Biến đổi khí hậu và con người

THÁI CÔNG TỤNG
Une femme tient une pancarte sur laquelle on peut lire « Pas de nature, pas de futur ».
1.Nhập đề
Xin nhập đề bằng câu ca dao quen thuộc:
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng, đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng
Câu ca dao trên đã cho thấy khí hậu với Trời, Mây, Mưa, Gió tác động sâu xa đến nông nghiệp. Người nông dân muốn cho trời yên biển lặng .
Nhưng nhiều năm trở lại đây, trời không yên:
-năm 2010, rất nhiều tỉnh Trung Quốc bị hạn hán,
-nhiều hồ chứa nước ở VN bị khô nước, sông Hồng trơ đáy
- bão tuyết đã làm phi cảng Paris và London bị tê liệt nhiều ngày cũng như tuyết ngập tràn thành phố Moscova
biển không lặng với những cơn mưa bão:
-miền Trung Viet Nam cũng bị bão nhưng các năm gần đây, bão liên tục. Có nhiều chỗ mùa mưa đến chậm hơn 20-25 ngày so với nhiều năm trước, có chỗ lượng mưa chỉ đạt 70% so với trung bình nhiều năm trước.
-bão Katrina tàn phá miền Nam Hoa Kỳ, tổn thất sinh mạng và tài sản hàng trăm tỷ Mỹ kim
Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết…: ở Úc Châu nổi tiếng là ít mưa nhưng các năm gần đây mưa bão lụt lội liên tiếp: tiểu bang Queensland lũ lụt, mưa lớn ; Victoria mưa lũ làm ngập chìm nhiều nơi ; New South Wales hết nóng thiêu đốt lại mưa như trút nước ; Bắc Úc bị dập vùi bởi trận bão Yasi v.v.
Thay đổi khí hậu là thách thức mang tính toàn cầu, nhưng các nước đang phát triển vẫn phải chịu nhiều nguy cơ nhất. Vài hậu qủa của sự thay đổi khí hậu:
- sự sụp đổ của các hệ thống nông nghiệp, đặc biệt vùng Sahara châu Phi, khiến ít nhất 600 triệu bị thiếu lương thực.
- thêm 1,8 tỷ người có nguy cơ thiếu nước uống vào năm 2080.
- khoảng hơn 330 triệu người đang sống tại các vùng ven biển phải di dời chỗ ở do các cơn bão nhiệt đới và nạn lụt lội.
- hàng trăm triệu người có nguy cơ cao mắc các bệnh do môi trường xấu đi như sốt rét.
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho các hiện tượng thời tiết biến chuyển theo chiều hướng cực đoan, khắc nghiệt hơn trước. Dự báo của IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu) chỉ ra, thế giới sẽ còn phải đón nhận những mùa mưa dữ dội hơn vào mùa hè, bão tuyết khủng khiếp hơn vào mùa đông, khô hạn sẽ khắc nghiệt hơn, nắng nóng cũng khốc liệt hơn. 
Sự nóng lên của toàn cầu làm tan băng khiến mực nước biển tăng dần lên 

Môi trường sống bị ảnh hưởng trầm trọng nên để nâng cao nhận thức, trên truyền hình có chương trình J’ai vu changer la Terre, ngoài xã hội thì có Ngày Quốc Tế về Nước, ngày Trái Đất, Ngày Môi trường Thế giới (5-6) và Năm quốc tế về rừng (2011), trong chính trường thì có Parti Vert v.v.

