Linh Tiến Khải
Ngày quốc tế chống nạn bạo hành phụ nữ
Hôm 25 tháng 11 là Ngày quốc tế chống nạn bạo hành phụ nữ. Ngày này đã được chọn để lôi kéo sự chú ý của toàn thế giới tới tệ nạn bạo hành nữ giới đang xảy ra tại khắp nơi. Nó đã được chọn vì là ngày kỷ niệm vụ ám sát tàn bạo xảy ra hồi năm 1960 tại Cộng hoà Dominicana dưới thời cai trị độc tài của tướng Rafael Leonidas Trujillo.
Hồi đó ba chị em nhà Mirabal là Patria Mercedes, Maria Argentina Minerva và Antonia Maria Teresa vì cùng Belgica Adele, là em gái thứ tư, chống lại chính sách cai trị độc tài của chính quyền quân phiệt. Họ gia nhập “Phong trào 14 tháng 6” chống chính quyền độc tài và lấy tên hiệu là Mariposas các “con bướm”. Gia đình Mirabal đã mất mọi sự. Gia tài của họ bi quốc hữu hoá rồi bị tướng Trujillo truất hữu. Ngày 25 tháng 11 năm 1960 khi ba chị em đi thăm chồng họ bị tù tại Puerto Plata. Xe của họ bị mật vụ chính quyền chặn lại. Họ bị bắt buộc xuống xe, bị đem vào đồn điền trồng mía và bị đánh chết bằng gậy. Sau đó xác họ được đem trở lại xe rồi bị đầy xuống vực sâu, làm như thể họ là nạn nhân của một tai nạn lưu thông.
Kể từ ngày đó đến nay tình trạng sống của nhiều phụ nữ trên thế giới đã không thay đổi bao nhiêu, trái lại đã tồi tệ thêm trong nhiều nước, kể cả các nước tây âu văn minh tân tiến.
Ngày quốc tế chống nạn bạo hành phụ nữ đã được Liên Hiệp Quốc thành lập ngày 17 tháng 12 năm 1999, và chọn ngày ba chị em nhà Mirabal chết 25 tháng 11 để cử hành tại khắp nơi trên thế giới. Trong nhiều thành phố âu châu phụ nữ đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối các bạo hành và các bất công mà nữ giới đã phải gánh chịu và là nạn nhân, trong đó có nạn bạo hành tình dục. Nguồn gốc của nạn bạo hành phụ nữ là sự bất bình đẳng trong tương quan giữa nam giới và nữ giới. Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc đề cập tới nạn bạo hành nữ giới như là “một trong các guồng máy xã hội định đoạt, qua đó nữ giới bị bó buộc sống trong một vị thế tuỳ thuộc nam giới.”
Theo thống kê do Liên Hiệp Quốc phổ biến hiện nay trên thế giới có tới 35% phụ nữ là nạn nhân của bạo hành thể lý, hay tình dục bởi chính chồng mình hay một người nam khác. Thống kê cũng cho biết hai phần ba các nạn nhân bị sát hại trong gia đình là phụ nữ. Trên thế giới hiện nay chỉ có 119 nước là đã phê chuẩn các luật lệ chống nạn bạo hành phụ nữ trong gia đình, và 125 nước đã phê chuẩn các luật lệ liên quan tới bạo hành tình dục nữ giới. Nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cũng cho biết tình trạng kỳ thị nữ giới vẫn tiếp tục trong lãnh vực công ăn việc làm. Số phụ nữ thất nghiệp luôn luôn cao hơn số nam giới thất nghiệp. Và đồng lương của các phụ nữ chỉ được từ 70 tới 90% so với lương của nam giới.
Riêng tại Italia trong năm 2015 đã có 6,8 triệu phụ nữ bị bạo hành thể lý hay tình dục, và 31,5% các nạn nhân là phụ nữ từ 16 tới 70 tuổi, tức hầu như cứ 3 phụ nữ thì có một người bị bạo hành. Trong năm năm qua các vụ bạo hành thể lý và tình dục nữ giới có hơi giảm, nhưng con số con cái phải chứng kiến cảnh bạo hành mẹ chúng lại gia tăng.
