TỪ CÁI CHẾT CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM  

TỪ CÁI CHẾT CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM  

ĐẾN SỰ CÁO CHUNG CỦA VIỆT-NAM CỘNG-HÒA, 

NGHĨ VỀ BÀI HỌC CHỦ QUYỀN CỦA ĐẤT NƯỚC.


Nguyễn Đức Cung


Trong lịch sử hiện đại Việt Nam, có hai ngày được gọi là Quốc hận, đó là ngày 21 tháng 7 năm 1954 do Việt Minh Cộng Sản cấu kết với thực dân Pháp chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17 (Bến Hải, Quảng Trị) khiến cho một triệu người phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả, thân thích đề vào miền Tự do, qua đó hình thành hai thực thể chính trị đối kháng nhau:  Miền Bắc gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Miền Nam gọi là Việt Nam Cộng Hòa. Và ngày 30-4-1975 được gọi là ngày Quốc hận vì Hoa Kỳ đã cam tâm bỏ rơi người bạn đồng minh của họ, ném Việt Nam Cộng Hòa vào miệng chó sói Bắc Việt qua sự đạo diễn của Nixon và Kissinger
khiến cả một Miền Nam điên đảo, điêu linh với hơn một triệu dân, quân, cán, chính VNCH vào tù CS, ba triệu người vượt biên, 500.000 người vùi xác dưới lòng biển cả hay trong rừng sâu núi thẳm và hệ quả khốc hại vẫn còn cho đến hôm nay. Tất cả đều có liên hệ ít nhiều đến một cái chết. Cái chết của Cố TT Ngô Đình Diệm qua vụ đảo chính quân sự ngày 1-11-1963 cũng do Mỹ đạo diễn với bàn tay Henry Cabot Lodge nằm trong tương quan mật thiết đến sự cáo chung của Việt Nam Cộng Hòa ngày 30-4-1975 qua mưu đồ độc hiểm của Henry Kissinger. Cái chết của Cố TT Ngô Đình Diệm liên hệ đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam. Bài học chủ quyền của đất nước là bài học muôn thuở và cũng là lý tưởng đấu tranh của Cố TT Ngô Đình Diệm lãnh hội được từ huyết thống cha ông của dòng tộc và qua huấn giáo của những vị thầy trong lịch sử mà cố Tổng Thống của nền Đệ Nhất Cộng Hòa từng được thừa hưởng. Một con người sống và chết vì lý tưởng (chủ quyền của đất nước) nghĩ rằng là đơn giản nhưng thật sự không đơn giản tí nào mà phải được trải nghiệm qua biết bao cuộc huấn luyện từ trong gia đình đến ngoài xã hội, trên chính trường cũng như trong va chạm với thực tế mà sự giáo dục của môi trường tôn giáo và văn hóa xã hội ảnh hưởng vào không ít. Cái chết của Việt Nam Cộng Hòa ngày 30-4-1975 tức tưởi, ngập tràn oan khiên nhưng cũng lại là một tất yếu của lịch sử bởi vì những người lãnh đạo của nền Đệ Nhị Cộng Hòa không học được và cũng không biết được giá trị của bài học chủ quyền đất nước qua bản thân và qua kinh nghiệm của lịch sử.

1.- Một số định nghĩa hai chữ “chủ quyền quốc gia” theo tư liệu và sách vở.

