Vấn đề người trí thức Việt Nam

 

NGUYỄN VY-KHANH

                                                                                                                         

Vấn đề người trí thức Việt Nam



Về định nghĩa, tôi vẫn nghĩ gọi là người trí thức khi người đó ngoài phần bằng cấp hay chuyên môn bất kể cao thấp mà có ưu tư chuyện chung. Còn những người có bằng cấp mà chỉ lo làm việc chuyên môn hoặc chỉ nhắm "vinh thân phì gia" thì chỉ nên gọi là khoa bảng hay chuyên viên. Nghĩa là người trí thức hôm nay tuy thời đại nếp sống thay đổi vẫn có tâm hồn và chức năng của một "kẻ sĩ" của thời xưa! Nhà văn, giáo sư hay bác sĩ , kỹ sư, v.v. đều như nhau, đều có cùng bổn phận và trách nhiệm đối với xã hội, dân tộc! 
Người trí thức có hiểu biết và có lương tâm "kẻ sĩ", là những con người thức thời (chứ không phải lợi dụng thời cơ), biết đem cái Biết (tri) vào cái Hành và cái Hành là áp dụng cái Biết hữu dụng cho đời (ngay đến thất phu còn phải hữu trách, huống gì là trí thức!). Họ có vai trò phán xét lịch sử và tính độc lập mà từ thời Aristote đã nói đến! Là lương tâm, lúc nào cũng thức tỉnh và là ngọn đèn chỉ đường dù đôi khi leo lét. Trí phải đưa tới Hành, phải ra tay! Hành có suy nghĩ chứ không phải làm cho có, để ... lương tâm được yên ổn! Tức cái biết mà tiền bối Phan Bội Châu có lần nói đến sau khi đã trãi qua kinh nghiệm thất bại: "Khôn chết, dại chết, biết sống!". Làm gì và thế nào thì lại là một đề tài khác!

Về học giả Nguyễn Văn Vĩnh

 

Về học giả Nguyễn Văn Vĩnh


Nguyễn Lân Bình

LỜI MỞ ĐẦU
Ngót 10 năm qua, kể từ buổi tọa đàm lịch sử tại bảo tàng Cách mạng Việt Nam nhân ngày Nhà báo Cách Mạng Việt Nam 20/6/2002, với nhan đề: “Tọa đàm về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Vĩnh 1882- 1936” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng gia tộc học giả Nguyễn Văn Vĩnh tổ chức, tôi đã theo sát những diễn biến xã hội đối với đề tài cực kỳ đặc biệt này.
Nhân 75 năm ngày mất của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, một nhân vật kiệt xuất theo cách đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, tôi xin trình bày bài viết này trên cơ sở những tư liệu và những hiểu biết được hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh. Song song với nó, là những phản ứng của xã hội Việt Nam và quốc tế trong giai đoạn vừa qua về con người và sự nghiệp của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Mục đích của tôi, là muốn mọi người trong xã hội, tất cả những ai quan tâm, sẽ nhìn nhận vai trò của học giả Nguyễn Văn Vĩnh trong lịch sử Văn hoá Việt Nam một cách công bằng, trung thực, vì những di sản văn hoá mà học giả Nguyễn Văn Vĩnh để lại, là thực sự hiện hữu, là một phần nền tảng của văn học chữ Quốc ngữ. Văn học chữ Quốc ngữ là nét đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XX.

Sản phẩm " giới tinh hoa "

 Sản phẩm " giới tinh hoa "


Họ được gọi là thế nào nhỉ . . danh từ mà nhiều người rất thích, nghe rất văn vẽ đó là "giới tinh hoa".  Họ được ăn học tử tế ( ông Nội là phó GĐ bệnh viện. Y được du học về làm chức vị cao. Thị trẻ đẹp cũng có học, làm nhân viên tiếp tân là chào mời, tiếp khách tức phải biết giao tế). Bọn chúng sống trong một căn hộ sang trọng nhưng sự thật đó là một cái tổ quỷ, một cái địa ngục để hành hạ đứa bé 8 tuổi cho đến chết. Y ngũ quan sáng sủa, Thị da trắng nuột nà, bận bikini 2 mảnh khoe thân trên đường, nhìn chúng rất giống người nhưng thật ra không phải, chúng chỉ là giống loài nguy hiểm nào đó vì con người làm sao có thể hành hạ đánh đập một đứa bé không có bản năng tự vệ cho đến chết mà vẫn không chút ray rứt ân hận. Khi thị phát hiện bé chết kêu thằng chồng đưa đi cấp cứu thì hắn nói "đưa đi cấp cứu để bị tù à" rất thản nhiên . . không hiểu chúng đã được dạy dỗ, giáo dục như thế nào mà lại có thể máu lạnh đến thế. 

