G20: Mỹ, Nhật, Ấn Bao Vây TC
Vi Anh
Mỹ bao vây TC hai mặt, tấn công TC trên hai chiến trường, một là chiến tranh thương mại đang leo thang, hai là chiến tranh Biển Đông đang thách thức TC.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 30/11/2018 gặp nhau 15 phút kết hợp nhau, thống nhứt tạo áp lực TC trước cuộc gặp gỡ Chủ Tịch Tập cận Bình bên lề hội nghi G20. Cái kiểu ‘hợp đồng tác chiến’, ‘hai mặt giáp công’ này của Mỹ, Nhựt, Ấn sẽ làm cho TC thành con rồng gãy cánh, con cọp sút móng.
Chủ Tịch Tập cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc chừng như thực sự run rẩy chờ đợi kết quả bữa ăn tối giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị G20, theo nhận xét của thông tín viên của tờ báo lớn của Pháp Le Monde đi một bài phân tích thời sự tựa đề là «Trung Quốc lo sợ trước cuộc gặp Trump-Tập».
Đây là lần đầu tiên ba nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật và Ấn, gặp nhau tại G 20, cùng lên tiếng kêu gọi tự do hàng hải tại châu Á. Thái độ hành động này nói lên ba đại siêu cường đoàn kết chặt chẽ, chứng tỏ rõ ràng thái độ quyết tâm thực hiện Chiến Lược Ấn độ Thái bình dương tự do mở rộng để chống TC hung hăng, bạo ngược trên Biển Đông. Đây cũng là một mặt trận, một chiến trường, một chiến tranh tiềm năng nguy hiểm, đại hại cho TC hơn chiến tranh thương mại đang leo thang giữa Mỹ và TC.
Chiến tranh thương mại chỉ hao tiền tốn của, thiệt hại kinh tế, tài chánh. Nhưng Chiến tranh Biển Đông là chiến tranh quân sự sẽ chết người, tàn phá đất nước, có thể đi đến chiến tranh nguyên tử không chừng.
Với tương quan lực lượng hiện thời TC thua Mỹ là cái chắc. Không những thua mà còn mất chế độ, mất bộ máy cầm quyền CS nữa. Vì có chiến tranh bên cạnh tấn công trong đất liền TC, ngoài biển, Mỹ, Nhựt, Ấn phần chắc sẽ phong toả hàng hải, hàng không của TC. Sản xuất TC sẽ thiếu xăng dầu, nguyên liệu nhập cảng, chỉ vài tháng sau dân chúng sẽ thất nghiệp, đói khổ sẽ nổi loạn, Đảng Nhà Nước TC không đủ sức dẹp.
Cả ba siêu cường Mỹ, Nhựt, Ấn này đều có tiền cừu hậu hận với TC. Mỹ chống TC vì ý thức hệ gần như suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hiện thời là đối thủ của Mỹ và hiện thời coi TC là chế độ xã hôi chủ nghĩa nguy hại. Ấn trường kỳ chống TC xâm lấn biên giới thành chiến tranh biên giới. Nhựt từng chiến tranh với TQ hiện giờ TC xâm lấn biển đảo của Nhựt. TC ngang ngược chiếm cứ, quân sự hoá Biển Đông và một số đảo gây trở ngại lưu thông con đường hàng hải huyết mạch quốc tế.
Hai tổng thống Mỹ liên tiếp Obama và Trump đều chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương để bao vây TC. TT Trump làm mạnh hơn, mở rộng vòng vây chống TC ra Ấn độ dương, với Chiến lược Ấn độ Thái bình dương tự do mở rộng để chận đứng chiến lược Con Đường Tơ Lụa Trên biển của TC.
TT Trump còn mở chiến tranh thương mại chống TC, đánh vào kinh tế, tài chánh, sản xuất, giao thương của TC. TC đang hụt hơi, và cầu hoà với Mỹ, trong cuộc Chủ Tịch Tập cận Bình gặp TT Trump bên kề hội nghi G 20 ở Argentina.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói lên chánh nghĩa của cuộc hợp tác Nhật, Mỹ, Ấn này. Ông tuyên bố: «Nhật, Mỹ, Ấn đều cùng chia sẻ những giá trị căn bản và lợi ích chiến lược. Khi cả ba chúng ta cùng hợp sức làm việc, thì sẽ mang đến thịnh vượng và ổn định hơn cho khu vực cũng như cho thế giới».
