Những người phụ nữ quanh tôi…



Nguyễn Quang

“Cuộc đời là một sự chuyển tiếp và suy tàn” Theo Nietzche. Và trên quê hương Việt Nam những người phụ nữ quanh tôi “Gánh đạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non”

Những người phụ nữ quanh tôi vẫn cuộc sống tưởng bình thường, ngày kia cộng sản thôn tính miền Nam, trong sợ hãi họ truyền miệng với nhau người nào ra đường cũng mặc hai quần vì nhỡ bọn lưu manh trộm cướp lột mất quần ngoài hãy còn quần trong kịp trở về nhà. Thật vậy qua những chính sách mới của nhà cầm quyền việt cộng như đổi tiền liên tục, bao nhiêu không cần biết chỉ phát bình quân cho mỗi người mấy chục đồng vào thời điểm đó, rồi những chiến dịch đánh tư sản.v.v… khiến người dân miền Nam nghèo đi một  cách thảm hại từ sự bần cùng hoá nhân dân đưa đến “bần cùng sinh đạo tặc”.

            Những người phụ nữ quanh tôi, nói chung cả nam phụ lão ấu đứng đâu gãi đó vì dịch lở loét, ghẻ ngứa do quân cộng sản Bắc Việt mang từ rừng sâu về thành phố, càng gãi càng ngứa giống như lòng tham lam của bạo chúa không bao giờ lấy làm thoả mãn và mọi người trong đùa bỡn: -“cách mạng” về ai cũng đổi đời, có người dùng từ nặng hơn “sâu bọ lên làm người” nên có khác, ai cũng bị dị ứng khó chịu, ngứa ngáy.

            Trong số những phụ nữ thuộc đội quân xâm chiếm, nhiều người cũng dễ làm quen nhưng lúc nào họ cũng cảnh giác dù là người Việt với nhau và nếu gia đình nào có thân nhân tập kết về, hỏi ra mới biết tại sao nhiều chị em xanh xao đến thế… Họ thường chỉ vào các ông chồng mà nói: nhờ mấy cái thai của em mà anh ấy mới được như thế. Họ thuật lại việc trục thai nấu cao tự nhiên như đó là liều thuốc bổ thập toàn noi gương theo các lãnh tụ vĩ đại thường dùng. Họ kể về tướng Nguyễn Bình vét hết máu của cái nhau đem ngâm rượu, còn phần xác xào lên đãi ông chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam Hoàng Quốc Việt ăn một cách ngon lành. Họ kể lại một cách thành thật về một chuyện có thật như sự xác nhận với chính mình: tôi đúng, dù là ăn chất tanh tưởi từ máu huyết con người nhưng nó là máu thịt con tôi.

            Những phụ nữ quanh tôi, họ là những Bác sĩ, Y tá… người nào cũng có nghề tay trái là chăn nuôi lợn, khi chiếm miền Nam họ được bố trí vào ở nơi các cao ốc, biệt thự từ nhiều người đã di tản bỏ lại. Họ biến các phòng tắm rộng rãi thành những chỗ chăn nuôi heo gọi là cải thiện. Và đặc biệt mỗi chiều về họ giành nhau các thai nhi cùng mọi thứ nhau mang về nấu cháo cho heo ăn. Quả vậy, nhiều người đều chứng kiến con lợn nào được bồi dưỡng các món này đều chóng lớn, da dẻ hồng hào hết chỗ chê cùng tiếng kêu ụt ịt cũng to và năng động, nếu được lên diễn đàn sẽ “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” hơn những con khác.

            Những phụ nữ quanh tôi, thành phần gọi là cách mạng 30/4, họ không ngồi yên một chỗ, thích chạy rong khắp phố phường, dòm ngó hết nhà này đến nhà nọ. Họ là những người tham gia các hội liên hiệp phụ nữ, hội kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ trẻ em… những hội chuyên lo đi vận động nạo phá thai bằng mọi cách. Và quý bà thuộc hội trí thức yêu nước, nhà giáo yêu nước… rõ là lắm hội với cái miệng có quai, lưỡi dài đến cổ khi báo cáo về thành tích của phụ nữ hoặc lập lại những bài trường ca nô lệ khắp các cơ quan, công đoàn, bệnh viện, trường học.

            Trong một cuộc mít tinh kỷ niệm ngày sinh của lãnh tụ tối cao, khi đọc đến chỗ “bác đã ra đi”, các nữ trí thức này khóc thút thít, có nước mắt thật, làm nhiều người nhớ đến đội ngũ khóc mướn trong các đám ma ở miền Nam trước đây. Tất cả thật là một “phường giá áo túi cơm”, tất cả giống nhau vì sự tồn tại thấp hèn nhất. Những trí thức này biết rõ hơn ai hết đó chỉ là thứ sinh nhật cuội, nhưng nghĩ đến đó họ càng khóc lớn để qua sự có mặt của cái giả này mà cái giả kia tồn tại.