Bé bị hành hạ trong thời gian dài  nhưng hàng xóm, nhà trường chẳng ai biết cả cho đến khi bé được đưa lên bệnh viện với một thân thể bầm tím.

Biết nói gì đây khi đã quá muộn rồi. Cuối cùng bé cũng được giải thoát khỏi cuộc sống địa ngục bằng cách đau đớn nhất. Sự tồn tại của Bé cứ như thừa thải, sống không tình thương, không sự quan tâm(Bị gia đình bên nội cách ly ra khỏi vòng tay yêu thương của mẹ ruột). 

Cầu chúc cho Bé được về chốn vĩnh hằng làm một Thiên Thần hạnh phúc. 

Chờ coi những kẻ gây ra tội ác bị trừng trị thích đáng như thế nào.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM KÊU GỌI MỌI NGƯỜI “SỐNG HƯỚNG THIỆN”

 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM KÊU GỌI MỌI NGƯỜI “SỐNG HƯỚNG THIỆN”

Giuse Nguyễn

WHĐ (25.12.2021) - Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh kêu gọi các tín hữu hãy sống thánh thiện, không trộm cắp hay gian tham, giữ lòng thánh thiện để có được sự bình an trong tâm hồn.

Trong Thánh lễ Giáng sinh được tổ chức tại thánh đường Giáo xứ Khe Sanh (xã Tân Liên, huyện Hướng Hoá, Quảng Trị), tối 24/12, Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, nhắc đến câu chuyện người dân đối mặt trong dịch bệnh Covid-19, khi ra đường cần giấy xét nghiệm hay chứng nhận đã tiêm vaccine, đi lại bất tiện; mọi người cũng luôn sống trong lo sợ bị nhiễm bệnh, khiến cuộc sống không có được sự bình an.

Đêm Giáng Sinh Trong Biệt Giam




Nguyễn Quang 


Đêm Giáng Sinh Trong Biệt Giam



Đêm hôm ấy, đúng thật là một đêm Giáng Sinh nơi hang lừa máng cỏ, sương lạnh như hằng đêm vào mùa đông đổ xuống hắt vào khung cửa gió, các tù nhân không thể nằm với sự lạnh buốt, từng đợt sương gió đánh tạc vào như từng cơn gió tuyết thổi vào người... với củ khoai mì nhai hoài đến sợi gân tim của nó cũng nhai nốt và cảm thấy ngọt ngào làm sao.
Một tù nhân hình sự la toáng lên vì quá lạnh, quá rét, quá đói khiến y không thể chịu nổi. Có tiếng từ phòng bên cạnh động viên y hãy cố lên, vì ngoài trời dù lạnh vẫn còn nhiều sao lấp lánh thật tuyệt vời, chúng ta có quyền hy vọng... Nhưng tù nhân đang than vãn lại đáp một cách gọn lỏn: -Những đêm vui nhộn mà trời sáng như thế nầy không có lợi cho ăn trộm... Mọi người im lặng. Một người khác thêm vào “Không có lợi cho du kích nữa…”

Viện Nhân Quyền Viêt Nam Chúc Mừng Giáng Sinh & Năm Mới

 

Chúc quý v Giáng Sinh và Tết Dương Lch vui tươi, an khang và thnh vượng.

Many wonderful wishes for the Holiday season and the coming New Year.

Tous nos meilleurs vœux en cette saison des fêtes et la nouvelle année à venir.


Viện Nhân Quyền Việt Nam

50 Năm Sau Chuyến Đi Đêm Của Kissinger, Trung Quốc Độc Tài Đe Dọa Thế Giới

 50 Năm Sau Chuyến Đi Đêm Của Kissinger

Trung Quốc Độc Tài Đe Dọa Thế Giới


Suy sụp vì thảm họa Cách mạng Văn hóa, lo sợ quân đội Liên Xô ở biên giới, Mao thông qua Rumani bí mật bắn tin mời Nixon. Cất cánh ngoạn mục nhờ sự trợ giúp có phần ngây thơ của phương Tây, 50 năm sau Trung Quốc hung hăng xưng hùng xưng bá.