Còn thủ tướng Ấn Narendra Modi ghi nhận, ba chữ đầu tên nước bằng tiếng Anh (Japan, America và India), viết tắt là JAI trong tiếng Hindi có nghĩa là «trường tồn».
Và Mỹ, phát ngôn viên Sarah Sanders phổ biến một trong một thông cáo chánh thức của Toà Bạch Ốc, cho biết cuộc gặp «tái khẳng định tầm quan trọng của tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng mở, vì thịnh vượng và sự ổn định của toàn cầu; cam kết tăng cường hợp tác ba bên».
Chính quyền Trump ngày càng nói nhiều hơn về «Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng mở», một khẩu hiệu lâu nay được ông Abe ưa thích. Nhật luôn nhấn mạnh rằng toàn bộ châu Á phải rộng mở cho hàng hải và thương mại. Ấn Độ thì xưa nay luôn tránh liên minh với các cường quốc khác, dù có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, nhưng bây giờ thì liên minh chặt với Mỹ và hướng đông ra phòng thủ Eo Biển Mã Lai và ngăn chận chiến lược một vành Đai một Con đường Tơ Lụa trên biển của TC.
Không phải chỉ Mỹ làm bàn cho cuộc hội nghị giữa TT Trump với Chủ Tịch TC. Trước khi hai lãnh đạo Mỹ và TC gặp nhau bên lề hội nghị G 20 ở Argentina, mà Mỹ còn làm bàn ở hai hội nghị ở Đông Nam Á nữa. Tin cho biết tại thượng đỉnh APEC ở Papua New Guinea, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc, rằng Biển Đông không thuộc về bất kỳ ai và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho máy bay và tàu chiến đi qua khu vực này nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, đã không ngần ngại «nã trọng pháo» vào Trung Quốc nhân hai hội nghị ASEAN ở Singapore và APEC ở Papua New Guinea.
Tại Singapore, PTT Pence đã thẳng thắn tuyên bố Biển Đông không phải là của riêng nước nào, một mũi tên rõ ràng nhắm vào Trung Quốc, nước tự nhận mình là chủ hầu hết Biển Đông.
Còn tại Papua New Guinea, nơi có mặt chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phó tổng thống Mỹ không ngần ngại đả kích sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường của lãnh đạo Bắc Kinh khi khẳng định với các nước khác rằng Hoa Kỳ không bao giờ đề nghị với đối tác của mình «một vành đai bóp nghẹt», hoặc một «con đường một chiều». Ngày 20/11/2018, văn phòng Đại Diện Thương Mại Mỹ tại Washington, tố cáo Bắc Kinh cố giữ chính sách thương mại «vô lý, bất công» đối với Hoa Kỳ.
Hôm 26/11/2018 Mỹ điều tuần dương hạm USS Chancellorsville đến tuần tra trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông hiện đang nằm trong tay Trung Quốc.
Thiếu tá Hải Quân Nathan Christensen, phát ngôn viên Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ xác nhận bằng thông báo hẵn hòi: «Tuần dương hạm USS Chancellorsville đã di chuyển trong vùng phụ cận quần đảo Hoàng Sa để thách thức yêu sách chủ quyền trên biển quá đáng (của Trung Quốc), cũng như duy trì quyền tiếp cận vùng biển theo luật pháp quốc tế».
Hôm 28/11 Mỹ điều hai chiến hạm qua Eo biển Đài Loan chỉ cách TC 180 km. Reuters nói rằng bất chấp phản đối của Trung Quốc, quân đội Mỹ đã gia tăng tần suất vượt qua vùng biển chiến lược này.
Hãng tin Anh cho rằng hành động trên có thể gây thêm căng thẳng với Bắc Kinh, nhưng nhiều người ở Đài Loan coi đó là dấu hiệu ủng hộ từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump trong bối cảnh căng thẳng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh. Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ra tuyên bố công khai nói rằng việc tàu khu trục USS Stockdale và tàu hậu cần Pecos qua Eo biển Đài Loan “chứng tỏ cam kết của Mỹ vì một vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tự do và rộng mở”./.(VA)
VIỆN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM