Từ 30.4.1975 suy tư về chuyện tại làng Appomattox.

 Chuyện tại làng Appomattox.


Cách đây đúng 150 năm, Tướng Robert E Lee của quân đội miền Nam đầu hàng Tướng Ulysses Grant của quân đội miền Bắc, đánh dấu kết thúc cuộc nội chiến Hoa Kỳ đã làm hơn 7 trăm ngàn người thiệt mạng. Sở dĩ gọi là chiến tranh Nam Bắc là vì cuộc chiến diễn ra giữa hai phe: phe miền Bắc (còn gọi là phe liên bang) đứng đầu là Tổng thống Lincoln chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen và phe miền Nam chống lại chủ trương này.

Cuộc chiến Nam Bắc của Mỹ thường được nhắc tới qua những trận đánh đẫm máu giữa quân đội của hai phe: quân miền Bắc do tướng Ulysses Simpson Grant chỉ huy và quân miền Nam do tướng Robert Edward Lee cầm đầu. Tuy tướng Lee đã nhiều lần tấn công và gây tổn thất khá nặng cho đội quân của tướng Grant nhưng quân miền Bắc được sự hỗ trợ to lớn từ ngân sách liên bang và chiêu mộ được thêm nhiều quân số từ những người nô lệ da đen vừa được giải phóng nên cuối cùng quân miền Nam của tướng Lee phải chấp nhận thua trận.

KINH NGHIỆM LIÊN MINH VỚI ĐẾ QUỐC

 TS Lâm Lễ Trinh 


Thảm kịch của Việt Nam


KINH NGHIỆM LIÊN MINH VỚI ĐẾ QUỐC


Không thể ngẩng đầu cao nếu đi bằng đầu gối - S.T.Man

Trong tình yêu xứ sở, người dân Việt không những thiết tha mà còn lắm khi mơ mộng lý tưởng, sống toàn vẹn cho đại cuộc và không ngần ngại hy sinh vì đại nghĩa. Trong những thập niên 60 và 70, Hồ Chí Minh đã khai thác tận cùng đặc tính ấy để đẩy mạnh cuộc đấu tranh dành độc lập bằng cách tung ra nhiều khẩu hiệu nóng cháy và chiêu bài hấp dẫn .
Sau đó, kế hoạch tiến chiếm Miền Nam khởi đầu, với sự hỗ trợ của Nga, Tàu về vũ khí, chiến lược và tuyên truyền. Chế độ Hànội hô hào bịp bợm rằng chiến tranh ở Miền Nam là một nội chiến trong khi Bắc Cộng cõng rắn cắn gà nhà và dùng tay ngoại bang để gây điêu tàn cho đất nước. Gian xảo hơn nửa, ngày 12 tháng chạp 1960 chính quyền Hànội dựng ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam với Huỳnh Tấn Phát, Nguyển Hữu Thọ và nội bọn để tấn công Chính phủ Sàigon . Ngày 8 tháng 6.1969, Chính phủ G.P.M.N ra đời và sau đó được Hànội đưa tham dự Hội nghị Bá lê năm 1973.

Đảng phái chính trị trong cộng đồng dân Việt

 Nguyễn Quang


Đảng phái chính trị 

trong cộng đồng dân Việt

Nhờ ý thức mãnh liệt hơn về sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người, ngày nay hầu hết các nước trên thế giới, người ta cố gắng thiết lập một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng để bảo vệ quyền lợi cá nhân trong cộng đồng như quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do phát biểu ý kiến hoặc tự do tôn giáo nơi chốn riêng tư cũng như công khai. Tất cả đều nhắm đến bảo vệ người dân hay đoàn thể có quyền tham gia tích cực vào đời sống xã hội cũng như vào chính guồng máy quốc gia.
Sự khao khát sâu xa của con người muốn góp phần xây dựng xã hội sẽ tiến tới mức cao hơn với trách nhiệm đó là việc tổ chức các đoàn thể chính trị. Và con người thật sự văn minh khi biết tôn trọng chính kiến hay tôn giáo khác với mình. Đồng thời có sự cộng hưởng hài hoà giữa các công dân chứ không hà tất chỉ dành cho một nhóm ưu đãi.

RSF: Việt Nam tăng cường kiểm soát mạng xã hội, tiếp tục không có tự do báo chí

RSF: Việt Nam tăng cường kiểm soát mạng xã hội,  tiếp tục không có tự do báo chí

Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 6 quốc gia có ít tự do báo chí nhất trên thế giới, theo đánh giá mới được tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố, trong đó nhận định rằng quốc gia do Đảng Cộng sản cầm quyền tăng cường kiểm soát mạng xã hội và tiến hành một làn sóng bắt giam các nhà báo độc lập trong năm qua.

