Hai Trăm Năm Mươi Năm Ngày Sinh Nguyễn Du Khóc Tố Như

Nguyên Hoàng Bảo Việt 
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Góp lời Tưởng niệm
Ngày 3 tháng Giêng năm 2016,
Hai Trăm Năm Mươi Năm Ngày Sinh Nguyễn Du Khóc Tố Như

Thơ Nguyễn Du, truyện Kiều, lục bát bây giờ không còn là thơ nữa, mà là những dòng lệ :

                        (…) Trải qua một cuộc bể dâu
                 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (…)


Đó là những giọt nước mắt nhân ái, bao dung trào lên từ một trái tim đau buồn, xót thương và phẫn nộ của một nhà thơ, Cụ Nguyễn Du. Trước thân phận dân tộc bị phản bội, ngược đãi, sát hại và làm nhục, thi hào Nguyễn Du không cầm được nước mắt. Đúng hai trăm năm mươi năm (3-1-1766/3-1-2016) sau ngày sinh, chính Tố Như cũng còn phải khóc. Một chế độ tàn bạo, vô văn hóa và phi nhân nghĩa đã dựng tượng và vinh danh ông để rao bán với thế giới. Trong lúc đó, chúng dùng bạo lực bịt mắt, bưng tai, giam tiếng nói, chúng uốn bút, đẽo lưỡi, tẩy não buộc con người Việt Nam vốn chân thật, hiền hòa, trở thành độc ác, gian dối.
Và đảng xã hội đen đỏ cầm quyền ở Hà Nội đã ‘’lưu đày’’ tác giả Truyện Kiều ngay trên quê hương đang bị ngoại bang lấn tới, chiếm dần :
       
   (…) Nam Quan mất Chi Lăng bỏ ngỏ
Bát men Ngọc Lý cống Bắc triều
Hà Hồi im tiếng trống Ngọc Lũ
Bản Giốc thác buồn nghe quốc kêu

Lê Chiêu Thống thờ trong Văn Miếu
Mưa Hồ Gươm mặn cát Hoàng Sa
Sóng Bạch Đằng khóc voi Trưng Triệu
Cao Nguyên rước Mã Viện vào nhà (…)
(Ngàn Năm Thăng Long*)

Chúng ta biết ‘’Vua thời Lý cũng đau lòng’’ qua những chuỗi dài những năm tháng bị chiếm đóng, bao vây, lùng bắt, ‘’Đêm đêm Hà Nội nhớ Thăng Long’’ .
Nhà thơ và nhà văn hóa Nguyễn Du vẫn mơ tới thuở ‘’Rồng bay ngang Thành Cổ Loa’’. Nhưng ông cũng phải khóc khi nhìn thấy cái gọi là bản đồ ‘’Việt Nam (Vietnam) dưới đây được phổ biến trên Liên Mạng Internet mấy ngày cuối năm 2015. Bản đồ này là bản đồ một nước Việt Nam bị Việt cộng tạm chiếm, mới viết lại địa danh Plây Cu Hô Chi Minh Buon Me Thuot (sic) và bị Trung cộng bảo hộ, vẫn viết Biển Nam Trung Hoa -Mer de Chine méridionale (sic) thay vì Biển Đông, với sự đồng lõa của thực dân Pháp,Golfe du Tonkin, Cordillère Annamitique (sic).
*Vietnam
blank
Cho nên, Thơ Nguyễn Du, truyện Kiều, lục bát bây giờ không còn là thơ nữa, mà là những dòng lệ :

                                  (…) Trải qua một cuộc bể dâu
                 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (…).

        **************************

*Thơ
NGÀN NĂM THĂNG LONG

Ta có ngàn năm xưa dựng nước
Yêu Quê Hương và quý Tự Do
Ta có ngàn năm để đuổi giặc
Nụ cười tiếng hát cho trẻ thơ


Đêm nay Hà Nội nhớ Thăng Long
Nhớ thời Vua Lý thêm đau lòng
Năm mươi tư Rồng rơi nước mắt
Tiễn dân miền Bắc ra biển Đông

Tết Mậu Thân đỉnh cao tội ác
Gia Hội chôn sống Huế điêu tàn
Khe Đá Mài Phú Thứ Đồi Cát
Thương xót dân Rồng cũng chịu tang

