Thận trọng và phẩm giá con người, những điểm chuẩn của công lý


Kết quả hình ảnh cho phẩm giá con người

Đức Giáo Hoàng tiếp kiến Hiệp Hội quốc tế luật hình sự


Rôma – 24/10/2014 — “Sự thận trọng trong việc áp dụng hình phạt phải là nguyên tắc điều hành các hệ thống hình sự”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố và yêu cầu sự tôn trọng phẩm giá con người phải là “tiêu chuẩn định hướng” để trừng phạt những hành vi đáng trách.

Đức Giáo Hoàng đã tiếp kiến một đoàn đại biểu của Hiệp Hội Hình Sự quốc tế, hôm 23/10/2014, chào mừng trong sứ vụ của họ “một lãnh vực ưu thế để làm sinh động Phúc Âm trên thế giới”.
Ngài đã đưa ra những yếu tố phân định cho nhiệm vụ của các luật gia ngày nay, “với tất cả các Kitô hữu và những người có thiện chí” họ được kêu gọi “không chỉ đấu tranh để bãi bỏ án tử hình, dù là hợp pháp hay bất hợp pháp, và dưới mọi hình thức, mà còn là cải thiện các điều kiện giam giữ, trong sự tôn trọng phẩm giá con người”.
“Thận trọng trong việc áp dụng hình phạt phải là nguyên tắc điều hành các hệ thống hình sự”, ngài tuyên bố : “Sự tôn trọng phẩm giá con người không những phải hành động như một sự giới hạn tính độc đoán của Nhà Nước, mà còn như tiêu chuẩn định hướng cho sự dẹp bỏ những thái độ tấn công vào phẩm giá và sự toàn vẹn của con người”.
Đức Giáo Hoàng, trước tiên, đã nói nhiều về án tử hình, nhắc nhở rằng “những lý luận trái ngược có rất nhiều và ai cũng biết”, như “khả năng có thể có sai lầm trong xét xử và có sự lợi dụng của các chế độ độc tài toàn trị”.
Nhưng ngài cũng đã tố cáo “những án tử trá hình”, như án tù chung thân, và “những bản án tử hình bất hợp pháp”, như “những cuộc xử tử không xét xử hay thủ tiêu phi pháp” đã diễn ra bởi một số Nhà Nước và những nhân viên của họ.
Những cuộc hành hình này “mà người ta thường cho qua vì coi như những cuộc đụng độ với bọn du côn hoặc được trình bầy như những hậu quả ngoài ý muốn trong khi sử dụng công lực một cách hợp lý và tương ứng để thực hành luật pháp”, thực chất không khác gì “những tội ác đích thực”.
Như vậy, mặc dù đã có những luật pháp hiện nay, “án tử hình, bất hợp pháp ở những mức độ khác nhau, vẫn còn đang được áp dụng trên toàn hành tinh”, Đức Giáo Hoàng lưu ý.
Ngài cũng đã nhắc đến những điều kiện giam cầm : “các điều kiện giam giữ tệ hại” là kết quả “của những yếu kém của hệ thống hình sự”, hay của một sự “thiếu thốn cơ sở hạ tầng và kế hoạch”, mà còn “của sự thi hành độc đoán và tàn nhẫn quyền lực trên những người đã bị tước quyền tự do”.
Đức Giáo Hoàng đã chống việc “giam cứu” vốn là “một hình thức hiện đại khác của hình phạt trái phép và ẩn giấu”, và chống những việc giam giữ không xét xử đã chiếm đến 50% các vụ giam cầm ở một số quốc gia.
Vấn đề này, ngài cảnh báo, “phải được đối phó với sự thận trọng cần thiết, trong mức độ có rủi ro tạo ra một vấn đề khác cũng trầm trọng như vấn đề thứ nhất, nếu không muốn nói là trầm trọng hơn : vấn đề những người bị kết án bất chấp các quy định xét xử”.
Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng đã tố cáo những hình thức tra tấn, “không những trong các trung tâm giam giữ bí mật hay trong những trại tập trung hiện đại, nhưng cũng trong các nhà tù, các trại cải tạo trẻ em vị thành niên, các bệnh viện tâm thần, các đồn công an và các trung tâm, cơ chế giam giữ và thi hành án khác.
Trong những tra tấn này : “việc biệt giam trong các trại tù đặc biệt an ninh”, nơi đó “thiếu thốn các kích thích thần kinh giác quan, hoàn toàn cô lập, không được trao đổi và hoàn toàn không có tiếp xúc nào với người khác, gây ra những bệnh hoạn tâm lý và thể lý như chứng cuồng ám, chứng lo sợ, bệnh trầm uất và sụt cân, và gia tăng đáng kể xu hướng tự tử”.
Ngài đã kêu gọi “một sự dấn thân mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế để công nhận vị trí ưu tiên của phẩm giá con người trên tất cả mọi sự” để chận đứng những lạm dụng trên.
Trẻ em và người già hay đặc biệt là những người suy yếu, cần có một sự thi hành hình phạt phù hợp, Đức Giáo Hoàng xác định : “Các quốc gia phải từ bỏ việc phạt hình sự trẻ em chưa hoàn tất sự phát triển của chúng đến độ trưởng thành” và phải dành ưu tiên cho các “chính sách hội nhập và những phương pháp hướng đến làm lớn lên trong các em lòng tôn trọng sự sống và các quyền của người khác”
Về phần những người già, họ có thể , từ những lỗi lầm của họ, đem đến những giáo huấn cho người khác trong xã hội. Người ta không chỉ học các đức tính từ các thánh, nhưng cũng có thể học được những thiếu sót, những sai lầm của những người tội lỗi, và trong những người này, những người mà dù với bất cứ lý do gì, đã sa ngã và đã trở thành tội phạm”, Đức Giáo Hoàng nói thêm.
Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, “những lý do nhân đạo bắt buộc rằng những đối xử đặc biệt phải được dành cho những người lớn tuổi, hay bị khuyết tật trầm trọng, hay đang sống giai đoạn chót, đàn bà có chửa, những người tàn tật…”.
Sau hết, Đức Giáo Hoàng đã đề cập những hình thức tội phạm thực hiện “với sự đồng lõa, tích cực hay vì sơ sót, của nhà cầm quyền”, như nạn buôn bán người, đang lợi dụng cả tỷ người đang sống trong cảnh nghèo đói tuyệt đối, hay nạn tham nhũng.
Thương tích cuối cùng được khuyến khích bởi “sự thông đồng của nhà cầm quyền” và bởi những hiệp ước quốc tế hướng đến “sự bảo vệ các quyền lợi của thị trường kinh tế và tài chánh” nhiều hơn là quyền lợi của dân chúng, ngài nói thêm.
Trong tất cả mọi trường hợp, Đức Giáo Hoàng lưu ý, “án phạt hình sự là có lựa chọn” : nó “chỉ bắt được những con cá nhỏ và để cho cá lớn tự do bơi ra biển”, mà không bị trừng phạt.
Thiên Khải dịch từ zenit