Trong số 180 quốc gia được đánh giá trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2021 của RSF được đưa ra hôm 20/4, Việt Nam xếp hạng 175 và nằm trong nhóm các quốc gia, gồm cả Trung Quốc và Triều Tiên, được coi là có “tình trạng rất tổi tệ” đối với môi trường báo chí. Đây cũng là thứ hạng mà Việt Nam được đánh giá trên chỉ số 2020, tăng một bậc so với một năm trước đó.

ĐỨC CHA RETORD LIÊU VỊ GIÁM MỤC CỦA THÁNH GIÁ

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC  NGÔ QUANG KIỆT PHÁT BIỂU VỀ

ĐỨC CHA RETORD LIÊU VỊ GIÁM MỤC CỦA THÁNH GIÁ


https://www.facebook.com/113256459010644/posts/1501347673534842/


Chiến lược phát triển Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn nguyên giá trị.

 Chiến lược phát triển Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn nguyên giá trị.

Nguyễn Quang Duy

Ngay từ khi thành lập ngày 26/10/1955, Việt Nam Cộng Hòa chọn con đường phát triển xã hội lấy con người (người dân) làm trọng tâm và tự chủ quốc gia làm mục tiêu chiến lược, nên đến nay vẫn còn nhiều ảnh hưởng để chúng ta tìm hiểu và học hỏi.

Tự cung tự chủ

Trong thời thuộc địa người Pháp tập trung xây dựng kỹ nghệ ở miền Bắc Việt Nam, nên ngay khi thành lập Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã hướng đến phát triển kỹ nghệ nhẹ và kỹ nghệ tiêu dùng phục vụ nhu cầu quốc nội.

Ý nghĩa của tên gọi Việt Nam và định hướng văn hóa

 

GS Nguyễn Đăng Trúc


Ý nghĩa của tên gọi Việt Nam và định hướng văn hóa


1-       Ý nghĩa của tên gọi Việt Nam
Khi nêu lên câu hỏi ý nghĩa tên gọi Việt-Nam, tên gọi của quốc gia chúng ta hôm nay, hẳn nhiên cần phải ghi nhận những sự kiện lịch sử khách quan liên hệ đến việc chọn lựa danh hiệu nầy. Nhưng, trong khuôn khổ chuyên môn nghiên cứu của tôi, tôi không đủ khả năng để đi sâu vào những chi tiết có tính cách thuần lịch sử. Thật  đáng tiếc!
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về  văn hóa Việt-nam, tôi có đọc được một bản văn mà tôi đánh giá là có giá trị văn hiến làm nền cho tư tưởng truyền thống dân tộc -  Truyện  Họ Hồng Bàng trong tác phẩm Lĩnh Nam Chích Quái do Vũ Quỳnh hiệu chính và xuất bản vào mùa thu năm 1492 -, và truy tìm được nghĩa của hai từ Việt và Nam trong khuôn khổ văn hóa tư tưởng mà bản văn nầy muốn chuyển tải.

Tiếng chuông cảnh giác các tín hữu Công giáo về sự hiệp nhất

 Tiếng chuông cảnh giác các tín hữu Công giáo về sự hiệp nhất


Trong vòng 10 ngày qua, vấn đề chia rẽ trong Giáo Hội Công Giáo lại được một số vị lãnh đạo Công Giáo nói đến, như tiếng chuông cảnh giác các tín hữu cần luôn luôn cố gắng bảo tồn sự hiệp nhất

 Đức Hồng Y Cantalamessa

 Thực vậy, trong nghi thức tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 2/4/2021 vừa qua do Đức Thánh Cha chủ sự tại Đền Thờ Thánh Phêrô, như thường lệ, ngài không giảng, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, 87 tuổi, dòng Cappucchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng từ 41 năm nay, đã đề cập đến vấn đề chia rẽ nơi các tín hữu Công Giáo.

Lắng Nghe  Và  Tôn Trọng Kẻ Khác  

 TS Nguyễn Văn Thành 


Lắng Nghe  Và  Tôn Trọng Kẻ Khác  

« Thầy không kết án ai cả » (Ga 8, 15-16)

Tất cả sinh hoạt thường nhật của con người có thể được phân chia thành bốn lãnh vực hoàn toàn khác nhau, nhưng bổ túc và giao thoa chằng chịt với nhau một cách mật thiết :
Lãnh vực thứ nhất là khảo sát và ghi nhận THỰC TẾ, với bao nhiêu sự kiện cụ thể và khách quan, đang xảy ra trong môi trường sinh sống hằng ngày. Chúng ta thực thi công việc nầy, một cách đặc biệt với ba giác quan chính yếu là Thị, Thính và Xúc giác.