** Bản tường trình thứ tư của tổ chức Eures liên quan tới việc sát hại nữ giới cho biết trong 10 tháng đầu năm 2017 đã có 116 phụ nữ bị giết tại Italia. Năm 2016 số phụ nữ bị sát hại là 150 người và năm 2015 là 142 người. Tổng thống Italia Sergio Matarella nói: “Bạo hành chống phụ nữ là điều không thể chấp nhận được. Nó là một vết thương giữa lòng xã hội. Loại trừ nó là một mục tiếu mà mỗi quốc gia văn minh phải quyết tâm theo đuổi. Bạo lực, lạm dụng, bị sử dụng như dụng cụ áp đặt, đàn áp là một gương mặt của một quan điểm nguyên thuỷ của các tương quan giữa con người trước hết cần phải được cộng đoàn phản kháng. Vết thương của bạo lực chống lại phụ nữ vẫn chưa lành”.
Bà Margaret Chan, tổng giám đốc tổ chức sức khỏe của Liên Hiệp Quốc, đã định nghĩa nạn bạo hành phụ nữ là “một vấn đề y tế có các chiều kích bệnh dịch”. Bản tường trình đã là nghiên cứu rộng lớn nhất chưa từng có liên quan tới nạn bạo hành và lạm dụng thể lý và tính dục phụ nữ trên thế giới. Theo đó có tới 35% phụ nữ toàn thế giới là nạn nhân của các vụ bạo hành, kể cả các vụ hôn nhân quá sớm khi họ còn là các bé gái. Theo bản tường trình năm 2015 của tổ chức UNICEF của Liên Hiệp Quốc trên thế giới có 200 triệu phụ nữ và bé gái bị cắt chặt bộ phận sinh dục. Theo văn phòng bảo vệ quyền lợi nữ giới của Liên Hiêp Quốc ngay tại các quốc gia âu châu cũng có 62 triệu phụ nữ bị đối xử tàn tệ bởi chồng mình. Còn tại Mỹ châu thì cứ 15 giây có một phụ nữ bị tấn công, thường là bởi chính chồng họ. Nạn bạo hành xảy ra tại những nơi không thể tưởng tượng được, và không chỉ gây thương tích cho các bé gái, hay các phụ nữ yếu đuối giòn mỏng, mà cả các phụ nữ có học và quyền thế nữa. Theo kết quả một cuộc điều tra tại Washington năm 2016 hơn một phần tư phụ nữ bị sách nhiễu tình dục trên các phương tiện di chuyển công cộng. Một cuộc điều tra khác tại 23 tiểu bang Hoa Kỳ cho biết có tới 23% các nữ sinh viên bị tấn công tình dục trong năm đầu tiên theo học đại học; và 82% các nữ dân biểu tham dự một cuộc nghiên cứu của Liên hiệp dân biểu tại 39 quốc gia trên thế giới đã thừa nhận là nạn nhân của bạo hành tâm lý trong nhiệm kỳ của mình.
Ông Pietro Grasso, chủ tịch Thượng Viện Italia, đã khẳng định rằng: “Tất cả những gì hạn chế một phụ nữ trong căn tính và sự tự do của họ đều là một bạo hành loại này. Và ông đã trích lại lời của cô Noemi Durini nạn nhân viết trên trang Facebook mấy ngày trước khi cô bị người bạn trai đính hôn giết chết: “Không phải là tình yêu, nếu họ làm bạn đau đớn. Không phải là tình yêu, nếu họ kiểm soát bạn. Không phải là tình yêu nếu, họ làm cho bạn sợ hãi điều bạn là” .
Để cử hành Ngày quốc tế chống nạn bạo hành phụ nữ 25 tháng 11 bà Laura Boldrini, chủ tịch Hạ Viện Italia, đã mời 1.300 phụ nữ, nạn nhân của bạo hành, tham dự một cuộc họp tại trụ sở Hạ Viện Montecitorio ở Roma, để chú ý lắng nghe họ nói và kể lại kinh nghiệm đớn đau của họ, đồng thời cũng là để huy động dư luận công cộng toàn nước về tệ nạn bạo hành nữ giới, là tệ nạn không chỉ liên quan tới nữ giới, mà liên quan tới tất cả mọi thành phần xã hội.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn bà Nives Favero, tác giả cuốn sách mới xuất bản tựa đề “Yêu thương không làm nhau đau”. Cuốn sách phân tích một xã hội, trong đó nam giới thường có các câu trả lời tàn phá và không tiến bộ.
