Khát vọng tự do, dân chủ của người Việt Nam
Nguyễn Quang
Dù có những trở lực từ các quốc gia cá biệt nhưng cộng đồng nhân loại vẫn không ngừng chinh phục thiên nhiên như thám hiểm ngoài vũ trụ, mà còn phải hướng tới sự thiết lập một trật tự chính trị, xã hội, kinh tế để phục vụ con người ngày càng đắc lực hơn nhằm giúp mỗi cá nhân, các dân tộc thăng hoa phẩm cách riêng của mình.
Các nước đang phát triển cũng như các quốc gia kém phát triển đều mong muốn dự phần vào sự tiến triển chung của văn minh nhân loại ngày nay, không những trên phạm vi chính trị mà cả trong lãnh vực kinh tế nữa. Họ thật sự mong muốn tự do chu toàn chính mình và góp phần cùng cộng đồng nhân loại. Các dân tộc bị hoạn nạn, đói khổ đã kêu gọi các dân tộc phồn thịnh hơn và tiếng kêu đã được đáp lại. Những công nhân, nông dân cũng muốn làm việc không chỉ để mưu cầu cho cuộc sống nhưng còn để phát huy tài năng, nhất là họ mong muốn tham gia vào tổ chức đời sống kinh tế, xã hội chính trị và văn hoá. Điều đó nói lên khát vọng sâu xa của cá nhân cũng như của các dân tộc đều khao khát một cuộc sống đầy đủ và tự do xứng đáng với con người.
Trên quan niệm “dương trung hữu âm, âm trung hữu dương”, quả là thế giới ngày nay vừa bền vững vừa mỏng manh, vừa mạnh vừa yếu, có khả năng làm điều thiện nhất cũng như ác nhất. Trước mặt con nhân sư với câu trả lời cho con đường dẫn tới tự do hay phi nhân bản, tiến bộ hay thoái hoá, phát triển hay chậm tiến, “mọi người là anh em tôi” hay mãi gieo hận thù.
Những vấn nạn sâu xa của người Việt Nam trong hiện tại. Những người yêu nước VN có mối dày vò từ đáy lòng mình, ngay chính những người VN yêu nước theo CS trước đây, nay còn chút lương tri đều ý thức rằng họ đã bị giới hạn nếu không muốn nói là bị trói chặt bởi thứ chủ thuyết giáo điều mang nhiều mâu thuẫn, những khát vọng vô biên của họ trở thành viễn tưởng, sự mời gọi tìm đến một cuộc sống cao cả hơn trở thành xa vời, rất may họ còn chút niềm tin: rồi thời thế sẽ thay đổi. Vì căn để học thuyết họ từng đeo đuổi là động và chính cái động đã biến những kẻ cố bám víu vào học thuyết ấy trở nên sớm lỗi thời trong một thế giới đầy sự phủ định của phủ định, sự biến dịch với tính động mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đã đến lúc những người cộng sản hay không thích thứ chủ nghĩa ấy đều đến sự chọn lựa cho dân tộc mình trong đó có mỗi cá nhân: thay vì sự yếu đuối sợ hãi nhiều khi con người làm điều mình không muốn, cũng như không làm được điều mình muốn làm. Những kẻ bội nhiễm chủ nghĩa cộng sản không nhận ra thảm cảnh phân hoá của dân tộc, trước mắt họ bao giờ cũng là thiên đường ảo hay ít ra cũng hữu dụng khi đó là thứ chủ nghĩa sắt máu trong cách cai trị dân của phần lớn các lãnh tụ Á đông hay thường dùng, phải có con roi sắt để trị những con ngựa bất kham. Ngoài ra cuộc sống quá nghèo nàn, đói rách khiến họ không còn biết nghĩ đến thứ gì khác ngoài cái ăn, trong khi đó còn có những người ở miền Nam vì cuộc sống quá cơ cực khi cộng sản cầm quyền nay kinh tế khá hơn một tí nhờ tiền người thân ở nước ngoài gởi về đã cảm thấy yên tâm ăn ngủ dù đó là “mèo trắng hay mèo đen…” miễn là có chú chuột để ăn chơi, ngủ nghỉ là tốt rồi. Hơn nữa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu trường đảng, trường bồi dưỡng chính trị trung cao cấp, nhưng vẫn không đẻ ra được một lý thuyết gia ra hồn nào để dẫn đường xứng đáng hậu duệ của Mác... chỉ xô đẩy các công dân thành những quái thai tâm thần. Điều này nói lên thứ học thuyết ấy đã không mở ra cho các dân tộc sự dẫn đường mà chỉ tạo ra các khuôn mẫu cùng định kiến, chính nó phủ định ngay những hạt mầm sáng tạo từ trứng nước với các tập đoàn thống trị dã tâm man rợ.
Bên cạnh đó còn có những người chỉ trông vào nỗ lực của nhân loại nói chung rồi sẽ mang lại tự do, dân chủ cho Việt Nam, ngoài ra cũng không thiếu những người thất vọng trước bạo tàn đang đồng hành cùng sự bó tay bất lực của LHQ trước các chế độ độc tài toàn trị, áp bức chà đạp nhân phẩm chính người dân nước họ, sự lên tiếng của các tổ chức quốc tế này không đủ vơi đi nước mắt của dân lành đang bị cai trị dưới trướng bọn quân phiệt tham nhũng, hối lộ, chiếm đoạt tài sản, hãm hiếp phụ nữ trẻ em… Những người bị áp bức, họ cần một LHQ hành động chứ không phải bằng nghị quyết.
Chính vì lẽ đó mà CSVN vẫn còn tạm thời tồn tại, tuy nhiên trước sự tiến hoá hiện nay, nhiều người kể cả những người trong chế độ CSVN đều nhận thức các vấn đề một cách căn để như: Dân tộc này sẽ về đâu? Miếng ăn cái uống là gì? Kinh tế thị trường thực chất sẽ ra làm sao, khi VN trở thành sân sau, một bãi rác khổng lồ của Trung Quốc? Đói ăn, khát vọng, cái chết… Tại sao vô thần nhưng trước cái chết ông đảng viên nào cũng mời Thầy Chùa đến tụng kinh và thậm chí đưa ảnh về chùa để có người nhan khói? Con người có thể giúp được gì cho nhau hay vì chút miếng đỉnh chung, tham vọng cá nhân mà nhân danh đủ thứ này nọ để giết anh em mình. Vậy bên sau cuộc sống này có cái gì hay chết là hết.
Dân tộc này đã từng chết đi trong nô lệ dưới ách bạo tàn và đã sống lại khải hoàn trong tự do, nên là người dân Việt ai cũng ý thức và quý trọng tự do, từ truyền thống tinh thần đó mà họ đã bị thứ học thuyết cộng sản mê hoặc hứa hẹn một sự giải phóng khỏi nô lệ và có được nhân vị tự do, họ đã bị đánh lừa khiến dân tộc đến chỗ chết chóc lầm than phân hoá như hiện nay. Nhưng tinh thần truyền thống đó luôn là ánh sáng và sức mạnh để mọi người Việt đoàn kết vượt qua mọi tối tăm. Tinh thần này xác nhận rằng qua mọi thay đổi, dù có nhiều đổi thay nhưng nền tảng của nó yếu tố tự nội vẫn là tự do từ bên trong như thảo kính cha mẹ, anh em đùm bọc yêu thương nhau, đoàn kết một lòng quyết giữ mãnh đất cha ông mình để lại. Nó đã có từ hôm qua, hôm nay và mãi mãi.
Nguyễn Quang
VIỆN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM