Việt Nam ơi, đừng chống dịch như chống giặc nữa!

Việt Nam ơi, đừng chống dịch như chống giặc nữa!

Nguyễn Hùng


Đọc lời kêu gọi nhàm chán “chống dịch như chống giặc” trên VnExpresscủa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kèm theo thông tin rằng lần gần đây nhất ông cũng kêu gọi như thế là hồi tháng Ba/2020 khiến tôi bật cười. Vâng, quý vị không đọc nhầm đâu, cách đây gần năm rưỡi rồi.

Vậy là sau khi đã ngủ quên trong chiến thắng ăn may hồi đầu năm ngoái, tổng bí thư đã thức dậy dù có muộn màng vì cả thủ đô chính trị lẫn thủ đô thương mại đều đã bị trói tay trói chân cả rồi.

70 năm nhìn lại: Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh:

 

70 năm nhìn lại: Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh: 


HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP


Phạm Cao Dương



Trong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. 
Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết hay không được học bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản.

Chữ Thời cho Việt Nam hôm nay.

 Nguyễn Quang


Chữ Thời cho Việt Nam hôm nay.

Nhà nước pháp quyền – nguyên ngữ từ tiếng Đức Rechtsstaat, được dịch sang nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Pháp État de droit, với Anh ngữ Rule of Law…hàm nghĩa một quốc gia dân chủ, văn minh, tôn trọng nhân quyền trong tinh thần thượng tôn pháp luật.
Khởi đi từ Quốc Hội Lập Hiến – Constitutionalism, như khát vọng của công dân qua Đại diện của mình hình thành nên Hiến Pháp thể hiện ý nguyện người dân để cùng nhau thực hiện hầu mang lại hạnh phúc cho Quốc gia Dân tộc.

Như vậy Hiến Pháp của một Nước không thể là sự ngã lòng về một tôn giáo nào đó hay khuynh hướng chính trị đảng phái nhưng từ cá nhân đến tương quan cộng đồng trong sự thể nghiệm hình thành những luật phổ quát để cùng  mưu cầu hạnh phúc.
Hiện nay người Việt Nam đang hiểu gì, nghĩ gì về Hiến Pháp của Việt Cộng? Hay với tên gọi Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam?

HƯỚNG ĐI MỚI NHÂN BẢN CHO VIỆT NAM

 

HƯỚNG ĐI MỚI 

NHÂN BẢN CHO VIỆT NAM

Bs Nguyễn Đan Quế

Thế kỷ 20 có những khám phá khoa học quan trọng về đại vũ trụ và tiểu vũ trụ. Đặc biệt, nhận thức mới về con người: tinh thần và vật chật là 2 mặt của sinh năng (như 2 mặt của đồng tiền) và sinh năng là một phần của vũ trụ năng. Đông và Tây đúng ra đã phải là 2 mặt của nền văn minh nhân loại. Do đó, Nhân Bản Hóa đời sống con người là tất yếu.
Ngành vật lý mới ra đời (Cơ học Lượng tử) đưa đến Cách mạng Số như internet, điện thoại di động, truyền hình số, robot thông minh…Cách Mạng Số đang diễn ra như vũ bão trên thế giới.
Động lực Cách Mạng Nhân Bản Hóa và Cách Mạng Số là giai tầng trung lưu với nhân sinh quan mới và giỏi kỹ thuật Số, chứ không phải vô sản hay tư bản.
Chính quyền vô sản sụp đổ ở nhiều nước, chính quyền tư bản có những thay đổi tự bản chất. Đối đầu Đông – Tây đang chuyển biến sang Hợp Tác Bắc – Nam. Các nước giầu đa số ở về Bắc bán câu, chiếm 1/3 dân số, với 5 trung tâm quyền lực: Mỹ - Trung -  Nhật - Đức - Nga. Các nước nghèo chiếm 2/3 dân số, hầu hết ở Nam bán cầu.

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ NHÂN QUYỀN

 

NGUYỄN ĐĂNG TRÚC


GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ NHÂN QUYỀN 


« Ngày nay, nhân quyền được tuyên dương như một  ‘đạo lý mới’ của thế giới».[1]

Nhân định đó của Walter Kasper, nay là Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Hữu cho thấy ngày nay nhân quyền được xem là chuẩn mực  hướng dẫn nếp sống cá nhân và các cộng đồng trong đại gia đình nhân loại. Trong mọi ngành sinh hoạt từ văn hóa, chính trị, tôn giáo, báo chí truyền thông kể cả thể thao, kinh tế, cuộc sống gia đình  v.v. nhân quyền được nêu lên như một mục tiêu sinh hoạt, một giá trị tối thượng để đánh giá tốt xấu, để tuyên dương hay trừng phạt, ngay cả bằng biện pháp chiến tranh.

