HOÀNG SA TRƯỜNG SA VIỆT NAM

 HOÀNG SA TRƯỜNG SA VIỆT NAM

Hà Minh Thảo 29/Sep/2020

 

I./ SỰ KIỆN ÐĂNG RỒI BỎ HAI QUẦN ÐẢO.

Hôm 14.09.2020, để tuyên dương các thành quả 25 năm kết bạn giữa hai cựu thù Hoa Kỳ và XHCN Việt Nam, Sứ quán Mỹ ở Hà Nội đã trình dán một bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang lại niềm vui cho người dân Việt. Nhưng, hôm sau, hai quần đảo này bị loại khỏi bảng quảng cáo cái gọi là ‘đối tác tín cẩn’ (trusted partners) trên mọi mặt. Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự bất bình trước sự kiện khi phát hiện Tòa Đại sứ Mỹ bỗng dưng thay hình bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo này. Tại sao sự hiện hữu của hai quần đảo tạo nên sự quan trọng đối với họ?



Để làm rõ sự vụ, báo Người Việt đã gửi điện thư đến bà Rachael Chen, tùy viên báo chí Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, với các câu hỏi xoay quanh việc thay hình bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa và Trường Sa trên fanpage. Sau đó, bà Chen hồi đáp bằng tiếng Anh: ‘Bạn có vui lòng chuyển câu hỏi này tới EAP-Press@state.gov không? Chúng tôi khuyên bạn nên gửi email đến hộp thư đó để được phản hồi nhanh nhất’. Người của Báo này đã gửi lại email theo yêu cầu nhưng đến tối cùng ngày vẫn chưa nhận được phản hồi từ Sứ quán Mỹ.

Rất nhiều câu hỏi cùng nội dung, nhưng không ai thấy admin của fanpage U.S. Embassy in Hanoi trả lời hay giải thích về việc thay hình bản đồ Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ước mong Ngài Ðại sứ Daniel J. Krittenbrink ban cho vài lời hay viết ít chữ để mọi người hết trông chờ.

Cho đến sáng ngày 18.09.2020, bài viết của Sứ quán Mỹ trên Facebook đã nhận được 6.900 lượt thả biểu tượng cảm xúc, trong đó có tới 5.500 biểu tượng giận dữ. Trong số hơn 1.700 bình luận dưới bài viết, nếu như các bình luận trước ngày 15.09.2020 gồm nhiều từ cảm thán như ‘tuyệt vời’, ‘hoan hô chính phủ Mỹ’, thì sau đó tất cả các bình luận đều có nội dung bày tỏ sự thất vọng. ‘Mỹ lật nhanh như lật bánh tráng vậy. Thế nên Việt Nam cần đề phòng’, một người tên Huyen Nguyen bình luận như vậy.

Trong quá khứ, nhiều cuộc biểu tình chống Trung quốc đã diễn ra tại nhiều Thành phố khắp lãnh thổ Việt Nam để xác định ‘HS-TS-VN’ (Hoàng Sa–Trường Sa của Việt Nam). Nhưng nhà nước VNCS, tuy nói ‘lập trường nhất quán và xuyên suốt về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã được bày tỏ nhiều lần và dưới nhiều hình thức khác nhau và được nhiều quốc gia tôn trọng, ủng hộ (Lê thị Thu Hằng ngày 07.09.2020), nhưng luôn ra sức đàn áp tàn bạo đồng bào biểu tình chống Tàu. Hơn nữa, do ‘hèn với giặc, ác với dân’, họ rất sợ người dân thừa thắng xông lên…

Ðiển hình, ngày 19.01.2017, nhiều người dân Hà Nội và TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm trận Hoàng sa 1974 và lên án Trung cộng xâm lược. Công an Việt Nam đàn áp thô bạo cuộc biểu tình ở thủ đô, tại công viên Lý Thái Tổ, với biểu ngữ ‘chống kẻ thù truyền kiếp’ và lên án ‘quân xâm lăng’. Cuộc biểu tình được tổ chức để ghi dấu 43 năm quần đảo Hoàng Sa bị Tàu đánh chiếm.

