Chuyến xe buýt từ Munich đến
Vienna, cũng như từ Bonn đến Augsburg, ngoài những dấu tích lịch sử của các
thành phố với những vĩ nhân làm thay đổi thế giới như Hegel, Einstein,
Luther…tôi để ý nhất là trên những cánh đồng không có bóng dáng người nông dân
lam lũ như trên đất nước tôi. Đặc biệt những ngôi làng nhỏ cũng không có kẻ
lang thang. Tôi được biết trong giờ làm việc, nếu có em bé nào ở tuổi đi học
còn quanh quẩn ngoài đường sẽ bị phạt.
Trên những con đường xa lộ rộng
mênh mông với nhiều làn xe, song yếu tố môi trường như xuyên suốt trong công
việc điều hành đất nước, rừng thoai thoải thẳng tắp hai bên như thông, dương
xỉ, những loại cây gỗ quí lâu năm được chăm sóc một cách cẩn thận. Đặc biệt
những tường cao không phải là bức tường Bá Linh, nhưng là bờ thành hai bên
đường để bảo vệ rừng. Tôi gọi các nước Đức và Áo nơi tôi đi qua có nền văn minh
“ngăn chận, bảo vệ”, nghĩa là nhằm chữa trị và cứu vớt môi trường chứ không phá
rừng, triệt hạ rừng vô tội vạ của những quan tham trên đất nước tôi. Ở đây bạn
muốn đốn hạ một cây nào đó dù bạn đã từng trồng cũng phải xin phép, cho dù trong
thành phố hay tận rừng sâu.
“Cuộc đời là một sự chuyển tiếp
và suy tàn” như tư tưởng của Nietzche. Nhưng nơi đây có sự suy tàn để tạo nên
sự hình thành mới cho sự phát triển, còn trên quê hương Việt Nam từ ngày có
bóng cộng sản với quy luật “phủ định của phủ định”, đã đưa dân tộc đến bờ vực
thẳm tận căn. Có một điều kỳ lạ khi tôi đi qua thành phố sinh ra Karl Marx, ông
tổ cộng sản nhưng không ai còn nhắc đến Mác, trong khi trên quê hương tôi chỗ
nào long trọng nhất đều có bàn thờ về ông. Cũng không ai nhắc đến Hitler vì mọi
người “cảm thấy đó là tội lỗi”. Trong khi tại Việt Nam như một phong trào giới trẻ tôn
sùng Hitler và xem ông ta như biểu tượng trỗi dậy cho một dân tộc. Song trong
tôi với mối ưu tư từ thẩm sâu ý hướng của thanh niên thiếu nữ Việt Nam là muốn
có một cái gì mới, một sự thay đổi mạnh mẽ và thực tế đó là muốn tiêu diệt độc
tài cần phải có nhất tâm quyết liệt hơn trong khi mọi người đang cầu xin “Lạy
Trời cho thuận gió nồm…” cho đất nước con có được những Moise dẫn đường.
Không có cảnh sát giao thông ẩn
núp, rình rập hai bên đường để hối lộ, tài xế đều biết tự kiềm chế vì luật là
để phục vụ chính mình, từ Vienna trở lại Đức tôi không thấy ai bắn tốc độ cũng
như ai là nạn nhân.
Tôi mới đi qua một phần bề mặt
của nước Đức, nửa phía Tây, bên phía Đông tại Berlin có cả chợ Đồng Xuân của người Việt.
Nửa phía Tây sâu đậm đức tin Công giáo, ngày Chủ Nhật là ngày của Chúa, nên phố
xá, siêu thị đều đóng cửa, có nơi nghỉ từ ngày Thứ Bảy.
Nhưng ngày Chúa Nhật, có lẽ sau
một tuần làm việc vất vả giới trẻ đang say ngủ nên từ Áo đến Đức, không có mấy
bạn trẻ dự lễ trong nhà thờ, rất ít người đi lễ ngoại trừ những người già. Họ
đang nhắm đến mục đích sau cùng của đời người về một tương lai bất tử trong một
thế giới họ đã từng kinh qua đầy những cái dễ chết, thật vô thường.
