TƯƠNG LAI NÀO CHO MIẾN ĐIỆN?

 TƯƠNG LAI NÀO CHO MIẾN ĐIỆN?


Bs Nguyễn Đan Quế


Cao Trào Nhân Bản

 

1-2-2021 quân đội lật đổ chính quyền Aung San Suu Kyi ở Miến Điện (Myanmar).

Giới trẻ xử dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter…treo ảnh đại diện mầu đen, tẩy chay các dịch vụ và sản phẩm của quân đội, bóp còi xe ngoài đường, đập nồi niêu xoong chảo trên các chung cư … thể hiện phản kháng.

Quần chúng khắp nơi trong nước hường ứng bất tuân dân sự. Biểu tình bất bạo động liên tục mỗi ngày. Quân đội đàn áp, bằng dùi cui, vòi rồng, hơi cay, lựu đạn gây choáng, đạn cao su, cả đạn thật. Bạo lực gia tăng. Chết, bị thương và bị bắt nhiều.

Tham gia phong trào bất tuân dân sự có đủ mọi tầng lớp từ các thế hệ trẻ mới lớn lên, trí thức, sinh viên – học sinh, văn nghệ sĩ đến nhà sư, nữ tu, công chức, các công đoàn ngành nghề, các sắc dân thiểu số, công an – quân đội đảo ngũ… Các đại sứ Myanmar ở LHQ, ở Mỹ và Anh cũng ủng hộ.

Tổng thư ký LHQ lên tiếng kêu gọi ôn hòa, không xử dụng bạo lực.

Phương Tây lên án ‘đảo chánh’. TQ, Nga lại coi là vấn đề ‘nội bộ’, không can thiệp vào, mà « tạo một bầu không khí thuận lợi bên ngoài, để người Miến có thể giải quyết các bất đồng nội bộ ».

Asean muốn giúp. LHQ, phương Tây, TQ, Nga hoan nghênh. Nhưng không nhất trí được vì Asean vốn có chính sách không can thiệp vào nội bộ 10 nước thành viên.

Hội Đồng Bảo An (HĐBA) Liên Hiệp Quốc họp 2 lần, nhưng không ra được nghị quyết chung. HĐBA 10/3 lại họp khẩn cấp: Trung Quốc, Nga, thêm Ấn Độ và Việt Nam giữ chủ trương coi khủng hoảng Myanmar là ‘nội bộ’, không đồng ý dùng chữ ‘đảo chánh’. Tuy nhiên, sau tranh cãi kéo dài, cuối cùng HĐBA đã lần đầu tiên “lên án bạo lực nhắm vào những người biểu tình ôn hòa, trong đó có cả phụ nữ, trẻ em và thanh niên". HĐBA yêu cầu các bên "tìm kiếm một giải pháp hòa bình". Toàn bộ 15 thành viên HĐBA còn đòi chính quyền quân sự Miến Điện "trả tự do ngay lập tức cho toàn bộ những người bị bắt giữ một cách độc đoán", nhưng không nêu lên khả năng ban hành các trừng phạt. Đáp lại quân đội đàn áp « đẫm máu » 14,15 và 16 -3 và thiết quân luật ở Yangon

Bất tuân dân sự không lùi, quân đội không thắng.  Liệu có cơ may nào ‘mọi chuyện sẽ ổn thỏa’cho Miến? một đất nước có tới 135 sắc dân và hơn ½ thế kỷ dưới ách độc tài quân phiệt sau khi thoát thực dân Anh cai trị năm 1962?

 

***

 

Trước hết cần ghi nhận thế giới kỳ này thay đổi rất lớn và toàn cục. Thật vậy:

 

       a/ Đầu thế kỷ 20 (1927) Cơ học Lượng tử phát hiện xuống dưới nguyên tử thì vật chất vừa là điểm vừa là sóng, đưa đến Cách mạng kinh tế - khoa học kỹ thuật cao, thường được biết dưới tên Cách Mạng Số.  Cách mạng kỹ nghệ hóa nay các nước giầu không làm nữa, chuyển giao cho các nước nghèo thì quả là giải pháp thuận đối với nước giầu và lý tưởng cho nước nghèo! Nhưng muốn thực hiện phải có một thế giới hòa bình, với tinh thần hợp tác cao giữa các nước, giầu cũng như nghèo.

