Một nền giáo dục phi giáo dục



Nguyễn Quang

“Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Lời của Nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ vào thế kỷ XIX vẫn còn vang vọng đâu đây, cho dù đã sang thế kỷ 21 nẩy lên đầy những bí thư trong số các bí thư, những ông vua thời thượng trong số các vua vẫn in trong trí họ ‘không bao giờ có chuyện cái đèn dốc ngược treo trên trần mà không đổ dầu xuống đất…’

Nói rằng ‘vạn vật tương sinh’ không ông lãnh đạo nào tin cả, nếu có biết cũng không làm vì chỉ có triệt tiêu mọi thành phần để đảng tôi tồn tại’!

Ngay cả với quy luật biện chứng cũng chỉ là thứ lý luận nhằm biện minh sự hủy diệt của cái này là tiền đề cho sự phát triển của cái khác nên mọi sự diễn ra trên bình diện thực tiễn thật xót xa khi tương quan nhân ái của con người phải gạt bỏ để cốt sao cho đạt được cứu cánh! Con tố cha, vợ tố chồng trong ‘cách mạng’ cải cách ruộng đất!

Từ một thượng tầng kiến trúc như vậy, chúng ta sẽ không lạ với một hạ tầng như các báo đã điểm tình hình giáo dục vào dịp cuối năm học qua nhận định của báo Lao Động “Chưa bao giờ các bậc phụ huynh lại hoang mang, mất đi sự tin tưởng khi gửi gắm con em mình tại những cơ sở cả dân lập lẫn công lập như hiện nay”. Bởi vì văn hóa từ trường đến chợ và ngược lại nhưng nay ngôn ngữ ở chợ tràn ngập học đường, từ trên bục giảng với những lời thóa mạ học sinh, không tôn trọng phẩm giá con người của chính các Thầy Cô giáo. Những ngôn ngữ hàng chợ không kể hết và cũng không đáng để ghi lại chỉ xin biết rằng vào một thời dân tộc nầy có cả những hành vi hãm hiếp, dụ dỗ học sinh bán dâm xảy ra ngay từ nhà trường trong sự cấu kết với các cán bộ cao cấp của chính quyền để phá hoại đời con gái học sinh và cả nam sinh trai tráng lọt vào tay bọn quan đồng tính luyến ái!

‘Con người từ vượn mà ra’ đó là thứ kinh điển chết người của thuyết Mác Lê bị buộc phải học chính khóa trong nhà trường, nghĩa là ngay với các Thầy Cô trên nền tảng tự cam kết phải biết nói láo trước khi lên bục giảng vì không có giáo viên môn sinh học, lịch sử nào ngày nay không biết đó là chuyện sai lầm khi những phát kiến về gene di truyền không cho phép nói và truyền đạt như thế! Nhưng ai cũng phải nói dối kẻo mất miếng cơm manh áo nuôi sống gia đình!

Con người thường khởi đầu làm sao cũng kết thúc làm vậy nên chúng ta sẽ không lạ qua tường thuật của các báo đầy những lời lẽ Thầy chửi trò nhưng không quên câu “Tội nghiệp ba mẹ mấy người, cho mấy người chỉ việc ăn, học mà học ngu như bò, thà nuôi chó còn sướng hơn!”

Không sao, sướng hay khoái lạc cũng có nhiều trường phái khác nhau, nhưng quan niệm từ con người tối cổ là vượn người, thủy tổ của loài người theo thuyết Mác, thời việc gần với chó mèo của con người khi nhớ về cội nguồn cũng không phải là xa đường lắm!

Nhiều phụ huynh khi đón con chờ tan trường về, họ trao đổi với nhau đôi câu chuyện giáo dục như ‘Tôi thấy ông thầy ấy đạo mạo lắm, ăn mặc rất nghiêm chỉnh nhưng vào lớp lại có những câu tục tĩu không chịu nổi…’ Một phụ huynh khác thêm vào ‘Tôi có gặp Thầy đó và ông ta nói thẳng ‘Thầy giáo dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa mà không biết chửi rủa thậm chí dụ học trò…thì không phải là thầy giáo cộng sản vì chết là hết! Hãy về và tận hưởng đi, anh không hưởng lắm kẻ lạ khác cũng tận hưởng…Sầm Đức Sương là tấm gương…’

Tất cả đều lắc đầu ‘nếu con cái lớn lên không đưa đến trường, vậy đưa đi đâu…Các phụ huynh cùng nói với nhau ‘chỉ có cách về nhà theo kèm dạy dỗ chúng nó mà thôi…’

