TỪ THÀNH ĐÔ ĐẾN ĐÔ THÀNH : một lộ trình tái lập tự do & dân chủ 

TỪ THÀNH ĐÔ ĐẾN ĐÔ THÀNH :
một lộ trình tái lập tự do & dân chủ 

TS Lê Đình Thông

Tính tới 2020, hội nghị Thành Đô vừa tròn 30 năm. Tấm hình bên trái : bốn lãnh tụ Đảng Cộng sản Tầu - Việt nâng ly rượu ‘‘chúc mừng’’ Đảng Cộng sản Việt Nam bán nước cầu vinh. Bên phải là Đô Thành lúc còn mang tên Saigon, chưa bị thay trắng đổi đen. Từ Thành Đô đến Đô Thành, liệu cái tên đảo ngược có báo trước sự xoay chuyển tình hình ?
Bài thuyết trình của chúng tôi gồm ba phần :
I - Hội nghị Thành Đô (3 - 4/09/1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên) : tiến trình từ mất đất đến mất nước.
II - Mật ước Thành Đô vô hiệu tuyệt đối (nullité absolue), xét về quốc tế công pháp.
III - Đô Thành Saigon : viễn tượng tái lập tự do, dân chủ.


I - Hội nghị Thành Đô :
1 - Tổng quan (Généralité) :     
1.1. Bối cảnh (contexte) : Hội nghị Thành Đô chỉ diễn ra trong hai ngày 3 và 4/09/1990, trong bối cảnh :
- 09/11/1989 : bức tường Bá Linh sụp đổ.
- 1990 : các nước cộng sản Đông Âu (Đức, Bulgarie, Ba Lan, Nam Tư, Albanie) lần lượt giải thể.
- 08/1991 : Boris Yeltsin ký sắc lệnh cấm đảng cộng sản Liên Xô hoạt động.
- 26/12/1991 : Liên Xô giải thể. 15 nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết lần lượt tuyên bố độc lập.
Năm 1666, thi sĩ John Dryden sáng tác bài thơ ‘‘Annus mirabilis’’, ngợi ca tháng năm tuyệt vời. Trên cục diện thế giới, các nhà nghiên cứu đã mệnh danh 1990 là annus mirabilis. Liệu năm 2020 có sẽ là annus mirabilis cho đất nước? 
1.2. Thành phần tham dự (Participants) : Hội nghị Thành Đô có nhiều điều khuất tất nên còn được gọi là Mật ước Thành Đô. Về phía Việt Nam có Nguyễn Văn Linh (Tổng Bí Thư) và Đỗ Mười (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Phía Trung cộng có Giang Trạch Dân (Tổng Bí Thư), Lý Bằng (Thủ tướng Quốc vụ viện).
1.3. Hậu quả (Conséquences) : 14 năm sau hội nghị Thành Đô, Hoàn Cầu Thời Báo và Tân Hoa Xã đưa tin :‘‘Trong khuôn khổ hội nghị Thành Đô, Việt Nam bày tỏ ý nguyện tự biến thành một khu tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh, như Trung cộng đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây, v.v. Phía Trung cộng đồng ý chấp  nhận thỉnh nguyện trên, và cho Việt Nam thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.’’
Hoàn Cầu Thời Báo (环球时cùng với Nhân Dân Nhật Báo (人民日) là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Tầu. Như tên gọi (Global Times), tờ báo này phát hành năm 1993, tập trung vào các vấn đề quốc tế (như Hội nghị Thành Đô).
Tân Hoa Xã (新華社), tên tiếng Anh là Xinhua News Agency, là cơ quan thông tấn của chính phủ Tầu. Việc Trung cộng đưa tin mật ước Thành Đô qua báo chí chính thức của đảng (Hoàn Cầu Thời Báo) và hãng thông tấn của chính phủ (Tân Hoa Xã) tương ứng với các thành phần tham dự hội nghị Thành Đô : tổng bí thư (đảng) và thủ tướng (chính phủ).
Sau đây, ta sẽ xét xem tính đáng tin cậy của thông tin (fiabilité de l’information), bằng cách đối chiếu giữa các tài liệu và tin tức, trước và sau hội nghị Thành Đô.