       b/ Đến cuối thế kỷ, khoa học lại khám phá thêm: Đại Vũ Trụ hình thành từ Vụ nổ Big Bang với photon (ánh sáng) lan tỏa vừa là sóng vừa là điểm. Con người là 1 phần của toàn thể vũ trụ năng Big Bang và Cơ học Lượng tử (1927) đã chứng minh: xuống dưới mức nguyên tử, vật chất vừa là sóng vừa là điểm. Nghĩa là: Con người có 2 mặt tinh thần & vật chất. Tinh thần (truyền theo sóng) và vật chất (truyền theo điểm) không phải cái nọ có trước / đẻ ra cái kia như duy vật và duy tâm chủ trương; mà là hai mặt của Sinh Năng (1 phần vũ trụ năng Big Bang). Khám phá này dẫn đến Cách mạng Nhân Bản Hóa, 2 yếu tố khởi phát: (a) Dịch Covid làm xã hội loài người hoạt động chậm hẳn lại, con người dễ có cơ may tìm lại chính bản thể mình. (b) Bầu cử ‘lạ’ TT Mỹ làm tiêu tan niềm tin vào ý thức hệ Tư bản lẫn cộng sản.

Thế là bất chiến tự nhiên thành. Cao Trào Nhân Bản Hóa xuất hiện qui mô toàn cầu.  Không gì cản nổi.

Ở thời điểm này, cái cũ chưa qua hết, cái mới chưa hiện rõ. Rất nhiều khó khăn trước mắt vì lòng người luôn bảo thủ, vì thói quen cũ, vì ngại - sợ thay đổi…Ngoài ra, lại có biết bao thách thức ghê gớm đang phục sẵn, phải giải quyết gấp, không giải quyết không xong, như: hố xa cách giầu – nghèo đã đến mức nổ tung, biến đổi khí hậu, xử dụng không gian, nạn khủng bố, tiến đến luật chung về internet, khai thác tài nguyên dưới đáy biển, hải chiến lược trong đó có các tranh chấp biển kể cà Nam Bắc cực, nạn nhân mãn, chiến tranh nguyên tử / mạng / sinh học, di dân kinh tế, phân biệt chủng tộc, những dịch kiểu Covid-19…

Chỉ có thể đối phó được bằng hợp tác Bắc – Nam

Khối Bắc: Khoảng 20 nước giầu, nằm về Bắc bán cầu. Hàng đầu là Mỹ- Trung - Nhật - Đức - Nga với cơ chế Thế Liên Hoàn ngầm vừa chạy đua làm cách mạng Số (trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử…);  vừa hợp tác để chuyển giao Kỹ Nghệ Hóa cho các nước nghèo. Vì lực lượng bảo thủ còn lớn, nên giới chính trị-ngoại giao-truyền thông…vẫn phải nương theo lề lối sinh hoạt cũ để xoay chuyển tình hình. Khi bố trí lại các tổ chức kinh tế hay quân sự tưởng như bao vây cô lập hay sắp đánh nhau đến nơi. Thực chất là bố trí lại nhằm phục vụ cho Thế Chiến Lược Toàn Cầu Mới Hợp Tác Bắc – Nam, chẳng hạn như TPP, rồi đến CPTPP, lại nữa RCEP, EVFTA…

Khối Nam khoảng 180 nước tiến hành mạnh mẽ Cách mạng Kỹ nghệ hóa qui mô toàn cầu nhất, hiệu quả nhất, lấp hố xa cách giầu – nghèo nhanh nhất. Các nước nghèo khi tiến hành Kỹ nghệ hóa cũng áp dụng Số Hóa những phần của các lãnh vực nào có thể, như : hành chánh, kinh tế - thương mại, giáo dục, y tế, giao thông…Hiện đang có điều chỉnh Toàn cầu hóa thương mại cho phù hợp hơn, công bình hơn, bình đẳng hơn, bên nào cũng có lợi trong trao đổi hàng hóa của Khối Nam với hàng của Khối Bắc.

