Để đẩy mạnh cuộc vận động dân chủ tại VN từ hải ngoại


Lâm Lễ Trinh

CHÍNH TRƯỜNG MỸ VÀ LOBBY VIỆT

Từ nhiều năm nay, trong chính trường Hoa kỳ, việc quần chúng vận động ở hành lang (hay lobby) của Quốc hội để gây ảnh hưởng với các nhà làm luật là đề tài không ngớt tạo sóng gió.Những cá nhân, nhóm hay tổ chức nhận vai trò trung gian phụ trách công tác vận động được gọi là lobbyists.


Họ thay mặt cho nhiều loại đặc quyền , special interests, liên hệ đến các đại công ty thương mải, tổ chức nghề nghiệp, giới lao động thợ thuyền, ngành canh nông, lớp người tiêu thụ, những hội đoàn đấu tranh cho quyền lợi công cộng, văn hoá nghệ thuật, giáo dục, khoa học, an sinh xã hội..v..v...

Để đạt mục tiêu, lobbyists không ngại áp dụng mọi thủ đoạn.Hoạt động của họ gồm nhiều hình thức:tiếp xúc với nhân viên chính phủ, điều trần trước các ủy ban chuyên môn, ủng hộ quỷ bầu cử, cổ động và liên lạc bằng thư tín và điện thoại, liên kết với các tổ chức khác bênh vực cho quyền lợi giống nhau....

Công tác lobby là hình thức thiết yếu để công dân tham gia thủ tục làm luật. Quyền vận động lobby được Hiến pháp Hoa kỳ che chở: Tu chính án số 1 chẳng những bảo đảm quyền tự do ngôn luận và hội họp mà còn minh thị tuyên bố Quốc hội không thể xúc phạm đến “quyền của quần chúng thỉnh nguyện Chính phủ điều chỉnh các bất công, Congress shall make no law abridging..the right of the people to petition the government for a redress of grievances”.

Lúc đầu, danh từ lobbyists được dùng để chỉ các người lui tới nơi hành lang của chính quyền tiểu bang và liên bang để nói chuyện với nhân viên ngành lập pháp. Đối với phe ủng hộ phương pháp lobby, làm lobby là một hoạt động có tính cách tích cực và xây dựng, không liên hệ gì đến đạo lý hay luân lý, vì lobby đem tin tức đến và nhận tin tức từ Chính phủ, làm cho dể dàng sự trao đổi kiến thức và hiểu biết. Lobby khuyến khích công dân dấn thân vào việc nước và giúp nhà cầm quyền biết rỏ hơn dân ý, điều này bổ túc phương cách bầu cử. Sau hết, sự tranh luận và đụng độ giữa các nhóm gây áp lực trên hai mặt của một vấn đề cho phép nhà chức trách phán đoán tự do hơn.

Tuy nhiên, trong những năm về sau, giới lobby đả mở rộng tầm hoạt động để trở thành một sức mạnh lủng đoạn cả hai ngành lập pháp và hành pháp , vì thế bị công luận dị nghị và xem như có tính cách tác hại.Các nhóm được lobby đại diện , đả gây ảnh hưởng quá lớn nếu so với số thành viên thật sự của nhóm.Một ảnh hưởng chống lại ích lợi công cộng. Ngoài ra, hoạt động chìm của nhửng tổ chức vừa nói vuột ra ngoài sự quan sát của quần chúng.Kỷ thuật được các khối lobby áp dụng, từ việc đóng góp vào quỷ ủng hộ ứng cử viên đến sự vung tiền để thù tạc xã giao với nhân viên công quyền, không mấy được sạch sẻ, có thể nói bất hợp pháp. Tệ hại hơn nửa, các hoạt động lobby còn gây rối loạn trong bộ máy cai trị vì làm đình trệ những quyết định hệ trọng và gây bế tắc cho việc tiến hành chính sách.

Tình trạng trên đây thúc đẩy cử tri và giới truyền thông tại Mỹ đòi cải tổ vấn đề lobby để tái lập lòng tin của dân chúng đối với hệ thống lảnh đạo. Hai điểm chính được đặc biệt lưu ý: 1) Làm thế nào kiểm soát hữu hiệu các hoạt động lobby? Từ 25 năm nay, số người sống về nghề lobby gia tăng khủng khiếp, từ 6, 000 lên đến 60, 000 theo ước lượng của các cơ quan thống kê (đọc tập san Congressional Digest, Lobbying Reform Legislation, December 1994, Washington D.C.). 2) Phương thức giảm thiểu nạn tặng quà cáp cho nhân viên chính quyền.