Người biểu tình Phạm Văn Trội nói với AFP rằng ‘chính quyền Việt nam nên tỏ ra cương quyết với Trung Quốc để lấy lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ».

Trường hợp đáng thương và cần vinh danh xin dành cho Tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn, sinh ngày 10.01.1985. Chị bị bắt khi cùng cha mẹ biểu tình ‘HS-TS-VN’ tháng 07/2011 và bị buộc tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự để xử 8 năm tù và 5 năm quản chế. Thời gian đáo hạn tù, ngày 02.08.2019, mãn tù lúc 34 tuổi, được chở về ở tỉnh Trà Vinh trong vòng tay mẹ.

[- Tại sao Dân Việt đau khổ vậy? trong khi các chánh trị gia ba đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ cùng Cộng sản Việt không ngớt miệng lừa dối : ‘Nhân quyền tại VNCS luôn được cải thiện’. Vậy cải thiện tới mực nào? Tới vụ ‘Ðồng Tâm’ đủ chưa?

- Phải chăng vì Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về giam giữ người tùy tiện lên tiếng việc bắt giam Chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn là vi phạm luật quốc tế và kêu gọi chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho Chị’ mà Chị bị hành hạ như vậy? Việt Nam đang là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ lần thứ hai? Chị Minh Mẫn phải chịu những điều kiện giam giữ khắc nghiệt trong tù và phải nhận những đồ ăn không thể ăn nổi và không được sử dụng nước sạch khiến Chị đã tuyệt thực nhiều lần vào các năm 2014 và 2015. Chị bị đánh đập trước khi bị đưa đi biệt giam nhiều lần. Sau nhiều năm trong tù, mắt Chị đã bị mờ. Chị cần đi khám mắt và chữa trị.]

I./ HAI QUẦN ÐẢO THUỘC CHỦ QUYỀN NƯỚC NÀO?

Hoàng Sa cho tới ngày 24.01.1974 và Trường Sa tới ngày 30.04.1975, tuy có tranh chấp với nhiều nước khác, nhưng luôn thuộc quyền quản trị của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

A.- Quần đảo Hoàng Sa.

Tháng 02/1959, ngư thuyền Trung cộng đưa người vào đánh cá trên Hoàng Sa. Không biết là dân chài thật hay dân chài giả, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho lệnh bắt giữ rồi trục xuất ngay. Vì lúc đó, VNCH độc lập hoàn toàn, nên Bộ Ngoại giao Mỹ thời Ngoại trưởng Foster Dulles không e ngại Tàu cộng trả đũa, cũng không ngăn chặn Tổng thống Diệm.

Ngày 22.06.1972, khi mật đàm với Thủ tướng Tàu Chu n Lai ở Bắc Kinh, Cố vấn Mỹ Henry Kissinger đã cho ông Chu biết ‘sau khi chúng tôi (lính Mỹ) đã không còn can dự nữa thì… rất ít khả năng chúng tôi sẽ quay trở lại’.

Ngày 27.01.1973, Hiệp định Paris, do Kissinger và Lê Ðức Thọ hình thành (VNCH mất độc lập từ ngày 02.11.1963 vào tay Mỹ). Sau đó, quân Mỹ đã tháo chạy (quân viễn chinh Mỹ đi đánh giặc, không do lời kêu cứu của VNCH và, cuối cùng, nội địa cường quốc Mỹ bị xáo trộn, máu đổ thịt rơi thì việc phải tháo chạy và cuốn cờ ngày 30.04.1975 thì còn vinh dự gì. Theo Hiệp định Paris này, Mỹ cam kết hỗ trợ VNCH khi bị nước này tấn công, nhưng chúng đã nuốt lời

Ðầu năm 1974, Tàu cộng muốn trắc nghiệm xem Mỹ có quay trở lại hay không. Cho nên, ngay đầu năm, họ đã lấn chiếm Hoàng Sa.

