TUYÊN NGÔN CỦA HÀN LÂM VIỆN CÔNG GIÁO PHÁP...



 Kết quả hình ảnh cho TUYÊN NGÔN CỦA HÀN LÂM VIỆN CÔNG GIÁO PHÁP
TUYÊN NGÔN CỦA HÀN LÂM VIỆN CÔNG GIÁO PHÁP
“MỐI LIÊN HỆ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH, CHA MẸ, CON CÁI”

Gia đình, được thành lập trên sự kết hợp bền bỉ nhiều hay ít, nhưng được xã hội chấp nhận, của hai cá nhân khác giới tính, để lập nên một gia đình, sinh sản và nuôi dạy con cái, xuất hiện như một hiện tượng gần như phổ quát, hiện diện trong tất cả các xã hội.” (C. Lévi-Strauss, Các Cấu Trúc sơ đẳng của quan hệ họ hàng, năm 1948, tr. 133).

Hôn nhân là một hành vi long trọng và chính thức, luôn luôn và ở khắp mọi nơi, thiết lập một cộng đoàn danh tiếng được gọi là “gia đình” mà mục tiêu là để tạo thành một cách bền vững một khuôn khổ đời sống chung giữa cha mẹ và con cái. Hôn nhân tương tác đến sự  hình thành của mối liên hệ giữa nam nữ, giữa các thế hệ, và đến cấu trúc biểu tượng của xã hội.
Xuyên qua các hình thức văn hóa khác nhau mà gia đình có thể được uốn nắn và các mô hình lịch sử mà gia đình được tổ chức, trên thực tế, gia đình là một định chế công cộng lâu đời nhất được áp đặt bởi hai dữ kiện của tự nhiên: một bên là những giới tính khác nhau và bổ sung cho nhau mà sự gặp gỡ là cần thiết cho sự tồn tại của nòi giống, bên kia là việc cung cấp một khuôn khổ bảo vệ cho sự phát triển thể chất, trí tuệ và xã hội của trẻ em. Gia đinh (đơn nhân hoặc mở rộng) luôn luôn và ở khắp mọi nơi được coi là “yếu tố tự nhiên và căn bản của xã hội”, “được hưởng sự bảo vệ của xã hội và Nhà Nước” (Tuyên ngôn về Quyền con người năm 1948, tiết 16-3). Như vậy tất cả mọi xã hội đều được hướng tới việc ngăn cấm loạn luân và tới việc tổ chức huyết thống dựa trên pháp lý.
Cho tới gần đây, những tiêu chuẩn đó không bị thách thức trong tổ chức của xã hội: “Một gia đình không chỉ đơn thuần là hai cá nhân hợp đồng để tổ chức cuộc sống chung của họ. Đây là điểm nhấn mạnh và việc định chế hoá sự khác biệt giữa các giới tính. Đó là sự xây dựng các mối quan hệ giữa các thế hệ của những người đi trước chúng ta và những người sẽ đến sau chúng ta” (E. Guigou, 03 tháng 11 1998).

Tầm quan trọng có tính cách  nhân chủng và xã hội của “gia đình”“hôn nhân” đã khiến các tôn giáo cung cấp cho họ  những  cột chống mạnh mẽ nhất. Do vậy Kitô giáo phần lớn đã đóng góp vào việc củng cố nhiều đặc điểm hiện đại của họ, như đòi buộc sự đồng thuận tự do và công khai của những đôi vợ chồng tương lai và bổn phận tương trợ của họ, cùng duy trì lý tưởng được cùng nhau tỏ bày bởi  chế độ đơn hôn, sự trung thành, bất khả phân ly, sự cởi mở đối với khả năng sinh sản, và nhấn mạnh sự tương quan giữa việc sinh sản và giáo dục. Ngay cả những tai ươn của cuộc sống, những khiếm khuyết của cá nhân hoặc xã hội, sự lựa chọn lối sống của một số người cho thấy sự triển nở chung của cha mẹ và con cái có thể được thể hiện trong những bối cảnh rất khác nhau, các tài liệu tham khảo tối ưu chỉ có thể được bén rễ sâu trong những biểu tượng mạnh mẽ và trong những lựa chọn biết tôn trọng những dữ kiện tự nhiên.