CÁC LUẬT LỆ VỀ LOBBY CHO ĐẾN NGÀY 27.11.95

Quốc hội có quyền kiểm soát các cuộc vận động lobby bằng cách thông qua những đạo luật đặt ra qui tắc và qui định (rules and regulations) cần thiết.Sau đây, đại cương, là một số văn kiện hệ trọng được áp dụng cho dến cuối năm 1995:

1-Luật Liên bang về lobby, Federal Regulation of Lobbying Act of 1946. Điều kiện để hành nghề lobby là phải giữ sổ sách kế toán hợp lệ, gởi phúc trình mổi bốn tháng về Văn phòng Thư ký Thượng và Hạ viện và đăng ký tư cách lobbyist trước khi hoạt động. Theo án lệ US v. Harris, 1954, của Tối Cao Pháp Viện, được xem như lobbyist người nào a) kêu gọi, thu hay nhận tiền đóng góp b) với mục tiêu chính gây ảnh hưởng để xin thông qua hay bác bỏ một dự án luật tại Quốc hội c) bằng cách tiếp xúc trực tiếp với nhân viên ngành Lập pháp.Được miễn thủ tục đăng ký một số trường hợp, thí dụ như khi một công chức thi hành công vụ hay một nhà báo đại diện cho Toà soạn xuất hiện trước ủy ban chuyên môn của Quốc hội để bênh hay chống một dự án luật...

2- Luật về việc ký danh Đại lý ngoại quốc, Foreign Agents Registration Act hay FARA.Theo định nghỉa pháp lý, đại lý ngoại quốc là những người hành động nhân danh một Chính phủ nước ngoài, một đảng chính trị hay một thực thể, entity, ngoại bang. Luật buộc các đại lý , khi vận động cho thân chủ khách hàng, phải ký danh với Bộ Tư pháp và khai báo định kỳ mọi chi tiết thu xuất tài chính cùng với tài liệu phổ biến để tuyên truyền chính trị (political propaganda).Luật kê rỏ loại hoạt động cho phép.M”t số trường hợp được miễn đăng ký : nhân viên ngoại giao, lãnh sự, luật sư thi hành chức vụ....

3- Luật tu chính Byrd cấm xử dụng ngân khoản Liên bang để vận động lobby. Quốc hội đả thông qua tu chính do Nghị sỉ Byrd đề nghị :Các người vay nợ, nhận tài trợ của Chính phủ Liên bang hay ký hợp đồng doanh nghiệp hợp tác với Liên bang không được phép dùng số tiền này để chạy chọt với Quốc hội vì quyền lợi riêng tư. Luật còn buộc họ phải khai tất cả chi phí lobby thanh toán bằng ngân khoản không do Liên bang cấp và dùng vào việc vận động để được hưởng chương trình tài trợ của Liên bang.

4- Vấn đề nhân viên Liên bang hành nghề lobby sau khi rời nhiệm sở. Để tránh xung đột quyền lợi, một số cựu công chức của chính quyền Liên bang không được phép làm lobby với Quốc hội về một số vấn đề và sau một thời gian họ nghỉ việc. Lệnh cấm này áp dụng cho tất cả nhân viên ngành Hành pháp liên hệ đến lãûnh vực trước kia thuộc phần nhiệm của họ.Về những thành viên đã phục vụ trong Quốc hội, theo pháp qui, họ không thể nhận vận động cho bất cứ ai trước ngành Lập pháp một năm sau khi nhiệm kỳ chấm dứt.

5- Đạo tắc, Ethics Rules, áp đụng trong Quốc hội. Ngoài những đạo luật thành văn, statutory laws, chi phối hoạt động lobby và giới lobbyists, tại Thượng và Hạ viện còn có một số qui tắc đạo lý đem ra thi hành trong nội bộ Quốc hội. Các đạo tắc này không có tính cách cưởng bách đối với tư nhân nhưng ảnh hưởng rất mạnh trên tác phong của nhân viên Lập pháp.Về quà cáp.Luật năm 1989 mệnh danh Ethics Reform Act (ERA), cấm không được đòi hay nhận quà của cá nhân hay nhóm có việc tiếp xúc với Quốc hội.Kể từ ngày 1.1.1992, nhân viên Thượng và Hạ viện không được phép nhận tặng vật hay tiền mặt (trừ của thân quyến) tổng trị giá hằng niên quá 250 mỹ kim , việc định giá được xét lại mỗi năm chiếu theo luật Foreign Gifts and Decorations. Nếu phải du hành ngoài thủ đô Hoa Thịnh Đốn để dự lể lộc hay thu thập tin tức tài liệu, Dân biểu có quyền nhận bồi hoàn chi phí vận chuyển , ăn uống, khách sạn..v..v..cho thời khoản không quá bốn ngày liên tiếp (trường hợp đi trong xứ) và không quá bảy ngày liên tiếp (trường hợp xuất ngoại).Đối với Thượng nghị sĩ, chi phí được giới hạn cho ba ngày (nội địa) và bảy ngày (xuất ngoại).Mọi khoản tặng kim nào khác nhận của tư nhân bất luận dưới danh nghĩa gì, ngoài công phí được chính phủ thanh toán. đều là bất hợp pháp.