MYANMAR: TƯƠNG LAI NÀO?

MYANMAR: TƯƠNG LAI NÀO?

 Bs Nguyễn Đan Quế 

Cao trào Nhân Bản 


 Hai tháng thẳng tay đàn áp phong trào bất tuân dân sự, quân đội Miến đã giết trên 500, bỏ tù hơn 3000. Để bảo toàn tối đa, người biểu tình rất linh động như bấm còi khi chạy xe, khua nồi niêu xong chảo vang trời trên các chung cư, chất rác ra đường thành đống, hẹn nhau biểu tình vào sáng sớm tinh mơ hay đêm khuya khoắt mờ ảo, phơi quần đàn bà phấp phới trên dây giăng hàng loạt ngang đường, cả đoàn dàn xe gắn máy chạy hàng ngang với biểu ngữ giương cao...

Mười bước để trở thành cường quốc hạt nhân

 Mười bước để trở thành cường quốc hạt nhân

Geoff Brumfiel
Một trái bom hạt nhân có thể huỷ diệt kẻ thù trong nháy mắt.
Nhưng quan trọng hơn là nó cho phép một quốc gia giương oai diễu võ trên diễn đàn quốc tế.
Cho tới nay, mới chỉ có tám quốc gia từng chính thức nhấn nút cho nổ vũ khí hạt nhân, gồm năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Hoa Kỳ, Anh, Nga, Trung Quốc, Pháp, và Israel, Ấn Độ, Pakistan.

30 năm chính-sách của Đảng CSVN đối với Giáo-hội Công-giáo 

 30 năm chính-sách của Đảng CSVN


đối với Giáo-hội Công-giáo 

1975 - 2005
Phạm Hồng Lam

Cần xác-định là chính-sách của Đảng CSVN (Đảng) chứ không của Nhà-nước Việt-nam. Là vì từ 1954 trên miền Bắc và sau 1975 trên cả nước, Việt-nam thực-tế vẫn nằm trong tình-trạng chuyên-chính của Đảng cộng-sản. Một chế-độ đảng quản. Hiến-pháp (1980 và 1992) xác-định đều đó. Điều 4 Hiến-pháp (1992)[1] khẳng-định sự độc-quyền của Đảng và cho phép tổ-chức này đứng trên cả mọi cơ-chế nhà-nước.

Liệu Hoa Kỳ có thể tiếp tục lãnh đạo thế giới ?

 Liệu Hoa Kỳ có thể tiếp tục lãnh đạo thế giới ?

Nguyễn Quang Duy


Tổng thống Joe Biden muốn thực hiện chính sách 'nước Mỹ trở lại' tăng cường sự lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới nên tình trạng đối đầu Mỹ-Trung ngày càng khốc liệt.

Như thế liệu Chính phủ Biden có thực hiện được ý muốn hay lại lâm vào “bế tắc” như các chính phủ tiền nhiệm trước đây?

Chính phủ Obama

Chiến lược xoay trục Thái Bình Dương mở đầu những thay đổi về chính sách đối ngoại, chuyển trọng tâm về khu vực Á Châu, bao vây kinh tế và kềm hãm tình trạng trỗi dậy của Bắc Kinh.

Ngày Gặp Gỡ Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại lần thứ 2

Ngày Gặp Gỡ Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại lần thứ 2

tại Bruxelles, Vương quốc Bỉ

Video NGGVNVNHN 11

https://www.youtube.com/watch?v=LOQz9Y2m7Sg&list=PLga6K-mhf-OXEdEYe-gPz-RkXm8fqSR-c&index=12

Ngày Gặp Gỡ Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại – Lần 2. Phần 11 : Lời Chào Khai Mạc - Nguyễn Đăng Trúc

Video NGGVNVNHN 12

https://www.youtube.com/watch?v=LWiRZUkw-lk&list=PLga6K-mhf-OXEdEYe-gPz-RkXm8fqSR-c&index=13&t=34s

Ngày Gặp Gỡ Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại – Lần 2. Phần 12 :Thuyết trình : Vai trò người phụ nữ trong văn hóa dân tộc - Hòa Thượng Thích Như Điển