Cha Trương Bửu Diệp Vị Thánh Của Người Lương Giáo Việt Nam


Nhân ngày Lễ Giỗ Cha Thánh
Phanxico Xavier Trương Bửu Diệp
12 tháng 3



Lạc Việt Giới thiệu Thiên Hồi 5của Ngài 
Tác giả: Ông Ngô thiên Hiệp

Thiên Hồi Ký sẽ lần lượt được gửi đến quý vị bằng bài viết và youtube



Cha Trương Bửu Diệp
Vị Thánh Của Người Lương Giáo Việt Nam

Chưa có một Vị Thánh nào trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và cả Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ lại đươc Người Lương Giáo Việt Nam sùng kính và mến mộ hết lòng như đối với Cha Thánh Trương Bửu Diệp. Thậm chí nhiều người Lương Giáo đến với Ngài còn không nhớ được  tên thánh của Ngài là Phanxicô Xaviê. Tên đầy đủ của Ngài là Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp. Mọi người thân thương gọi Ngài là Cha Diệp.

Cha Diệp là vị Thánh
của quần chúng Lương Giáo Việt Nam
Thực  sự như vậy,  vì sau cuộc bách hại tôn giáo toàn tỉnh Cà Mau từ năm 1945 đến năm 1954, trong khi đó ngoài Bắc cuộc Cải Cách Ruộng Đất của HCM và đảng CSVN  “Long Trời Lở Đất”  đã đẩy toàn dân VN vào sự tận cùng của bần hàn và sợ hãi thì ai còn dám nhắc đến cuộc Tử Đạo của Cha Diệp tại Cà Mau năm 1946. Cũng như ngoài Bắc ai còn dám nhắc đến những nạn nhân của cuộc CCRĐ sắt máu tàn bạo đó. Đó chính là lý do giáo quyền Công Giáo VN cũng rất hiếm vị nào nhắc đến Cha Trương Bửu Diệp, ngay cả Đức Hồng Y Phạm minh Mẫn (Ông Nội của HY là “Chánh Trương” của họ Đạo Chủ Chí. Họ Đạo được Cha Diệp khai phá thành lập và giao cho ông trông coi) Cách đây khoảng 10 năm trong một cuộc phỏng vấn, Ngài Hồng Y cũng né tránh không dám nói rõ về cuộc Tử Đạo của Cha Trương Bửu Diệp, trong khi chính Cha Diệp là Cha linh hướng, hướng dẩn Ngài đi tu vào năm Ngài 10 tuổi.  Nỗi “Sợ Hãi” của Giáo Quyền Công Giáo VN xem ra vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay năm 2019 của thế kỷ 21 !
Ngược lại với Giáo Quyền Công Giáo VN, người Dân Lương Giáo VN lại rất sùng kính mộ mến Ngài. Rất nhiều người đến kêu cầu xin ơn Ngài đều được Ngài “quan tâm” một cách hào phóng, bất kể người đó là Lương hay Giáo (Lương là những người sống tốt lành theo lương tâm, họ thờ kính Ông Bà hay cả thờ kính Bụt hoặc Phật. Còn Giáo là tên gọi tắt người theo đạo Công Giáo).
Ngày nay,  chẳng kể ngày Giỗ hay ngày Sinh Cha Diệp,  từng đoàn người rồng rắn họ đến bằng các chuyến Xe Đò lớn để kính viếng và xin ơn Ngài tại Đền Thờ Cha Trương Bửu Diệp được xây dựng ngay trên nền Đất Nhà Thờ Tắc Sậy nghèo nàn khi xưa. Tiền xây cất Ngôi Đền hoàn toàn do người dân Lương Giáo đóng góp, mà sự đóng góp của người Lương có phần hơn.