Từ thành phố Augsburg nhớ về kinh
thành Huế, nhà bảo tàng như ôn lại quá trình phát triển của một vùng trũng sình
lầy, đến thời kỳ nông nghiệp qua các công cụ được rèn đúc để hỗ trợ nhà nông và
ngày ngay thật thịnh vượng với mũi nhọn công nghệ thông tin, viết phần mềm, chế
tạo các linh kiện hàng đầu trên thế giới.
Thành phố cũng mang đậm dấu ấn sự
hình thành của Đạo Tin Lành, di tích về nơi Nhà cải cách Luther viết lại Kinh
Thánh, gồm những bản văn, nơi hội họp và công bố… Chính nhờ sự kiện này, người
dân Đức có bộ chữ viết thành văn hoàn thiện đến ngày nay.
Du khách sẽ được hướng dẫn thăm
viếng nhiều ngôi thánh đường nguy nga với một khoảng cách rất gần có thể dạo
bộ, mỗi thánh đường mang dấu ấn thiết kế lưu lại về một nền văn minh thuộc lối
kiến trúc hoàn toàn Trung cổ, Phục Hưng, cận hiện đại… khác nhau. Và đặc biệt
những nơi này đều có mộ các Thánh đã sống, đã tử đạo, đã thật sự cống hiến cho
cư dân thành phố này. Tất cả xây dựng nên một nền tảng tinh thần của thành phố:
Kính Chúa, yêu người và phục vụ con người bằng chính mạng sống của mình, đó
chính là giá trị vĩnh hằng của Thành phố.
Mọi người sẽ rời thành phố cổ
nhưng rất hiện đại về tư duy với Tòa Thị chính cổ xây từ năm 1600 và nay vẫn
còn với sảnh đường dát toàn vàng khắc ghi những câu thời danh của các Linh mục,
Giám mục, các Thánh lưu truyền.
Nhưng du khách sẽ kinh ngạc khi
quan sát các thành phố của Đức, đó là khả năng tổ chức trật tự ngăn nắp. Nói
cách khác, đó là óc khoa học của các nhà hành chánh, quản trị…đến người dân,
như hình ảnh ở đâu cũng có thùng rác và người dân còn ý thức phân loại các thứ
phế thải từ ngay trong mỗi gia đình đến đường phố, đó là rác thuần túy giấy hay
rác có kim loại, rác sinh học…
Trở lại với Cung đình Huế, nếu có
dịp thăm quan một vòng, du khách sẽ chứng kiến việc vứt rác bừa bãi trên khắp
các nẻo đường hoàng cung. Và chắc chắn chúng ta sẽ tự hỏi văn hóa là nếp sống,
nếp nghĩ…vậy người Việt có óc khoa học hay không?
Người Việt chúng ta luôn tô hồng
cái bề dày của quá khứ lịch sử, nhưng liệu những tiềm năng đó có cho phép chúng
ta tin rằng toàn dân tộc có thể vươn lên trong thời gian rất ngắn, hay mãi mãi
những nghệ thuật dụng binh kiểu du kích, sẽ tạo nên con người tản mạc, nhỏ
nhặt, ghen ghét, hận thù… cùng cách sống của người Việt mà lịch sử chỉ để ghi
lại những cuộc đánh nhau. Để rồi kết quả, dù là công cụ hay vay mượn, chiến
tranh có thể mang lại những gì văn minh nhất nhưng chiến tranh sẽ lấy đi tất cả
những thứ gọi là văn minh.
Một nông dân Việt Nam ở tận vùng
xa xôi hẻo lánh có đầu óc bảo thủ cố chấp, thật sự cũng không khác với một lãnh
tụ cộng sản Hà Nội, tuy rằng bối cảnh, không gian và thời gian khác nhau nhưng sự thể hiện cái bản chất là giống nhau.
Tình trạng bế tắc mọi mặt: chính
trị, kinh tế, giáo dục, xã hội… của Việt Nam hiện nay giống như một vòng
xích sắt quấn chặt lấy vận mệnh dân tộc. Để thoát ra được khỏi tình trạng này,
chúng ta cần phải đột phá khâu xích nào trước hết? Đó chính là con đường dân
chủ để người dân có thể trực tiếp bầu chọn những công dân gương mẫu, xứng đáng
nhất tại mỗi địa phương đến trung ương. Chế độ độc tài cộng sản đã tước đoạt
mất của nhân dân quyền cơ bản trọng đại này.