2 - Đối chiếu văn bản (comparaison de documents)
2.1. Các tài liệu (Recherche documentaire) :
2.1.1. Tài liệu của Xiaoming Zhang :
Xiaoming Zhang tốt nghiệp Đại học Nhân dân Bắc Kinh (1986), giám đốc Văn phòng Liên lạc của Trung Quốc tại Hồng Kông, viết sách về hội nghị Thành Đô nhan đề Deng Xiaoping's Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991 (The University of North Carolina Press).
Trong cuốn sách, tác giả đưa ra một số sự việc như sau :
- Ngày 05/06/1990, Nguyễn Văn Linh gặp đại sứ Trung cộng Trương Đức Duy (Zhang Dewei) tại Hà Nội. Linh tự nhận là học trò trung thành của Mao Trạch Đông, khẩn khoản xin được gặp các nhà lãnh đạo cộng sản Tầu. 
- Bắc Kinh ra chỉ thị cho Trương Đức Duy gặp riêng Nguyễn Văn Linh để biết thêm thỉnh nguyện (appeal) của Linh. Trung cộng ra điều kiện tiên quyết là Hà Nội phải lập tức rút quân khỏi Campuchia.
- Ngày 22/08/1990, Nguyễn Văn Linh lại gặp Trương Đức Duy, bày tỏ ý muốn viếng thăm Trung Quốc.
- Ngày 27/08/1990, Lý Bằng báo cáo với Đặng Tiểu Bình việc mời các nhà lãnh đạo Việt Nam sang Thành Đô, vì Bắc Kinh là địa điểm tổ chức Á Vận Hội 1990.
- Viên Lực Phong, giám đốc nhà khách Tỉnh ủy Tứ Xuyên (Kim Ngưu Tân quán) tiết lộ:  ‘‘Chúng tôi đã bố trí Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng, mỗi vị ở riêng một biệt thự, nơi đó họ được hưởng thụ những làn da thu thủy nét xuân xanh, phục vụ nào là tẩm thất (1), thực đơn hảo hạng hợp khẩu vị, được hầu tận miệng, ăn ít bổ nhiều, thư giãn bằng tẩm quất (2) toàn thân và xem một vài video có tính kích dục, hầu như ba vị không từ chối cách phục vụ này, tất nhiên họ sống không khác nào hoàng đế phong kiến. 48 giờ trôi qua vừa họp mệt nhoài cho nên họ chú ý hưởng thụ, cũng vừa có lý do để cách ly ba vị ấy, không còn thời gian để hội ý trước khi Hội nghị’’.
Chú thích :
(1) tẩm thất (寑室) : tẩm () : ngủ ; thất () nghỉ ngơi.
(2) tẩm quất : án  : bấm ; ma () : xoa. Xoa bóp toàn cơ thể.

- Trong hội nghị Thành Đô, Giang Trạch Dân nói rõ các sai trái về phía Việt Nam. Nguyễn Văn Linh ‘‘thú nhận đã đi theo một chính sách sai lầm’’.

- ‘‘Sau buổi họp kéo dài đến hôm sau, các nhà lãnh đạo Việt Nam đầu hàng. Giang Trạch Dân trích dẫn một bài cổ thi : ‘‘chỉ cần một nụ cười là ân oán tiêu tan’’ :
度尽劫波兄弟
相逢一笑泯恩仇
(Độ tận kiếp ba huynh đệ tại
Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu)
- Tác giả Xiaoming Zhang còn nhắc lại việc người Tầu trích dẫn cổ thi: 
有奶便是娘
(Hữu nãi tiện thị nương)
để trách cứ các lãnh tụ cộng sản Việt Nam từng bú vú (nãi : vú) cộng sản Tầu cộng mà vô ơn bạc nghĩa.
- Giang Trạch Dân soạn thảo văn kiện đàm phán bí mật, lấy tên là ‘‘Kỷ yếu Thành Đô 1990’’. Kỷ yếu này ấn định lịch trình sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc. Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã ký vào "Kỷ yếu Thành Đô 1990".