Phong cách kính viếng của những người bình dân VN đến với Ngài cũng có phần khác lạ so với người Công Giáo. Họ ngồi dưới chân tượng Ngài sờ vào chân Ngài và cầu xin Ngài những ơn cần thiết cho cuộc sống hay cũng đến để tỏ lòng biết ơn Ngài về những ơn xin đã nhận được. Cách kính viếng và xin ơn khác lạ hơn nữa, đó là đứng ngang tầm tượng Ngài, nói nhỏ vào lỗ tai Ngài tất cả những nhu cầu mình muốn xin ơn. Quả thật, trên thế gian này chưa có cách nào xin ơn một cách bình dân và quần chúng hơn như thế này.
Cách cầu nguyện bình dân
Thật vậy, cả cuộc đời Linh Mục của Ngài là bản sao của của một mục tử hiền lành sống và chết cho đoàn chiên, mà đoàn chiên của Ngài là người nông dân VN chân lấm tay bùn bất kể Lương Giáo.
Thiên Hồi Ký của Ông Ngô thiên Hiệp, con ông Ngô Thiên Cẩn, người được gọi là Thầy Hai trông coi họ Đạo Bào Sen, tức là người đứng sau Thầy Cả là LM Tứ, quản xứ họ đạo Hòa Thành & Bào Sen sẽ cho chúng ta thấy rõ về tình hình chính trị của Tỉnh Cà Mau lúc đó trong bối cảnh dân VN chống thực dân Pháp,  Nhật đảo chánh Pháp, Pháp trở lại Đông Dương, Việt Minh phát động “Cách Mạng Vô Sản” triệt tiêu Tôn Giáo, triệt tiêu những kẻ được dân mến mộ và triệt tiêu những kẻ giầu có trong dân trong những năm từ 1945 đến 1954 ngay tại Cà Mau.
Thiên Hồi Ký của Ông Ngô thiên Hiệp cũng sẽ cho chúng ta thấy toàn bộ bối cảnh của Dân VN trong những thời kỳ khai hoang lập ấp tại tỉnh Cà Mau của một số LM Việt là: Cha Diệp, Cha Tứ và Cha Công mà Cha Trương bửu Diệp đã là vị tiên phong không chỉ trong lãnh vực truyền đạo mà còn đóng vai trò của những vị “kỹ sư nông nghiệp” hay hơn thế nữa đóng vai trò của vị quan triều Nguyễn  như  quan Nguyễn công Trứ  lãnh đao  công cuộc khai hoang lập ấp vùng Kim Sơn Tiền Hải xưa kia nay thuộc các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình hiện nay,  để hướng dẫn người dân khai phá vùng đất Cà Mau, một vùng đất hoàn toàn tân bồi do phù sa của sông Cửu Long từ ngàn đời tạo nên.
Thiên Hồi Ký của Ông Ngô Thiên Hiệp sẽ cho chúng ta thấy rõ vùng đất Cà Mau đã được các Cha và người dân khai phá như thế nào,  đã thành công vượt bực như thế nào đến nỗi quan người Pháp lo việc phát triển dinh điền, ông ta làm không được mà Các Cha đã làm thành công…
Qua Thiên Hồi Ký này, ta sẽ hiểu thế nào là “Bờ Bao Ngạn”; thế nào là “Coi Cọp”;  hoàn cảnh nào mà thiếu nữ thời đó năn nỉ mẹ: “Má ơi đừng gả con xa, chim kêu vươn hú biết nhà má đâu”;  lúa tràn đồng, nhưng làm sao để giữ lúa khi lúa lên đòng đòng khỏi bị khỉ tước xé, lúa ngậm sữa và lúa chín,  vì chỉ một vài đêm lũ khỉ, lũ chim và lũ chuột sẽ ăn phá sạch sành sanh…Tất cả nỗi lo lắng đó của nông dân Cà Mâu,  Cha Diệp đều có phương sách hiệu quả giúp người dân giải quyết, và cuộc sống của họ đã trở nên sung túc giầu có một cách mau chóng.
Điểm sơ qua như thế, chúng ta mới phần nào hiểu được người dân Lương Giáo đã kính mến Cha Trương bửu Diệp một cách chân thành như thế nào. Ngài đã là vị ân nhân của đời họ, gia đình họ trước khi Ngài chịu Tử Vì Đạo.
