Thư gửi Tổng Thống Hoa Kỳ

.

Luật sư Lê Trọng Quát

Thư gửi Tổng Thống Hoa Kỳ

Kính gửi Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump
Tòa Bạch Ốc  
1600 Pennsylvania Avenue NW
Washington DC. 20500

Kính thưa Tổng Thống,
Trước ngày Tổng Thống đi Việt Nam dự hội nghị  Thuợng Đỉnh APEC (Hợp tác Kinh Tế Đông Á), chúng tôi trân trọng lưu ý Tổng Thống về một vấn đề thiết yếu : sự bành trướng bằng vũ lực của Trung Cọng ở Đông Nam Á : đặc biệt đối với VN ở các quần đảo Hoàng sa, Trường sa, và các hải đảo thuộc các quốc gia Phi, Nam Dương, Brunei, Mã Lai, đang tạo thành một sự đe dọa trên thủy đạo độc nhất từ Ấn Độ Dương vào Thái Bình Dương.
Chúng tôi thiển nghĩ rằng nến an ninh và hòa bình không thể tách rời khỏi sự hợp tác kinh tế mà Tổng Thống sẽ bàn cãi trong hội nghị. Vì vậy, chúng tôi thỉnh cầu Ngài thẩm xét đề nghị của chúng tôi trình bày sau đây như một gỉải pháp ôn hòa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Như chúng ta đều biết, tất cả các nươc gần Trung Cọng (Việt Nam,Phi-Luật Tân,Đài Loan, Mã Lai) trong vùng biển Nam Hải, tức là phần lớn các nước thành viên của APEC, đều đang tranh tụng với Trung Cọng mà ý đồ là chiếm 80% của vùng biển này, chưa kể cuộc tranh chấp chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể leo thang dẫn đến một cuộc chiến trong vùng. Để ngăn ngừa một biến cố như vậy, các đối tác đã cố gắng đưa Trung Cọng đến một bàn thương nghị nhưng Trung Cọng đã từ chối mọi tranh luận pháp lý và chỉ muốn mô thức thương thuyết tay đôi mà thôi thay vì thương thuyết đa phương.
Trước ngõ cụt ấy,Phi Luật tân cũng đã cố gắng nhưng không thuyết phục được Trung Cọng chấp nhận sự phán xét của Pháp Viện quốc tế ở La Haye, Hòa Lan. Tiếp theo, Phi Luật Tân khởi tố chống Trung Cọng trước Tòa Án Luật Biển ở Hambourg, Đức quốc, được thành lập chiếu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển 1982 nhưng Trung Cọng viện dẫn điều 298 của Công Ước đặng từ khước thẩm quyền của tòa án này. Đơn khởi tố của Phi được cứu xét và tòa án đã đưa ra một phán quyết thuận lợi cho quốc gia này mà Trung Cọng từ chối tôn trọng.Chuyện gì sẽ xẩy ra ?
Vậy thì phương thức nào đặng các đối tác trong Vùng áp dụng đặng cùng nhau tìm kiếm một giải pháp ôn hòa cho nội vụ ?
Chúng tôi thiển nghĩ Định Ước chung kết ( Final Act) của Hiệp Định Paris 1973 là  một giải pháp thích đáng.
Chiếu các điều 2 và 4 của Định Ước, các quốc gia ký kết là : Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Trung Cọng, Nga, Gia Nả Đại, Ba Lan, Hung Gia Lợi và Nam Dương- cùng ba phe Việt Nam :  VN Dân Chủ Cộng Hòa,Mặt trận Giải Phóng Miền Nam và Việt Nam Cộng Hòa – cam kết bảo đảm vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam gồm Miền Nam và Miền Bắc và quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam.
Chiếu điều 7 của Định Ước, các quốc gia ghi trên có quyền và bổn phận tham khảo các phe ký kết Hiệp Định đặng quyết định những biện pháp cần thiết giải quyết các vụ vi phạm Hiệp Định.
Điều 7b) cho phép chính phủ Hoa kỳ và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hoặc sáu hay nhiều hơn sáu chính phủ ký kết Định Ước triệu tập lại Hội Nghị quốc tế Paris.
Cần ghi nhớ rằng điều 34 của đạo luật Hoa Kỳ 93-59 ngày 30 tháng 12, 1974 cũng ấn định tương tự ( xin xem Phụ bản).
Một khi tái họp Hội Nghị quốc tế về Việt Nam, chúng ta cò thể mời tất cả các quốc gia lân bang quan tâm đến vụ việc ở Biển Đông như Phi Luật tân, Đài Loan, Mã Lai, và Brunei tham dự cuộc thảo luận về vấn đề «  toàn vẹn lãnh thổ » của mổi quốc gia .
Trung Quốc, đối tác chính, sẽ không xử dụng được bất cứ quyền phủ quyết hay thủ thuật nào để ngăn tránh cuộc họp và như vậy, hòa bình có cơ may được thực hiện ở vùng này của thế giới.
Trân trọng kính chào Tổng Thống .

