầy là thần tượng của giới trẻ, những người thanh niên hiếu học, ưa hoạt động, hăng say trong việc thực hiện những quyết lệnh đạo đức của thánh hiền; trong khi đó một thanh niên ngoài 20 tuổi, tuy là học trò của ông, và đang nắm giữ chính quyền, nhưng lại đi ngược lại những lời giáo huấn của ông đã trình bày trong Tứ thư thuyết ước, giáo trình triết học của ông tại giảng đường Quốc Tử Giám. 

Tổng Thống Ngô Đình Diệm

 

Kết quả hình ảnh cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Tổng Thống Ngô Đình Diệm

 Sử gia Nguyễn Phương


Tháng 2 năm 1946, Hồ Chí Minh trải qua một cơn khủng hoảng lớn, bị kẹt cả với Lư Hán, cả với d’Argenlieu. Hơn bao giờ hết, ông cần một người quốc gia chân chính, chẳng những để làm bình phong cho ông trước mặt quốc tế, mà còn để có thể hô hào nhân dân trong nước ủng hộ.
Nhìn quanh với cặp mắt tinh đời của ông, ông vẫn không tìm được ai hơn cụ Ngô Đình Diệm, kẻ đã bị cán bộ ông bắt giam ở mạn ngược, nhưng lúc đó đang được đem về khám Hà Nội để điều trị bệnh sốt rét. Ở Phủ Chủ Tịch Nhà Nước, khi đối diện Hồ Chí Minh và nghe ông này đề nghị tham chính, cụ Diệm đã không ngần ngại nói:

Đảng phái chính trị trong cộng đồng dân Việt

 Đảng phái chính trị trong cộng đồng dân Việt


Nguyễn Quang

 
Nhờ ý thức mãnh liệt hơn về sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người, ngày nay hầu hết các nước trên thế giới, người ta cố gắng thiết lập một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng để bảo vệ quyền lợi cá nhân trong cộng đồng như quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do phát biểu ý kiến hoặc tự do tôn giáo nơi chốn riêng tư cũng như công khai. Tất cả đều nhắm đến bảo vệ người dân hay đoàn thể có quyền tham gia tích cực vào đời sống xã hội cũng như vào chính guồng máy quốc gia.
Sự khao khát sâu xa của con người muốn góp phần xây dựng xã hội sẽ tiến tới mức cao hơn với trách nhiệm đó là việc tổ chức các đoàn thể chính trị. Và con người thật sự văn minh khi biết tôn trọng chính kiến hay tôn giáo khác với mình. Đồng thời có sự cộng hưởng hài hoà giữa các công dân chứ không hà tất chỉ dành cho một nhóm ưu đãi.

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

 THÀNH KÍNH PHÂN ƯU



Bà Nguyễn Văn Thiệu

Phương danh Nguyễn Thị Mai Anh

Cựu Đệ Nhất Phu Nhân Việt Nam Cộng Hòa

Vừa từ trần ngày 17.10.2021

Tại California, Hoa Kỳ

Thượng thọ 90 tuổi


Xin chân thành phân ưu cùng tang quyến

Và cầu nguyện Linh hồn Cụ Bà sớm về Thiên Đàng


Viện Nhân Quyền Việt Nam 




Văn hóa và đạo làm người

 



Văn hóa và đạo làm người

GS Nguyễn Đăng Trúc

I. Văn hóa và ý nghĩa nhân tính

Chúng ta chứng kiến vô số định nghĩa về văn hóa. Mỗi định nghĩa đều tiền kiến một nhận thức nào đó về nhân tính. Phát huy ý nghĩa nhân tính mà chúng ta tiền kiến như là một chân lý hiển nhiên, chúng ta gọi đó là sinh hoạt văn hóa trong nếp sinh hoạt ngày ngày của chúng ta.


