Một chuyến công du đáng chê trách

 Một chuyến công du đáng chê trách

Nguyễn Đan Quế

Một tháng sau khi lên làm thủ tướng Nhật, ông Suga Yoshihide mở chuyến công du ngoại quốc đầu tiên đến VN vào ngày 18-10-2020. Trước khi ông lên đường, cộng đồng người Việt tại Nhật và các nhóm nhân quyền gốc Việt đã tổ chức tuần hành và tuyệt thực tại Tokyo để kêu gọi chính phủ Nhật gây áp lực với Việt Nam về các vi phạm nhân quyền.

Ngày 19-10, ông đến diễn thuyết tại trường đại học Việt-Nhật về đề tài: “Cùng xây dựng tương lai Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Tại đây ông tuyên bố: “Hơn ai hết, tôi hiểu rõ quan trọng của giao lưu nhân dân”. Cũng vào ngày này, bộ ngoại giao Nhật công bố gói tài trợ 300 triệu yên (tương đương 2,84 triệu đô la Mỹ) cho Bộ Công an Việt Nam để mua các trang thiết bị (không nêu cụ thể). Mục tiêu cho gói tài trợ này được nói nhằm mục đích “chống khủng bố” và “giữ gìn trật tự công cộng”.

Bộ ngoại giao Nhật nói rằng, gói tài trợ sẽ “góp phần” làm “tăng cường các biện pháp chống

 khủng bố và giữ gìn trật tự công cộng” để “ổn định xã hội” Việt Nam. Khi được Tổ chức Theo 

dõi Nhân quyền (Human Rights Watch: HRW) hỏi về loại thiết bị nào sẽ được mua bằng viện 

trợ tài chính của Nhật, Bộ Ngoại giao Nhật cho biết, sẽ “phối hợp với chính phủ Việt Nam 

trong tương lai”.

Theo HRW: “Cung cấp thiết bị cho Việt Nam dưới vỏ bọc chống khủng bố và bảo vệ trật tự 

công cộng sẽ chỉ khiến công an Việt Nam dễ dàng đàn áp những người biểu tình ôn hòa một

 cách khốc liệt hơn”.

HRW nhận định, trong vài thập niên gần đây, lực lượng công an Việt Nam, hoạt động dưới sự

 chỉ đạo của Bộ Công an, đã đánh đập, tra tấn hay ngược đãi không biết bao nhiêu người

 trong khi bị giam giữ mà gần như được miễn hoàn toàn trách nhiệm.

HRW đã ghi nhận việc tra tấn một cách có hệ thống đối với các nghi can hình sự trong báo 

cáo công bố năm 2014 “Công an bất an: Những vụ tử vong khi bị tạm giam, và vấn nạn công an

 bạo hành ở Việt Nam”.

Công an Việt Nam cũng tham gia đàn áp các quyền tự do cơ bản, như quyền tự do biểu đạt và

 nhóm họp bằng các biện pháp đe dọa và bắt giữ, nhân danh chống khủng bố.

Chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của thủ tướng Suga Yoshihidi chủ yếu nhằm tăng 

cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam và Indonesia, hai nước có vai trò trọng yếu trong

 khối ASEAN, nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.

 Tokyo vẫn xem các hoạt động quân sự gia tăng của Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh 

đối với Nhật. Trong chuyến thăm VN, Nhật đã đạt được thỏa thuận trên nguyên tắc về việc

 xuất khẩu thiết bị và công nghệ quân sự của Nhật Bản sang Việt Nam.

Không nên ủng hộ độc tài và công an (thanh kiếm bảo vệ chế độ), như khuyến cáo của HRW: 

Những người đóng thuế cho chính phủ Nhật Bản cần yêu cầu chính phủ mình đề cao các nguyên

 tắc nhân quyền trong các chương trình tài trợ nước ngoài, bắt đầu bằng việc hủy bỏ gói tài trợ này

 cho cơ quan cấp bộ của Việt Nam xâm phạm nhân quyền nặng nề nhất”. Bằng không, lời

 tuyên bố hùng hồn “Hơn ai hết tôi (Suga Yoshihidi) hiểu rõ quan trọng của giao lưu nhân dân” 

của ông ở đại học Việt – Nhật có làm ông ngượng đỏ mặt với người VN và những con dân của Thái Dương Thần Nữ chăng?

Quan hệ Nhật – Việt bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 khi các nhà buôn Nhật đến Việt Nam buôn bán.

Năm 1940 trong thế chiến II, đế quốc Nhật đứng về phe Trục, thiết lặp căn cứ chống lại phe

 Đồng Minh ở Đông Nam Á và xâm lược Việt Nam, gây bao tang thương, cho đến khi lãnh 2 quả 

bom nguyên tử và Nhật Hoàng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngày 15-8-1945.

Trong chiến tranh giữa 2 miền Nam – Bắc Việt Nam, Nhật có quan hệ ngoại giao với Saigon, nhưng không có quan hệ ngoại giao với Hà nội. Mãi đến ngày 21 tháng 9 năm 1973, Nhật mới thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Hà nội. Và phải tới 1992, Nhật quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Sau đó các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa được mở rộng.

Năm 2016, khi Mỹ rút chân ra khỏi TPP. Nhật lên thống lĩnh với tên mới là CPTPP. Việt Nam có tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược trong CPTPP. Hiện Nhật là nhà đầu tư lớn thứ hai của VN và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của VN.

Trật tự thế giới mới đang hình thành dựa trên sức mạnh kinh tế Số Hóa và Nhân Bản Hóa Xã Hội, để tiến đến Hợp tác kinh tế Bắc – Nam và giao hòa Đông – Tây về văn hóa, trong đó Nhật là một cột trụ cùng với các cường quốc Số khác như Mỹ – Trung – Đức – Nga.

***

Độc tài và công an! Ông Suga hiểu Lệnh Hòa như vậy đó sao! Khó lòng được nhân dân Việt, Nhật và thế giới đồng tình. Chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Nhật trong trật tự toàn cầu mới.

Bs Nguyễn Đan Quế, Chủ tịch Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm VN