Hỏi: Thưa bà Favero, trong một xã hội tưởng là ý thức và trưởng thành hơn, mà tại sao lại xảy ra các trường hợp bạo hành nữ giới. Tại sao vậy?
Đáp: Nếu tôi khởi hành từ nền giáo dục tâm lý của tôi, tôi có thể nói rằng nhân loại đang ở trong một tình trạng vô cùng khó khăn, bởi vì xã hội, nền kinh tế, kỹ thuật và các tương quan giữa phái tính trong hai thế kỷ qua đang thay đổi một cách chóng mặt, nhưng tâm lý chúng ta lại không được cấu trúc một cách hoà hợp được một cách hoàn toàn với các thay đổi trong một thời gian quá nhanh chóng như thế. Não bộ của chúng ta được cấu trúc thành nhiều lớp tiến triển khác nhau, cùng hiện hữu với nhau khả năng học biết, óc sáng tạo ngoại thường cũng như các cung cách hành xử cứng nhắc theo bản năng, mà chúng ta chia sẻ với các loài bò sát và các động vật có vú. Làm như thể chúng ta phải làm một cuộc du hành liên lục địa, bằng cách di chuyển đồng thời bằng máy bay, bằng tầu và bằng xe lửa, nhưng cũng bằng chân và bơi lội nữa. Chúng ta đang đương đầu với một vấn đề phức tạp khổng lồ. Một trong các điều kiện mệt nhọc nhất đối với con người là quản lý sự bất lực của chính mình. Những người bạo lực không thành công trong việc có một câu trả lời tiến triển và xây dựng cho sự bất lực họ cảm nhận, khi họ bị khước từ một cách vĩnh viễn bởi người bạn đời của mình, mà họ tin tưởng và họ đưa ra các câu trả lời theo bản năng cũ kỹ nhất để thu hồi một ý nghĩa của quyền bính trên thực tại.
Hỏi: Tại sao các công thức thuộc lòng và các thành kiến đâm rễ sâu đã từng luôn luôn là phần của kiểu giáo dục lại trồi lên trở lại trong cung cách hành xử của con người thưa bà?
Đáp: Tất cả các kiểu cảm nhận, suy nghĩ và hành xử của chúng ta đã được ghi nhớ như khắc sâu trong óc của chúng ta, và chúng càng cũ bao nhiêu thì lại càng dễ bộc lộ bấy nhiêu. Đứng trước các vấn đề của cuộc sống, con người đáp trả bằng hai kiểu nền tảng: bằng cách thay đổi chính mình và bằng cách thay đổi thực tại. Vì thế, nếu điều mới mẻ khiến cho chúng ta lạc hướng, và chúng ta cảm thấy mình gặp khó khăn trong việc thích ứng với nó, thì rất có thể là chúng ta tìm cách làm cho thực tại lùi lại đàng sau, lùi lại với các hình thức được hiểu biết hơn, để có khả năng quản lý nó.
Hỏi: Thưa bà, có thật là giải pháp cho vấn đề nằm ở sự “bình đẳng” không, và vì thế như người ta đã luôn luôn hiểu đó là tiếp cận và đồng hóa phụ nữ với mô thức nam giới? Hay có một con đường ở giữa hơn, thích hợp hơn bảo đảm phẩm giá trọn vẹn cho phụ nữ như là phụ nữ, chứ không phải là một “bản sao” của nam giới?