Mỗi tác giả, mỗi thế hệ, mỗi truyền thống sinh hoạt văn hóa đông, tây, kim, cổ, cấp vùng, cấp quốc gia hay bộ lạc v.v. đều chiếu theo mẫu mực chân lý về nhân tính, mà người ta tiền kiến đương nhiên phải là như thế, để định chuẩn thế nào là văn hóa và thế nào thế nào là phi văn hóa.

SỐNG ĐỨC TIN THỜI ĐẠI DỊCH

 HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

THƯ GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA


SỐNG ĐỨC TIN THỜI ĐẠI DỊCH

Anh chị em thân mến,

1.Theo thông lệ, Hội đồng giám mục họp Hội nghị thường niên kỳ II vào tháng 10 hằng năm. Năm nay, do tình hình dịch bệnh diễn tiến phức tạp và khó lường, chúng tôi không thể họp mặt trực tiếp, thay vào đó là Hội nghị trực tuyến. Từ Hội nghị này, chúng tôi xin gửi đến tất cả anh chị em lời chào thân ái trong Chúa Kitô, đồng thời xin chia sẻ với anh chị em một số gợi ý và đề nghị cho đời sống đức tin của chúng ta trong hoàn cảnh hiện nay.

Đối thoại liên tôn

 Đối thoại liên tôn

Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp

Nguyên Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình HĐGMVN


Cái thời đau buồn và đen tối của những cuộc chiến tranh tôn giáo đang lui dần về quá khứ. Nhân loại văn minh và tiến bộ không còn chấp nhận việc áp đặt hay cưỡng bức người khác phải chấp nhận một tôn giáo hay một ý hệ trái với thâm tín của riêng họ. Quyền tự do tín ngưỡng và tự do hành động theo lương tâm được triệt để đề cao và được nhìn nhận như một thành phần cốt yếu của nhân quyền.

Trong lãnh vực tôn giáo, đối thoại còn mang một ý nghĩa và sứ vụ đặc biệt trên hành trình kiếm tìm chương trình cứu độ nhiệm mầu của Thiến Chúa. Vì thế, “ước muốn đối thoại không chỉ đơn thuần là một chiến lược để chung sống hòa bình giữa các dân tộc, mà còn là thành phần chủ yếu trong sứ mệnh của Giáo hội, bởi vì bắt nguồn trong cuộc đối thoại cứu độ đầy tình yêu giữa Chúa Cha với nhân loại, qua Chúa Con, trong quyền năng của Chúa Thánh thần. Giáo hội chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh đúng như cách thế Thiên Chúa đã hành động trong Đức Giêsu Kitô: Ngài đã làm người, chia sẻ cuộc sống nhân loại và dùng ngôn ngữ nhân loại để chuyển đạt sứ điệp cứu độ. Đối thoại mà Giáo hội đề nghị được xây dựng trên logíc của Nhập thể. Do đó, chỉ với tình liên đới nhiệt thành và vô vị lợi mà Giáo hội đối thoại với người Á châu, là những người đang kiếm tìm chân lý trong tình yêu”.

CỘNG SẢN VÀ CÁC ĐẢNG PHÁI QUỐC GIA

 CỘNG SẢN VÀ CÁC ĐẢNG PHÁI QUỐC GIA 


Nguyễn Đức Cung


Trong cuốn hồi ký nổi tiếng có tên Một cơn gió bụisử gia Trần Trọng Kim đã viết như sau về chính sách của Việt Minh đối với các chính đảng quốc gia: “Cái thủ đoạn của Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, tàn nhẫn, giả dối, lừa đảo để cho được việc trong một lúc. Ngay như họ đối với Việt nam Quốc dân đảng nay nói là đoàn kết, mai nói đoàn kết, nhưng họ vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi họ đánh được, thì giết phá, đánh không được thì lại đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá. Dân tình thấy thế thật là ngao ngán chán nản, nhưng chỉ ngấm ngầm trong bụng mà không dám nói ra. Nên dân gian người ta thường có câu “nói như Vẹm. Vẹm là do hai chữ Việt Minh viết tắt V.M., đọc nhanh mà thành ra.”1

CHỐNG DỊCH HAY HIẾU SÁT?

