BÀI HỌC LƯU VONG VÀ PHỤC QUỐC

  

BÀI HỌC LƯU VONG VÀ PHỤC QUỐC


TS Lâm Lễ Trinh 


« Hãy hành động như không thể nào thất bại »
               (Winston Churchill)

Trong lịch sử oan nghiệt của Miền Nam Việt Nam, Dương Văn Minh là nhân vật duy nhứt được thời cuộc đưa hai phen lên ngôi Quốc trưởng. Lầân đầu, vào tháng 11.1963, với sự hổ trợ của Hoa kỳ, sau khi chỉ huy cuộc đảo chính thành công chống Tổng thống Ngô Đình Diệm. Lần thứ hai, tháng 4.1975, dựa vào áp lực của Cộng sản Bắc Việt. Ôâng tại chức không đầy ba hôm.
          
Lúc sanh tiền, Đại tướng Minh từng tuyên bố với thân hữu rằng ông hãnh diện cứu Sàigòn thoát khỏi cảnh tấm máu như Thống chế Philippe Pétain của Pháp, 84 tuổi, đã hàng đầu Hitler để tránh cho Paris bị san thành bình địa. Bối cảnh chính trị của  VN Cọng hoà năm 1975 và nước Pháp năm 1940 không hoàn toàn giống nhau. Cá nhân tướng Minh và Pétain cũng có điểm khác biệt. Pháp bại trận đã phục quốc vẻ vang nhờ tài lãnh đạo của Charles de Gaulle. Tháng 4.1945, Quốc trưởng Pétain bị Toà Tối cao Pháp quốc tuyên án tử hình về tội hợp tác với giặc. Án được đồi thành khổ sai chung thân, Pétain chết già tại đảo Yeu năm 1951. Tướng Minh được Võ Văn Kiệt cho phép xuất ngoại năm1982 và Hoa kỳ cho lưu trú tại Pasadena, Californie, nơi mà ông qua đời ngày 6.8.2001, lúc 86 tuổi. Ông Minh sống tự do cho đến cùng, chỉ bị tiếng đời dị nghị là một hàng tướng.
            Trên ba triệu người Việt đã bỏ xứ ra đi và hiện sống trong giấc mơ hồi hương. Nhiều đoàn thể quốc gia ở hải ngoại đang tích cực đấu tranh để giải thể chế độ CS. Việt Nam có một Dương Văn Minh đóng vai trò Pétain bạc bẻo nhưng chưa tìm ra một anh hùng giải phóng với tầm vóc De Gaulle. Nghiên cứu cuộc đời đấu tranh sóng gió của vị tướng lưu vong này qua những thử thách nước Pháp trực diện, chúng ta thu thập nhiều bài học bổ ích cho công cuộc phục hồi Quê hương.
            De Gaulle liên hệ khá sâu với VN: Tháng 2.1941, De Gaulle và Uûy ban Alger hội nghị ở thủø đô Congo và cho phổ biến bản Tuyên cáo Brazzaville hoạch định chính sách thuộc địa mới của nước Pháp và hứa cho năm xứ Đông Dương (Nam kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ, Lào và Miên) được hưởng quy chế tự trị rộng rải trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp. Mặt khác, để thay thế  Bảo Đại thoái vị cuối tháng 8.1945 trao quyền cho Mặt trận Việt Minh, De Gaulle chuẫn bị phục hồi phế đế Duy Tân bị đày năm 1916 ra đảo La Réunion với vua cha Thành Thái. Hai kế hoạch nêu trên bị hủy bỏ vì bản Tuyên cáo Brazzaville trở thành lỗi thời, các thuộc địa đòi độc lập hoàn toàn, hơn nữa Hoa kỳ can thiệp trực tiếp vào VN với giải pháp Ngô Đình Diệm. Mặt khác, ngày 26.12.1945, Duy Tân tử nạn, chiếc máy bay chở ông rớt tại Bassako, thuộc Cọng hoà Trung Phi, trong trường hợp đầy nghi vấn.