2.1.2. Tài liệu của Wikileaks :
Các thông tin của Xiaoming Zhang được Wikileaks xác nhận. Wikileaks là tổ chức phi chính phủ, do Julian Assange thành lập năm 2006, nhằm công bố các tin mật trên quy mô toàn cầu.
Wikileaks đã đưa ra biên bản hội nghị Thành Đô ngày 3-4/09/1990.  
Tài liệu của Wikileaks bao gồm 3100 công điện ngoại giao của Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội gửi chính phủ Hoa Kỳ. Nội dung chính của tài liệu như sau :
“… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do chủ tịch Mao Trạch Đông và chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ.
‘‘Việt Nam sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung Quốc để Việt Nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây.
‘‘Phía Trung Quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho Việt Nam thời hạn 30 năm (1990-2020), để đảng cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Tài liệu trên đây của Wikileaks đã xác nhận tin tức của Hoàn Cầu Thời Báo và Tân Hoa Xã.
2.2. Đối chiếu văn bản (comparaison de documents):
2.2.1. Hồi ký của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Nội Trần Quang Cơ : Thứ trưởng Trần Quang Cơ viết về hội nghị Thành Đô như sau:
- ‘‘Nhìn lại trong cuộc gặp Thành Đô, ta đã mắc lỡm Trung Quốc ít nhất ba điểm :
(…) Trung Quốc nói giữ bí mật việc gặp cấp cao hai nước, nhưng ngay cuộc gặp, hầu như tất cả các nước đã được Trung Quốc trực tiếp hay gián tiếp thông báo nội dung chi tiết thỏa thuận Thành Đô theo hướng bất lợi cho ta.’’
- Ngoài ra, ông Trần Quang Cơ còn trích dẫn ý kiến của Võ Văn Kiệt : ‘‘Trong thâm tâm tôi, tôi không đồng ý có anh Tô (Tô là bí danh của Phạm Văn Đồng) trong đoàn đi Thành Đô. Nếu có gặp anh Đặng (Đặng Tiểu Bình) thì anh Tô đi là đúng. Tôi nói thẳng là tôi xót xa khi biết anh Tô đi cùng anh Linh và anh Mười chỉ để gặp Giang và Lý, không có Đặng. Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy.’’ 
Tài liệu trích dẫn ý kiến của Võ Văn Kiệt cho rằng Việt Nam đã bị Trung Cộng ‘‘lừa’’ khi yêu cầu Phạm Văn Đồng phó hội, trong khi vắng mặt đồng sự (cùng chức vụ cố vấn) là Đặng Tiểu Bình. Sự việc này chứng tỏ :
- Trung Cộng coi thường phái đoàn Việt Nam.
- Trung Cộng tin cậy vào quá trình bán nước, thân Tầu của Phạm Văn Đồng nên muốn Đồng có mặt trong phái đoàn bán rẻ đất nước. Đồng từng có tên Tầu Lâm Bá Kiệt, là phó chủ nhiệm cơ quan biện sự tại Quế Lâm (Quảng Tây). Lâm () cùng với Hứa () đều là họ người Tầu ở Phúc Kiến. Ngoài ra, Phạm Văn Đồng còn là tác giả công hàm bán nước ký ngày 14/09/1958 gửi ‘‘đồng chí tổng lý’’ Chu Ân Lai, tán thành tuyên bố ngày 04/09/1958 của Trung Cộng về hải phận. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng công hàm của Phạm Văn Đồng đương nhiên công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trên biển Đông (mà Tầu gọi là Nam hải). Theo quốc tế công pháp, việc đương nhiên công nhận (reconnaissance implicite) phát sinh những hậu quả pháp lý.
Trong tài liệu trích dẫn, hai nhà lãnh đạo đảng là Trần Quang Cơ (ủy viên trung ương đảng) và Võ Văn Kiệt (tên thật là Phan Văn Hòa, bí thư : Sáu Dân - ủy viên bộ chính trị đại hội VIII) tuyên bố thẳng thừng :
- ‘‘Ta mắc lỡm Trung Quốc’’ (Trần Quang Cơ).
- ‘‘Việt Nam đã bị Trung Quốc lừa. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy.’’ (Võ Văn Kiệt).
Ngày nay, việc sinh viên học sinh trong nước biểu tình phản đối Trung Cộng là chính đáng. Tại sao họ lại bị đảng ra lệnh cho công an bắt bớ, chỉ thị cho tòa án nhân dân kết tội ?
2.2.2. Kiến nghị của một số cựu sĩ quan cao cấp : Năm 2014, 20 cựu tướng lãnh, trong đó có cựu trung tướng Lê Hữu Đức, các cựu thiếu tướng Trần Minh Đức, Huỳnh Đắc Hương, Lê Duy Mật, Bùi Văn Quỳ và Nguyễn Trọng Vĩnh viết kiến nghị ngày 02/09/1914 gửi Trương Tấn Sang (chủ tịch Nước) và Nguyễn Tấn Dũng (thủ tướng) yêu cầu công khai mật ước Thành Đô, nhưng không được trả lời. Tại sao Đảng Cộng sản Hà Nội lại giữ yên lặng ?
Hiệp định Thành Đô mở đầu tiến trình từ mất đất đến mất nước.

