Lễ hội man rợ tại
Việt Nam
Nguyễn Quang
Khi ‘đất nước tôi thanh bình…’ nơi Nhà thờ Họ chính mỗi ngày đều có lễ vía, lễ giỗ kính nhớ ông bà tổ tiên. Vào thời chiến tranh khắp các làng xã, không đầu trên cũng xóm dưới khăn tang quàng trắng, nhan khói nghi ngút bên những chiếc quan tài. Mọi thứ bị đảo lộn con cháu chết trước cha chú, việc ma chay người mới chết không nhớ hết và giòng họ nào cũng khấn nguyện những lần giỗ dồn lại một ngày trong năm.
Ngày thống nhất đất nước 1975, nhà nào cũng có
bàn thờ con cháu đã chết trận song trên bình diện quốc gia không kể xiết những
lễ hội ăn mừng và cơn say chiến thắng kéo dài đến gần nửa thế kỷ vẫn chưa tỉnh
ngủ cho đến ngày lương tâm trong mỗi con cháu Lạc Hồng bừng thức tỉnh, chắc
vậy! Hiện nay theo thống kê có ít nhất mười ngàn lễ hội từ phạm vi làng xã,
quận huyện đến quy mô quốc gia! Trung bình mỗi ngày diễn ra 20-30 lễ hội trên
đất nước hình chữ S này. Ngoài ra có cả hàng ngàn hội nghị, hội thảo, tọa đàm
giao lưu ‘quốc tế’ với các lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành, lễ kỷ
niệm truyền thống, lễ đón nhận các loại danh hiệu bao nhiêu tuổi đảng, anh
hùng…vui đến độ có lần trong dịp lễ tưởng niệm lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp
Trương Định tại Cần Giờ đã treo lộn hình Staline thay cho hình Nhà ái quốc Họ
Trương!
Lễ hội đi vào nền kinh tế thị trường ‘định hướng
xã hội chủ nghĩa’ thay vì nâng cao phẩm giá con người mang lại những giá
trị tinh thần từ truyền thống, nó đã trở thành một thứ phô trương để làm giàu
cho các quan tham ô mua quan bán chức, một vị đại biểu Quốc hội cũng vừa phát
biểu nội dung tương tự, quả là buồn cười khi xem qua màn hình nhỏ: nhà nước giỗ
tổ Hùng Vương năm trước với một chiếc bánh chưng khổng lồ nhưng mổ ra bên trong
toàn là bột và mút xốp và năm sau thêm một chai rượu to tướng! Hàng ngàn người
được huy động để tham gia lễ hội và địa phương nào cũng thích mời các danh hài,
ca sĩ, ca múa nhạc kịch để giúp vui…Ôi thật là cả nước ‘vui sao nước mắt lại
trào’ từ thuế của dân với bao đình đám nào lễ hội di sản, lễ hội trái cây, đặc
biệt với các lễ hội thi hoa hậu…Ma chay, cưới hỏi tại nhà các quan to như một
hình thức hối lộ, người dân đều rõ từ các quan đầu tỉnh tổ chức những đám giỗ
chết từ mấy đời và cả ở trung ương cũng vậy nếu các viên chức cấp dưới nào
không có ký tên trong sổ phúng xem như hãy ‘chuẩn bị về hưu non hay lên bàn thờ
mà ngồi’ !