         Năm 1965, Chính phủ Thủ tướng Nguyẽn Cao Kỳ đọan giao với Pháp, tại Sàigòn chỉ còn Văn phòng Tổng lãnh sự Joseph Lambroschini hoạt động. Tại Hoà đàm Paris, de Gaulle chẳng những không tiếp vợ chồng Phó Tổng thống Kỳ mà còn hỏi khinh thị: « Qui est Kỳ ? Kỳ là ai? » Năm 1966. Quốc vương Sihanouk tiếp đón trọng thể Tổng thống de Gaulle tại Cam bốt. Từ Phnom Penh, de Gaulle kêu gọi trung lập hoá Đông Dương để chấm dứt chiến tranh. Nguyễn Cao Kỳ tổ chức biểu tình chống đối rầm rộ ở Sàigòn.
            Kinh nghiệm Charles de Gaulle nên được xét dưới hai khiá cạnh: 1) De Gaulle, người công dân yêu nước và nhà nghiên cứu quân sự.  2) De Gaulle trong vai trò lãnh tụ phục quốc có viễn kiến.
A-    De Gaulle, người công dân yêu nước và nhà nghiên cứu quân sự
     De Gaulle (1890-1970) sanh tại Lille, trong một gia đình quý tộc khiêm nhường, thiếât tha hãnh diện về nước Pháp, cha là Henri de Gaulle, giáo sư dạy Triết và Toán, mẹ là một tín đồ Công giáo thuần thành, tậân tâm giáo dục bốn con trai và một gái. Tác người cao lớn, mũi hếch giống Cyrano de Bergerac, lầm lì ít nói, chàng thanh niên Charles de Gaulle mê say đọc hồi ký Mémoires d’outre-tombe của Chateaubriand và, như các bạn đồng thế hệ, chịu ảnh hưởng sâu đậm của những nhà văn thuộc khuynh hướng ái quốc như Maurice Barrès, Charles Péguy, Henri Bergson, Kant, Nietzsche…Tuy có khiếu về triết học và văn chương, De Gaulle không do dự chọn con đường binh nghiệp để trả nợ núi sông. Năm 1912, tốt nghiệp trường Quân sự Saint Cyr, thiếu úy De Gaulle được bổ về Tiểu đoàn 33 Lục quân dưới quyền của đại tá Philippe Pétain. Giữa hai sĩ quan nảy sinh một sự tương kính thành thật, de Gaulle khâm phục những sáng kiến chiến thuật của cấp chỉ huy; Pétain nể trọng trí thông minh của viên sĩ quan đàn em đôi khi tỏ ra quá tự tin và ngạo mạn. Trong Đệ nhứt thế chiến, bị thương ba lần năm 1917 tại Verdun, bị bắt làm tù binh tại đồn Ingolstadt và ba lần mưu toan vượt ngục, de Gaulle tỏ ra can đảm một cách lạnh lùng trước những tình huống nguy kịch, khiến các đồng đội khâm phục. Năm 1924, De Gaulle xuất bản tác phẩm đầu tiên «La Discorde chez l’ennemi, Mối bất hòa phiá địch thủ » ghi lại những bài học từ sự thất bại của Đức quốc. Từ đó, de Gaulle bắt đầu lưu ý đến chính trị. Đối với ông, Quân đội chỉ là một phương tiện cai trị, vấn đề cai trị mới là chính yếu.
            Sau Đệ nhứt thế chiến, Đại úy de Gaulle được gới qua Varsovie trong phái đoàn quân sự của tướng Maxime Weygandù. Ông dạy môn chiến thuật lục quân tại Ba Lan và sau đó, tại Saint Cyr. Năm 1920, ông lập gia đình  với Yvonne Vendroux, bảo vệ quyết liệt đời sống riêng tư và có ba con, Elisabeth, Philippe và Anne.
            Từ 1920 cho đến 1944, De Gaulle tranh đấu hăng say để cải tổ bộ máy Quốc phòng bệ rạc Pháp. Những phát biểu của ông cổ võ cho phương pháp tấn công uyển chuyển, thích hợp cho một hình thức chiến tranh tương lai di động và chớp nhoáng, không gây nhiều cảm tình trong giới giảng viên.
           Thập niên 30, de Gaulle nổi danh với một số tác phẩm chính trị lẫn quân sự như  «Le Fil de l’Eùpée »  (1931), «Vers l’armée de métier » (1934), « La France et son armée » (1945)….Ông thúc dục Chính phủ thành lập một quân đội cơ giới hoá với những sư đoàn thiết giáp đặc biệt, chỉ huy bời sĩ quan chuyên nghiệp. Theo ông, một Không lực hùng hậu cọng với đơn vị chiến xa di động mau lẹ sẽ giúp phòng vệ hữu hiệu hơn các chiến lủy lọai Maginot. Chủ trương của de Gaulle gặp sự chống đối của giới quân sự và các lãnh tụ tả khuynh vì họ ngại một quân đội chuyên nghiệp có thể trở thành một khí cụ chính trị nguy hiểm.