3. Các hậu quả của hội nghị Thành Đô (les conséquences des accords secrets de Chendu):
3.1. Về phía Trung Cộng :
- Một năm sau hội nghị Thành Đô (11/1991), tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân đưa ra thập lục tự phương châm (十六字方)nhằm thúc đẩy việc nước Việt trở thành một khu tự trị của Tầu:

Sơn thủy tương liên,
Lý tưởng tương thông,
Văn hóa tương đồng,
Vận mệnh tương quan.

   
   
   
   

Tháng 11/2000, tổng bí thư Tầu cộng Giang Trạch Dân và tổng bí thư Việt cộng Nông Đức Mạnh ký tên vào thập lục tự kỳ II do họ Giang soạn thảo, định hướng cho việc Việt Nam trở thành một khu tự trị trực thuộc Trung Quốc.

Trường kỳ ổn định
Diện hướng vị lai
Mục lân hữu hảo
Hợp tác toàn diện
长期稳定
面向未来
邻友好
全面合作
Tôi mạn phép đối lại bằng thập lục tự cáo giác  (十六字告覺), chỉ dùng vần trắc để nói lên sự phẫn uất của dân Việt trước việc Tầu cộng từng bước thôn tính nước ta.

Cộng tặc mại quốc
Đồ bản Đông hải
Trung Quốc thôn phục
Sơn hà nguy cấp !

     
   
   
   

Giặc cộng bán nước
Đất đai biển cả
Trung Quốc nuốt trửng
Sơn hà nguy cấp !

Cùng với thập lục tự phương châm, họ Giang chỉ thị cho đảng cộng sản Việt Nam soạn thảo hiến pháp mới, chuyển từ chống đối Tầu đến thần phục Trung Cộng.

3.2. Về phía Việt Nam : Hai năm sau hội nghị Thành Đô (1992), Việt Nam sửa đổi hiến pháp, không còn các ngôn từ gay gắt chống Trung Cộng. Điều 14 chương I viết như sau : “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi…

Quy định trên đây ghi trong hiến pháp 1980 mở đầu việc Hà Nội ký một loạt các văn kiện bán nước, mở cửa cho Tầu cộng xâm nhập, thôn tính nước ta.

3.3. Các hiệp ước bất bình đẳng (traités inégaux) : Tôn Dật Tiên đã coi toàn bộ các hiệp ước mà nước Tầu đã ký với các nước tây phương vào thế kỷ XIX là ‘‘hiệp ước bất bình đẳng’’ (不平等条). Hiệp định Thành Đô đã lập lại kịch bản này, đưa đến việc bán đứng chủ quyền đất nước, xét về phương diện quốc tế công pháp. 
Dưới các triều đại quân chủ, quốc vương nước ta thường gửi sứ bộ tiến cống Bắc triều. Cống vật gồm 200 lượng vàng, 1000 lược bạc, 100 cây lụa, 2 bộ sừng tê giác, 100 cân ngà voi, 100 cân quế, nhưng giữ nguyên bờ cõi.
Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam thần phục Tầu cộng, cống vật là đất đai, hải đảo, giang sơn gấm vóc do cha ông để lại.
3.3.1. Hai hiệp định về biên giới và lãnh hải:
- Ngày 30/12/1999, tại Hà Nội, bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Đường Gia Truyền (Tang Jianxuan) ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Quốc hội Bắc Kinh thông qua ngày 29/04/2000, Quốc hội Hà Nội thông qua ngày 09/06/2000.
‘‘Đặc biệt khi thông qua hiệp ước về biên giới này, chỉ một số lãnh đạo cấp cao trong quốc hội được đọc nội dung hiệp ước, còn đại đa số dân biểu không biết gì cả, chỉ thông qua theo lệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi.’’ (Người Việt Online ngày 25/01/2002).
Theo hiệp định ngày 30/12/1999, Việt Nam bị mất nhiều đất dọc theo biên giới Việt-Hoa, cụ thể là đèo Nam Quan và ải Nam Quan.
Đại Việt Sử Ký Toàn thư chép rằng năm 1407, khi Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt sang Tầu, Nguyễn Trãi tiễn biệt cha ở cửa ải Nam Quan.