Hồ sơ của L’Obs tuần này dành cho « Săn bắn, chủ đề luôn gây tranh cãi tại Pháp ». L’Express đăng ảnh Anne Hidalgo, đô trưởng Paris, ứng cử viên tổng thống cánh tả, gọi bà là « Nữ hoàng thảm họa ». Courrier International đặt vấn đề « Mai đây chúng ta sẽ ăn những thức gì ? ». Riêng Le Point dành hẳn một số đặc biệt cho « Trung Quốc và phương Tây », dày hơn 70 trang, công phu như một quyển sách.

Khát vọng tự do, dân chủ của người Việt Nam

 Khát vọng tự do, dân chủ 


của người Việt Nam

Nguyễn Quang 

 
Dù có những trở lực từ các quốc gia cá biệt nhưng cộng đồng nhân loại vẫn không ngừng chinh phục thiên nhiên như thám hiểm ngoài vũ trụ, mà còn phải hướng tới sự thiết lập một trật tự chính trị, xã hội, kinh tế để phục vụ con người ngày càng đắc lực hơn nhằm giúp mỗi cá nhân, các dân tộc thăng hoa phẩm cách riêng của mình.

Các nước đang phát triển cũng như các quốc gia kém phát triển đều mong muốn dự phần vào sự tiến triển chung của văn minh nhân loại ngày nay, không những trên phạm vi chính trị mà cả trong lãnh vực kinh tế nữa. Họ thật sự mong muốn tự do chu toàn chính mình và góp phần cùng cộng đồng nhân loại. Các dân tộc bị hoạn nạn, đói khổ đã kêu gọi các dân tộc phồn thịnh hơn và tiếng kêu đã được đáp lại. Những công nhân, nông dân cũng muốn làm việc không chỉ để mưu cầu cho cuộc sống nhưng còn để phát huy tài năng, nhất là họ mong muốn tham gia vào tổ chức đời sống kinh tế, xã hội chính trị và văn hoá. Điều đó nói lên khát vọng sâu xa của cá nhân cũng như của các dân tộc đều khao khát một cuộc sống đầy đủ và tự do xứng đáng với con người.

Hiến pháp và Nhân quyền

 

Image result for nhân quyền và hiến pháp

Hiến pháp và Nhân quyền

                            LS Lê Trọng Quát

Hơn ba năm sau khi Thế chiến thứ hai chấm dứt, hình ảnh kinh hoàng của những vụ tàn sát hàng triệu sinh mạng trên gần khắp địa cầu đã thôi thúc mọi người phải xác quyết và khẳng định thượng tôn quyền của con người: sống tự do, an toàn, phẩm cách được tôn trọng, sự phát triển và thăng tiến cá nhân được khuyến khích.

Với sự đồng tình tuyệt đối, ngày 10 tháng 12, 1948, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền. Quyền thiêng liêng của con người đã được thế giới chính thưc công nhận. Và từ đấy, nhân quyền lần lượt hiện diện trong hiến pháp của các quốc gia thành viên trước đấy chưa quan tâm đến nhân quyền. Tuy nhiên, vài ngoại lệ còn tồn tại với 5 chế độ cộng sản còn sót lại. Bất hạnh thay, trong số này có quốc gia Việt Nam dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa (VNXHCN) !

Vấn đề người trí thức Việt Nam

 

Nguyễn Vy Khanh 



Vấn đề người trí thức Việt Nam 



Về định nghĩa, tôi vẫn nghĩ gọi là người trí thức khi người đó ngoài phần bằng cấp hay chuyên môn bất kể cao thấp mà có ưu tư chuyện chung. Còn những người có bằng cấp mà chỉ lo làm việc chuyên môn hoặc chỉ nhắm "vinh thân phì gia" thì chỉ nên gọi là khoa bảng hay chuyên viên. Nghĩa là người trí thức hôm nay tuy thời đại nếp sống thay đổi vẫn có tâm hồn và chức năng của một "kẻ sĩ" của thời xưa! Nhà văn, giáo sư hay bác sĩ , kỹ sư, v.v. đều như nhau, đều có cùng bổn phận và trách nhiệm đối với xã hội, dân tộc!
Người trí thức có hiểu biết và có lương tâm "kẻ sĩ", là những con người thức thời (chứ không phải lợi dụng thời cơ), biết đem cái Biết (tri) vào cái Hành và cái Hành là áp dụng cái Biết hữu dụng cho đời (ngay đến thất phu còn phải hữu trách, huống gì là trí thức!).
 Họ có vai trò phán xét lịch sử và tính độc lập mà từ thời Aristote đã nói đến! Là lương tâm, lúc nào cũng thức tỉnh và là ngọn đèn chỉ đường dù đôi khi leo lét. Trí phải đưa tới Hành, phải ra tay! Hành có suy nghĩ chứ không phải làm cho có, để ... lương tâm được yên ổn! Tức cái biết mà tiền bối Phan Bội Châu có lần nói đến sau khi đã trãi qua kinh nghiệm thất bại: "Khôn chết, dại chết, biết sống!". Làm gì và thế nào thì lại là một đề tài khác!