B - De Gaulle, nhà lãnh tụ lưu vong phục quốc có viễn kiến
            Đệ nhị thế chiến bùng nổ trong lúc đại tá de Gaulle chỉ huy một trung đoàn thiết giáp ở Alsace. Tháng 4.1940, với cấp bực thiếu tướng, de Gaulle được giao trách nhiệm điều chỉnh gắp Sư đoàn 4 Thiết giáp để chận (một cách vô vọng ) làn sóng xâm nhập của Đức quốc xã. Ngày 6.6.1940, Thủ tướng Paul Reynaud – người từng ủng hộ nồng nhiệt kế hoạch canh tân của de Gaulle khi ông là Dân biểu Hạ viện – bổ nhiệm de Gaulle vào chức thứ trưởng Quốc phòng. De Gaulle chống đối việc đầu hàng địch và đề nghị Chính phủ rút qua Bắc Phi để tiếp tục chiến đấu.
         Thống chế Pétain thay Reynaud. De Gaulle đào thoát qua Luân đôn. Ngày 17.6.1940, từ Vichy, Pétain xin đình chiến. Hôm sau, 18 tháng 6, lúc sáu giờ chiều, trên đài BBC, với gương mặt tái xanh, de Gaulle tuyên bố nước PËháp chưa thua hẳn và kêu gọi dân Pháp tiếp tục chiến đấu. Tháng 7.1940, một Toà án Quân sự Pháp tuyên án tử hình de Gaulle.
        De Gaulle lẽ loi. Phần đông còn tin nơi Pétain hay – như Jean Monnet – nơi Hoa kỳ. Cô đơn hay không, de Gaulle nhận thức rỏ sứ mạng của mình: «Trong giờ phút này, tệ hại nhứt của lịch sử, tôi có trách vụ đứng ra gánh vát nước Pháp. »   27 năm sau,de Gaulle viết: « J’ai épousé la France en 1940. » « Gánh vát nước Pháp» có nghĩa bảo toàn danh dự, chủ quyền và các lãnh địa của Pháp. Một trách nhiệm quá nặng đối với một người tị nạn vô danh, không có phương tiện trong tay, không có đồng chí. De Gaulle không muốn đặt Tổ quốc trong một hoàn cảnh nhục nhã, dưới sự che chở của Anh quốc, theo lệnh Winston Churchill. Giài pháp duy nhứt của kẻ yếu thế, theo ông, là tỏ ra cương nghị, quyết tâm không lay chuyển. « Bằng cách hành động như kẻ vô địch bảo vệ không nhân nhượng chủ quyền Quốc gia, tôi mới có thể dành được sự nể trọng của ngoại bang.» (Hồi ký).
         De Gaulle tiếp tục chiến đấu nhân danh một nưóc Pháp Tự do chưa hình thành. Ông phải tạo nó ra, giữ gìn nó qua tất cả bao nhiêu nổi thất vọng, kiên trì bảo vệ nó chống đồng minh lẫnø kẻ thù; và khi cuộc chiến kết thúc, chuyển nó thành một Chính phủ lâm thời đủ sức mạnh để tránh cho nước Pháp những xáo trộn hiểm nguy trong giai đọan và sau ngày Giải phóng. Thực hiện được kỳ công này, de Gaulle bị tất cả ghét bỏ, ngay cả trong hàng ngũ gaullistes. Không ai ngạc nhiên vì de Gaulle không có thói quen chạy tìm sự ngưỡng mộ của quần chúng.