 Dưới sự thống trị của cộng sản, các tôn giáo chính tại Việt Nam đều không có sự chuẩn bị cho sự thích nghi kịp thời trong hoàn cảnh mới, các phụ nữ quanh tôi họ “chạy chồng” nhiều hơn và Thánh đường, Chùa chiền không ngoài các lễ nghi mục vụ, thuần túy tôn giáo, rồi sau nửa thế kỷ dưới chế độ cộng sản: tự do tôn giáo trở thành thứ cầu đảo, mê tín đầy hủ tục.

Phụ nữ bao giờ cũng nhiều trong các chuyến tàu vượt biển, hầu như số bị bắt lại vào tù phái yếu cũng nhiều nhất đến không chỗ chứa nên thường được thả ngay. Có lẽ số bị hải tặc, hãm hiếp và chết nhiều nhất cũng là phụ nữ.

            Trong trại giam thuộc khu tử hình, những người phụ nữ quanh tôi phần lớn phạm tội giết chồng do nghe theo các người tình trẻ, họ ném đá cho chồng chết, chuốc thuốc độc vào thức ăn hay với nhiều cách khác hầu cho đức phu quân sớm hoá kiếp vì phần lớn các ông chồng đều yếu sinh lý hoặc liệt dương như một yếu tố đến đoạn trường... Có một nữ tử tù rất ít nói, chỉ khi nào vui lắm mới hé môi một đôi lời: -Rất tiếc là tôi đã giết được quá ít đàn ông, giống có linh hồn… Theo quan niệm cổ Hy Lạp chỉ có nam giới mới có linh hồn.

            Nhiều phụ nữ được đào tạo trong chế độ cộng sản đều có quan niệm con người không có linh hồn và họ cũng tin như vậy. Cạnh khu tôi ở có hai vợ chồng hành nghề y với một phòng khám đa khoa, nhân dịp gặp nhau ngoài lời thăm hỏi sức khoẻ, công việc làm ăn… Hỏi tại sao nay vắng khách như thế? Người vợ là dược sĩ bảo:
-Trước đây đắt khách vì số nạo phá thai nhiều, còn nay tôi van chồng tôi bỏ nghề đó rồi! Đêm  nào cũng có đến cả chục hài nhi trèo lên bụng tôi mà đè, tôi sợ lắm và đã khấn không làm nghề đó nữa…

- Biết đâu chính ông xã chị nhân bản lên thành mười thời sao… Tôi đùa.

- Tôi đã năn nỉ anh ấy không tiếp tục để cho tôi được yên mai hậu… ôi toàn là giới trẻ đến phá nạo hút thai, nữ sinh viên nhiều nhất đến học sinh và công nhân nữa… Giới trẻ mới lớn quan niệm đã là bạn với nhau là lên giường! Bây giờ thì tôi tin rồi, có linh hồn, chắc chắn là có đấy các bạn ơi! Tôi tin, tôi tin thật…

            Những người phụ nữ quanh tôi, sau hơn nửa thế kỷ cầm quyền của cộng sản, những cô gái còn rất trẻ từ mọi miền của đất nước đổ về kinh đô cũ Sài Gòn và phải qua những cuộc kiểm tra sàm sỡ, thật xấu hổ nhưng phải chịu nhục để lấy được chồng Đài Loan, Hàn Quốc… hầu thoát khỏi cảnh nghèo khổ triền miên. Ôi đành đoạn làm sao khi nhắm mắt đưa chân theo ý nghĩ thà làm thân nàng Kiều mà đời hết khổ?

          Trên đất nước tôi ngày nay nẩy sinh tệ nạn mãi dâm trả góp, nghĩa là sau cuộc mây mưa bạn chỉ cần để lại giấy tờ tùy thân rồi trả dần hằng ngày hoặc hằng tuần và có thể nợ chồng nợ. Nhiều mỹ nữ đã bị nạn ăn lừa với những giấy tờ giả rất thường xảy ra.

Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn… khi đường phố bắt đầu lên đèn, những cô gái phấn son lòe loẹt, ăn mặc khêu gợi bắt đầu xuất hiện trên những khu “phố đèn đỏ”, bến Ninh Kiều Cần Thơ với cảnh ngã giá mua bán dâm công khai, sôi nổi như một chợ tình.

Cầu Hang, quận Gò Vấp được nhiều người biết đến như những “cung đường sung sướng”. Bắt được “tín hiệu” của khách làng chơi, gái bán dâm lập tức tiếp cận. Cuộc ngã giá diễn ra chóng váng, gái bán dâm nhanh chóng lên xe theo khách, lao vút vào bóng đêm.
Những cuộc truy quét nhưng tệ nạn mại dâm bị triệt phá nơi này, lại nở rộ nơi khác, tất cả đều có bảo kê của côn an suy thoái hoặc côn đồ.