- Ngày 25-12-2000, bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên sang Bắc Kinh ký với bộ trưởng Ngoại giao Đường Gia Truyền Hiệp ước phân định lãnh hải, phân chia quyền lợi trên vịnh Bắc Việt, có chủ tịch Trần Đức Lương và chủ tịch Giang Trạch Dân chứng kiến. Ngày 15/06/2004, quốc hội phê chuẩn hiệp ước, có hiệu lực từ 30/06/2004.
Vịnh Bắc Việt rộng 123700 km². Theo sự phân chia lãnh hải với nhà Thanh (26/06/1887), Việt Nam được 62%, còn Trung Hoa được 38%. Theo hiệp định ngày 25/12/2000, Việt Nam chỉ còn 53.23%, Trung Cộng : 46.77%.
Việt Nam mất trên 8% diện tích vịnh Bắc Việt, tương đương khoảng 10000 km² mặt biển.

3.3.2. Vụ nhường cho Tầu cộng khai thác bauxite ở Tây nguyên :
Việc thi hành mật ước Thành Đô đưa đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam cho Tầu khai thác quặng bauxite ở tỉnh Đắc Nông. Tỉnh Đắc Nông thành lập năm 2004, tách ra từ tỉnh Đắc Lắc, có 6 mỏ bauxite rộng 1971 km², chế biến thành alumina, ký hiệu hóa học là Al203. Cứ hai tấn bauxite thì chế được 1 tấn alumina giá USD 350/tấn, còn lại là bùn đỏ (red-mud) tác hại trực tiếp đến dân cư sinh sống tại Đắc Nông, gián tiếp đến nguồn sông Đồng Nai và Serepok, gây ô nhiễm đến hạ nguồn. Cờ đỏ thì tiêu diệt được, chứ bùn đỏ sẽ còn mãi, biến mảnh đất mầu mỡ Tây nguyên trở thành tử địa (terra mortuum).

Trong khuôn khổ hiệp định Thành Đô, ngoài việc khai thác bauxite, đảng cộng sản Việt Nam còn dâng cho Tầu ‘‘hợp đồng trọn gói’’ (EPC : Engineering, Procurement, Construction) độc quyền khai thác điện, kim loại, hóa chất v.v.

3.3.3. Người Tầu ồ ạt sang Việt Nam mua nhà cửa : Hội nghị Thành Đô mở cửa cho người Tầu sang Việt Nam làm ăn buôn bán, mua nhà cửa, đất đai.
Bình Dương chỉ cách Saigon 30 km, hơn 50 % dân số Bình Dương là dân nhập cư, đa số là Tầu cộng. Họ tập trung vào khu thương mại Đông Đô Đại Phố. Cứ đến lễ quốc khánh của Tầu, dân Tầu ở Bình Dương lại treo cờ Trung cộng la liệt trên khắp đường xá. Cũng ở Bình Dương, Tầu cộng có khu du lịch Đại Nam lớn nhất Đông Nam Á, mở song bài vét sạch tài sản những người có máu mê cờ bạc.

Theo thống kê chính thức năm 2009, có 82307 người Tầu sinh sống ở Việt Nam. Sau 10 năm, con số này tăng gấp hơn 10 lần. Họ mở sòng bài ở Đà Nẵng, mua nhà cửa ở Nha Trang, kinh doanh ở Saigon v.v.

3.4. Việc thiết lập các đặc khu kinh tế :
Ngày 22-3-2017, bộ chính trị chuyển qua quốc hội “Thông báo kết luận của bộ chính trị” về việc xây dựng các đơn vị hành chánh kinh tế đặc biệt, gọi tắt là đặc khu:

Lệnh của bộ chính trị gồm 6 điều, trong đó điều 5 giao cho quốc hội soạn thảo và thông qua luật đặc khu.
Bộ chính trị là cơ quan lãnh đạo đảng có quyền lực cao nhất, không ghi trong hiến pháp, chi phối quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Vậy mà bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch quốc hội phát biểu trong phiên họp ban thường vụ quốc hội ngày 16/04/2018: “Bộ chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật.” (Vietnam Economy, ngày 16-4-2018.).
Dự luật đơn vị hành chánh kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, gọi tắt là luật đặc khu, dự tính nhường đất cho Tầu cộng trong 99 năm.
Ngày 12/06/2018, quốc hội dự định chung quyết dự luật.
Ngày 10/06/2018, biểu tình phản đối ở Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Sài Gòn, Bình Dương, Mỹ Tho. Riêng tại Bình Thuận, cuộc biểu tình trở nên bạo động.
Cũng ngày 10/06/2018, người Việt hải ngoại nhất loạt đồng tổ chức biểu tình phản đối hai dự luật bán đất cho Trung Cộng, có giá trị đến thế kỷ 22, tại tất cả các thủ đô và thành phố lớn các nước trên khắp thế giới, từ Mỹ Châu, qua Âu Châu, Á Châu và Úc Châu.
Trước cao trào phản đối của đồng bào trong và ngoài nước, ngày 12/06/2018, quốc hội hoãn biểu quyết luật đặc khu.
3.5. Dự án thiết lập đường cao tốc:
Dự án thiết lập đường bộ cao tốc bắc - nam trong số các thỏa thuận giữa Tầu cộng và Việt cộng tại Thành Đô. Đường cao tốc dài 1811 km, nối liền từPháp Vân (Hà Nội) đếChà Và (Cần Thơ), đi qua Ninh BìnhThanh HóaHà TĩnhQuảng TrịĐà NẵngQuảng NgãiBình ĐịnhNha TrangPhan Thiết,Dầu GiâyLong ThànhBến LứcTrung LươngMỹ Thuận. Việc thực hiện cao tốc khiến Việt Nam trở thành con nợ lâu dài của Tầu cộng.
Ngoài ra còn dự án đường sắt cao tốc bắc - nam dài 1545 km. Theo ông Võ Đại Lược, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ‘‘ngân sách nhà nước còn khó khăn, nợ công cao, nếu thực hiện đường sắt cao tốc với tổng vốn lên tới 58,7 tỷ USD, phần lớn đi vay, sẽ tạo áp lực rất lớn cho ngân sách.’’
Việt Nam vay nợ Tầu cộng với lãi suất cao. Mặt khác, Tầu muốn thực hiện thực hiện dự án này, phù hợp với chủ trương ‘‘Nhất đới nhất lộ’’ (  一路) do Tập Cận Bình đưa ra. Ta cần ghi nhận việc Tầu cộng không tán thành việc mở mang đường hàng hải bắc - nam mà Việt Nam có lợi thế, vì muốn độc quyền biển Đông.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, đại sứ Hà Nội tại Bắc Kinh từ 1987 đến 1974,  cảnh báo nhà cầm quyền về cạm bẫy của Tầu cộng : ‘‘Vay tiền của Trung Quốc và để Trung Quốc vào làm đường cao tốc Bắc - Nam thì đại đa số người dân không đồng tình, do đó phải suy nghĩ lại. Thời gian kéo dài, sử dụng một lượng nhân lực lớn rải khắp mặt tiền của nước ta, vậy nghĩa là gì? Sẽ có biết bao nhiêu người Trung Quốc cả có phép lẫn không phép, cả dân sự lẫn quân đội trà trộn vào? Phía Việt Nam đã từng ký bao nhiêu hợp đồng lỏng lẻo, dại dột với Trung Quốc để cho họ tự tung tự tác lấn át chủ quyền của ta ?’’
Trên đây là danh sách không đầy đủ (liste non exhaustive) những hậu quả khôn lường của hiệp ước Thành Đô mà Việt Nam phải gánh chịu. Liệu năm 2020, Việt Nam có thể biến thành một tỉnh tự trị hay không ?

II - Giá trị pháp lý của mật nước Thành Đô  (Valeur juridique des accords secrets de Chengdu en droit international public) :
Vào năm 1990, hội nghị Thành Đô họp tại Thành Đô (Tứ Xuyên). Theo sự sắp đặt của Tầu, Việt Nam có Nguyễn Văn Linh (tổng bí thư) và Đỗ Mười (chủ tịch hội đồng bộ trưởng). Phía Trung Quốc có Giang Trạch Dân (tổng bí thư) và Lý Bằng (thủ tướng), cùng ký vào mật ước. Bắc Kinh cho rằng có chữ ký cấp chính phủ sẽ phát sinh hiệu lực pháp lý (création d’effets juridiques), bắt buộc Việt Nam phải thi hành. Trung cộng khôn mà không ngoan, vì không biết rằng mật ước chịu sự chi phối của luật quốc tế (régi par droit international). Mật ước Thành Đô trở nên vô hiệu tuyệt đối (nullité absolue), căn cứ vào :
- mục 2 : sự vô hiệu của các hiệp ước (nullité des traités) ;
- điều 46 của công ước Vienna về quy chế của các hiệp ước (convention Vienne sur le droit des traités) ký ngày 23/05/1969, có hiệu lực ngày 27/01/1980. Quốc hội Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Trung Quốc sự vô hiệu này. Việc thông báo không có thời tiêu (pas de délai de prescription). Sau đây là bốn sai phạm (vices - danh từ pháp luật VNCH trước 1975 : hà tì) khiến mật ước Thành Đô trở nên vô hiệu tuyệt đối :