          Từ những bước đầu, de Gaulle đụng chạm với các bạn người Anh. Chính phủ Luân-đôn mộ lính gốc Pháp để sung vào Quân đội Hoàng gia, vì thế gây trở ngại cho việc thành lập Lực lượng Pháp Tự do. Tháng 8.1940, Lực lượng này chỉ có 7000 tay súng, đặt dưới quyền Bộ Quốc phòng Anh quốc, các chiến hạm Pháp đào tẩu cũng phải nhập vào Hải quân Royal Navy, thật là một cảnh não lòng ! Mùøa hè 1940, tổ chức France Libre gồm võn vẹn vài ngàn chiến sĩ và le ngoe một số thầy rùa quây quần xung quanh một lãnh tụ cao nhồng nhồng như cây tre miểu. Qua mùøa thu, các thuộc địa Phi châu và Océanie bắt đầu hàng phục de Gaulle, gây thêm uy thế. Một Uûy ban Bảo vệ Lãnh thổ và tiếp theo một Bộ Tổng Tham mưu được thiết lập. Chính phủ Pétain, chi phối bởi Đức quốc xã, bị xem như vi hiến. Trong lúc chờ đợi tuyển cử, Hội đồng (lưu vong) Quốc gia Kháng chiến Pháp là cơ chế hợp pháp duy nhứt.  Điều này chưa hẳn có tính cách thuyết phục phe Đồng minh.
          Bang giao de Gaulle – Winston Churchill không mấy thân mật. Cơ hội bất hoà không thiếu: việc tuyển mộ các ngừơi Pháp Tự do, Hải quân Hoàng gia đánh chìm một hạm đội Pháp tại Mers-el-Kébir, sư can thiệp khả nghi của quân Anh trong các thuộc địa Pháp….Churchill đặt Anh quốc trên quyền lợi Pháp. Dư luận Anh từ chối xem de Gaulle như nhà lãnh đạo Chính phủ Pháp. Cho đến ngày Paris được giải thoát, Churchill không tin phong trào gô-lít thật sự lớn mạnh.
            Về phần Roosevelt, ông vẫn coi Chính phủ Pétain như hợp pháp và không thích de Gaulle ra mặt. Roosevelt thường chế diễu de Gaulle như một nhà độc tài tập sự, một xếp phát-xít “bao vây bởi một nhóm điệp viên nazis.” Sử liệu còn tiết lộ Roosevelt ra lịnh cấm thông tri cho de Gaulle hay kế hoạch Đồng minh đổ bộ tháng 11.1942 ở Bắc Phi (thuôc chủ quyền Pháp) và ngay cả Normandie. De Gaulle đã phản ứng với lời lẽ bực dọc {“La France n’est pas une colonie! Nước PËháp không phải là một thuộc địa!”), đặc biệt khi chủ quyền Pháp bị xem thường. Mối giao hảo  với Anh và Mỹ trở nên nặng nề.
            De Gaulle cực lực chống quyết định Anh-Mỹ bổ Đề đốc Jean Francois Darland (đại diện của Chính phủ Vichy) làm Tổng Quản trị Bắc Phi. Hoa Thịnh Đốn công khai ủng hộ tướng Giraud thay Darland bị ám sát.  Giraud không thiện cảm với de Gaulle mà ông gọi một cách khinh miệt “mon petit de Gaulle…”. Tháng 5.1943, de Gaulle dời tổng hành dinh về Alger và tổ chức Hội đồng Giải phóng Quốc gia đại diện cho tất cả các người Pháp Tự do. Hai vị tướng này đồng chủ tọa. Mười tháng sau, de Gaulle loại Giraud ra khỏi Hội đồng, lôi cuốn về phía mình một số ủng hộ viên thượng thặng của đối thủ  như Jean Monnet và Couve de Murville.
         Các Tổng trưởng và Uûy ban Tư vấn của Hội đồng Giải phóng Quốc gia  nghiên cứu các cải tổ xã hội và kinh tế của Cọng hoà Pháp tương lai.Nhưng de Gaulle bắt đầu nói tới một bản Hiến pháp lý tưởng khả dĩ bảo vệ “một chính phủ mạnh và sự ổn định đòi hỏi bởi uy quyền Quốc gia và thanh danh nước Pháp.” – một Hiến pháp dành nhiều quyền cho Tổng thống  thay vì cho một Viện Dân biểu bất lực và chia rẽ.
          De Gaulle phản ứng giận dữ khi hay Roosevelt định đặt nước Pháp dưới sự quản trị của “Chính phủ Quân sự Đồng minh tại những Lãnh thổ chiếm đóng, Allied Military Government in Occupied Territories hay AMGOT”.