Tình trạng loạn mãi dâm vì có 90% người tình, thậm chí có hiện tượng nhiều quan tham có chung một người tình” và Việt Nam, Trung Quốc cùng giống nhau.

Người đàn ông “đích thực” dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là ngoài vợ còn có thêm nhiều bồ nhí. Có những cuộc tiếp tân thì đưa vợ tới, nhưng có những cuộc thì dẫn bồ đi, “nếu không đi cùng một người phụ nữ thì anh không phải là đàn ông thời thượng”.

Tầng lớp mới, dịch vụ cho thuê làm bạn gái, làm vợ, những cô gái này lúc đầu chỉ có mối quan hệ thuê mướn với các quan chức, đại gia, sau phát triển thành quan hệ thân xác kiểu “bóc bánh trả tiền”…

Từ mãi dâm trả góp đến tự nguyện!

Nghề chơi cũng lắm công phu, trong vụ án mua dâm của Hiệu trưởng Sầm Đức Xương, nhiều cá nhân bị tố cáo đã mua dâm trong cái Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Giang với các em nhưng không ai có tội, tất cả đều vô can vì các cháu học sinh mãi dâm tự nguyện!
Nghĩa là trên đất nước này từ đây ‘cha chơi con, bác gieo giống, người lớn tha hồ chơi bậy dù vô thường mất đạo lý nhưng do các cháu tự nguyện! 

Một “Quốc sư” trăm tuổi ôm hôn, riết bám một cháu gái hoa khôi mười chín cũng là hành vi tự nguyện!

Những chuyện buồn sa đọa đến tột cùng dưới sự cai trị của những nhà lãnh đạo không đủ nhân cách đạo đức nhưng cướp được chính quyền rồi nắm quyền sinh sát áp bức dân. Thượng bất chính hạ tắc loạn, từ họ Hồ với cái chết thảm của Nông Thị Xuân, não trạng LêNin là một ổ của vi trùng giang mai đến những quyết định cùng hành vi điên loạn, chuyện của Chủ tịch tỉnh tên Tô – từ này dùng với loài ong để chỉ sự giao phối, ngay với thú vật chúng ta cũng có những từ riêng rất văn hóa để chỉ về những sự đáng quý trọng trong việc duy trì giống nòi, nhưng đúng nơi đúng chỗ cho ra bộ mặt con người! Ngày nay với thứ chủ nghĩa duy vật này con người thật sự đã lạm dụng thế gian đến mức trần trụi mà vốn tự nhiên Đấng Tạo Hóa trong sự sinh thành con người rất đẹp, nay sự trần trụi này được gán cho nó cái nhãn nhân danh các thứ chủ nghĩa văn minh nên trở thành lố bịch của sự lột trần đến lụi tàn!

Xin ghi lại bài thơ dân gian truyền miệng phổ biến tại Cần Thơ của một cháu gái đáng thương, nạn nhân của những kẻ chuyên gieo cấy hạt giống đỏ:

Lúc mà các bác chưa có vô đây
Cháu chưa có mặt trên đất nước này
Má cháu còn đi đến trường mỗi sáng
Đúng tuổi trăng tròn, đôi má hây hây.

Kể từ sau ngày các bác vô đây
Ông Ngoại bỗng nhiên bị bắt, tù đày
Bà Ngoại nhớ chồng rưng rưng mỗi tối
Má cháu ưu sầu đánh mất thơ ngây.

Hai năm sau ngày các bác vô đây
Một sáng mùa Đông sương trắng giăng đầy
Các bác đến nhà, lưng đeo súng đạn
Bắt Má đi làm thủy lợi miền Tây.

Một tháng đi làm thủy lợi miền Tây
Má về ốm o, thân xác hao gầy
Má ôm Ngoại khóc, thì thầm kể lể:
Cán bộ hiếp con, có lúc cả bầy!

Rồi cháu ra đời không Ba, có Má
Ngoại vừa nằm xuống nên Má trắng tay
Bán buôn tảo tần Má nuôi cháu lớn
Dù không biết rằng Ba cháu là ai!

Mười tám năm sau ngày bác vô đây
Tài sản, cửa nhà không cánh mà bay
Má cháu qua đời sau cơn bạo bệnh
Còn gì bán nữa? – Ngoài thân cháu đây?

Gần hai mươi năm sau ngày bác vô
Cháu mười sáu tuổi thân xác héo khô
Vậy mà phải bán, lấy tiền mua gạo
Tính ra sáng chiều – chỉ khoảng một tô!**

“Cuộc đời là một sự chuyển tiếp và suy tàn” Theo Nietzche. Và trên quê hương Việt Nam những người phụ nữ quanh tôi “Gánh đạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non”. ***

Nguyễn Quang

*Phổ biến trên các báo VN vào cuối tháng 12-2010 như Thanh Niên, Vietnamnet…
** Có nơi ghi tên tác giả là Nguyễn Thành Bửu.

*** Thơ Nguyễn Công Trứ.