THƯ CHÍNH PHỦ PHỦ PHÁP ĐỊNH VNCH Gởi Tổng Thư Ký LHQ và lãnh đạo các chính phủ ...

 THƯ CHÍNH PHỦ PHỦ PHÁP ĐỊNH VNCH

Gởi 

Tổng Thư Ký LHQ và lãnh đạo các chính phủ Anh, Pháp, Canada, Nhật, Úc, Ba lan, Hung Gia Lợi, Nam Dương, Ấn Độ 


Bản dịch Việt ngữ Thư Anh và Pháp ngữ gửi Tổng Thư Ký LHQ và lãnh đạo các chính phủ Anh, Pháp, Canada, Nhật, Úc, Ba lan, Hung Gia Lợi, Nam Dương, Ấn Độ :

« Chúng tôi rất hân hạnh đạo đạt lên quí vị lời chào trân trọng và thỉnh cầu khẩn thiết của dân tộc Việt Nam chúng tôi mong được quí vị đặc biệt quan tâm đến tình trạng nguy khốn của đất nước chúng tôi :

-  trong nước, quyền tự quyết của chúng tôi bị tước đoạt, nhân quyền và dân quyền căn bản của chúng tôi bị chà đạp đến mức tột cùng, không thể chịu đựng được nữa,

- đối ngoại, Trung Cộng đang xâm chiếm lần hồi nước chúng tôi và cướp đoạt các tài nguyên của chúng tôi từ biển cả đến nội địa trước sự bất lực của chính quyền Xã hội Chủ nghĩa không bảo vệ được dất nước. Một tình trạng chỉ có thể tồi tệ hơn vì sự lệ thuộc nhiều mặt của CSVN với CSTQ.

Thư Chính phủ Pháp Định VNCH gởi Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc

Thư Chính phủ Pháp Định VNCH

gởi  Tổng Thư Ký  Liên Hiệp Quốc 


POB 14572 Minneapolis

Minnesota 55414 USA TTCP-UN-15.07.21


His Excellency  António Guterres

Secretary General of the United Nations

405 East 42nd Street

New York NY.10017


Mister the Secretary General,


We are pleased to send you our respectful greetings and urgent requests of the Vietnamese people and ask that you pay special attention to the desperate situation of our country:

TẾ BÀO GỐC VÀ LIÊN HỆ ĐẠO ĐỨC

 Đỗ Trân Duy


 TẾ BÀO GỐC  VÀ LIÊN HỆ ĐẠO ĐỨC

(Những danh xưng về tế bào bằng Việt ngữ xin tạm đặt để chỉ dùng trong giới hạn của bài này)
 
  Năm 1998 bác sĩ James Thomson (Đại Học Wisconsin) loan tin thành công trong việc nuôi tế bào gốc (stem-cell) của người. Cả thế giới chấn động. Sau đó cuộc nghiên cứu tế bào gốc trở thành một phong trào và là một biến cố thời sự có tầm mức quốc tế. Tuy nhiên hướng đi của cuộc nghiên cứu đã vượt quá ranh giới của ngành khoa học.
Nó đã xâm phạm đến những vấn đề lớn về xã hội, chính trị, và tôn giáo. Câu hỏi được đặt ra là cuộc nghiên cứu này có chính đáng hay không? Vấn đề nghiêm trọng đến mức Bộ Giáo Lý Đức Tin đã phổ biến nhiều huấn thị để bày tỏ lập trường của Giáo Hội. Gần đây nhất là văn kiện Dignitas Personae (Phẩm Giá Con Người) vào tháng 12 năm 2008. Để vấn đề có thể hình dung một cách cụ thể, xin phép lấy nước Mỹ làm bối cảnh cho sự trình bày. Trong vòng 5 năm qua, Hội Đồng Giám Mục Mỹ và hai Giáo Hoàng đều liên tiếp lên tiếng can thiệp với các tổng thống Bush và Obama xin hủy cuộc nghiên cứu tế bào gốc trên phôi bào.

Nguyên Tắc Bổ Trợ

 GM Nguyễn Thái Hợp

 
Nguyên Tắc Bổ Trợ

           Trong bối cảnh toàn cầu hoá và kinh tế tự do hiện nay, nguyên tắc bổ trợ đang trở thành một quan niệm thời thượng và thực sự đã đóng góp tích cực trong những cuộc tranh luận về mô hình cộng đồng Châu Âu. Đây là một quan niệm hữu ích cho phép nghĩ đến một cơ cấu mạnh mang tính “toàn cầu hoá”, nhưng đồng thời lại được hỗ sung bởi yếu tố “địa phương” vững chắc...
... Có thể coi đây như mô hình tân thời để điều phối mối tương quan phức tạp giữa các tổ chức quốc tế với các quốc gia, giữa Nhà nước với xã hội dân sự, giữa cơ quan trung ương với các cộng đồng địa phương, cũng như giữa thế giới chính trị với các cơ chế khác. Chính hiệp ước Maastricht cũng nhìn thấy nơi nguyên tắc bổ trợ định hướng hữu ích cho việc hội nhập tương lai của cộng đồng Âu châu (art. 3b).