Đáp: Phần lớn việc tập tành xảy ra qua “các thử thách và các sai lầm” trong một tiến trình liên tục của các lần thử lại, kiểm thực các kết quả và sửa chữa lại việc nhắm bắn. Phụ nữ đã đau khổ, và ngày nay vẫn còn đau khổ biết bao nhiêu vì sự hạ nhục, bị coi như thua kém và đương nhiên là các bước đầu tiên của phong trào nữ quyền đã đẩy theo hướng chứng minh cho thấy họ ngang bằng nam giới, và sống theo các mô thức của nam giới. Tôi tin rằng chúng ta phải vô cùng biết ơn tất cả các chị em phụ nữ đã đấu tranh và tận hiến cuộc đời họ để bẻ gẫy cái trật tự ngàn đời đó. Nhưng ngày nay, trong các thập niên qua, kinh nghiệm đã được tất cả mọi phụ nữ ý thức làm cho chín mùi; sau thảm kịch của hai thế chiến, của chế độ Đức quốc xã, cái dai dẳng của nạn kỳ thị chủng tộc đang làm vang lên ý thức về tất cả cái bạo lực thê thảm và áp bức kéo dài giữa các tầng lớp xã hội, đối với các trẻ em, đối với thiên nhiên, và chúng ta đang hiểu rằng sự khước từ công lý, khước từ khai thác bóc lột, khước từ quyền bính bạo lực của con người phải đi tới các lập trường vượt thắng các tình trạng chuyên biệt. Ngày nay chúng ta có thể khước từ mọi cung cách hành xử gây thiệt hại cho cuộc sống chúng ta và cho cuộc sống của hành tinh này, bất kỳ nó đến từ ai.
Hỏi: Thưa bà Favero, như vậy có một lối thoát trong tình yêu thương hay không? Và nếu có thì đó là tình yêu nào?
Đáp: Lối thoát là tình yêu chín mùi, có ý thức. Một tâm tình sâu đậm phát xuất từ xác tín rằng không thể có một hạnh phúc cá nhân đích thật, nếu nó được chiếm hữu bởi các khổ đau của người khác. Liên quan tới sự thù nghịch giữa nam nữ, tôi tin rằng việc thay đổi lộ trình và theo đuổi giấc mơ một liên minh đích thực, dựa trên sự hiểu biết và trân quý các đặc tính khác biệt mà chúng ta mang theo trong người, có nghĩa là xây dựng một thực tại từ giá trị vô giá. Tôi không tin rằng có một con đường nào khác, nếu không phải là con đường tình yêu thương trao ban giá trị cho cuộc sống và tôi tin rằng chúng ta đang đi đúng hướng, cả khi với sự mệt nhọc vô biên.
Hồi đó ba chị em nhà Mirabal là Patria Mercedes, Maria Argentina Minerva và Antonia Maria Teresa vì cùng Belgica Adele, là em gái thứ tư, chống lại chính sách cai trị độc tài của chính quyền quân phiệt. Họ gia nhập “Phong trào 14 tháng 6” chống chính quyền độc tài và lấy tên hiệu là Mariposas các “con bướm”. Gia đình Mirabal đã mất mọi sự. Gia tài của họ bi quốc hữu hoá rồi bị tướng Trujillo truất hữu. Ngày 25 tháng 11 năm 1960 khi ba chị em đi thăm chồng họ bị tù tại Puerto Plata. Xe của họ bị mật vụ chính quyền chặn lại. Họ bị bắt buộc xuống xe, bị đem vào đồn điền trồng mía và bị đánh chết bằng gậy. Sau đó xác họ được đem trở lại xe rồi bị đầy xuống vực sâu, làm như thể họ là nạn nhân của một tai nạn lưu thông.
Kể từ ngày đó đến nay tình trạng sống của nhiều phụ nữ trên thế giới đã không thay đổi bao nhiêu, trái lại đã tồi tệ thêm trong nhiều nước, kể cả các nước tây âu văn minh tân tiến.
Ngày quốc tế chống nạn bạo hành phụ nữ đã được Liên Hiệp Quốc thành lập ngày 17 tháng 12 năm 1999, và chọn ngày ba chị em nhà Mirabal chết 25 tháng 11 để cử hành tại khắp nơi trên thế giới. Trong nhiều thành phố âu châu phụ nữ đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối các bạo hành và các bất công mà nữ giới đã phải gánh chịu và là nạn nhân, trong đó có nạn bạo hành tình dục. Nguồn gốc của nạn bạo hành phụ nữ là sự bất bình đẳng trong tương quan giữa nam giới và nữ giới. Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc đề cập tới nạn bạo hành nữ giới như là “một trong các guồng máy xã hội định đoạt, qua đó nữ giới bị bó buộc sống trong một vị thế tuỳ thuộc nam giới.”