Roosevelt viết thơ cho Churchill: “Về de Gaulle, tôi không biết phải làm gì? Ông có thể bổ nhiệm y Thống đốc Madagascar hay không?” Mọi giông tố đổ dồn trên đầu Churchill. Bựïc mình, vị Thủ tướng Anh nổ to: “Cho ông biết: giữa Roosevelt và ông, tôi sẽ luôn luôn chọn Roosevelt!” Nhân viên AMGOT không có thời giờ nhậm chức. Tại những vùng giải phóng, các đại diện gaullistes thay thế dễ dàng và mau lẹ các đại diện vichystes. Quần chúng Paris tiếp đón ngày 25.2.1944 de Gaulle như một cứu tinh dân tộc và tặng cho ông biệt danh “Người của 18 tháng 6”. Nhiều tự ái, bướng bỉnh và đầy hấp lực, de Gaulle là một biểu tượng làm cho nước Pháp hãnh diện.
       Quyết định đầu tiên của de Gaulle là giải tán các đơn vị kháng chiến Cộng sản. Đồng minh vẫn chưa đối xử công bằng: de Gaulle không được mời dự ngày D-Day Đồng minh đổ bộ Aâu châu và cả hai Hội nghị Yalta và Postdam. Ngày 14.6.1945, de Gaulle đến Âu châu, một tuần sau Đồng Minh. Anh và Mỹ chỉ công nhận chính phủ de Gaulle vào tháng 10.1945. Trong một buổi họp báo, de Gaulle xỏ ngọt: « Chính phủ Pháp vưà ý được người ta vui lòng gọi chính danh ! »  Pháp có một bản Hiến pháp mới không đúng theo ý niệm của de Gaulle vì trao nhiều quyền cho một Viện Dân biểu đa đảng. De Gaulle được bầu làm Tổng thống với đa số tuyệt đối.
       Tuy có những yếu tố để trở thành một lãnh tụ độc tài, de Gaulle không quan niệm thể chế toàn trị thích hợp với nước Pháp. Ngày 21.1.1946, ông từ chức: «Thể chế đa đảng chuyên chế tái xuất. Tôikhông đồng ý. Tôi rút lui ». Quyết định này chứng minh tinh thần dân chủ của de Gaulle. Lãnh tụ CS Maurice Thorez phê bình khâm phục: « Đó là một sự ra đi không thiếu tính cách cao thượng ! » Thật ra sự từ chức này là một kế sách. De Gaulle về mài gươm chờ thời 12 năm tại Colombey-Les-Deux-Eùglises, viết hồi ký L’appel (1954), L’Unité (1956) và Le Salut (1959), ông thành lập đảngRassemblement du Peuple Français hay RPF.
           Đệ tứ Cọng hoà Pháp càng ngày càng tuột dốc: lạm phát nặng, mất thuộc địa Đông Dương, tướng lãnh tại Algérie nổi lọan, nguy cơ nội chiến bùng nổ năm 1958…Vói những lý do khác nhau, cách thành phần xã hội Pháp – một lần nữa - hướng về anh hùng de Gaulle. Tháng 6.1958, tình hình nguy kịch. Tổng thống Đệ tứ Cọng hoà kêu cứu. De Gaulle tái xuất giang hồ, đặt điều kiện: Viện Dân biểu phải đích thân mời thỉnh và de Gaulle nhận chức chỉ trong sáu tháng, thời gian cần để ban hành Hiến Pháp mới. Mọi đòi hỏi được chấp nhận. Ba tháng sau, Hiến pháp ra đời. Đệ ngũ Cọng hoà là một cọng hoà theo Tổng thống chế, quyền hạn của Quốc hội bị giới hạn, Đảng Gaulliste chiếm đa số, Michel Debré làm Thủ tướng. De Gaulle hưởng nhiều đặc quyền như bổ nhiệm Nội các, giải tán Quốc hội, cho trưng cầu dân ý các dự án luật nếu cần, chỉ huy trực tiếp Bộ Ngoại giao và Quốc phòng, có toàn quyền trong trường hợp nguy khổn quốc gia..v…v.. Dư luận quốc nội và hải ngoại tỏ ra quan ngại về việc tập trung quá nhiều quyền trong tay Tổng thống. Tuy nhiên de Gaulle không lợi dụng và  chỉ hành động theo nhu cầu tình thế. Nhóm sĩ quan bất phục tùng thành lập Tổ chức bí mật của Quân đội, Organisation secrète de l’Armée hay OAS. Bị mưu sát hụt nhiều lần, De Gaulle không nao núng. Dưới vỏ ngoài cứng rắn, bất chấp dư luận, ẫn nấp một de Gaulle chân thật, có nhiều nhân tính, dễ chán nản, rất trí thức…
         Công lớn của de Gaulle đối với Tổ quốc là cứu vãn danh dự nước Pháp năm 1940, bảo đảm dân chủ năm 1944 (từ chối trở nên đôc tài và vô hiệäu hoá đảng Cộng sản) và tránh cuộc nội chiến năm 1958. Tháng 6.1968,tuy không mấy sốt sắng, cử tri tái bầu cho de Gaulle và đảng RPF, thành trì chống hỗn loạn. De Gaulle chủ trương Pháp lãnh đạo Aâu  châu để thể hiện sứ mạng văn minh của mình. Theo ông Pháp phải độc lập đối với Aâu châu và Hoa kỳ (điều mà nhiều người Pháp coi như không tưởng), tự do quyết định chính ngoại giao (= công nhận Trung cộng nếu muốn) và tự do điều khiển quốc phòng (như chế tạo bom nguyên tử của mình). De Gaulle không thích cho Pháp tham gia Tổ chức phòng thủ chung Aâu châu hay OTAN và Thị trường chung Aâu châu hay Marché Commun  vì Pháp không được ngang hàng quyết định về chính trị, ngoại giao và  chiến thuật.
