Vài suy nghĩ về triết lý sống của người dân Nam Bộ

Image result for Vài suy nghĩ về triết lý sống của người dân Nam Bộ
                                                                          Lê Quang Hiền
1. Dẫn nhập
Cộng đồng dân tộc Việt ở vùng Đồng Nai Cửu Long (ĐNCL) được hình thành và tồn tại đến nay gần 400 năm . Khi lên đường vào phương Nam khai phá đất đai, tạo nên vùng đất mới Nam Bộ, cùng với niềm ước mơ xây dựng một tương lai tươi sang, tiền nhân người Việt chắc hẳn cũng mang theo phong tục, tập quán và văn hóa của vùng đất cũ Thăng Long hoặc Thuận Hóa
Trong dòng lịch sử gần 400 năm đó, tiền nhân ngư ời Việt đã trải qua biết bao gian khổ, nguy nan để cải biến và xây dựng một vùng đất gần như hoang vu, nhiều đầm lầy và đầy ác thú… trở thành vùng đất Nam Bộ trù phú(1)
Bằng cách nào mà cộng đồng nầy có thể tồn tại qua biết bao gian khó, nguy hiểm và rồi thành công tốt đẹp, tuyệt vời?
Chúng ta thử đề cập vài yếu tố đã giúp kết hợp, tạo nên cộng đồng các nhóm lưu dân tới sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất mới Nam Bộ, và đưa ra đề nghị liên quan đến hiện tình nước nhà . Bài viết gồm ba phần :
  •  Nét đặc thù của người dân Nam Bộ
  • Vài trường hợp tiêu biểu
  • Kết luận và đề nghị
2. Nét đặc thù của người dân Nam Bộ
Nếu văn hóa là yếu tố chánh yếu, là điều kiện cần có để Cộng đồng dân tộc được kết hợp và hình thành thì triết lý là điều kiện căn bản hướng dẫn lối tư duy, cách ứng xử, giúp cho Cộng đồng dân tộc được tồn tại trong dòng lịch sử thăng trầm, thịnh suy, trong nguy biến và trong chiến tranh.
Nền văn hóa đặc thù, nhân bản của cư dân Đồng Nai Cửu Long được thể hiện qua cách hành xử của danh sĩ Miền Nam như Nguyễn Đình Chiểu, Petrus Trương Vĩnh Ký, Phan Thanh Giản, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt v.v…(2) hoặc qua những tác phẩm văn chương, những câu vọng cổ đặc thù Nam Bộ ca ngợi tình nghĩa vợ chồng, lòng hiếu thảo đối với mẹ cha, tình yêu quê hương, đất nước…Nền văn hóa nhân bản bất thành văn nầy đã có đầy đủ các yếu tố như sau: vì lợi ích con người, thực tiễn, thực dụng; coi trọng tương quan; năng động, sáng tạo; đoàn kết, đùm bọc nhau; dung hợp, hài hòa và lòng yêu nước.
Vì lợi ích con người
“Vì con người và cho con người” là yếu tố căn bản của nền văn hóa bất thành văn nói trên. Nền văn hóa nầy mang tính hành động cụ thể, trọng điểm của hành động là vị nhân, coi con người như là trung tâm, là mục đích. Do đó, khi các hành động liên quan đến cuộc sống, đến hạnh phúc và sự sinh tồn của con người, người Nam bộ thường xét đến:
  • Làm thế nào để đạt được mục đích chính đáng, lợi ích tốt đẹp cho con người.
  • Hoặc làm thế nào để tránh tai hại, đau khổ, đổ vỡ cho con người.
Như triết lý của Mạnh Tử (372–289, trước Công Nguyên) “Hãy sống theo Nhân và hành động theo Nghĩa thì đó là một đời sống có ý nghĩa rồi”. Những sự suy nghĩ và hành động của người dân Nam Bộ thường không đặt nặng về lý thuyết và nguyên tắc cố định mà dựa yếu tố nhân sinh để làm sao được sinh tồn, phát triển và tiến bộ.
Nguồn: http://dongnaicuulongucchau.org.au/vai-suy-nghi-ve-triet-ly-song-cua-nguoi-dan-nam-bo/