Xã hội hiện đại của chúng ta đang chứng kiến nhiều gia đình một cha đơn độc hoặc một mẹ đơn độc, những gia đình cha mẹ ghẻ, những gia đình hôn nhân đồng tính. Khoa học nhân văn, pháp luật và mục vụ Kitô giáo được kêu gọi một cách thích ứng hướng tới  những tình huống cụ thể bị đổ vỡ hoặc xây dựng lại. Tuy nhiên, người ta có thể đặt nghi vấn về xu hướng giảm thiểu những cơ sở của hôn nhân vào những tình cảm đơn thuần của tình yêu giữa hai đối tác, trong khi tình yêu, nếu có ơn gọi triển nở trong hôn nhân, không chỉ đơn thuần có hiệu lực trong mức độ dân sự hoặc trên bình diện tôn giáo.

Quan niệm hôn nhân như là một quyền đối chiếu với  một tình yêu hỗ tương là một lối nguỵ biện ngày nay được sử dụng ở nhiều quốc gia và ở Pháp, để biện minh cho các dự án lập pháp nhằm biến đổi đến tận gốc rễ cơ cấu bằng cách mở cửa cho những việc hôn nhân đồng tính. Ở đây viện cớ một cuộc cải cách đơn thuần có tính cách xã hội, từ đó đưa ra ý muốn sâu đậm hơn là một cuộc cải cách trên bình diện văn hoá, người ta sử dụng một hình thức nguỵ biện khác, thứ nguỵ biện về tiến bộ luân lý dựa trên sự bình đẳng, để thiết lập một sự đoạn tuyệt trầm trọng với chính  cơ sở của tất cả các nền văn minh.

Tuy nhiên, khi cho rằng là “tự nhiên” sự liên kết giữa hôn nhân, hạnh phúc cá nhân và cha mẹ con cái, một số người lại tưởng tượng một mẫu mực mới của mối quan hệ cha mẹ con cái, cách riêng cho những hôn nhân của người đồng tính: sự mong muốn đảm bảo tình yêu của đứa trẻ cho đứa trẻ. Sự ham muốn và sự yêu thương của đứa trẻ đơn thuần đảm bảo một cơ cấu giáo dục và do đó trở thành “quyền đối với đứa trẻ” Trên thực tế, quyền nầy đã không bao giờ được chấp nhận đối với các cặp vợ chồng khác giới tính, sẽ cho các cặp vợ chồng đồng tính được phép nhận làm con nuôi hoặc thậm chí cho họ được sinh sản tuỳ tiện.

Nhưng xã hội không sáng chế gia đình từ hư không, trong thực tế xã hội mang nợ gia đình. Vì lợi ích của chính sự sống còn của mình, xã hội và Nhà Nước có nghĩa vụ ưu tiên phát triển và, trừ khi từ chối thực tế hay vì dối trá, bảo tồn cho hôn nhân vị thế quyền cơ bản “mở ra cho tất cả mọi người” (Xem Tuyên Ngôn phổ quát đã trích dẫn, tiết 16-1), mà chính xác không phải là “giữa tất cả mọi người”. Căn tính sinh học, tâm lý và tinh linh của con người được cấu trúc trong tính khác biệt và sự liên kết các dị biệt, trước tiên là những phân cực giữa nam và nữ. Sự kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ đe dọa quá trình cấu trúc đó, gây nguy hại cho sự giáo dục hài hoà vẫn còn mong manh, do đó sẽ di hại đến các quyền của con người đang tăng trưởng và đưa con người đi vào cuộc phiêu lưu vô định với việc trả giá nặng nề nhất.

Hàn Lâm Viện Công giáo Pháp
10 tháng 01 năm 2013

Chuyển ngữ  Đỗ Tấn Hưng
CanadaDECLARATION
DE L’ACADEMIE CATHOLIQUE DE France

« CONJUGALITE, FAMILLE, PARENTALITE, FILIATION ».