2. Liên Hiệp Quốc và sự biến đổi khí hậu.
Vài dòng lịch sử:
-hai  cơ quan  Tổ chức khí tượng thế giới (World Meteorogical Organization) và Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã cùng nhau thiết lập vào năm 1988 một tổ chức mang tên là IPCC, tức International Panel Climatic change. Đây là cơ quan liên chính phủ với 194 quốc gia thành viên. IPCC là cơ quan khoa học chịu trách nhiệm biên tập và soạn thảo các báo cáo đặc biệt với những thông tin về khoa học, công nghệ và kinh tế xã hội trên toàn thế giới.
-bản phúc trình đầu tiên của IPCC vào năm 1990 đã dẫn đến Công ước Khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (UN Framework Convention on Climate change, tiếng Pháp là  Convention-cadre des Nations Unies sur les changements climatiques) do nhiều nước cùng ký năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất  ở Rio de Janeiro (Bresil)
-bản phúc trình thứ hai của IPCC năm 1995 đã dẫn tới Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol)  năm 1997 với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
-bản phúc trình thứ ba của IPCC năm 2001 cập nhật hoá nền tảng khoa học của sự biến đ ổi khí hậu (BĐKH) và đề nghị các phương thức thích nghi và giảm thiểu khí nhà kính
-bản phúc trình thứ tư năm 2007 chi tiết hơn cho thấy rõ các hiểm họa do nước biển dâng Cũng cần nói thêm là   tổ  chức IPCC đã  được giải thưởng Nobel về  Hoà  Bình cách đây vài năm.
Sau nhiều lần họp tại nhiều thành phố khác nhau trên thế giới và tham khảo nhiều tài liệu, nhiều thống kê, nhiều đo đạc thì IPCC đã đồng ý cho rằng chính các hoạt động của loài người với các khí nhà kính đã làm nhiệt độ trái đất nóng lên. Vậy thế nào là khí nhà kính ?
Bức xạ mặt trời một phần do mây trời hấp thụ, một phần đến được mặt đất, giúp cho đời sống thực vật và động vật. Bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất gồm  tia sóng ngắn (tia cực tím),  tia sáng nhìn thấy   và thường bị lớp khí quyển độ cao 25-30km hấp thụ . Bức xạ mặt trời từ mặt đất phát xạ vào khí quyển gồm những tia sóng dài  (tia ngoài đỏ, còn gọi là tia  hồng ngoại ) và  bị lớp khí cacbon điôxít (CO2) cũng như hơi nước ngăn lại và bị hấp thụ trong không khí nên nhiệt độ Trái Đất ta ở nóng dần.
Gọi là khí nhà kính làm trái đất nóng lên vì cũng tương tự trong nhà kính trồng cây vào mùa đông, lớp kính  (thủy tinh) giữ không cho sức nóng ra ngoài, giúp cho rau hoa sinh trưởng được.
Thật ra, không phải chỉ có khí CO2 tỏa ra do việc đốt các nhiên liệu hoá thạch, do phá rừng mà còn có các loại khí khác như :CH4 (methane), SO2(anhydric sunphurơ), N2O v.v.
Trung bình, Trái đất hấp thụ khoảng 60% năng lượng mặt trời, 40% còn lại sẽ phản xạ ngược trở lại vũ trụ. Nhưng do  hiệu ứng nhà kính (effet de serre, tiếng Anh là greenhouse effect ), lượng nhiệt mà Trái đất hấp thụ sẽ ngày một tăng. Các phép đo gần đây đã chỉ ra rằng, hàm lượng CO2 đã vượt quá 380 ppm và như vậy, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng từ 1,4-5,8o C vào 2100.
earth1