Một lý do sau cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó chính là cuộc Tử Đạo của Ngài để cứu hàng trăm người Lương Giáo bị Việt Minh lùa vào lẫm lúa của Ông Giáo Sự và chuẩn bị thiêu sống tất cả nếu Cha Trương bủu Diệp không chỉ chỗ lẩn trốn của 4 Cha khác tại Cà Mau mà bọn họ biết rằng Cha Diệp biết. Cha Diệp sau những lúc bị tra tấn và tra khảo , bọn VM cũng nhốt Cha Diệp chung với hàng trăm người trong Lẫm Lúa. Trong hàng trăm người bị nhốt, phần lớn lại là người Lương vì người Công Giáo đã biết trước nên đã chạy trốn, ngoại trừ các  ông “quới chức nhà Thờ” mà ngày nay gọi là Ông chánh trương, hay ông trùm giáo họ. 6 vị này còn ở lại và bị nhốt chung.
Sau những lần Cha bị tra khảo cùng với những lời hăm dọa của cán bộ Việt Minh, tất cả người lớn và trẻ em đều xin được rửa tội và sẵn sàng cùng chết với Ngài. Tuy nhiên sau khi hạ sát Cha Trương bửu Diệp, hạ sát 4 Bà Phước VN và hai Nữ Tu người Pháp chúng đã thả mọi người ra với lệnh phải bỏ nơi này ngay lập tức… Có lẽ đây là nguyên nhân chính: sự hiển linh của Cha và lòng mến mộ của người Lương  lại được gắn kết nồng nàn đến như vậy, bởi họ tin rằng  Cha Diệp đã lấy mạng sống mình chết thay để cứu sống họ. Thật không có tình yêu Lương Giáo nào cao trọng hơn.
Tôi, đã đọc Thiên Hồi Ký và đã suy nghĩ nhiều về Cha Thánh Trương Bửu Diệp - vị thánh đặc biệt của người Lương. Nay, xin giới thiệu với quý bạn đọc Thiên Hồi Ký của Ông Ngô thiên Hiệp để biết rõ ngọn ngành hơn về cuộc Tử Đạo của Ngài. Chính vì VN hiện nay vẫn còn đang bị cai trị bởi lũ vô thần, nên thông tin về cuộc Tử Đạo của Ngài vẫn tiếp tục bị che kín, thay vào đó chúng tạo ra những thông tin:  Ngài chết là vì theo Pháp, Ngài chết vì tranh giành ruộng đất, táo bạo hơn Ngài chết vì tranh chấp tôn giáo. Lưu manh hơn nữa, nhà cầm quyền hiện nay đang lợi dụng sự thành kính của người dân và muốn biến sự kính mến ưu ái Ngài thành một “Lễ Hội Cha Diệp”  để trục lợi. Chúng không giết được Tôn Giáo thì sẽ sẽ chuyển hướng mua chuộc các lãnh đạo tôn giáo và biến  sự tụ tập bên ngoài thành Lễ Hội có lợi mọi mặt cho nhà Cầm Quyền hiện nay.



Đền Cha Trương Bửu Diệp
Tác giả Thiên Hồi Ký về Cha Thánh Trương Bửu Diệp là Ông Ngô thiên Hiệp, một nông dân chất phác người họ đạo Bào Sen. Năm 1982 Ông vượt biên tỵ nạn tại Vancouver, Canada suốt đời làm nghề đánh cá (ngư nghiệp)cho đến tận hôm nay năm 2019.
Ông viết thiên Hồi Ký này vì Ông nhận thức rằng: Ông và gia đìng ông là nhân chứng sống về cuộc Tử Đạo của Cha Trương bửu Diệp, của 4 Bà Phước VN và hai Nữ Tu Người Pháp. Ông viết vì muốn tôn trọng sự thật,  trước hết để tỏ lòng tôn kính Cha Diệp và sau là để đả phá những luận điệu tuyên truyền của nhà cầm quyền vô thần nhằm vô hiệu hóa cái chết cao thượng và Tử Vì Đạo của Ngài, cũng như CSVN muốn  vô hiệu hóa việc phong thánh của Ngài tại Roma trong tương lai.
Lạc Việt