Paris, ngày 2 tháng 11, 2017
Thủ Tướng Chính Phủ Pháp Định
       Việt Nam Cộng Hòa
Ký tên : LS Lê Trọng Quát

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

C:\Users\LTQ\Documents\le_trong_quat_documents\CỚ VIET NAM.png

 THE REPUBLIC OF VIETNAM
THE GOVERNMENT DE JURE
           

His Excellency, President of the United States Donald Trump
The White House
1600 Pennsylvania Avenue NW
Washington, DC 20500


Mr. the President,

On the day before your departure to Vietnam to attend the APEC Summit, we would like to draw your very particular attention to an essential issue: the Chinese military expansion in South-East Asia and more especially in Vietnam, its islands Paracels and Spratleys and other islands belonging to the Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, represents a threat against the unique passage from Indian Ocean to Pacific Ocean.
We think that the regional security and peace cannot be dissociated from the economic cooperation that you will discuss during the conference. Therefore we solemnly request you to examine our proposition hereafter presented as a peaceful solution in compliance with international law.

As we know, all the countries bordering China (Vietnam, the Philippines, Taiwan, Malaysia), around the South China Sea (that is to say, most of the ASEAN countries) are in conflict with China, which claims about 80% of that Sea, not to mention disputes over the ownership of the Paracels and Spartleys islands. This conflict could escalate into a regional conflict. To avoid such a regional conflict, the protagonists have tried to bring China to the negotiation table, which refused using all available legal arguments and still refuses multilateral negotiations and requires bilateral negotiations.

Faced with this impasse, the Philippines has tried unsuccessfully to interest China to resort to the International Court of Justice in The Hague. Lately, the Philippines has filed an application before the Tribunal of the Sea in Hambourg, established under UNCLOS, against China, which uses Articles 298 of the said UNCLOS to avoid the jurisdiction of the Tribunal. The said application is being processed and grant a favorable decision to the Philippines. China refused to respect this decision, what will happen next?

How can the parties get together and find a peaceful solution?

The answer lies in the Final Act of the Paris Conference on Vietnam.

In accordance to articles 2 and 4 of the Act, the signatory countries: The United States of America, France, England, China, Russia, Canada, Poland, Hungary and Indonesia have guaranteed the territorial integrity of Vietnam, including the South and the North, and the right of the South Vietnamese people to self- determination.

Under Section 7 of the Act, the above-mentioned countries have the right and duty to reconvene the participants at the Paris International Conference on Vietnam to determine the necessary corrective measures.

Article 7b) allows such an extension of the Paris International Conference on Vietnam simply by a joint request from the Government of the United States and the Government of the Democratic Republic of Vietnam, or by a request from six or more signatories of the said Act.

It should be noted that section 34 of the Public Law 93-559 December 30, 1974, follows the same lines (see Appendix).

Upon the return of the International Conference on Vietnam, we can invite all the neighboring countries with an interest in the subject, namely the Philippines, Taiwan, Malaysia and Brunei to discuss the issue of the ‘’territorial integrity’’.

China, the main actor, cannot use any veto or legal artifice to avoid it, thus giving a chance to regional peace.

Respectfully yours,   

Paris, November 2nd, 2017.

The Prime Minister

Lê Trọng Quát, Esq.