Trong khi đó, chính quyền của các
nước văn minh xem đây như điều kiện tối ưu hàng đầu để phát triển.
Tôi có xem các
sách toán giáo dục học sinh một cách trung thực, không lồng vào những nội dung
tuyên truyền cho các mục tiêu chính trị dẫn đến một nền giáo dục dạy con người
tàn ác, mất nhân tính như bắn chết một lính Mỹ, một đồng minh khác…cộng lại là
hai, hệ quả đưa đến việc gieo mầm giết người đối với các em bé từ tuổi thơ.
Ngày nay tại
Việt Nam, chỉ cần một cái nhìn bị cho là “nhìn đểu”, nạn nhân có thể bị truy
sát đến cùng và cái chết là đích đến như đã giết được một lính Mỹ ẩn sâu trong
tiềm thức trước đây tại học đường. Giết một người chưa đủ, giết cả gia đình nạn
nhân trở nên phổ biến tại Việt Nam
hiện nay. Tại Bình Phước, Nguyễn Hải Dương, 24 tuổi, bị gia đình người yêu phản
đối, đã giết sáu người trong gia đình, kể cả người y từng yêu, chỉ có một em bé
chưa tới hai tuổi được tha mạng.
Trên cả hai bình
diện nền tảng để phát triển, khoa học và đạo đức, kể từ ngày chủ nghĩa cộng sản
thâm nhập vào đây, đã dẫn đưa cả một dân tộc đến vực thẳm của thứ ngụy khoa học
và đạo đức giả.
Niềm tự hào của
người Đức là thích giúp đỡ người khác, nhất là sự đúng giờ, nói lên năng lực
của bạn trong công việc.
Chúng tôi có may
mắn đặt chân xuống phi trường Frankfurt, khi lần đầu tiên đến nước Đức, một
trung tâm thương mại, tài chánh với dân số chưa đến 800 ngàn dân cư, nhưng có
bề dày 800 năm lịch sử tổ chức các hội chợ thương mại, và hiện nay là trung tâm
địa lý của Liên hiệp Âu châu.Địa điểm chính tổ chức các hội chợ là Messe
Frankfurt nằm ở ngay trung tâm với không gian triển lãm rộng 578.000 mét vuông
và một Trung tâm Hội nghị.
Ngoài ra
Frankfurt còn là nơi đặt trụ sở của Cơ quan Bảo hiểm và Cơ quan Hưu bổng Âu
châu cũng như Trung tâm Trọng tài Quốc tế, cùng sự hiện diện của các công ty
như DBV-Winterthur, ARAG, AMB Generali và R+V Versicherung cũng đặt trụ sở tại
đây.
Nhưng
Frankfurt không chỉ có chứng khoán, cổ phiếu và tiền tệ, chính nơi đây là
trung tâm đầu não của hệ thống công nghệ sinh học, dược phẩm tự động công
nghiệp trong một khu vực có 5, 52 triệu dân năng động.
Phần
lớn hành khách đến Frankfurt rồi đổ ra đến các khu vực thuộc Liên hiệp Âu châu
vì nơi đây có hệ thống tàu hỏa Deutsche Bahn với hơn 170 chuyến tàu cao tốc mỗi
ngày đến mọi miền của châu Âu.
Một
phi trường tấp nập nhất thế giới, thuận lợi trong giao thương gồm cả những
chuyến bay đến Hàn quốc, Thượng Hải, sân bay cách trung tâm thành phố 13 km.
Nếu các bạn có dịp vào Google Maps và xem bản đồ phi trường gồm hai sân ga số 1
và 2, rồi đường dẫn đến nơi đổ taxi, cũng như bên dưới tầng hầm dẫn đến đến các
ga tàu điện S-bahn thật tiện lợi nhưng nếu bạn không có người hướng dẫn, hay đã
nghiên cứu trước, sẽ rất dễ lạc lối ở một nơi quá hiện đại, khi chúng ta rời
khỏi máy bay vào nhà nhà ga như đang hành trình đến một thế giới khác.
Trong
một thành phố cực kỳ văn minh, nhưng các bạn cũng phải có tiền mặt, kể cả tiền
xu vì với các dịch vụ như taxi, xe buýt, mua cà phê hay thức ăn nhanh, nhất là
ở các máy bán hàng tự động.