Theo từ nguyên học (etymology) chữ Hán, chữ chủ  主 gồm chữ vương 王 là vua, và một dấu chấm丶 ở trên thường gọi là bộ chủ mà Thiều Chửu gọi là: “Phàm vật gì cần có phân biệt, sự cần biết nên chăng, lòng đã có định, thì đánh dấu chữ chủ để nhớ lấy… Chủ là một tiếng phân biệt mình với người trong khi giao tế, phàm sự gì mình khởi lên thì mình là chủ nhân” (Thiều Chửu, Hán Việt Tự-Điển, nhà xuất bản Đại Nam, tái bản lần thứ hai, trang 6).
Theo Linh mục Tiến sĩ Léon Wieger, chữ chủ 主 viết theo lối tượng hình gồm phần dưới tượng trưng chữ đăng 燈  cái đèn, và dấu chấm 丶 tượng hỏa 火. Bây giờ có người viết bên trái bộ hỏa, bên phải chữ chủ để chỉ cây đèn, chữ chủ có nghĩa prince (đấng quân vương), master (ông chủ); bởi vì nói như các viên thông ngôn, 首 出 庶 物 , 萬 民 所 望 之 意 (thủ xuất thứ vật, vạn dân sở vọng chi ý) đấng quân vương nổi lên trên đám quần chúng và được mọi người trông thấy, cũng như ngọn lửa nổi lên và chiếu sáng trên cây đèn. “The inferior part represents a lamp, the flame of which 王 像 燈, 丶像 火( Dr. L. Wieger, S.J. Chine Characters, Their Origin, Etymology, History, Classification and Signification. A Thorough Study From Chinese Documents, bản in năm 1965, trang 30; bản in lần đầu năm 1915).
Chữ 王 vương, qua LM. Léon Wieger (S.J) cho biết theo người xưa, gồm một nét sổ từ trên xuống dưới (tượng trưng cho một người là vua) nối ba nét nằm ngang tượng trưng cho thiên, địa và nhân “According to the ancients the 王 king is ! the one, the man who connects together 三 heaven, earth and humanity”, See L. 83 C. – Phonetic series 87.  ( Dr. L. Wieger, S.J. Chine Characters, Their Origin, Etymology, History, Classification and Signification. A Thorough Study From Chinese Documents, 1965, trang 29; Paragon Book Reprint Corp., New York, Dover  Publications, Inc., New York). Chữ vương còn có thể đọc một âm khác là vượng mà theo Thiều Chửu có nghĩa “cai trị cả thiên hạ như dĩ đức hành nhân giả vượng 以 德 行 仁 者 王  (lấy đức làm nhân ấy được đến ngôi trị cả thiên hạ, Thiều Chửu, Sđd, trang 391).
Chữ quyền 權 có tám nghĩa: 1. Quả cân, 2. Cân lường, 3. Quyền biến, (trái đạo thường mà phải lẽ gọi là quyền, đối lại với chữ kinh, 4. Quyền bính, (quyền hạn, quyền thế), 5. Quyền nghi , sự gì hãy tạm làm thế gọi là quyền thả như thử 權 且 如 此, tạm thay việc của chức quan nào cũng gọi là quyền, 6. Xương gò má (Thiều Chửu, Sđd, trang 317). 7. Họ Quyền. 8. Lực lượng và lợi ích. Ở đây nên dùng nghĩa số 4.
Tuy vậy, nhìn vào tự dạng, theo thiển ý của tác giả bài viết này có thể thấy chữ quyền  權 được viết theo lối hội ý: chữ mộc 木 là cây, chỉ cán cân (hệ thống đo lường Trung Hoa và VN dùng cái cân có cán gỗ, bộ thảo đầu ở trên, dưới có hai chữ khẩu 口, chỉ người mua và người bán. bộ phận chữ chuy 隹 ở dưới chỉ hai bàn cân. Quyền là sự thỏa thuận giữa hai người, là sự công bình của cán cân, và sự đồng thuận mới tạo nên vui vẻ, hòa bình, trong thương thảo.
Khi nói tới vấn đề chủ quyền, thông thường người ta hay liên tưởng đến chính trị, mà như Aristote có nói: “Con người là một con vật biết làm chính trị” (Man is a political animal). Với Tôn Dật Tiên, ông cho rằng: “chánh là việc của chúng nhơn, tức là việc của mọi người, trị là quản lý, và chánh trị là quản lý của tất cả mọi người." (Hùng Nguyên, Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, chủ nghĩa quốc gia khoa học, quyển 2, 1964, trang 9).
Chủ quyền của một cá nhân trên một vật sở hữu, trên bản thân mình hay có liên hệ tới gia đình, vợ con, thân bằng đã là một điều cao quý mà chủ quyền của một quốc gia lại càng quý trọng gấp bội.
Tự điển Larousse của Pháp có định nghĩa về chữ souveraineté nationale (chủ quyền quốc gia) như sau: “Souveraineté nationale, principe du droit public francais selon lequel la souveraineté, jadis exercée par le roi, l’est aujourd’hui par l’ensemble des citoyens.” (Tạm dịch: Chủ quyền quốc gia, nguyên tắc công pháp Pháp quốc theo đó chủ quyền, ngày xưa do vua điều hành, ngày nay nó là quyền của tập thể những công dân.” (Petit Larousse illustré, 1987, trang 950).
Tác giả Jay M. Shafritz trong Dictionary of American Government and Politics có đề cập đến chủ quyền (sovereignty) rằng “The quality of being supreme in power, rank, or authority. In the United States, the people are sovereign and government is considered their agent. The sovereignty of the sovereign states of the United States is largely a myth. However, because so much power on most crucial issues now lies with the federal government. The literature on sovereignty is immense and freighted with philosophy.” (Tạm dịch: Chủ quyền là tính cách cao nhất trong quyền lực, ngôi vị hoặc quyền thế. Ở Hoa Kỳ, người dân là chủ và chính quyền là đại diện. Chủ quyền của các tiểu bang Hoa Kỳ xem ra là một huyền thoại, tuy nhiên có biết bao quyền trong nhiều vấn đề then chốt lại nằm trong chính quyền liên bang. Tính cách văn chương về vấn đề chủ quyền thật là bao la và được chuyển tải trong phạm trù triết học.)
Trong tác phẩm Dân Tộc Sinh Tồn, chủ nghĩa quốc gia khoa học, Hùng Nguyên Nguyễn Ngọc Huy cho biết John Locke (1632-1704) triết gia Anh và Rousseau (1689-1755), triết gia Pháp đặt nền tảng quốc gia trên một bản dân ước theo đó mọi người cùng vui lòng chấp nhận nhường quyền thiên nhiên của mình cho xã hội, để bù lại, xã hội bảo đảm quyền lợi mình. Dựa vào ý này, họ nêu ra thuyết chủ quyền phải thuộc về toàn thể dân chúng. (Quyển I, 1964, trang 135). Tuy nhiên để bù đắp vào sự khiếm khuyết của chủ trương này người ta nêu ra sự phân quyền của Montesquieu kể cả của Locke để bảo đảm thêm quyền lợi của cá nhân của con người trong xã hội.
Chủ quyền của một quốc gia ngoài ngoài tam quyền (hành pháp, lập pháp và tư pháp) còn là một hệ thống tư tưởng chính trị, văn hóa được thừa hưởng từ các triều đại đi trước hay do chế độ hiện tại đưa ra. Khả năng và tư cách của vị lãnh tụ của đất nước không phải một sớm một chiều mà có nhưng được tích lũy theo thời gian và kinh nghiệm cá nhân cũng như gia đình. Nói như vậy để thấy rằng giữa nền Đệ I và Đệ II Cộng Hòa có những cái tương phản trong tư cách của những người lãnh đạo, đường lối xử trí công việc quốc gia biểu lộ qua khả năng, trình độ và phong thái nhân vật nói rõ hơn tư cách của vị lãnh tụ và tác phong của những kẻ tự nguyện đóng vai trò bù nhìn của ngoại bang.