Theo thống kê do Liên Hiệp Quốc phổ biến hiện nay trên thế giới có tới 35% phụ nữ là nạn nhân của bạo hành thể lý, hay tình dục bởi chính chồng mình hay một người nam khác. Thống kê cũng cho biết hai phần ba các nạn nhân bị sát hại trong gia đình là phụ nữ. Trên thế giới hiện nay chỉ có 119 nước là đã phê chuẩn các luật lệ chống nạn bạo hành phụ nữ trong gia đình, và 125 nước đã phê chuẩn các luật lệ liên quan tới bạo hành tình dục nữ giới. Nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cũng cho biết tình trạng kỳ thị nữ giới vẫn tiếp tục trong lãnh vực công ăn việc làm. Số phụ nữ thất nghiệp luôn luôn cao hơn số nam giới thất nghiệp. Và đồng lương của các phụ nữ chỉ được từ 70 tới 90% so với lương của nam giới.
Riêng tại Italia trong năm 2015 đã có 6,8 triệu phụ nữ bị bạo hành thể lý hay tình dục, và 31,5% các nạn nhân là phụ nữ từ 16 tới 70 tuổi, tức hầu như cứ 3 phụ nữ thì có một người bị bạo hành. Trong năm năm qua các vụ bạo hành thể lý và tình dục nữ giới có hơi giảm, nhưng con số con cái phải chứng kiến cảnh bạo hành mẹ chúng lại gia tăng.
** Bản tường trình thứ tư của tổ chức Eures liên quan tới việc sát hại nữ giới cho biết trong 10 tháng đầu năm 2017 đã có 116 phụ nữ bị giết tại Italia. Năm 2016 số phụ nữ bị sát hại là 150 người và năm 2015 là 142 người. Tổng thống Italia Sergio Matarella nói: “Bạo hành chống phụ nữ là điều không thể chấp nhận được. Nó là một vết thương giữa lòng xã hội. Loại trừ nó là một mục tiếu mà mỗi quốc gia văn minh phải quyết tâm theo đuổi. Bạo lực, lạm dụng, bị sử dụng như dụng cụ áp đặt, đàn áp là một gương mặt của một quan điểm nguyên thuỷ của các tương quan giữa con người trước hết cần phải được cộng đoàn phản kháng. Vết thương của bạo lực chống lại phụ nữ vẫn chưa lành”.
Bà Margaret Chan, tổng giám đốc tổ chức sức khỏe của Liên Hiệp Quốc, đã định nghĩa nạn bạo hành phụ nữ là “một vấn đề y tế có các chiều kích bệnh dịch”. Bản tường trình đã là nghiên cứu rộng lớn nhất chưa từng có liên quan tới nạn bạo hành và lạm dụng thể lý và tính dục phụ nữ trên thế giới. Theo đó có tới 35% phụ nữ toàn thế giới là nạn nhân của các vụ bạo hành, kể cả các vụ hôn nhân quá sớm khi họ còn là các bé gái. Theo bản tường trình năm 2015 của tổ chức UNICEF của Liên Hiệp Quốc trên thế giới có 200 triệu phụ nữ và bé gái bị cắt chặt bộ phận sinh dục. Theo văn phòng bảo vệ quyền lợi nữ giới của Liên Hiêp Quốc ngay tại các quốc gia âu châu cũng có 62 triệu phụ nữ bị đối xử tàn tệ bởi chồng mình. Còn tại Mỹ châu thì cứ 15 giây có một phụ nữ bị tấn công, thường là bởi chính chồng họ. Nạn bạo hành xảy ra tại những nơi không thể tưởng tượng được, và không chỉ gây thương tích cho các bé gái, hay các phụ nữ yếu đuối giòn mỏng, mà cả các phụ nữ có học và quyền thế nữa. Theo kết quả một cuộc điều tra tại Washington năm 2016 hơn một phần tư phụ nữ bị sách nhiễu tình dục trên các phương tiện di chuyển công cộng. Một cuộc điều tra khác tại 23 tiểu bang Hoa Kỳ cho biết có tới 23% các nữ sinh viên bị tấn công tình dục trong năm đầu tiên theo học đại học; và 82% các nữ dân biểu tham dự một cuộc nghiên cứu của Liên hiệp dân biểu tại 39 quốc gia trên thế giới đã thừa nhận là nạn nhân của bạo hành tâm lý trong nhiệm kỳ của mình.