Ngày 16.01.1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ.16 (bản thân tôi từng phục vụ trên tàu chiến này), sau khi đưa một phái đoàn Quân đội VNCH thăm dò một số đảo thuộc Hoàng Sa để chuẩn bị thiết lập một phi trường thì khám phá sự hiện diện của lính Tàu và cuộc nghinh chiến xảy ra… Ngày 19.01.1974, các chiến hạm đôi bên giao tranh gần đảo Quang Hòa.

Dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã, Hải quân VNCH vẫn chống trả. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bay đến Đà Nẵng, lấy giấy ra viết tay thẳng cho Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải : « Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải':

- Thứ nhất là tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ VNCH.

- Thứ hai, nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ VNCH ».

Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên Quân sự Mỹ (DAO) ở Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số tàu chiến và chiến đấu cơ từ Hải Nam đang tiến về Hoàng Sa. Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH yêu cầu Hạm đội 7 Mỹ giúp, nhưng họ từ chối, kể cả việc cứu vớt nguời (vi luật Hàng hải). Các chiến hạm VNCH được lệnh rút bỏ khỏi quần đảo Hoàng Sa.

Hộ tống hạm lớp Kronshtadt 274 của Tàu bị bắn chìm là soái hạm nên hầu hết bộ tham mưu đã tử trận gồm Đô đốc Phương Quang Kinh, Tư lịnh phó Hạm đội Nam Hải, bốn Ðại tá, sáu Trung tá, hai Thiếu tá, bảy sĩ quan cấp úy và một số đoàn viên. Ngoài ra, Trục lôi hạm số 389 và số 396 bị hư hại nặng.

Hôm 20.01.1974, 4 phi cơ MiG-21 và MiG-23 Trung cộng oanh tạc các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, và Hoàng Sa. Sau đó, quân Tàu đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú VNCH bị mất liên lạc.

Viết đến đây, chúng tôi tìm được trên Internet bài ‘Bí ẩn trận chiến Hoàng Sa 1974’ viết bởi Thiếu tá Phạm Văn Hồng. Xin phép Thiếu tá cho trích đoạn ‘phản VNCH của Mỹ qua tay Kissinger’ Thiếu tá được biết khi bị giam ở Tàu.

Sáng 15.01.1974, Thiếu tá Hồng, sĩ quan lãnh thổ Phòng 3 thuộc Quân Đoàn I nhận lệnh ra Hoàng Sa để thiết lập sơ đồ để xây một phi trường quân sự. Buổi chiều, ông đi với một nhân viên Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng có tên ông Kosh trên chiếc Falcon đến Tiên Sa. Khoảng 18 giờ, hai ông lên chiếc HQ16 do HQ Trung tá Lê Văn Thự là Hạm trưởng. HQ16 đưa cả hai đến Hoàng Sa khoảng 9 giờ hôm sau.

Sau khi bị Tàu bắt, ông và những người khác không bị đánh, nhưng có bị dọa nạt và áp đảo tinh thần. Lúc 15 giờ, được ăn cơm, với thịt heo của anh em Địa Phương Quân nuôi, nhưng chỉ có mỡ thôi, nạc thì lính Tàu ăn. Sau đó, bị nhốt. Lúc khuya, tất cả bị bắt ra xếp một hàng dọc ngoài sân. Ai cũng nghĩ chắc chúng đem đi xử bắn. Một vài người có vẻ lo lắng, Thiếu tá Hồng trấn an: ‘Các anh cứ bình tĩnh, dù chúng ta có chết cũng chết cho Tổ Quốc và giữ khí phách một người lính VNCH’. Cuối cùng chúng không bắn ai hết! Tất cả nhóm là 49 người, kể cả Kosh. Ngày 21.01.1974, Thiếu tá Hồng bị gọi lên lấy khẩu cung nhiều lần, chúng cố tình khai thác về tổ chức quân đội VNCH, nhưng ông viện lý do ‘bí mật quân sự’, phòng nào chỉ biết phòng đó thôi, một cách tổng quát, bảo mật rất kỹ.