2.- Bài học về “chủ quyền quốc gia” qua một số biến cố lịch sử.

Trong dòng lịch sử dân tộc, chủ quyền đất nước thể hiện qua nhiều biến cố với mỗi phong cách khác nhau. Truyền thống dân tộc thề hiện qua huyết thống, văn hóa và tôn giáo sẽ được khái quát phân tích qua một vài sự kiện lịch sử.
Trước hết có lẽ theo truyền thuyết người ta phải nhắc đến cuộc khởi nghĩa của bà Triệu Thị Trinh chống nhà Ngô năm 248 khi bà hiệu triệu nhân dân quận Cửu Chân (Thanh Hóa) nổi dậy khi bày tỏ ý chí kiên cường muốn nắm lấy chủ quyền đất nước và quyết định số mệnh của mình bằng câu nói: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người khác.” Cưỡi voi trận, mặc áo giáp vàng, bà đã cầm cự với quân Trung Quốc hàng sáu tháng nhưng cuối cùng lực lượng của bà bị đánh tan, bà tuẫn tiết khi ở tuổi hai mươi ba. Nếu câu nói trên (thực sự được kiểm chứng do phương pháp sử học) là của bà Triệu thì trong thế kỷ thứ ba của giai đọan Bắc thuộc, tư tưởng về chủ quyền đất nước nơi người dân cổ Việt đã xuất hiện đặt nền móng cho các cuộc khởi nghĩa giành độc lập về sau. Câu nói của bà Triệu, xem ra là một thổ dân ở quận Cửu Chân (Thanh Hóa) sao lại giống câu nói của Tông Xác, viên tướng được vua Tống phong chức Chấn Võ tướng quân, cử theo Đàn Hòa Chi đi đánh Lâm Ấp năm 436. Tác phẩm Tư Trị Thông Giám mà Tư Mã Quang đã bỏ ra trên 30 năm để hoàn thành, có ghi lại câu nói mà, thuở còn hàn vi, khi được người chú hỏi về chí bình sinh của mình, Tông Xác thường nói:  “Nguyện thừa trường phong phá vạn lý lãng”, 願 乘 長 風 破 萬 里 浪 nghĩa là ‘ước gì được cưỡi ngọn gió dài để xông pha làn sóng muôn dặm’. (Nguyễn Đức Cung, Lịch sử vùng cao qua Vũ Man Tạp Lục Thư, Nhà xb. Nhật-Lệ, 1998, trang 116). Ngô Sĩ Liên khi viết Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, đã lấy câu nói này của Tông Xác có trong Tư Trị Thông Giám, thêm thắt một số ý kiến và biến thành lời bà Triệu. Đây phải chăng còn là một nghi vấn lịch sử?
Rồi bài thơ của Lý Thường Kiệt làm năm 1077 trên chiến tuyến sông Như Nguyệt để khích lệ quân Lý đánh nhau có thêm hùng khí đối với giặc Tống được một số sách báo CS xưng tụng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, nhưng thực tế phải nhường bước cho câu nói của bà Triệu. Bài thơ được nói là của thần nhân cho, từ trong đền Trương Hát, vọng tới ba quân của Lý Thường Kiệt như sau:
南  國  山 河 南  帝 居
截  然  定  分 在 天 書
如 何  逆  虜 來 侵  犯
汝  等  行  看 守 敗 虛.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

(Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời !)

“Trong đêm tối, nghe vang lên từ trong miếu mấy câu thơ bí hiểm này, quân lính ai nấy đều nức lòng. Quân nhà Tống hoảng sợ tháo chạy trước khi bị tấn công.”
Năm 1283, khi giặc Nguyên Mông chuẩn bị sang xâm lăng nước ta lần thứ hai, Trần Hưng Đạo đã soạn xong cuốn Binh thư yếu lược trong đó có bài Hịch tướng sĩ, viết những câu tha thiết với sự tồn vong của đất nước như : “ Ta đây, ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa được sả thịt lột da của quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa, thì cũng đành lòng. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền, cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương có ít thì ta tăng cấp, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui cười… Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức” (Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, bản in lần thứ VII, Tân Việt xb, 1964, trang 138). Trần Hưng Đạo đã lồng chủ quyền đất nước vào chủ quyền của nhà Trần qua đó nói lên mối liên hệ hữu cơ giữa dòng tộc cầm quyền với thuộc hạ và quần chúng ở dưới. Trần Hưng Đạo đã thiết thực nói đến hệ quả tương ứng một khi kẻ thù bị đẩy lui “chẳng những là thái ấp của ta được vững bền, mà các ngươi cũng đều h nhân không nhất thiết phải là một lãnh tụ chính trị. Trong thực tế, ít có cơ hội cho thánh nhân lên cầm quyền. Câu “nội thánh ngoại vương” chỉ có ý nghĩa trên mặt lý thuyết: người đạo đức nhất thì đáng làm vua. Còn trong thực tế người ấy có được làm vua hay không, cái đó không quan hệ.” (His character is described as one of “sageliness within and kingliness without.” That is to say, in his inner sageliness, he accomplishes spiritual cultivation; in his kingliness without, he functions in society. It is not necessary that the sage should be the actual head of the government in his society. From the standpoint of practical politics, for the most part, the sage certainly has no chance of being the head of the state. The saying “sageliness within and kingliness without” means only that he who has the noblest spirit should, theoretically, be king. As to whether he actually has or has not the chance of being king, that is immaterial.” (Fung Yu-lan, A Short History of Chinese Philosophy, A systematic account of Chinese thought from its origins to the present day, Edited by Derk Bodde, The Free Press, 1966, page 8).
TT Ngô Đình Diệm đã từ bỏ quyết định tiên khởi là sống đời tu hành làm linh mục để dấn thân vào việc nước, rất sùng đạo, tham dự thánh lễ hằng ngày, và trong chiếc cặp Đỗ Thọ mang theo cho Cụ chiều ngày 1-11 chỉ có một bộ y phục đàng hoàng nhất của Cụ để dùng vào cái nghi lễ trọng vọng nhất đối với Cụ: Lễ Các Đẳng Linh Hồn (La Fête Des Morts) vào ngày mai qua dự Lễ và chịu Lễ ở nhà thờ Cha Tam. Theo Đại úy Thọ, tâm hồn Cụ dường như tất cả để vào cuộc Lễ đó. Phong cách hành sử của Cụ khi ngồi uống trà ở nhà Mã Tuyên được ghi nhận: “Dáng diệu bệ vệ thường nhật, không thay đổi tí nào” rõ là cung cách của một thánh nhân hay một đấng quân tử nên việc xưng tụng TT Ngô Đình Diệm là một bậc “nội thánh ngoại vương” tưởng cũng rất hợp lý vậy.

NGUYỄN ĐỨC CUNG,