            Trong vòng 50 năm hay một thế kỷ tới, di sản và con người de Gaulle sẽ được hai cánh ủng hộ và chống đối thẩm định công minh. De Gaulle lo âu về tương lai. Ông mong đã đẩy nước Pháp lên đủ cao để khi rơi xuống, đất nước mến yêu của ông ít nữa cũng ở vào một vị trí có thể chấp nhận.
C - Lưu vong trui rèn người tân lãnh tụ Việt Nam.
         Người tân lãnh tụ đuợc dân VN chọn lựa trong thời kỳ hậu CS để lèo lái quốc gia sẽ là – mong thay - một gương mặt đấu tranh già dặn xuất thân hoặc từ hàng ngũ chiến sĩ dân chủ trong nước,  hoặc từ nhóm lưu vong ở hải ngoại. Tôi không nghĩ y bắt buộc thuộc thành phần võ biền. Giai đoạnï phục quốc sắp tới, thật vậy, không hẳn đòi hỏi một cuộc đổ máu mới mà dân Việt và thế giới ngao ngán sau nhiều thập niên Nam, Bắc phân tranh. Trong thế giới tân tiến ngày nay, có nhiều phương thức hữu hiệu hơn súng ống nếu xử dụng đúng mức. Trường hợp chúng ta không phải là trường hợp “mất nước” như Pháp năm 1940 mà là trường hợp phục hồi chủ quyền phe quốc gia dân chủ trong tay của chế độ toàn trị Cộng sản Việt nam.
          Để giúp Đất nước phát triển (vì phát triển là vấn đề sống chết đối với dân tộc VN), một lãnh tụ lão luyện về kinh tài và chính trị rất cần thiết trong tương lai. Kinh nghiệm những năm gần đây cho thấy tại nhiều xứ vừa thoát khỏi nội chiến và ách toàn trị, thế hệ lãnh đạo phần đông thuộc về loại này.    
          Hậu thuẩn của quần chúng chưa đủ, phải có thêm cái thế quốc tế.  Muốn được dân trong nước và thế giới bên ngoài công nhận, người lãnh tụ cần chứng minh những đặc tính về đạo đức lẫn trí tuệ. Một nhà lãnh đạo thành công phải vừa là một diễn viên và một nhân chứng, lắm khi một nạn nhân của lịch sử, trui rèn trong thử thách. Winston Churchill từng nhận xét: “Thành công là đi từ thất bại này qua thất bại khác mà vẫn không mất sự hăng say.” Mỗi vấp ngã là một bài học mới. Nhà lãnh đạo đối đầu với nghịch cảnh mà không buông xui, thắng cuộc mà không ỷ lại, gắn liền thân phận cá nhân với sự tồn vong của xứ sở. Vẫn sáng suốt bám chặt vào cái gốc nhân dân mà sự phúc thịnh tạo ra chính nghĩa. Cần thấy xa, hiểu rộng và có viễn kiến chính trị. Không tự phụ xem mình là con người toàn hão, không có không được, “sau tôi là Đại hồng thủy”.