 CHỐNG DỊCH HAY HIẾU SÁT?


Ông Trần Tấn Công, Chủ tịch huyện Trần Văn Thời xác nhận đang đề nghị dưới cơ sở làm văn bản báo cáo vụ “tiêu hủy đàn chó (15 con) của vợ chồng anh Phạm Văn Hùng chở từ TPHCM về đây”.

Ông Công bào chữa “Động cơ của anh em là phục vụ cho công tác phòng, chống dịch nhưng làm hơi gấp. Qua xét nghiệm, những con chó này dương tính với một loại virus. Theo báo cáo, số chó đã bị tiêu hủy hết”.

Mấy hôm trước, có một Fbker minh họa clip anh chị Hùng chở 15 con bằng câu: “Ở VN chỉ có chó là không bị bỏ lại phía sau!”. Tôi thán phục hàm ý của câu này, ai ngờ 15 con về tới nhà an toàn lại bị xử trảm vô cớ “dương tính với một loại virus”.

Nhà văn gốc Tanzania Abdulrazak Gurnah đoạt giải Nobel Văn học

 


Nhà văn gốc Tanzania Abdulrazak Gurnah đoạt giải Nobel Văn học 

Nhà văn gốc Tanzania Abdulrazak Gurnah sống tại Anh được trao giải Nobel Văn học hôm 7/10 cho các tác phẩm đi sâu khai thác di sản của chủ nghĩa đế quốc đối với những người lìa bỏ xứ sở.

Viện Hàn lâm Thụy Điển cho biết giải thưởng này là để ghi nhận ‘sự thâm nhập không khoan nhượng và đầy trắc ẩn của ông về những tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận của người tị nạn trong hố ngăn cách giữa các nền văn hóa và các lục địa’.

Đối mặt với cuộc cách mạng người máy

 Đối mặt với cuộc cách mạng người máy´


 


Dân chủ hóa: Chương trình hành động

 Dân chủ hóa: Chương trình hành động



 Hồng Nhân


Xét rằng việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là nhu cầu cấp thiết cho dân tộc Việt Nam, đây là một cơ hội biến đổi toàn diện đất nước trong hệ thống nhân quyền quốc tế nhằm xây dựng một Thể chế Dân chủ Phổ quát. 
Khẳng định rằng quyền con người mặc nhiên từ phẩm giá của mỗi nhân vị khi sinh làm người và đáng được hưởng các quyền tự do cơ bản, đồng thời có bổn phận cùng trách nhiệm với cộng đồng trên nền tảng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948
Lời nói đầu Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định niềm tin vào các quyền cơ bản của con người cụ thể, nhân phẩm và giá trị của con người, các quyền bình đẳng của nam và nữ thuộc các quốc gia khác nhau!

VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA MỖI NGƯỜI


VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA MỖI NGƯỜI
 Nguyễn  văn Thành
                                                                                         Lausanne Thuỵ sĩ

Thể theo lối nhìn của tác giả St.R. COVER (1), lãnh đạo trong những điều kiện và nhu cầu sinh hoạt cuả mỗi người thuộc thời đại “Nghìn năm thứ ba” không còn và không thể mang ý nghĩa “Từ trên rót xuống” hay là “Từ ngoài lèo lái, áp đặt, ức chế một cách đơn phương, độc tấu và độc lộ”.
                 
    Trong cụôc sống làm người và thành người, để đảm nhiệm vai trò lãnh đạo của mình một cách đúng đắn và hũu hiệu, mỗi người bắt đầu học tập và tôi luyện ba thái độ và ba động tác cơ bản sau đây:
-          Thứ nhất, tôi khám phá bản sắc hay là con người đích thực và cao cả của tôi.