earth2


Trên toàn thế giới, vào năm 2014, có đến 48 tỷ tấn CO2 sản xuất ra trong đó Trung Quốc 25%, Hoa Kỳ 14%, Ấn Độ 7%, Indonesia 6%, còn lại là các nước khác . Riêng Canada là xứ sản xuất CO2 nhiều nhất tính theo đầu người và cho mỗi năm: 24,4 tấn .
Nhiệt độ tăng lên 1,5 độ C thì từ 70% đến 90% rạn san hô sẽ bị phá hủy và nước biển sẽ dâng lên từ 0,26 đến 0,77 mét
Nhiệt độ tăng lên 2 độ C thì nước biển sẽ dâng từ 0,3 đến 0,93 mét,  và toàn bộ rạn san hô sẽ bị phá huỷ, ảnh hưởng đến 100 triệu người  (Bangladesh, Viet Nam v.v.)
Nhóm chuyên gia liên chính phủ về khí hậu (Groupe d’experts intergouvernemental sur l’évolution du climat GIEC) cho biết phải giới hạn tăng nhiệt độ chỉ 1,5 độ C, vì  từ 2 độ C, trái đất ta ở sẽ gặp nhiều hậu quả tàn nhẫn hơn.
3.  Nguyên nhân.
Biến đổi khí hậu không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính (sự nóng lên của trái đất) mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác:
- nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm:  hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính (sự nóng lên của trái đất),sự biến đổi của các dạng hải lưu v.v.,
- nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người.
Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá trình tăng nhiệt độ trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp. Trong suốt gần 1 triệu năm trước cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển nằm trong khoảng từ 170 đến 280 phần triệu (ppm). Hiện tại, con số này đã tăng cao hơn nhiều và ở mức 387 ppm và sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn nữa. Chính vì vậy, sự gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên nhân của vấn đề biến đổi khí hậu là do trái đất không thể hấp thụ được hết lượng khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển.
Bien doi khi hau se lam bien dang nhieu he sinh thai toan cau hinh anh 3
Hiện tượng này giống như sự thay đổi nhiệt độ từng ghi nhận được trong lịch sử, nhưng thay vì từ lạnh đến ấm, chúng ta đang chuyển tiếp từ ấm đến nóng hơn và quá trình này diễn ra nhanh hơn bất cứ điều gì Trái Đất từng trải qua trong quá khứ. Biến đổi khí hậu ngày nay diễn ra nhanh hơn giai đoạn sau Kỷ Băng Hà. Hơn nữa, tình trạng hệ sinh thái bị phá vỡ do nhiệt độ tăng cao còn là kết quả tổng hợp của hàng loạt hoạt động do con người gây ra, trong đó có ô nhiễm và phá rừng. Ngoài ra,  không chỉ những nước đang phát triển ảnh hưởng mà những nước đã phát triển cũng không tránh khỏi thảm họa biến đổi khí hậu. Trước mắt, băng tan sẽ đe dọa hơn 40% dân số toàn thế giới. Mặt khác, biến đổi khí hậu sẽ làm cho năng suất nông nghiệp giảm, thời tiết cực đoan tăng, thiếu nước ngọt trầm trọng trên toàn thế giới, hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng... Những nước như Việt Nam, Bangladesh, Ai Cập... sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nguy cơ bão lụt, thiên tai sẽ làm cho những nước này rất khó khăn để phát triển kinh tế, đẩy lùi đói nghèo.
4.Làm thế nào để giảm khí nhà kiếng ?
4.1. Thay vì than đá, dùng các năng lượng khác. Vì các năng lượng như than đá và dầu hoả gây thêm ô nhiễm nên càng ngày người ta càng chú trọng đến các năng lượng xanh như năng lượng thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời vì các năng lượng này dựa vào các tài nguyên tái tạo được và không bao giờ cạn kiệt. Tại những bãi chứa chất thải, khí métan được sản sinh tự nhiên từ rác thải phân huỷ được dùng để sản xuất ra điện, lại giúp cải thiện điều kiện vệ sinh đô thị (bớt ruồi muỗi). Quebec có may mắn là các công trình thủy điện rất nhiều, không toả ra khói và sản xuất từ vùng xa như Baie James, Baie Comeau. Ngoàì ra chính phủ Quebec cũng dự trù xây thêm nhiều quạt gió gần bờ biển phía Gaspésie để sản xuất thêm điện từ gió. Còn một năng lượng khác đang nghiên cứu chưa ứng dụng trên phạm vi lớn đó là năng lượng hydro. Năng lượng này vì không có cacbon nên sẽ không có thải khí CO2, không bụi cacbon nên sẽ không gây ô nhiễm trên không khí và không tạo ra hiệu ứng nhà kiếng như các loài nhiên liệu hoá thạch. Ngoài ra, nguyên liệu để sản xuất hydro là nườc mà nước thì vô tận nhất là nước biển. Hydro cũng được dùng để sản xuất ra điện, mà các pin nhiên liệu (fuel cell ) là một ví dụ. Đã có nhiều mẫu xe hơi đã được sản xuất sử dụng pin nhiên liệu. Công tệ xe hơi Mazda đã sản xuất xe hơi chạy vừa bằng xăng, vừa bằng hydro. Toyota cũng sản xuất xe lai, chạy vừa bằng xăng, vừa bằng điện acu.
Cũng vì quá ô nhiễm, xu hướng đóng cửa các nhà máy điện than đã lan rộng ở nhiều nước trên thế giới. Năm 2016, Mỹ đã đóng cửa 175 nhà máy nhiệt điện than. Ngoài lý do môi trường, theo chính phủ Mỹ, giá thành nhiệt điện đang không thể cạnh tranh nổi trên thị trường điện đang dồi dào năng lượng khí đốt và tái tạo giá rẻ. Pháp cũng đã đóng cửa 7 nhà máy nhiệt điện than và dự kiến đóng hết vào năm 2021; Đức cũng sẽ đóng 50% công suất điện than đến năm 2030. Mới đây, chính phủ Trung Quốc cũng đã hủy kế hoạch xây dựng 104 nhà máy nhiệt điện than tại 13 tỉnh từng được quy hoạch phát triển nhiệt điện trước đây.