Sau khi giam một tuần lễ, chúng lựa ra mỗi toán một người để thả. Ðầu tiên là Kosh, Khí Tượng một người, Địa Phương Quân một và Hải quân thả một vì bị thương nhẹ. Kosh là Trung úy Lực lượng Đặc biệt, làm cho Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ, đi theo để giám định tổn phí thực hiện phi trường mà Tòa Tổng Lãnh sự hứa chi trả. Ðây chỉ là một kế hoạch xây phi trường ảo (không thật) do Kissinger và Tàu dựng lên. Ðiều thỏa thuận giữa chúng đã được thể hiện qua thái độ của Kosh với Tàu và của Tàu đối với hắn.

Sau khi những người Việt bị đưa vào trại giam ‘Thu Dung Tù Binh’ ở Quảng Đông thì có một toán cán bộ Tàu đến. Trưởng toán nói tiếng Việt : « Hiện giờ, Tiến sĩ Kissinger của Mỹ đang ngồi ở Bắc Kinh, chiều nay mọi người sẽ biết tin này, chúng tôi sẽ mang đến đây một chiếc radio mở cho các anh nghe ». Lúc chiều, họ mang radio đến và mở cho mọi người nghe bản tin đài Trung Cộng như thế này: « Trong cuộc chiến đấu, chí nguyện quân Trung Quốc đã bắt được một đám tù binh miền Nam Việt Nam, trong đó có tên Thiếu tá Phạm Văn Hồng ». Điều đó cho thấy rõ ràng có âm mưu dàn xếp giữa chúng nó. Mỹ muốn dùng Hoàng Sa của VNCH làm món quà để triều cống cho Mao hầu mừng việc bình thường hóa quan hệ đôi bên. Mỹ đã phản VNCH đến tận cùng để, đến nay, phải nhận hậu quả, quân lính Mỹ vẫn còn sa lầy ở Iraq và Afghanistan.

Tuy mắc bẫy và bị phản bội, nhưng Việt Nam Cộng hòa đã cho Mỹ, Tàu cộng và thế giới thấy tinh thần yêu nước của mình như thế nào. Hải Quân VNCH dám đương đầu chống quân xâm lược hùng hậu hơn mình gấp bội. VNCH ta đã anh dũng hy sinh nhiều sĩ quan, binh sĩ Hải quân cũng như thiệt hại một số chiến hạm, nhưng Hải Quân ta cũng đã đánh chìm Hộ tống hạm lớp Kronshtadt 274. Vì tàu này là soái hạm nên hầu hết bộ tham mưu đều tử trận gồm Đô đốc Phương Quang Kinh, Tư lệnh Phó của Hạm đội Nam Hải, bốn đại tá, sáu trung tá, hai thiếu tá, bảy sĩ quan cấp úy và một số đoàn viên. Ngoài ra, Trục lôi hạm số 389 và số 396 bị hư hại nặng.

Ðể tường thuật cách đầy đủ, Không Quân VNCH cũng đã chuẩn bị bằng c á c phi cơ bay từ phi trường Biên Hòa ra Đà Nẵng, rồi từ đó sẽ bay ra Hoàng Sa oanh kích, và các phi công cũng chấp nhận sẽ chơi theo kiểu Nhật, khi phi cơ bay ra Hoàng Sa thì đủ nhiên liệu nhưng lúc về thì không. Do đó, các phi công cảm tử sẽ bỏ phi cơ và nhảy dù xuống biển, tàu Hải Quân VNCH sẽ ứng trực sẵn sàng để tiếp cứu. Mọi việc đã chuẩn bị hoàn tất, nhưng phút chót lệnh này bị hủy bỏ!”

Thêm bằng chứng về âm mưu giữa Mỹ và Trung Cộng trao đổi Hoàng Sa, trích bài ‘Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh khai hỏa ở Hoàng Sa’ do

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng gửi BBC ngày 07.03.2017. Xin Ts Hưng cho phép trích đăng.