Sai phạm 1 : Mật ước Thành Đô vi phạm hiến pháp Việt Nam.
Theo luật gia Hans Kelsen (1881-1973), hệ cấp các quy phạm (hiérarchie des normes) được quy định như sau :
- tính hợp hiến (constitutionnalité) ;
- tính cách hiệp ước, mật ước (conventionnalité) ;
- tính hợp pháp (légalité).
Điều 3 khoản 1 luật về điều ước quốc tế số 180/2016/QH13 ngày 09/04/2016 của Việt Nam đã quy định ‘‘nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế phải không trái với hiến pháp’’.
Vào thời điểm ký kết mật ước Thành Đô (03-04/09/1990), hiến pháp 1980 của Việt Nam vẫn còn hiệu lực. “Lời nói đầu” của hiến pháp 1980, chống bá quyền Trung cộng viết nguyên văn như sau: “Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến bảo vệ tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây-Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Sai phạm 2 : Viên chức ký kết vô thẩm quyền
- Theo điều 7 công ước Vienna, người ký kết phải có đủ thẩm quyền (pleins pouvoirs).
- Theo điều 4 luật số 180/2016/QH13 ngày 09/04/2016 về điều ước quốc tế,  điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác;
b) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vì nội dung mật ước Thành Đô liên quan đến chủ quyền quốc gia nên người ký kết phải là chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Vào thời điểm ký kết mật ước, chủ tịch Hội đồng Nhà nước là Võ Chí Công (giữ chức vụ từ 1984 đến 1992). Chữ ký của Đỗ Mười là vô giá trị.

Sai phạm 3 : Mật ước Thành Đô không được Quốc hội phê chuẩn.
Theo điều 18 luật tổ chức quốc hội số 57/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014, quốc hội có thẩm quyền phê chuẩn điều ước.
Theo điều 2 khoản 8 luật về điều ước quốc tế, ‘‘phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch Nước thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’’.
Vì mật ước Thành Đô không được quốc hội hoặc chủ tịch Nước phê chuẩn nên không phát sinh hiệu lực ‘‘ràng buộc’’ đối với Việt Nam.

Sai phạm 4 : Mật ước Thành Đô ký kết bởi các viên chức đã nhận hối lộ :
Điều 50 công ước Vienna quy định việc viên chức ký kết nhận hối lộ (corruption du représentant d’un État) khiến mật ước Thành Đô trở nên vô hiệu.
Viên Lực Phong, giám đốc nhà khách Tỉnh ủy Tứ Xuyên (Kim Ngưu Tân quán) cáo giác việc hối lộ nguyên văn như sau  ‘‘Chúng tôi đã bố trí Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng, mỗi vị ở riêng một biệt thự, nơi đó họ được hưởng thụ những làn da thu thủy nét xuân xanh, phục vụ nào là tẩm thất, thực đơn hảo hạng hợp khẩu vị, được hầu tận miệng, ăn ít bổ nhiều, thư giãn bằng tẩm quất toàn thân và xem một vài video có tính kích dục, hầu như ba vị không từ chối cách phục vụ này, tất nhiên họ sống không khác nào hoàng đế phong kiến. 48 giờ trôi qua vừa họp mệt nhoài cho nên họ chú ý hưởng thụ, cũng vừa có lý do để cách ly ba vị ấy không còn thời gian để hội ý trước khi Hội nghị’’ (tài liệu đã dẫn).