Sau Đà Nẵng Sài Gòn thất thủ
Di tản vào châu thổ Cửu Long
Bảy mươi lăm Rồng không về nữa
Bay với thuyền nhân ra biển Đông 

Đại La thành dựng tượng Lê Ninh
Bá Bạch Quân Thủ Đức hành hình
Ven sông Hồng dân oan đói khổ
Rời Hoa Lư về núi Chí Linh

Nam Quan mất Chi Lăng bỏ ngỏ
Bát men Ngọc Lý cống Bắc triều
Hà Hồi im tiếng trống Ngọc Lũ
Bản Giốc thác buồn nghe quốc kêu

Lê Chiêu Thống thờ trong Văn Miếu
Mưa Hồ Gươm mặn cát Hoàng Sa
Sóng Bạch Đằng khóc voi Trưng Triệu
Cao Nguyên rước Mã Viện vào nhà

Bịt mắt bưng tai giam tiếng nói
Uốn bút đẽo lưỡi giả bồ câu 
Tẩy não buộc con người gian dối
Vệ binh Mao quý hơn đồng bào

Ai rao bán trẻ con phụ nữ
Thế giới nhìn Việt Nam hôm nay
Xuất cảng lao nô đảng tỉ phú
Quan tham ô bắt dân kéo cày

Án tù chồng chất tội yêu nước
Công lý phi nhân luật bạo quyền
Phá nghĩa trang đấu tố liệt sĩ
Địa ngục chết còn muốn dựng lên

Gió đông buốt lạnh tù Thanh Cẩm
Hỏa Lò nóng cháy rừng U Minh
Long Khánh Hàm Tân qua Suối Máu
Ba Sao Thanh Liệt tới Hoàng Liên

Từ chốn lưu đày nhớ Thăng Long
Bà Huyện Thanh Quan cũng đau lòng
Nhớ bạn tù chết trong ngục tối
Nhớ người thân mất tích biển Đông

Từ Ngô Quyền tới Trần Hưng Đạo
Bao thế hệ bồi đắp cõi bờ
Có Lê Lợi Nguyễn Trải Nguyễn Huệ
Và Nghĩa Sĩ Việt Nam Tự Do

Trương Định Đề Thám Phạm Hồng Thái
Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu
Nguyễn Thái Học Cô Giang Cô Bắc
Nguyễn An Ninh và Tạ Thu Thâu

Nguyễn Trung Trực Kiên Giang Nhựt Tảo
Ngụy Văn Thà chết cho quê hương
Mơ Rồng về bay ngang quần đảo
Mơ Gánh Hàng Hoa khắp nẽo đường

Cảo thơm hương sắc vườn Văn Hiến
Chu Văn An và Lê Quý Đôn
Sương Nguyệt Ánh và Đoàn Thị Điểm
Nguyễn Du Đồ Chiểu Hồ Xuân Hương

Hà Nội không chỉ nhớ Thăng Long
Nhớ Sài Gòn Huế nhớ Hải Phòng
Nhớ Công Nhân Thanh Nghiên Thanh Thủy
Anh chị em bạn tù bất công

Bà Mẹ nói con tôi vô tội
Khi điểm mặt đảng xã hội đen
Uất ức biển ta ơi con viết
Quân sát nhân thái thú ngụy quyền

Nửa thế kỷ ngồi canh ngọn nến
Dung nhan em có bớt hao gầy
Từ buổi kinh đô bị giặc chiếm 
Cành Nam bốn mùa chẳng đổi thay

Hà Nội con tin nhìn qua đêm
Trăng xưa thôi chải tóc trước thềm
Quanh Trụ Đồng công an tuần rảo
Em ơi Chim Việt có bình yên

Đêm nay Hà Nội nhớ Thăng Long
Biết Vua thời Lý cũng đau lòng
Người đi dưới ánh sao Khuê đó
Vững tin nơi Hồn Thiêng Núi Sông.

Nguyên Hoàng Bảo Việt (2010)
                 hội viên Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong,
     Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại
và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc ở Genève (Thụy Sĩ).

      Genève tháng Giêng  2016 / Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam  ở Thụy Sĩ
                 Ligue vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

.