Người Thầy giáo kia còn nói thêm nhắn nhủ với họ, ngày nay chỉ cần vào quán net gõ mấy chữ đầu là ra hết mọi thứ, có trời mà ngăn chúng, không có lãnh tụ vĩ đại nào mà không năm thê bảy thiếp, nói tóm lại là không ‘mắc nạn’ gái như ông Chủ tịch Ngân hàng thế giới mới đây đến Bin Laden cũng chứa đầy thuốc Viagra?! Nhất là trong một nền giáo dục không giáo dục. Chiếc cặp em nào cũng muốn quằn cả vai nhưng chúng muốn ném đi rất nhanh vì không có gì gắn liền đến thực tế cho cuộc sống các em, do đó chúng ta không lạ chúng cởi bỏ luôn đến quần áo ngay trong lớp học, trong sân trường vì thâm sâu xã hội không có một nền đạo đức tự thân, nó đã bị vong thân, bị đánh mất từ tận gốc rễ của một dân tộc bởi những thứ chủ thuyết ngoại lai mang về dày xéo trên quê hương!

Giáo viên ngày nay từ người đứng đầu ngành giáo dục đến anh giáo thường thường đều biết ai “bớt xén phần ăn của học sinh”, “đổi tình lấy điểm”, “gian lận trong thi cử”, “đánh đập” và “xâm hại tình dục học trò”…làm hoen ố nền giáo dục quê nhà trong tiến hô hào rình rang inh ỏi ‘“ra sức thi đua” hết “hai tốt” lại “bốn tốt” có cả việc giương cao khẩu hiệu: “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” nhưng thực tế bi thương cho dân tộc, đó là ‘“ra sức thi đua” hết “hai hốt” lại “bốn hốt”?!

-Cả một dân tộc đang bế tắc toàn diện, vì không có những nhà lãnh đạo tầm cỡ đưa ra được một Đường Lối Giáo dục, ít ra là một, có hệ thống hẳn hoi để đối chiếu vì mọi sự đều tương đối trong sự chọn lọc. Hậu quả lâu dài đầy lỗ hổng cho dân tộc, đó là Việt Nam ngày nay không học cũng có bằng cấp và như thế càng tốt với quan niệm của tầng lớp lãnh đạo hiện nay!

Tại Việt Nam dưới thời cai trị của CS, ngoài chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Âm Phủ, chợ Tình…còn có chợ luận văn!

Công việc nghiên cứu được xem như ưu tiên hàng đầu của người trí thức, của các giáo sư đại học, nhưng ngày nay tại Việt Nam nó trở thành xa lạ như không cần thiết nữa đối với giới trí thức! Mọi luận án chỉ cần sao chép và dán là xong, khởi đi làm gương từ các Giáo sư Đại học và đã để lại những vết nhơ cho nền học thuật nước nhà mang tầm cỡ quốc tế!

Tại Việt Nam, hiện nay mà nói những điều trên ai cũng nhận ra, xã hội bây giờ nó là như thế nhưng để nói lên tiếng nói chung không ai dám lên tiếng vì ai cũng rõ sợ những trò trả thù nhơ bẩn của những người CS. Một anh công an đã có tuổi khi làm việc đã khuyên tôi nguyên văn ‘anh viết và làm như thế chỉ hại vợ con…’Một anh khác thêm vào ‘anh ở nhà thuê chưa có cái nhà để ở mà đấu tranh đòi nhân quyền làm gì hãy lo buôn bán mà kiếm cái nhà…’ Có người gợi ý tôi đi buôn…’ Tôi bình tâm và cảm ơn, tôi niệm trong lòng ‘Lạy Phật cho con học triết lý sống của Ngài như hình ảnh Ngài tọa thiền dưới gốc cây Bồ Đề, chúng muốn nói gì cứ nói, vì phàm thế gian là vậy’. Sau đó tôi có viết bài ‘Đồng hương nhưng không đồng chí’ về mấy cán bộ Công an này!

Lạy Phật, người Việt Nam chúng con rất tài giỏi nhưng vì sự sợ hãi trước bạo tàn CS, giống như một cơn lốc xoái đã cuốn đi tất cả. Mong thay trong sự tĩnh lặng theo gương thiền tịnh của Ngài mà bình tâm, chúng con tin rằng những trái tim Bồ Tát trên quê hương có tràn đầy Phật tính vốn một thời thịnh trị là quốc giáo của chúng con. ‘Không có gì im lặng như một dòng sông nhưng cũng không có gì biến đổi như một giòng sông’... ‘Không ai tắm hai lần trên một dòng sông’…Câu sau của Héraclite “À ceux qui descendent dans les mêmes fleuves surviennent toujours d’autres et d’autres eaux ». [1]

Con đang niệm và suy gẫm về một nền giáo dục phi nhân trên quê hương con, hình ảnh rắn rít, mãng xà bao sự cám dỗ quanh cây Bồ Đề năm xưa vẫn là bài học cho dân tộc chúng con trên con đường bất bạo động bao dung nhẫn nại đến chung mãn.
 
[1] Fragment 12, Arius Didyme dans Eusèbe de Césarée, Préparation évangélique, XV, 20, 2.