Tất nhiên các thẻ tín dụng Mastercard và VISA được
chấp nhận rộng rãi, và nhiều cửa hàng cũng chấp nhận thẻ American Express.
Nhưng nếu các chi phí dưới 20 âu kim, bạn phải để ý thường phải thanh toán bằng
tiền mặt.
Nét
đặc trưng của văn hóa Đức là chào hỏi, dù chưa quen nhưng gặp nhau bất cứ nơi
đâu mọi người đều nói lời chào nhau, họ coi trọng sự trung thực, thẳng thắn,
nhưng mọi người đều biết giới hạn trong sự kiềm chế vì thân mật quá sẽ bị xem
là suồng sã.
Khác
với quê hương tôi, Việt Nam,
khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ rất được ưa chuộng với nhiều người, thậm chí cho
thuê tính tiền theo giờ. Người Đức ít thích ở khách sạn, ngoại trừ những du
khách nhỡ đường. Ngay tại trung tâm Frankfurt có khách sạn bốn sao Manhattan với các dịch vụ
văn phòng và quán bar phục vụ ngày đêm.
Bạn
cũng có thể lên tầng thứ 53 của tòa nhà Main Tower
để ngắm toàn cảnh thành phố Franfurt từ ban mai đến chiều về của một thành phố
không ngơi nghỉ. Và bạn hãy thưởng thức một ly rượu vang trắng, đặc sản của Đức
như bạn đã đồng hành bằng chính sức cần lao với người dân Đức.
Bên
cạnh rượu vang trắng đỏ, có lẽ du khách vẫn thích các loại thịt như xúc xích bò
hấp, chân giò heo và thịt sườn heo miếng to.
ể tìm hiểu về một trong những nền mỹ
thuật châu Âu đẹp nhất với lịch sử 700 năm, hãy đến Bảo tàng Staedel. Vừa kỷ
niệm 200 năm thành lập vào năm nay, bảo tàng trưng bày các tác phẩm thuộc
trường phái cổ điển của Vermeer, Rembrandt và Botticelli, các tác phẩn hiện đại
của Degas, Monet và Picasso, và các bức tranh đương đại của Francis Bacon,
Gerhard Richter và Yves Klein,
Từ một thành phố cổ nhưng tư duy hiện đại đến thành phố văn minh nhất
nhì hành tinh, chúng ta không khỏi đặt lại vấn đề phát triển cho dân tộc mình.
Đó có phải là sự tản mạc, phân tán, chụp giựt nhằm thu lợi cá nhân nhỏ nhặt
thiếu sự đồng bộ thuộc phạm vi chiến lược nhắm đến toàn vùng hay cả quốc gia.
Ngay như sự chia tỉnh cũng để lại những trang sử buồn, cán bộ cấp cao
hàng tỉnh giành nhau từng cái bàn, chiếc ghế…thậm chí phục kích để cướp lại tài
sản như chuyện chia làm hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định trước đây, chận đánh
nhau trên đèo Cù Mông khi đoàn xe chở tài sản được chia trở về phương Bắc.
Người dân rất lơ là với phát triển của cộng đồng trong quan niệm “nhà
nước no”. Không có mối dây quan hệ tự nguyện giữa nhân dân và nhà nước, ngoài
sự cưỡng bức. Và thật sự sẽ không có sáng tạo khi con người không có tự do.
Khoa học không nhằm phục vụ con người nhưng chú tâm cho các mục tiêu chính trị,
như lý luận “ba ký lô lá khoai mì bằng ký thịt bò”. Và câu chuyện ngày xưa,
dưới chế độ cộng sản bao lâu chúng còn tồn tại vẫn “vũ như cẩn”.
Với
cộng sản, chỉ có chủ trương chứ không có chính sách, nên con tắc kè có thay đổi
màu thời cái đảng cộng sản cũng chỉ có một mục tiêu duy nhất là bảo vệ sự tồn
tại của chúng, hà tất không thể và không bao giờ cho sự phát triển của đất
nước.
Kết
luận: chỉ có phương cách duy nhất để phát triển cho Việt Nam hôm nay là
toàn dân xuống đường bất bạo động để xây dựng một chế độ mới văn minh: Dân chủ,
Tự do và Nhân quyền được tôn trọng. Và trước tiên chúng ta phải phá tan những
cái không tôn trọng để được tôn trọng.
Nguyễn Quang