Bức điện tín Ngày 19 tháng 1/1974

Người gửi: Ngoại Trưởng - Washington DC

Nơi nhận: Tòa Ðại sứ Sài Gòn

Mật điện Bộ Ngoại Giao 012641

1. Xung đột quân sự tại Hoàng Sa đã đưa đến thương vong cho VNCH với hai chiến hạm bị tên lửa STYX của Trung Quốc bắn chìm*. Chính phủ VNCH có yêu cầu Mỹ giúp tìm kiếm và cứu vớt các nạn nhân. Tình hình thêm phức tạp vì báo cáo là trên đảo Pattle (do VNCH đóng quân) lại có một nhân viên dân sự Mỹ làm việc cho Văn phòng Tùy viên ở Ðà Nẵng. Chúng tôi không hiểu tại sao người này lại có mặt ở đó.

2. Bộ Ngoại Giao đã yêu cầu Bộ Quốc Phòng ra lệnh cho Hải quân Hoa Kỳ tránh khỏi khu vực này.

Hai ngày trước đây (17 tháng 1) chúng tôi có bàn luận với Ðại sứ Martin qua điện thoại và bày tỏ ý muốn của chúng tôi là tình hình phải được hạ nhiệt…

3. Thông cáo của Bộ Ngoại Giao gửi cho báo chí về vụ này sẽ nói theo những điểm như sau:

-- Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong việc tranh chấp Hoàng Sa nhưng hết sức mong muốn là sự tranh chấp được giải quyết trong hòa bình.

-- Lực lượng quân sự Mỹ không dính líu gì vào xung đột này.

4. Chúng tôi đang yêu cầu Tòa Ðại sứ ở Sàigòn cố vấn chính phủ VNCH chỉ nên có những hành động tối thiểu để tự vệ và để cứu vớt nạn nhân (và người nhân viên Mỹ ở trên đảo) nhưng làm tất cả những gì có thể để tránh đụng độ trực tiếp thêm nữa với lực lượng Trung Quốc. Việc mà VNCH hay chúng ta không cần chút nào trong lúc này là đụng độ giữa Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam về mấy hòn đảo, dẫn tới vai trò bất chấp của Trung Quốc trong cuộc chiến Việt Nam.

KHẨN - MẬT

Về phản ứng của Mỹ và mật điện ngày 19 tháng 1, 1974, ta có thể nhận xét như sau:

Vừa biết tin rục rịch là TT Thiệu đang sửa soạn ra lệnh chống trả chiến hạm Trung Quốc là Bộ Ngoại Giao đã can ngăn ngay. · Chính phủ VNCH yêu cầu Mỹ giúp tìm kiếm và cứu vớt các nạn nhân (ngoài số tử thương còn 68 binh sĩ VNCH bị mất tích và bắt làm tù binh) nhưng bị từ chối.

· Ðã không yểm trợ chiến đấu, đã ra lệnh cho Hải quân Hoa Kỳ tránh né khỏi khu vực giao tranh, lại còn tuyên bố cho rõ ràng là ‘Chính phủ Mỹ không đứng về phe nào trong việc tranh chấp Hoàng Sa’ và xác định (cho Bắc Kinh biết) là ‘Lực lượng quân sự Mỹ không dính líu gì vào vụ xung đột này’.

· Không đứng về phe nào thì tại sao lại khuyên can chính phủ VNCH ‘hãy hạ nhiệt’ chỉ hành động tối thiểu để tự vệ và để cứu vớt nạn nhân thôi, nhưng làm bất cứ những gì để tránh đụng độ thêm nữa với lực lượng Trung Quốc về mấy hòn đảo? Ông Kissinger đã quên rằng chính ông đã từng soạn thảo lá thư để TT Nixon gửi TT Thiệu ngay trước khi ký kết Hiệp định Paris nói đến lập trường vẹn toàn lãnh thổ của VNCH: ‘Nền tự do và độc lập của VNCH vẫn còn là mục tiêu tối cao của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ’ (thư ngày 17 tháng 1, 1973).

