Viện Nhân Quyền VN trân trọng giới thiệu tác phẩm Du sens de l' existence của GS Nguyễn Đăng Trúc
En s’inspirant du Prométhée enchaîné d’Eschyle, Goethe et Nietzsche ainsi que leurs successeurs découvrent dans cette œuvre emblématique un manifeste du crépuscule des dieux ou plus radicalement encore de la mort de Dieu et en même temps une annonce d’une humanité libre entendue a priori comme seule et suffisante.
Ce faisant, ces commentateurs trahissent le message d’Eschyle. Ils honorent en effet les discours du faux Prométhée voleur de feu de la seule première partie. Or, ceux-ci sont dénoncés par le Prométhée messager du vrai Feu comme une tromperie. En occultant les parties essentielles du texte et, de là, en faussant le contexte, ces auteurs ignorent complètement la « veine tragique » qui inspire la lutte extraordinaire entre les deux Prométhée contradictoires - le Prométhée usurpateur du Feu et le Prométhée transmetteur du Feu -, lutte illustrant la condition duale de l’existence humaine et donc le sens de celle-ci.
AmAmazon xuất bản:
https://www.amazon.com/sens-lexistence-French-Truc-Nguyen/dp/1798530759/ref=mp_s_a_1_2?keywords=Nguyen+Dang+Truc&qid=1552850642&s=gateway&sr=8-2-spell
*******
Tiểu sử GS Nguyễn Đăng Trúc
Sinh năm 1947 tại làng Hòa Lạc, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Cử nhân thần học công giáo tại đại học Strasbourg, Pháp
Tiến sĩ triết học tại đại học Paul Verlaine, Metz, Pháp, : Luận án (Thèse de doctorat) - Le conflit entre le soi et la vérité chez les Anciens Grecs
Hiện sống tại 13 g rue de l’ILL, 6716 Reichstett, France
Trước 1975 :
- Giáo sư tại đại học Minh-Đức (Phân khoa Nhân Văn Và Nghệ Thuật)
- Tổng thư ký phân khoa Nhân Văn và Nghệ Thuật, đại học Minh-Đức
- Tổng thư ký tập san Minh Đức, Đại Học Minh Đức, Sài Gòn.
Sau 1975 :
- Điều hợp viên Phong Trào Giáo Dân VN Hài Ngoại
- Trách nhiệm văn phòng tông đồ giáo dân của Office de Coordination de l’Apostolat de la Diaspora Vietnamienne (Rome)
- Hội trưởng hội văn hóa « Trung Tâm Nguyễn-Trường-Tộ » (Association Convergence)
- Chủ nhiệm các tập san Liên Lạc, Định Hướng và giám đốc Định Hướng tùng thư
- Dạy triết học tại Phân Khoa Thần Học Công Giáo tại Đại học Strasbourg, Pháp
Các tác phẩm
- Nhớ Nguồn
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam Và Vấn Đề Triết Học
- Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam : Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh
- Văn Hiến, Nền Tảng Của Minh Triết
- Ý Nghĩa Của Văn Hóa – Đạo Làm Người
- Bài Giảng Trên Núi
- Kinh lạy cha
- Đạo Vào Đời
- Bouddha, un contemporain des Anciens Grecs, Editions L’Harmattan, Paris, 2010
- Sens de l’humanité de l’homme dans le Prométhée enchaîné d’Eschyle, Cahiers du Portique N° 10, Strasbourg, 2011
- Du sens de l’humanité - L’Œdipe-Roi de Sophocle, L’Harmattan, Paris , Paris 2019
- La pensée tragique, Prométhée enchaîné d’Eschyle, L’Harmattan, Paris , Paris 2019
- Heidegger et l’Œdipe-Roi de Sophocle - Une critique
- La lutte contre la facticité et le trop - Le Prométhée enchaîné d’Eschyle
- La pensée poétique - Héraclite, Parménide, Socrate
Những sáng tác và khảo cứu của tác giả xoay quang một thắc mắc duy nhất : ý nghĩa nhân tính và con đường dẫn đến việc hoàn thành nhân tính.
Lối tiếp cận nầy giúp tác giả nhận ra những trực giác căn nguyên của tư tưởng nơi các nhà tiên phong đặt nền tảng cho các nền văn hóa lớn của nhân loại, đặc biệt các nhà tư tưởng Cổ Hy-lạp như Eschyle, Sophocle, Héraclite, Parménide, Socrate…, các thánh hiền của Ấn Độ, Trung Hoa như Phật, Khổng, Lão, các tác giả Thánh Kinh.
Tác giả cũng nhận ra trực giác nầy trong kho tàng văn hóa Việt Nam, đặc biệt qua cuốn một của tác phẩm Lĩnh Nam Chính Quái của Vũ Quỳnh và cuốn Đoạn Trường Thanh Tân của Nguyễn Du.
Trực giác căn nguyên ấy tóm lược qua một số nội dung phổ quát :
- Tư tưởng qui hướng vào một thắc mắc duy nhất là nhân tính và hoành thành nhân tính
- Nhân tính là siêu nhiên, nói cách khác : con người ‘linh ư vạn vật’
- Nguyên Lý siêu nhiên của nhân tính là ‘mối tương giao giữa con người với Đấng-Bất-Khả-Tri, và mối tương giao giữa con người với những con người cùng mang nhân tính siêu nhiên như mình’. Nguyên Lý nầy vượt lên trên mối liên hệ (lý) giúp con người tiếp cận và đo lường với các đối vật trong vũ trụ.
- Khác với muôn vật, con người phải hoàn thành hai mối tương giao nền tảng siêu nhiên ấy mới có thể hoàn thành nhân tính của mình.
- Việc hoàn thành nhân tính như thế rất gian nan qua cuộc chiến làm người, vì con người tự căn (luôn luôn) bị trói buộc bởi khả năng lầm lạc, có thể quên lãng, ngay cả đánh mất nhân tính của mình. Nhưng đồng thời con người tự căn (luôn luôn) được thôi thúc bởi hy vọng để vượt qua mê lầm, được soi dọi bởi Ánh Sáng sâu kính (đến từ bên kia bờ) để tái sinh (giác ngộ).