Về lệ phí dịch vụ, honoraria, và bồi khoản tư, private compensations. Chiếu theo qui tắc mới, mỗi khi nhân viên Hành pháp hay Lập pháp được mời đọc diển văn hay xuất hiện trước một tổ chức liên hệ đến quyền lợi của tổ chức này thì họ không còn được “ trả công” như trước. Tuy nhiên việc nhận bồi hoàn chi phí di chuyển, có thực và cần thiết, không bị cấm đoán. Bồi khoản mà nhân viên của lưởng viện Quốc hội nhận với tính cách “lợi tức thụ đắc bên ngoài, outside earned income” được xem như bất hợp lệ trên nguyên tắc.

TÂN LUẬT LOBBY NGÀY 27.11.95

Hệ thống luật trên đây có rất nhiều sơ hở.Bởi thế tài phiệt ở trong và ngoài Hoa kỳ đả khai thác triệt để với sự trợ giúp dấu tay của thành phần tham nhủng trong chính quyền.Dân biểu Christopher Shays (Cọng hoà, Connecticut), gần đây, xác nhận hiện nay có trên 50.000 lobbyists hoạt động lậu tại Mỷ, không đăng ký. Họ dùng một ngân khoản khổng lồ để làm chao đảo công tác lập pháp.Từ 45 năm nay, quần chúng lần hồi đả mất niềm tin và không còn hăng say đầu phiếu như trước. Điều này thấy rỏ trong nhửng kỳ bầu cử ở mọi cấp, tiểu bang và liên bang. Một số gương mặt mới như Ross Pérot, Colin Powell..đả thu hút được cảm tình của giới trung lưu, thanh niên và sắc tộc thiểu số mặc dù họ không có nhiều kinh nghiệm chính trị.

Quốc hội đãû ý thức trạng thái bất ổn nói trên.Năm 1991, đạo luật Ethics Reform Act được tu chính.Liên tiếp trong hai khoá họp vào tháng 5.1993 và tháng ba 1994, Thượng và Hạ viện ráo riết nghiên cứu biện pháp để điều chỉnh các tệ hại của lobby nhưng vào giờ chót, dự án luật bị đình hoản vì một số nghị sĩ Cọng hoà xử dụng tiểu xảo filibuster tức tranh luận dai dẳng.

Dưới áp lực của công luận, cuối cùng ngày 27 tháng 11 1995, Dân chủ và Cọng hoà môi đồng thuận bắt tay nhau thông qua dự án do bốn dân biểu Charles Canady (CH, Florida), Barney Frank (DC, Massachussetts), John Bryant (DC, Texas) và Christopher Shays (CH, Connecticut)bảo trợ.Thượng và Hạ viện bỏ thăm tán thành với đa số tuyệt đối, không có phiếu chống.

Sau đây, xin tóm tắc các điểm canh tân chính trong bản dự án:

1. Định nghỉa tư cách lobbyist.Được xem là lobbyist người nào không nhửng tiếp xúc trực tiếp với nhà cầm quyền(=điều khoản củ) mà còn liên hệ đến việc chuẩn bị và nghiên cứu tài liệu hay chương trình để ảnh hưởng đến chính sách (= điều khoản mới).

2. Thời gian làm lobbỵ.Được coi như hành nghề lobbyist nếu dành 20 phần trăm (hay trên nửa) thời gian làm việc có thù lao để hoạt động lobby.

3. Đăng ký và báo cáo.Luật buộc lobbyist phải ký danh tại Quốc hội , xuất nạp danh sách đầy đủ các khách hàng và báo cáo trung thực các đề tài đem ra vận động với ngành Lập pháp cùng với ngân khoản xử dụng.

4. Đặc miễn: Nếu thân chủ xài dưới 5000 mỷ kim trong 6 tháng vào công tác lobby hay nếu tổ chức tiêu dưới 2000 mỷ kim trong 6 tháng thì được miễn đăng ký

5. Tiền phạt: Mỗi lục cá nguyệt, lobbyist phải báo cáo công tác. Bất tuân, sẽ bị phạt cho đến 50, 000 mỷ kim.

6. Các tổ chức bất vụ lợi lảnh tài trợ của chính phủ liên bang không được phép làm lobby.Các công chức từng giữû chức vụ đại diện hay phụ tá đại diện thương mải cho Chính phủ Hoa kỳ bị cấm trọn đời không được hoạt động lobby cho những quyền lợi ngoại quốc.