Rôma – 24/10/2014 — “Sự thận trọng trong việc áp dụng hình phạt phải là nguyên tắc điều hành các hệ thống hình sự”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố và yêu cầu sự tôn trọng phẩm giá con người phải là “tiêu chuẩn định hướng” để trừng phạt những hành vi đáng trách.
Đức Giáo Hoàng đã tiếp kiến một đoàn đại biểu của Hiệp Hội Hình Sự quốc tế, hôm 23/10/2014, chào mừng trong sứ vụ của họ “một lãnh vực ưu thế để làm sinh động Phúc Âm trên thế giới”.
Ngài đã đưa ra những yếu tố phân định cho nhiệm vụ của các luật gia ngày nay, “với tất cả các Kitô hữu và những người có thiện chí” họ được kêu gọi “không chỉ đấu tranh để bãi bỏ án tử hình, dù là hợp pháp hay bất hợp pháp, và dưới mọi hình thức, mà còn là cải thiện các điều kiện giam giữ, trong sự tôn trọng phẩm giá con người”.
“Thận trọng trong việc áp dụng hình phạt phải là nguyên tắc điều hành các hệ thống hình sự”, ngài tuyên bố : “Sự tôn trọng phẩm giá con người không những phải hành động như một sự giới hạn tính độc đoán của Nhà Nước, mà còn như tiêu chuẩn định hướng cho sự dẹp bỏ những thái độ tấn công vào phẩm giá và sự toàn vẹn của con người”.
Đức Giáo Hoàng, trước tiên, đã nói nhiều về án tử hình, nhắc nhở rằng “những lý luận trái ngược có rất nhiều và ai cũng biết”, như “khả năng có thể có sai lầm trong xét xử và có sự lợi dụng của các chế độ độc tài toàn trị”.
Nhưng ngài cũng đã tố cáo “những án tử trá hình”, như án tù chung thân, và “những bản án tử hình bất hợp pháp”, như “những cuộc xử tử không xét xử hay thủ tiêu phi pháp” đã diễn ra bởi một số Nhà Nước và những nhân viên của họ.
Những cuộc hành hình này “mà người ta thường cho qua vì coi như những cuộc đụng độ với bọn du côn hoặc được trình bầy như những hậu quả ngoài ý muốn trong khi sử dụng công lực một cách hợp lý và tương ứng để thực hành luật pháp”, thực chất không khác gì “những tội ác đích thực”.
Như vậy, mặc dù đã có những luật pháp hiện nay, “án tử hình, bất hợp pháp ở những mức độ khác nhau, vẫn còn đang được áp dụng trên toàn hành tinh”, Đức Giáo Hoàng lưu ý.
Ngài cũng đã nhắc đến những điều kiện giam cầm : “các điều kiện giam giữ tệ hại” là kết quả “của những yếu kém của hệ thống hình sự”, hay của một sự “thiếu thốn cơ sở hạ tầng và kế hoạch”, mà còn “của sự thi hành độc đoán và tàn nhẫn quyền lực trên những người đã bị tước quyền tự do”.
Đức Giáo Hoàng đã chống việc “giam cứu” vốn là “một hình thức hiện đại khác của hình phạt trái phép và ẩn giấu”, và chống những việc giam giữ không xét xử đã chiếm đến 50% các vụ giam cầm ở một số quốc gia.
Vấn đề này, ngài cảnh báo, “phải được đối phó với sự thận trọng cần thiết, trong mức độ có rủi ro tạo ra một vấn đề khác cũng trầm trọng như vấn đề thứ nhất, nếu không muốn nói là trầm trọng hơn : vấn đề những người bị kết án bất chấp các quy định xét xử”.
Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng đã tố cáo những hình thức tra tấn, “không những trong các trung tâm giam giữ bí mật hay trong những trại tập trung hiện đại, nhưng cũng trong các nhà tù, các trại cải tạo trẻ em vị thành niên, các bệnh viện tâm thần, các đồn công an và các trung tâm, cơ chế giam giữ và thi hành án khác.
Trong những tra tấn này : “việc biệt giam trong các trại tù đặc biệt an ninh”, nơi đó “thiếu thốn các kích thích thần kinh giác quan, hoàn toàn cô lập, không được trao đổi và hoàn toàn không có tiếp xúc nào với người khác, gây ra những bệnh hoạn tâm lý và thể lý như chứng cuồng ám, chứng lo sợ, bệnh trầm uất và sụt cân, và gia tăng đáng kể xu hướng tự tử”.
Ngài đã kêu gọi “một sự dấn thân mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế để công nhận vị trí ưu tiên của phẩm giá con người trên tất cả mọi sự” để chận đứng những lạm dụng trên.
Trẻ em và người già hay đặc biệt là những người suy yếu, cần có một sự thi hành hình phạt phù hợp, Đức Giáo Hoàng xác định : “Các quốc gia phải từ bỏ việc phạt hình sự trẻ em chưa hoàn tất sự phát triển của chúng đến độ trưởng thành” và phải dành ưu tiên cho các “chính sách hội nhập và những phương pháp hướng đến làm lớn lên trong các em lòng tôn trọng sự sống và các quyền của người khác”
Về phần những người già, họ có thể , từ những lỗi lầm của họ, đem đến những giáo huấn cho người khác trong xã hội. Người ta không chỉ học các đức tính từ các thánh, nhưng cũng có thể học được những thiếu sót, những sai lầm của những người tội lỗi, và trong những người này, những người mà dù với bất cứ lý do gì, đã sa ngã và đã trở thành tội phạm”, Đức Giáo Hoàng nói thêm.
Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, “những lý do nhân đạo bắt buộc rằng những đối xử đặc biệt phải được dành cho những người lớn tuổi, hay bị khuyết tật trầm trọng, hay đang sống giai đoạn chót, đàn bà có chửa, những người tàn tật…”.
Sau hết, Đức Giáo Hoàng đã đề cập những hình thức tội phạm thực hiện “với sự đồng lõa, tích cực hay vì sơ sót, của nhà cầm quyền”, như nạn buôn bán người, đang lợi dụng cả tỷ người đang sống trong cảnh nghèo đói tuyệt đối, hay nạn tham nhũng.
Thương tích cuối cùng được khuyến khích bởi “sự thông đồng của nhà cầm quyền” và bởi những hiệp ước quốc tế hướng đến “sự bảo vệ các quyền lợi của thị trường kinh tế và tài chánh” nhiều hơn là quyền lợi của dân chúng, ngài nói thêm.
Trong tất cả mọi trường hợp, Đức Giáo Hoàng lưu ý, “án phạt hình sự là có lựa chọn” : nó “chỉ bắt được những con cá nhỏ và để cho cá lớn tự do bơi ra biển”, mà không bị trừng phạt.
Thiên Khải dịch từ zenit
- See more at: http://conglyvahoabinh.org/than-trong-va-pham-gia-con-nguoi-nhung-diem-chuan-cua-cong-ly/2014/10/#sthash.6pok1Lzy.dpuf
Đức Giáo Hoàng tiếp kiến Hiệp Hội quốc tế luật hình sự - See more at: http://conglyvahoabinh.org/than-trong-va-pham-gia-con-nguoi-nhung-diem-chuan-cua-cong-ly/2014/10/#sthash.6pok1Lzy.dpuf