« La famille, fondée sur l’union plus ou moins durable, mais socialement approuvée, de deux individus de sexes différents qui fondent un ménage,  procréent et élèvent des enfants, apparaît comme un phénomène pratiquement universel, présent dans toutes les sociétés » (C. Lévi-Strauss, Les structures élémentaires de la parenté, 1948, p. 133).
Le mariage est un acte officiel et solennel qui, toujours et partout, institue une communauté de renommée appelée « famille », dont le but est de former de façon durable un cadre de vie commun aux parents et aux enfants. Il concerne d’un même effet l’organisation de la relation entre hommes et femmes, entre les générations, et la structure symbolique de la société.  
Par-delà les diverses formes culturelles qu’elle a pu prendre et les modèles historiques qui l’ont organisée, la famille est, de facto, l’institution publique la plus ancienne, imposée par deux données de la nature, d’une part le fait de sexes différents et complémentaires dont la rencontre est nécessaire à la perpétuation de l’espèce, d’autre part l’offre d’un cadre protecteur au développement physique, intellectuel et social de l’enfant. La famille (mononucléaire ou élargie) étant toujours et partout considérée comme « l’élément naturel et fondamental de la société », elle « a droit à la protection de la société et de l’Etat » (Déclaration universelle des droits de l’homme de 1948, art. 16-3).Toutes les sociétés sont ainsi conduites à interdire l’inceste et à organiser juridiquement la filiation.  
Jusque très récemment, ces repères n’étaient pas mis en question dans l’organisation de la cité : « Une famille ce n’est pas simplement deux individus qui contractent pour organiser leur vie commune. C’est l’articulation et l’institutionnalisation de la différence des sexes. C’est la construction des rapports entre les générations qui nous précèdent et celles qui vont nous suivre » (E. Guigou, 3 nov. 1998).  
L’importance anthropologique et sociale de la « famille » et du « mariage » a porté les religions à leur fournir les plus puissants étais. Le christianisme a ainsi très largement contribué à asseoir plusieurs de leurs caractères modernes, tels l’exigence du consentement libre et public des futurs époux et leur devoir d’assistance mutuelle, et à consacrer l’idéal qu’expriment tout ensemble la monogamie, la fidélité, l’indissolubilité, l’ouverture à la fécondité, l’articulation entre procréation et éducation. Même si les accidents de la vie, les déficiences personnelles ou sociales, les choix de vie de certains montrent que l’épanouissement commun des parents et des enfants peut se réaliser dans des contextes fort différents, la référence optimale ne peut demeurer que la famille enracinée dans des conditions symboliques fortes et dans des choix respectueux des données de la nature.
Nos sociétés actuelles connaissent de nombreuses familles monoparentales ou recomposées, ou des unions homosexuelles. Les sciences humaines, le droit et la pastorale chrétienne ont vocation à s’intéresser de manière adaptée aux situations concrètes brisées ou reconstruites. On peut toutefois s’interroger sur la tendance à réduire les fondements du mariage aux seuls sentiments d’amour des deux partenaires alors que l’amour, s’il a vocation à s’épanouir dans le mariage, ne suffit pas à établir sa validité, que ce soit au niveau civil ou sur le plan religieux.
 Cette conception du mariage comme un droit conféré par un amour réciproque est un sophisme qui sert aujourd’hui, dans plusieurs pays et en France, à justifier des projets législatifs de transformation radicale de l’institution en l’ouvrant à des unions entre personnes de même sexe. Excipant ici d’une simple réforme de société, déclarant là vouloir, plus profondément, une réforme de civilisation, on use encore d’un autre sophisme, celui du progrès moral de l’égalité, pour établir une rupture flagrante avec le socle même de toutes les civilisations.  
Considérant toutefois comme « naturel » le lien entre mariage, bonheur individuel et parentalité, certains imaginent alors un nouveau type de filiation, propre aux unions homosexuelles : le désir d’enfant garantirait l’amour pour l’enfant. Désir et amour de l’enfant garantiraient à eux seuls une éducation structurante et deviendraient ainsi « droit à l’enfant ». Ce droit qui ne fut, justement, jamais reconnu aux couples hétérosexuels, permettrait l’adoption ou même les procréations de convenance aux couples homosexuels.  
Mais la société n’invente pas ex nihilo la famille, elle lui est en réalité redevable. Au bénéfice de leur existence même, société et Etat sont donc tenus d’en privilégier le développement et, sauf déni de réalité ou mensonge, de conserver au mariage son rang de droit fondamental « ouvert à tous » (V. Déclaration universelle précitée, art. 16-1), non pas, précisément, « entre tous ». L’identité biologique, psychologique et spirituelle de l’humain est constituée dans l’altérité et l’alliance des différences, en premier lieu des polarités masculine et féminine. Le mariage entre personnes de même sexe menacerait ce processus de constitution, mettrait en péril une harmonie éducative toujours fragile, porterait ainsi atteinte aux droits de l’humain en croissance et grèverait l’aventure humaine de la plus lourde hypothèque.  
Académie catholique de France
Le 10 janvier 2013