Tổng thống Clinton tuyên bố hoan hỉ ký dự án luật trên đây mà ông cho là một sự thành công to lớn, chấm dứt nửa thế kỷ khủng hoảng vì “giúp tái lập lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ”.Luật mới được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 1.1.1996.Theo các chuyên gia, luật này vẫn còn một số khuyết điểm, đặc biệt trong phần miễn tiết lộ, disclosure exemption, đối với nhửng tổ chức mệnh danh “lobby đại chúng hay grass- roots lobbying”. Dù sao, một tiến bộ đãõ đạt được.Những vụ đầu phiếu sắp đến sẽ bị ảnh hưởng sâu rộng.Không sớm thì muộn, chính quyền phải canh tân luật bầu cử.Hoa kỳ là một quốc gia tạp chủng phát sinh từ chiến tranh cách mạng và trưởng thành trong khói lửa, qua chín cuộc đại chiến , với một truyền thống dân chủ vững chắc.Dân chủ là bí quyết và điều kiện để phát triển.Trong tác phẩm “A country made by war” (nxb Random House, New York, 1989), học giả Geoffrey Perret viết: “Tại nước Mỷ , ngày mai đả bắt đầu từ hôm qua, Tomorrow began yesterday”, ngụ ý rằng sự phát triển không ngừng và lòng tin tuyệt đối nơi lý tưởng dân chủ giúp cho đất nước này nhìn xa.

* *

Trung tuần tháng giêng vừa qua, vụ Trần Trường treo cờ CS và ảnh Hồ tại Quận Cam, miền Nam Californie đã tạo ra cơ hội hi hữu thức tỉnh cộng đồng người Việt. Lần đầu tiên từ 1975, các đoàn thể và mọi lớp người già trẻ biểu hiện cao độ tinh thần đoàn kết chống CS. Một Ủy ban mang tên “tổ chức Chiến dịch quốc tế vận Nhân quyền và Tự do tôn giáo cho Việt Nam” được thành lập tại San Jose gồm có đại diện thuộc các tín ngưởng và phần tử đấu tranh.

Ủy ban đã công bố một tâm thư ngày 22 tháng giêng để thông báo chương trình hoạt động sắp tới tại Hoa kỳ và Âu châu: biểu tình, hội thảo, tiếp xúc với báo giới, trình thỉnh nguyện thư cho các chính giới địa phương..v..v...Đây là những hoạt động nổi, hữu ích đoản kỳ, nặng về thông tin và tuyên truyền. Cần khai triển cuộc đấu tranh một cách sâu rộng và trường kỳ bằng cách xúc tiến lập gắp tại mỗi nước có người Việt di cư - một việc đáng lý phải làm từ lâu! – một khối lobby bên cạnh những nhà cầm quyền sở tại để vận động thực hiện bằng lá phiếu cử tri các mục tiêu chính và cấp thời của chúng ta như kêu nài Hànội thã hết tù nhân lương tâm, ban hành những tự do căn bản về báo chí, ngôn luận, tôn giáo, hội họp..., cho bầu cử tự do và lương thiện tại các địa phương.. Đúng vậy, mỗi lá phiếu – nếu biết xử dụng khôn ngoan – là một viên đá góp phần xây dựng Dân chủ, Nhân quyền tại VN. Không tốn kém tiền bạc. Chỉ cần tổ chức, kỷ luật và nhiệt tình. Qua lá phiếu, chúng ta áp lực quốc tế lắng nghe tiếng nói của người Việt bị áp bức và ủng hộ chúng ta dưới mọi hình thức.

Riêng tại Hoa kỳ, Hiến pháp đảm bảo cơ hội để người dân quyết định tương lai và vận mạng của mình. Bầu cử tự do và quyền lobby là hai phương tiện.

Các phương tiện này hiện ở trong tầm tay của khối người Mỹ gốc Việt. Nếu họ quyết tâm và biết xử dụng đúng cách thì đó là nhửng vủ khí vô cùng quý báu và hửu hiệu để tranh thủ cho Tự do và Dân chủ ở Việt nam.

Liệu đồng bào Việt chúng ta sẽ bỏ qua thời cơ nghìn năm một thuở này chăng ?

LÂM LỂ TRINH

Thủy Hoa Trang

Huntington Beach, California