Điều gì khiến các chế độ độc tài vẫn tồn tại?

 Điều gì khiến các chế độ độc tài vẫn tồn tại?


Gần 50 triệu người đã chết dưới sự cai trị của Stalin 
 
Những người dân sống ở các xã hội dân chủ thường gắn kết chế độ độc tài với sự đàn áp, vi phạm nhân quyền, nghèo đói và hỗn loạn. Các chế độ độc tài đã giết chết không biết bao nhiêu người, trong số đó có đến 49 triệu người chết dưới thời Joseph Stalin ở Liên Xô và gần ba triệu người Campuchia dưới chế độ của Pol Pot.

Cộng đồng dân tộc Việt và cộng đồng nhân loại.

 Cộng đồng dân tộc Việt 



và cộng đồng nhân loại.

                                                                                                                   Nguyễn Quang

Thế giới ngày nay qua công nghệ thông tin, con người gần gũi nhau hơn như sống dưới một mái nhà chung. Nhưng kỹ thuật mà trượt trên đường bá đạo thì nguyền rủa nhau hơn là đối thoại. Quả vậy con người tiến bộ văn minh hoàn hảo không phải từ khoa học kỹ thuật mà một cách sâu xa hơn biết tôn trọng nhân phẩm con người.
Ngay từ những ngày đầu lập quốc Tổ tiên người Việt đã dựng nên truyền thuyết Bà Âu Cơ sinh ra cái bọc với trăm cái trứng nở ra trăm người con để nói lên với hậu thế phải biết đùm bọc mới sinh tồn. Người Việt luôn biết tế Thiên tế Địa: Kính Trời, yêu người chính là chu toàn luật pháp trong nhà nước tự nhiên nguyên thủy của người Việt.

Chính sách Đồng hóa & Chủ trương Đa Văn Hóa

 Chính sách Đồng hóa & Chủ trương Đa Văn Hóa


                           Nguyễn Văn Nghiêm
   
MỘT CHUYỆN KHÓ TIN:

Chính Sách Đối Với Đồng Bào Thiểu Số của Việt Nam Cộng Hòa đã Ảnh Hưởng Đến Sự Hình Thành Chính Sách Multicultural Policy (Đa Văn Hóa) của Hoa Kỳ vào Đầu Thập Niên 1970.

PHỦ ĐẶC ỦY THƯỢNG VỤ

Sau cuộc họp giữa Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương và một vài thân hào nhân sĩ Thượng, gồm có: Ông Paul Nưr, người Bahnar, Phó Tỉnh Trưởng Thượng Tỉnh Kontum, Trung Tá Ya Ba, người Churu, Giám Đốc Nha Đặc Trách Thượng Vụ, Ông Y Chôn Mlô, người Rhadé, Tham Sự Hành Chánh Tỉnh Darlak, và Ông Touneh Hàn Thọ, người Churu, Phó Đốc Sự Hành Chánh, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã ký Sắc Lệnh ngày 22, tháng 2, năm 1966, cải biến Nha Đặc Trách Thượng Vụ, thành Phủ Đặc Ủy Thượng Vụ, một thành phần trong Hội Đồng Nội Các của Chính Phủ. Thiếu Tướng cũng ký Sắc lệnh bổ nhiệm Ông Paul Nưr làm Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Thượng Vụ. Với chức vụ này Ông Paul Nưr là người Thượng đầu tiên giữ chức vụ cao nhất và quan trọng nhất trong chính quyền Việt Nam.

Sứ điệp văn hóa nơi cuộc sống tha hương

 Sứ điệp văn hóa 


nơi cuộc sống tha hương



GS Nguyễn Đăng Trúc

Rằng: hay thì thiệt là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào! (ĐTTT, 489-490).
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai ! (ĐTTT, 1247-1248)

Nỗi xót xa đó của Kiều trong cuộc sống tha hương, hẳn nhiều người trong cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta đã từng cảm nhận. Nhưng, nếu đại thi phẩm của Nguyễn Du không  phải chỉ là câu truyện tình cảm, mà còn là một sứ điệp văn hóa, thì hoàn cảnh xa quê của chúng ta hôm nay không chỉ là khổ đau, nhưng còn là cơ duyên để tiếp cận được một sứ điệp về ý nghĩa và thân phận con người.