Chỉ cần một sai phạm cũng khiến mật ước trở thành vô hiệu. Mật ước Thành Đô có tới bốn sai phạm. Bằng chứng hối lộ do Tầu đưa ra cùng với ba sai phạm vừa nói chứng minh mật ước Thành Đô là vô hiệu tuyệt đối (nullité absolue) xét về công pháp quốc tế, không thể thi hành được.
Quốc hội Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Trung cộng :
Vì mật ước Thành đô không có hiệu lực pháp lý nên không có việc Việt Nam bị sáp nhập vào Trung Quốc, trở thành một khu tự trị vào năm 2020.

III - Đô thành Saigon : viễn tượng tái lập chủ quyền cho đất nước (Préfecture de Saigon: la perspective du rétablissement de la souveraineté vietnamienne) ;  
Saigon là thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa. Dưới chế độ VNCH, Việt Nam không bị mất một tấc đất nào cho ngoại bang.
Về các quần đảo trong biển Đông, bộ Hồng Đức Bản Đồ soạn năm 1467 vẽ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đại Nam Nhất Thống Bản Đồ (1838) cũng ghi rõ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc lãnh thổ nước Đại Nam.
- Ngày 13/07/1961, tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 174-NV ấn định quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam.
- Ngày 22/08/1956, tầu HQ-04 của Hải Quân VNCH dựng cờ và bia chủ quyền tại Trường Sa.
- Tổng thống VNCH ký sắc lệnh số 143-NV ghi rõ Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy.
Công hàm bán nước ngày 14/09/1958 của Phạm Văn Đồng mở đường cho Tầu cộng xâm chiếm Hoàng Sa ngày 14/02/1974.
Việc đối chiếu giữa công hàm của Phạm Văn Đồng và công văn của Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc chứng minh chỉ có chế độ VNCH thực sự bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
 
Vì chế độ cộng sản bán rẻ đất đai và hải đảo của tổ tiên cho ngoại nhân, việc tái lập chế độ VNCH, không phải là nhân sự VNCH, trở nên cấp bách.
Tái lập VNCH là tái lập Nhà nước pháp quyền (État de droit), cũng như rule of law của Hoa Kỳ - Canada, Rechtsstaat của Đức. Đặc tính chung là Nhà nước chịu sự chi phối của pháp luật. Nếu các lãnh đạo chánh phủ phạm tội cũng bị xét xử như mọi công dân khác.
Nhà nước pháp quyền khác hẳn chế độ độc tài cộng sản (mà đảng mập mờ, đánh lận con đen, gọi là chuyên chính) : đảng chỉ thị cho quốc hội làm luật, ra lệnh cho công an tác yêu tác quái.
Việc tái lập chế độ cộng hòa có nghĩa là đất nước gắn bó với các nguyên tắc tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền, các quyền tự do căn bản và luật pháp  (attachement aux principes de la liberté, de la démocratie, du respect des droits de l’homme et des libertés fondamentales et de l’état de droit). Các nguyên tắc này phải được thể hiện trong các sinh hoạt thường ngày, không chỉ là bánh vẽ mị dân ghi trong hiến pháp, xa rời thực tế
Tượng đài Bà Mẹ Thuyền Nhân giữa lòng Ottawa, thủ đô Canada, nhắc lại việc ra đi tìm tự do của tất cả chúng ta. Rồi sẽ có ngày Bà Mẹ Thuyền Nhân trở về đất nước, lấy lại tự do dân chủ đã bị cộng sản tước đoạt.
Để kết luận cho bài nói chuyện này là bài thơ viết tặng tất cả người Việt tự do trên đất nước Canada :
Bà Mẹ Thuyền Nhân


Mẹ Việt Nam còn vất vả ngược xuôi,
Mắt lo buồn chạy tất tả khôn nguôi :
Ngô, sắn, khoai ; chồng tập trung cải tạo
Vượt núi rừng Việt Bắc đến thăm nuôi.

Bồng bế con, biển khơi sóng chập chùng
Quê hương ta nhuộm máu đỏ bần cùng
Nghĩ  suy hoài :‘‘Tự do hay là chết’’ ?
Còn kẹt lại, tương lai quá mịt mùng !

Trong bão tố, sóng vùi dập nhấp nhô
Nước hết rồi, dòng sữa cũng cạn khô
Rơi nước mắt, mẹ nhìn con thoi thóp
Trời hộ phù, thuyền cặp bến tự do.

Trên tượng đài mẹ vẫn mãi ngóng trông
Ottawa niềm mong ước trong lòng
Con thơ bé nay công thành danh toại
Canada : đất nước đã cưu mang.


Toronto, ngày 16/11/2019




--