Ghi nhận thêm cho đầy đủ hơn là :  Cùng lúc với Hợp tác Bắc – Nam là Giao hòa hai nền văn minh Đông và Tây thông qua toàn cầu Hóa. Trong tương lai, văn minh Đông phương và Tây phương là 2 mặt của nền văn minh mới Nhân Bản.

 

***

 

Những gì hiện đang diễn ra tại Myanmar phản ảnh chính xác thời điểm cũ sang mới của chính trị toàn cầu:  Hướng mới không phải tư bản hay cộng sản. Nhân Bản là hướng mới tất yếu của nhân loại.

Một mặt, 5 siêu cường Số Mỹ - Trung - Nhật - Đức - Nga cùng xoay vào hợp tác với nhau trong Thế Liên Hoàn: Có tham khảo phối hợp hành động ở thế ngầm. Nhưng ở mặt nổi vẫn xử dụng nhiều chiến thuật cũ để phù hợp và xoay chuyển quần chúng chưa theo kịp cái mới.

Mặt khác, cả 5 cùng buông ‘đàn em kiểu cũ’ đi vào Khối Nam.  Thí dụ với khủng hoảng ở Myanmar: Rất linh động tùy nơi, tùy lúc, tùy hoàn cảnh…một số ủng hộ phe này, số khác lại đứng về phe kia, chỉ trích – chửi bới nhau dữ dội; kẻ đánh, người xoa, khi khuyên, khi năn nỉ, khi dọa, đủ kiểu áp lực… giúp thoát khủng hoảng theo hướng đi vào khối Nam. Với trợ giúp ‘hào hiệp’, có ‘phối hợp’ – ‘bảo đảm’ quốc tế qua chuyển giao Kỹ nghệ hóa (đầu tư vốn, kỹ thuật, quản lý), qua thương mại lợi nhuận cao, tích cực giúp áp dụng những ứng dụng Kỹ Thuật Số theo yêu cầu… Điểm chung là: không lôi kéo làm đàn em như thời chiến tranh lạnh nữa vì không có nhu cầu.

Quan hệ mới bây giờ là: Hợp tác Bắc – Nam về kinh tế Cùng Giao hòa Đông – Tây về văn hóa. Trong giao tế hàng ngày : đối tác, thuận mua vừa bán, cùng có lợi và giao lưu giữa các dân tộc trong tinh thần mới, không còn kỳ thị như hồi thực dân của văn minh Tây phương độc tôn.

 CỤ THỂ TRÊN THỰC ĐỊA Ở MIẾN ĐIỆN: Tổng số bị giết hại lên trên 250 người, bị thương vài trăm, bị bắt lên tới hàng mấy ngàn tính đến từ đầu đến nay 20-3-2021.

Nhưng bất tuân dân sự vẫn vững bước. Phe quân nhân không dễ gì ra tay như trong quá khứ vì những chiến thuật mới của các siêu cường số, không công khai ồn ào trên báo chí, nhưng ở mặt ngầm. Phe quân nhân khó mà cưỡng lại và sẽ làm theo siêu cường mà mình tin nhất. Nên nhớ đây là lần đầu tiên Nhân Bản là động lực của bất tuân dân sự hoàn toàn phù hợp với động lực chuyển thế cũ (mâu thuẫn cộng sản – tư bản) sang Thế Chiến Lược Toàn Cầu Mới Hợp Tác Bắc – Nam, được cả 5 Siêu Cường Số Mỹ - Trung - Nhật - Nga  ngầm giúp sức, vô cùng hữu hiệu. Thế Liên Hoàn 5 siêu cường số là đầu não kinh tế Số điếu hành nền Nhân Bản Kỹ Trị toàn cầu.  Kinh tế Số của 5 nước này hội nhập đan xen, sâu rộng, ràng buộc lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiến trên nền kinh tế của cả Khối Nam.

Cơ chế hoạt động của Thế Liên Hoàn bắt đầu chạy thử rodage với ASEAN là thí điểm đầu tiên và Miến Điện tiên phong.

 

20-3-2021

Bs Nguyễn Đan Quế

 

1/ Tham khảohttps://vnqvn.blogspot.com/2018/08/co-hoc-luong-tu-ua-nhan-loai-vao-nen_20.htm

 

2/ https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/nguyen-dan-que-blog-0927-09272014103625.html