Ông Pietro Grasso, chủ tịch Thượng Viện Italia, đã khẳng định rằng: “Tất cả những gì hạn chế một phụ nữ trong căn tính và sự tự do của họ đều là một bạo hành loại này. Và ông đã trích lại lời của cô Noemi Durini nạn nhân viết trên trang Facebook mấy ngày trước khi cô bị người bạn trai đính hôn giết chết: “Không phải là tình yêu, nếu họ làm bạn đau đớn. Không phải là tình yêu, nếu họ kiểm soát bạn. Không phải là tình yêu nếu, họ làm cho bạn sợ hãi điều bạn là” .
Để cử hành Ngày quốc tế chống nạn bạo hành phụ nữ 25 tháng 11 bà Laura Boldrini, chủ tịch Hạ Viện Italia, đã mời 1.300 phụ nữ, nạn nhân của bạo hành, tham dự một cuộc họp tại trụ sở Hạ Viện Montecitorio ở Roma, để chú ý lắng nghe họ nói và kể lại kinh nghiệm đớn đau của họ, đồng thời cũng là để huy động dư luận công cộng toàn nước về tệ nạn bạo hành nữ giới, là tệ nạn không chỉ liên quan tới nữ giới, mà liên quan tới tất cả mọi thành phần xã hội.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn bà Nives Favero, tác giả cuốn sách mới xuất bản tựa đề “Yêu thương không làm nhau đau”. Cuốn sách phân tích một xã hội, trong đó nam giới thường có các câu trả lời tàn phá và không tiến bộ.
Hỏi: Thưa bà Favero, trong một xã hội tưởng là ý thức và trưởng thành hơn, mà tại sao lại xảy ra các trường hợp bạo hành nữ giới. Tại sao vậy?
Đáp: Nếu tôi khởi hành từ nền giáo dục tâm lý của tôi, tôi có thể nói rằng nhân loại đang ở trong một tình trạng vô cùng khó khăn, bởi vì xã hội, nền kinh tế, kỹ thuật và các tương quan giữa phái tính trong hai thế kỷ qua đang thay đổi một cách chóng mặt, nhưng tâm lý chúng ta lại không được cấu trúc một cách hoà hợp được một cách hoàn toàn với các thay đổi trong một thời gian quá nhanh chóng như thế. Não bộ của chúng ta được cấu trúc thành nhiều lớp tiến triển khác nhau, cùng hiện hữu với nhau khả năng học biết, óc sáng tạo ngoại thường cũng như các cung cách hành xử cứng nhắc theo bản năng, mà chúng ta chia sẻ với các loài bò sát và các động vật có vú. Làm như thể chúng ta phải làm một cuộc du hành liên lục địa, bằng cách di chuyển đồng thời bằng máy bay, bằng tầu và bằng xe lửa, nhưng cũng bằng chân và bơi lội nữa. Chúng ta đang đương đầu với một vấn đề phức tạp khổng lồ. Một trong các điều kiện mệt nhọc nhất đối với con người là quản lý sự bất lực của chính mình. Những người bạo lực không thành công trong việc có một câu trả lời tiến triển và xây dựng cho sự bất lực họ cảm nhận, khi họ bị khước từ một cách vĩnh viễn bởi người bạn đời của mình, mà họ tin tưởng và họ đưa ra các câu trả lời theo bản năng cũ kỹ nhất để thu hồi một ý nghĩa của quyền bính trên thực tại.