Có lẽ VN là nước có lễ hội nhiều nhất trên hành
tinh, thậm chí có cả lễ hội dã man, vô văn hóa như lập lại cảnh đâm trâu, chém
lợn… Đặc biệt sau 1975 với những lễ hội diệt chủng trong sự trả thù tàn bạo của
những người CS miền Bắc với các viên chức miền Nam: nhiều người dân quê tôi
chứng chiến một viên chức cấp xã bị nhốt trong chiếc lồng sắt và những du kích
địa phương cùng những ‘anh hùng’ từ rừng về vừa đâm nạn nhân từng nhát một máu
văng tung tóe cho đến chết tan xương nát thịt vẫn chưa tha; những cách giết
người trả thù xưa nay ‘hiếm’ như Họa sĩ Phạm Cung có bức tranh một viên chức
miền Nam bị nướng ‘của quý’ cháy dần qua thanh sắt được nung đỏ, tất cả là
chuyện có thật xảy ra trên quê hương xứ Quảng của chúng tôi. Có điều khi được họa
sĩ cho xem bức tranh, tôi có ‘cười’ và bảo sao bị nướng mà còn tốt củ dữ vậy,
cả hai cùng cười và tự khen ‘quả là dân xứ Quảng cần cù nên cái gì cũng tốt’.
Hiện chưa có cơ quan Trung ương nào làm gương cho
địa phương về tính công khai minh bạch tổng kết thu chi sau mỗi lần lễ hội, nào
mỗi chiếc xe hoa tốn đến năm bảy chục triệu mà mỗi lễ hội có ít ra cũng vài
chục chiếc…trình diễn xong rồi vứt bỏ! Như lễ hội hoa Đà Lạt mỗi năm vào tay
các quan hàng tỷ bạc, vấn đề này đã từng được đưa ra trên báo chí nhưng rồi
ngài ‘vũ như cẩn’ vẫn ngự trị trên đất nước này! Tất cả đều không phải là tiền
của các quan, nhưng là tiền của ai nếu không phải từ thuế của dân? Vậy nếu là
lễ hội của dân tại sao không để cho dân tự lo liệu nếu thấy hữu ích không ai
không đóng góp vào.
Từ ngàn xưa mỗi dịp Lễ lộc Ông bà chúng ta đứng
trước bàn thờ mà nguyền ‘xin cho con cháu học hành nên người’ Thật vậy, chính
cái chữ làm thay đổi cốt cách con người, với người Việt Nam chỉ có Cái Chữ mới
làm thay đổi số mệnh mỗi con người và hãy cùng mời gọi nhau đến với cái chữ văn
minh trong một đất nước thác loạn.
Những gì Tổ Tiên chúng ta cầu khẩn nó là hiện
thân của nền tảng khoa học thực dụng thể hiện trong cuộc sống dân gian trước khi có
khoa lý thuyết thuần túy ra đời và hỗ tương trở lại, việc phát hiện ‘la bàn đạo
đức’ nằm phía sau tai phải, sẽ hoạt động ít hoặc nhiều hơn khi chúng ta suy nghĩ
về các hành vi xấu hoặc tốt. Theo các chuyên gia thuộc Viện Công Nghệ Massachusetts việc sử
dụng nam châm mạnh có thể làm cho khu vực này tạm thời ‘bớt đạo đức’ hơn. Như
vậy nhận thức của con người về thiện ác, tốt xấu không chỉ dựa trên giáo dục,
tôn giáo và triết học nhưng còn tùy thuộc vào hoạt động sinh học của não bộ.
Tiến sĩ Liane Young, phụ trách chương trình
nghiên cứu phát biểu: ‘Cái gọi là la bàn đạo đức’ nằm trong một phần của não bộ
nơi tiếp giáp giữa thùy đính và thùy thái dương của bán cầu não phải, nó
nằm gần bề mặt của não, phía sau tai phải.
Thật vậy, khi sử dụng kỹ thuật gọi là kích thích
từ trường xuyên sọ - transcranial magnetic stimulation- sẽ làm tê liệt vùng não
này, nghĩa là ‘la bàn đạo đức’ không còn làm việc được nữa. Tương tự trước đây
một năm, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy một vị trí gọi là “god spot”, một vùng
não kiểm soát tín ngưỡng.
Rất mong những nhà lãnh đạo thế tục và tôn giáo
tại VN sẽ sớm được chữa trị nhờ vào các khám phá mới về não bộ này để sớm có
những lễ hội văn minh, nhân bản biết tôn trọng nhân quyền.
Nguyễn Quang
*Một vài trích dẫn từ Daily Mail. AFP.