4.2. Trồng rừng.  Một giải pháp khác là trồng thêm rừng vì cây cối qua hiện tượng quang hợp có khả năng hút bớt khí CO2 trong khí quyển, và chuyển vào không khí nhiều oxy hơn, giúp làm giảm hiệu ứng nhà kiếng.Việt Nam thì đồi trọc không cây cối càng ngày càng nhiều do nạn phá rừng, lấy củi với hậu qủa là lụt lội càng ngày càng nhiều.. Ngày nay, không phải con hổ nhớ rừng như trong bài thơ của Thế Lữ : Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi mà chính con người ngày nay nhớ rừng hơn bao giờ hết !



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjESA2W0prNbUXfYxpKvw0dr-jm-5aVTgw-LzUg2ElJm66kroUSE2sR6K7aGyA8y4gKQOa_8s-o9lO2IU3e9kJVubN4q7qJmXrVYNTlUjUlxHDzaM8eJuyY2Ghk6X_FJKG03M4W19Yd37PL/s640/222.jpg



4.3.  Ai cũng biết lượng nhiên liệu tiêu thụ đang tăng lên nhiều có quan hệ chặt chẽ với lượng khí thải CO2. Ngày nay, sự phát triển đô thị có khuynh hướng trải dài ra phía ngoại ô mà dân ngoại ô phải sử dụng xe cộ để di chuyển nên tạo ra thêm khí nhà kiếng, gây thêm ô nhiễm không khí. Việt Nam thì ai cũng biết là không có đường xe điện ngầm như các đô thị khác nên nạn kẹt xe rất ư là phổ biến, từ Saigon đến Hà Nội, không những làm tốn thì giờ di chuyển mà còn tạo ra ô nhiễm không khí. Riêng ở Quebec, chính phủ đã có chương trình giảm thuế cho những ai mua vé đi làm bằng métro cũng là nhằm vào mục đích giảm khí nhà kiếng.
Và những nước  phát thải khí nhà kính nhiều nhất trên thế giới thì phải kể hai xứ đầu tiên là Trung Quốc và Hoa Kỳ : trong khi lượng khí CO2 phát thải từ việc đốt than đá chiếm tới 40% lượng khí CO2 toàn cầu, thì Trung Quốc chiếm tới 27% và dự báo con số này sẽ tăng thêm 4,7% trong năm 2018. Cũng với xu hướng này, Mỹ sẽ ghi nhận khí CO2 phát thải tăng 2,5%, chiếm 15% lượng khí toàn cầu trong năm 2018. Ấn Độ, quốc gia chiếm tới 7% khí CO2 toàn cầu, cũng chứng kiến xu hướng tương tự với mức tăng 6%.
4.4. bớt tiêu thụ (nước, điện, xăng v.v...) cũng giúp cải thiện môi trường sống. Mà như vậy, phải khống chế gia tăng dân số trên thế giới bằng cách tăng các chương trình điều hoà dân số trên toàn thế giới
4.5. bảo vệ rừng, không dùng plastic, hạn chế sử dụng túi nilong, tái sử dựng các chai lọ    
Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC), nếu các nước thực hiện nghiêm túc lộ trình giảm 50% lượng khí CO2 vào năm 2030, và xuống mức 0% đến năm 2050 cùng cam kết không có thêm khí phát thải mới thì mới có thể kiềm chế được mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở ngưỡng an toàn 1,5 độ C.


5. Kết luận.
Con người đã có một món nợ rất lớn với Thiên Nhiên. Nhờ thiên nhiên với tài nguyên trên mặt đất như rừng cây, dưới đất như than đá, dưới biển như dầu hoả mới có cuộc cách mạng kỹ nghệ đem lại nhiều tiện ích cho nhân dân toàn thế giới. Nhờ vậy, ta mới có điện thắp sáng, sưởi ấm nhà cửa, mới có xe cộ, máy bay di chuyển dễ dàng. Nhưng cuộc cách mạng đó phải dựa vào việc đốt các nhiên liệu hoá thạch là dầu hỏa và than đá. Nhưng cả hai tài nguyên này từ từ rồi cũng kiệt.! Thay đổi khí hậu vớì băng hà tan cũng là một ví dụ khác.Loài người phải nhận thức rằng hành tinh Trái Đất ta đang ở đang có xu hướng gặp thảm hoạ do dân số tăng, do sự kiệt quệ các tài nguyên tự nhiên như đất, nước, dầu mỏ, sự xuống dốc môi trường sống và tình trạng thiếu lương thực. Dân cư đông nhưng tài nguyên đất đai bị hư do xói mòn, do mất phì nhiêu, do sa mạc hoá sẽ tác động tiêu cực đến sự sống của loài người. Chúng ta, cư dân của quả đất, phải tìm cách xây dựng một phương thức để cùng nhau điều chỉnh bầu sinh quyển quả đất. Hành tinh bé nhỏ lạc lõng trong vũ trụ này của chúng ta là căn nhà chung, là quê mẹ, là quê hương mà chúng ta phải cứu lấy. Chúng ta mang cùng một nhịp thở với qủa đất và cuộc đời chúng ta gắn liên với sinh mệnh của nó..Trái đất này là của chung, mọi việc đều liên quan đến nhau: khí dioxyt cacbon trên khí quyển là một khí không biên giới; bầu không khí O3 (ozone) là không biên cương. Nó không tuân thủ các ranh giới hành chánh của các chính phủ. Môi sinh có thể nhìn dưới dạng vĩ mô hay vi mô. Trên cương vị vĩ mô, đó là trái đất, là một xứ, trên phạm vi vi mô đó là một quả đồi, một thung lũng, một dòng sông, một cái hồ. Giáo dục cho mọi người về sự cần thiết của niềm đồng cảm giữa người và vũ trụ, tình gắn bó giữa con người với thiên nhiên để con người yêu thêm thiên nhiên, tạo vật, tìm lại mây trời hiền hoà, màu xanh của nước, của núi rừng, của lũy tre, của con sông, của cánh đồng