Dân chủ cho Việt Nam trong khung cảnh văn hoá ngày hôm nay

 

Dân chủ cho Việt Nam trong khung cảnh


văn hoá ngày hôm nay



Nguyễn Đăng Trúc


Trong bối cảnh  xã hội của Việt Nam hôm nay chúng ta chứng kiến một số hiện tượng nghịch thường:
-         Các định chế xây dựng nên bộ máy cai trị Việt Nam hiện nay luôn gắn liền tên  nước Việt Nam với thành ngữ dân chủ.
 
-          Người dân trong và ngoài nước về phần mình låi đấu tranh đòi dân chủ, mặc nhiên không chấp nhận định chế gọi là dân chủ đang cầm quyền (và sự kiện nầy không phải là kinh nghiệm riêng lẽ của xã hội Việt Nam hôm nay, mà là thực trạng xã hội của các nước trước đây ở trong khối cộng-sản , đặc biệt các nước Đông-Âu).
-         Nhân danh quyền bảo vệ truyền thống văn hóa cá biệt của mỗi vùng địa lý chính trị, một số người khởi xướng chủ trương không nên cổ động và phát huy nếp sinh hoạt dân chủ tại các nước thuộc văn hóa truyền thống Á-đông.

Các nhà khoa học Mỹ - cho biết robot sống đầu tiên trên thế giới có thể sinh sản

 Các nhà khoa học Mỹ - cho biết robot sống đầu tiên trên thế giới có thể sinh sản

 Các nhà khoa học Mỹ mới tạo ra những robot sống đầu tiên tên là xenobots, có thể sinh sản theo cách chưa từng thấy ở động vật và thực vật với sự trợ giúp của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí khoa học PNAS.


(Ảnh minh họa: Par Anton Gvozdikov/Shutterstock)

Xenobots được hình thành từ các tế bào gốc của loài ếch có móng vuốt châu Phi (Xenopus laevis). Vậy nên, nó đã được đặt tên dựa trên loài ếch này. Xenobots có chiều rộng chưa đến 1 mm (khoảng 0,04 inch), được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2020 sau khi các thí nghiệm chỉ ra rằng chúng có thể di chuyển, làm việc nhóm và tự chữa lành (self-heal).

TRIẾT LÝ TRI-HÀNH-SỐNG HỢP NHẤT

 TRIẾT LÝ

 TRI-HÀNH-SỐNG HỢP NHẤT
của
Triết Gia Vương Dương Minh

                                                                                                                                         Chu Tấn
CHƯƠNG DẪN NHẬP
 
Trong lịch sử triết học Trung Hoa, Việt Nam nói riêng và Đông Phương nói chung, vấn đề Tri và Hành  đã được nói đến nhiều và cũng tốn nhiều giấy mực tranh cãi.  Có 5 thuyết nổi bật nói về mối tương quan giữa tri và hành như sau đây:


1-    Thuyết Chủ Hành lấy Hành làm cơ sở cho Tri, của Mặc gia và của Vương Thuyền Sơn.
2-    Thuyết Chủ Tri lấy Tri làm cơ sở  cho Hành , của Trình Tử và Chu Tử.
3-    Thuyết “Tri Hành Hợp Nhất” quan niệm không có sự phân biệt giữa Tri và Hành hay Tri và Hành chỉ  là một  của Vương Dương Minh.
4-   Thuyết “Tri nan Hành dị” (biết khó làm dễ) của Tôn Trung Sơn.
5-     Thuyết “Biết làm, có chí làm còn làm thỉ dễ”của Nhất Linh, Nguyễn Tường Tam  (VN)