        Cá nhân Charles de Gaulle hộäi nhiều đặc tính hiếm quý nêu trên. Giai đọan lưu vong là giai đọan khó khăn nhứt. Cử chỉ tuyệt đẹp của de Gaulle là một khi tái lập an bình cho Đất nước, ông tuân thủ quyết định tối thượng của Quốc dân. Năm 1969, bất mãn về một loạt thất bại kinh tế, ngoại giao và giáo dục của Chính phủ qua nhiệm kỳ ba Thủ tướng bổ nhiệm là Michel Debré, George Pompidou và Maurice Couve de Murville, cử tri Pháp bác bỏ đề nghị của Tổng thống de Gaulle tu chính Hiến pháp.
              Ngày 28.4.1968, de Gaulle từ nhiệm, rút lui một lần nữa về Colombey-les-Deux-Eùglises như năm 1946. Phen này, để vĩnh viễn gác kiếm.  Hoàn tất quyển Hồi ký chót như lời trối cuối cùng với nước Pháp, De Gaulle qua đời ngày 9.11.1970.
LÂM LỄ TRINH
Thủy Hoa Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1-     World War II Commemoration, Charles de Gaulle by Joel Colton, Duke University (Internet)
2-     Gallerie de 12 portraits contemporains by Lucette Rollet Kenan. NY, Penguin collection, 1995
3-     Charles de GaullePolitical Leader, WW II figure, Internet
Tiểu sử Luật Sư Lâm Lễ Trinh
Cử nhân và Cao học Luật khoa (ĐạI hoc Luật khoa Hà Nôi). Tiến sĩ Luật khoa và Tiến sĩ Giáo dục Hoa kỳ.
Chánh Nhất Tòa Thượng thẩm Saigon,trước khi tham gia Chính Phủ Ngô Đình Diệm với chức vụ Bộ trưởng NộI vụ (1955-1959). Đai sứ VNCH tạI Trung Đông và Ý Đai lợI (1960- 1964).
Luật sư Tòa Thưởng thẩm Saigon, Giáo sư Học viện Quốc gia Hành chính, và trường Chính trị, Kinh Doanh Đà Lạt (1965-1975).
Định  cư tại Californie năm 1975.
Chủ nhiệm/chủ bút Tạp chí song ngữ Anh, Pháp Human Rights / Droits de l’Homme từ năm 1998. .Tác giả nhiều bài bình luận đăng trên báo chí Hoa kỳ, Canada và Âu châu. Đã xuất bản bốn tác phẩm:VỀ NGUỒN, Sinh lộ cho Quê Hương (2006),THỨC TỈNH, Quốc gia và Cộng sản (2007), VIETNAM, A PAINFUL TRANSITION (2007) và VIETNAM, TÉMOIGNAGES (2008).  
Cố vấn Hệ thống  Việt Nam TV/Truyền thanh Hải ngoại, Washington DC.
Điều hợp chương trình phỏng vấn truyền hình « Mạn đàm với Lịch sử»
Cử nhân và Cao học Luật khoa (ĐạI hoc Luật khoa Hà Nôi). Tiến sĩ Luật khoa và Tiến sĩ Giáo dục Hoa kỳ.
Chánh Nhất Tòa Thượng thẩm Saigon,trước khi tham gia Chính Phủ Ngô Đình Diệm với chức vụ Bộ trưởng NộI vụ (1955-1959). Đai sứ VNCH tạI Trung Đông và Ý Đai lợI (1960- 1964).
Luật sư Tòa Thưởng thẩm Saigon, Giáo sư Học viện Quốc gia Hành chính, và trường Chính trị, Kinh Doanh Đà Lạt (1965-1975).
Định  cư tại Californie năm 1975.
Chủ nhiệm/chủ bút Tạp chí song ngữ Anh, Pháp Human Rights / Droits de l’Homme từ năm 1998. .Tác giả nhiều bài bình luận đăng trên báo chí Hoa kỳ, Canada và Âu châu. Đã xuất bản bốn tác phẩm:VỀ NGUỒN, Sinh lộ cho Quê Hương (2006),THỨC TỈNH, Quốc gia và Cộng sản (2007), VIETNAM, A PAINFUL TRANSITION (2007) và VIETNAM, TÉMOIGNAGES (2008).  
Cố vấn Hệ thống  Việt Nam TV/Truyền thanh Hải ngoại, Washington DC.
Điều hợp chương trình phỏng vấn truyền hình « Mạn đàm với Lịch sử»