· Như vậy là một cửa vào Biển Ðông đã bắt đầu được mở rộng. Trước đó, từ 1960 tới 1973, Trung Quốc chỉ cho tầu đi tuần tiễu vùng biển giữa quần đảo Hải Nam và Hoàng Sa trung bình khoảng năm lần một năm.

[ Ðính chính: HQ.16 không bị bắn chìm, chỉ nhận đạn từ HQ.5. Chỉ HQ.10 bị chìm. HQ Trung tá Nguỵ Văn Thà và 72 sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ Hộ tống hạm HQ. 10 Nhật Tảo đã vĩnh viễn nằm trong lòng biển mẹ Hoàng Sa, máu của quý anh hòa cùng máu của nhau để anh dũng quyết bảo vệ từng tấc giang sơn lãnh hải của Tổ Quốc Việt Nam.]

2. Trường Sa.

16 giờ 20 Ngày 13.03.1988, tàu HQ-604 đã thả neo cách đảo Gạc Ma chừng 100 thước. Lối 30 phút sau, tàu hộ vệ tên lửa 502 của Hải quân Trung cộng đến cạnh, cách nhau 500 thước. Lúc 17 giờ, tàu này áp sát tàu HQ-604 và dùng loa thông báo đây là lãnh thổ Tàu, yêu cầu bộ đội Việt cộng rời khỏi. HQ-604 cũng yêu cầu tương tự. Sau khoảng 30 phút thì tàu Trung cộng bỏ đi.

Trước tình hình căng thẳng, lúc 21giờ, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt cộng chỉ thị bộ đội quyết giữ vững các đá Gạc Ma, Cô Lin và lực lượng công binh khẩn trương dùng xuồng chuyển vật liệu xây dựng lên đá ngay trong cùng đêm. Thực hiện mệnh lệnh, tàu HQ-604 cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên Gạc Ma, và lực lượng Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ đỏ sao vàng và triển khai bốn tổ bảo vệ đảo.

Lúc này, Trung cộõng tăng cường thêm 2 hộ vệ hạm trang bị pháo 100 ly, yêu cầu VNCS rút khỏi Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 nhận định Tàu có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định bình tĩnh xử trí bảo vệ Gạc Ma.

Sau 27 năm, sự thật mới được ‘bật mí’ khi tướng Lê Mã Lương, cựu Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự nói trong cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức: « Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?

Theo ông Lê Khắc Mai thì lịnh chết người đó là do ‘đại đồng chí’ Lê Ðức Anh ban truyền và số lính bị tàn sát là 64 người trong biển máu. Còn đâu là một quân đội để bảo vệ Tổ Quốc XHCN và người lính cộng sản !

Sự thật đã được sáng tỏ khi ch úng ta so sánh hai trận hải chiến Hoàng Sa và Trường Sa để thấy rõ ‘ai là H. Kissinger’, một quan chức sát nhân đã từng bị dân Nam Mỹ mang còng sắt vào tận phòng họp Thượng nghị viện để còng hai tay hắn.

Nhân đang kỳ vận động bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 03.11.2020, một lần nữa, chúng tôi ước mong công dân Mỹ gốc Việt đừng lợi dụng Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa trong một cuộc tranh cử hứa hẹn nhiều điều xấu, kém dân chủ. Ông Biden từng chống lại VNCH và ông Trump đã cầm cờ đỏ sao vàng. Nhưng đề nghị quý vị tín nhiệm là phiếu liên danh Cộng hòa vì ‘Make America Great Again’ chỉ sau khi Tổng thống D. Trump tái đắc cử, giúp người công dân Việt thu được quyền Bầu và Ứng cử để chọn những người Tài và, nhất là Ðức, hầu thành hình một Chính Quyền thật sự ‘của Dân, do Dân và vì Dân’.

Hà Minh Thảo

Bài có liên quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Uu