Hỏi: Tại sao các công thức thuộc lòng và các thành kiến đâm rễ sâu đã từng luôn luôn là phần của kiểu giáo dục lại trồi lên trở lại trong cung cách hành xử của con người thưa bà?
Đáp: Tất cả các kiểu cảm nhận, suy nghĩ và hành xử của chúng ta đã được ghi nhớ như khắc sâu trong óc của chúng ta, và chúng càng cũ bao nhiêu thì lại càng dễ bộc lộ bấy nhiêu. Đứng trước các vấn đề của cuộc sống, con người đáp trả bằng hai kiểu nền tảng: bằng cách thay đổi chính mình và bằng cách thay đổi thực tại. Vì thế, nếu điều mới mẻ khiến cho chúng ta lạc hướng, và chúng ta cảm thấy mình gặp khó khăn trong việc thích ứng với nó, thì rất có thể là chúng ta tìm cách làm cho thực tại lùi lại đàng sau, lùi lại với các hình thức được hiểu biết hơn, để có khả năng quản lý nó.
Hỏi: Thưa bà, có thật là giải pháp cho vấn đề nằm ở sự “bình đẳng” không, và vì thế như người ta đã luôn luôn hiểu đó là tiếp cận và đồng hóa phụ nữ với mô thức nam giới? Hay có một con đường ở giữa hơn, thích hợp hơn bảo đảm phẩm giá trọn vẹn cho phụ nữ như là phụ nữ, chứ không phải là một “bản sao” của nam giới?
Đáp: Phần lớn việc tập tành xảy ra qua “các thử thách và các sai lầm” trong một tiến trình liên tục của các lần thử lại, kiểm thực các kết quả và sửa chữa lại việc nhắm bắn. Phụ nữ đã đau khổ, và ngày nay vẫn còn đau khổ biết bao nhiêu vì sự hạ nhục, bị coi như thua kém và đương nhiên là các bước đầu tiên của phong trào nữ quyền đã đẩy theo hướng chứng minh cho thấy họ ngang bằng nam giới, và sống theo các mô thức của nam giới. Tôi tin rằng chúng ta phải vô cùng biết ơn tất cả các chị em phụ nữ đã đấu tranh và tận hiến cuộc đời họ để bẻ gẫy cái trật tự ngàn đời đó. Nhưng ngày nay, trong các thập niên qua, kinh nghiệm đã được tất cả mọi phụ nữ ý thức làm cho chín mùi; sau thảm kịch của hai thế chiến, của chế độ Đức quốc xã, cái dai dẳng của nạn kỳ thị chủng tộc đang làm vang lên ý thức về tất cả cái bạo lực thê thảm và áp bức kéo dài giữa các tầng lớp xã hội, đối với các trẻ em, đối với thiên nhiên, và chúng ta đang hiểu rằng sự khước từ công lý, khước từ khai thác bóc lột, khước từ quyền bính bạo lực của con người phải đi tới các lập trường vượt thắng các tình trạng chuyên biệt. Ngày nay chúng ta có thể khước từ mọi cung cách hành xử gây thiệt hại cho cuộc sống chúng ta và cho cuộc sống của hành tinh này, bất kỳ nó đến từ ai.
Hỏi: Thưa bà Favero, như vậy có một lối thoát trong tình yêu thương hay không? Và nếu có thì đó là tình yêu nào?
Đáp: Lối thoát là tình yêu chín mùi, có ý thức. Một tâm tình sâu đậm phát xuất từ xác tín rằng không thể có một hạnh phúc cá nhân đích thật, nếu nó được chiếm hữu bởi các khổ đau của người khác. Liên quan tới sự thù nghịch giữa nam nữ, tôi tin rằng việc thay đổi lộ trình và theo đuổi giấc mơ một liên minh đích thực, dựa trên sự hiểu biết và trân quý các đặc tính khác biệt mà chúng ta mang theo trong người, có nghĩa là xây dựng một thực tại từ giá trị vô giá. Tôi không tin rằng có một con đường nào khác, nếu không phải là con đường tình yêu thương trao ban giá trị cho cuộc sống và tôi tin rằng chúng ta đang đi đúng hướng, cả khi với sự mệt nhọc vô biên.
Linh Tiến Khải