Ngày
mùng 2 tháng 3 vừa qua thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phát biểu
trước Quốc hội Hoa Kỳ và khẳng định rằng thỏa hiệp giữa Hoa Kỳ và các
cường quốc khác với Iran sẽ không ngăn cản chính quyền Teheran có các vũ
khí không quy ước, trái lại sẽ cho phép Iran đi tới chỗ có bom nguyên
tử.
Thủ tướng Israel đã được giới lãnh đạo đảng Cộng Hòa mới phát biểu mà tổng thống Barack Obama không hay biết. Nói chuyện trước Quốc Hội Hoa Kỳ ông Netanyahu chối không nhận rằng cuộc tranh luận của ông với chính quyền Washington có tính cách chính trị, và ông cũng không bỏ lỡ cơ hội phê bình một thoả hiệp có thể có giữa các cường quốc tây âu và Iran liên quan tới vũ khí nguyên tử. Nỗi sợ hãi Iran có khí giới nguyên tử đã khiến cho ông Netanyahu phát động chiến dịch quốc tế chống lại các cuộc đàm phán đang tới hồi kết thúc tại Genève giữa các cường quốc với chính quyền Teheran. Thủ tướng Israel chủ trương phải đưa ra nhiều trừng phạt hơn đối với Iran.
Phản ứng lại diễn văn của thủ tướng Israel phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc định nghĩa nó có tính cách hùng biện và không có áp dụng cụ thể nào. Để dịu giọng với chính quyền Hoa Kỳ ông Netanyahu đã cám ơn tổng thống Obama về tất cả những gì Hoa Kỳ làm cho Israel. Ông nói: “Chúng ta cùng chia sẻ số phận của vùng đất hứa và Iran sẽ luôn luôn là kẻ thù chung”.
Mấy ngày trước đó tổng thống Khameini của Iran đã phóng lên Tweeter các lời tuyên bố tiếp tục đòi phá hủy và loại bỏ nước Israel khỏi bản đồ thế giới. Vì thế đối với Isrrael việc Hoa Kỳ tìm thỏa hiệp với chính quyền Teheran liên quan tới vũ khí hạt nhân là một thỏa hiệp rất xấu xa.
Có lẽ tổng thống Obama tìm xây dựng một đường lối chính trị đối ngoại riêng tại Trung Đông, xét vì trong các năm nhiệm kỳ tổng thống ông đã không thành công trong việc xây dựng một đường hướng đối ngoại rõ ràng. Nếu không có sự đe đọa của Nhà nước Hồi giáo có lẽ ông sẽ còn có một đường lối chính trị “lưỡng lự ỡm ờ”, gồm nhiều lời tuyên bố hơn là các hành động cụ thể. Chỉ cần xem vụ Siria thì đủ hiểu. Đáng lý ra Hoa Kỳ đã phải can thiệp ngay đối với tổng thống Al Assad để tránh cho Siria khỏi rơi vào cảnh nội chiến thê thảm, với hàng trăm ngàn người chết và mấy triệu người tỵ nạn trong một đất nước tan hoang; và nhất là để tránh sự hình thành của Nhà nước Hồi giáo cuồng bạo sắt máu như hiện nay. Vì thế có lẽ một thoả hiệp với Iran có thể giúp tạo ra một cấu trúc an ninh bên trong vùng Trung Đông và có lợi cho lúc này. Lý do vì Iran là kẻ thù không đội trời chung kịch liệt chống lại Nhà nước Hồi giáo. Chắc chắn sự kiện này không khiến cho Iran trở thành bạn của Hoa Kỳ, nhưng cũng không được quên rằng Nhà nước Hồi giáo là một đe dọa đối với toàn thế giới Hồi giáo, trước khi là một đe dọa đối với Tây phương. Nhà nước hồi giáo Sunnít không chỉ chống Iran Sciít hay các nhóm Sciít cấp tiến khác, nhưng cũng chống lại các nhóm khác bên trong phong trào hồi giáo Sunnít cấp tiến. Có thể định nghĩa nó là một loại nội chiến bên trong thế giới Hồi giáo, trong đó hai hệ phái Sunnít và Sciít thi đua tàn sát nhau.
Dầu sao đi nữa, lập trường của thủ tướng Netanyahu cũng dễ hiểu, vì Israel bị bao vây bởi hơn 100 triệu dân của các nước A rập, và nhiều chính quyền A rập có cùng lập trường như Iran chủ trương tiêu diệt người Do thái. Do đó sự kiện Iran có vũ khí nguyên tử sẽ là một đe dọa rất lớn đối với sự sống còn của nước Israel.
Khi nhìn vào bản đồ vũ khí nguyên tử, chúng ta thấy thế giới chia thành nhiều nhóm và không ai biết được chính xác số vũ khí nguyên tử hiện có trên thế giới là bao nhiêu, vì đó là bí mật quốc phòng, mà mọi nước đều tìm dấu kỹ. Tuy nhiên, dựa vào các phân tích, các lời tuyên bố, các tin tức rò rỉ và các phỏng đoán, từ 65.000 đầu đạn hạt nhân hoạt dộng trong năm 1985, đã giảm xuống chỉ còn 17.300 trong năm 2012, trong đó có 4.300 hoạt động, số còn lại là dự phòng. Nhưng giữa tình trạng hoạt động và dự phòng ranh giới rất ngắn, vì các vũ khí ấy có thể được tái khởi động chỉ trong vài ngày.
Nhóm thứ nhất gồm các nước Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp và Anh, tức năm nước thành viên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, là những nước có vũ khí hạt nhân và chấp nhận Thỏa hiệp không gia tăng vũ khí hạt nhân. Trong thời chiến tranh lạnh năm 1966 Hoa Kỳ có 32.000 đầu đạn nguyên tử, từ đó qua các thỏa hiệp đã giảm dần xuống còn 7.700 vào năm 2012. Liên Xô có 45.000 đầu đạn nguyên tử năm 1988 và giảm dần xuống còn 8.500 năm 2012. Anh quốc có 1.100 đầu đạn nguyên tử và giảm xuống còn 225 năm 2012. Pháp có khoảng 300 đầu đạn nguyên tử vào năm 2012. Trung Quốc có khoảng 240 đầu đạn nguyên tử.
Nhóm thứ hai gồm các nước Ấn Độ, Bắc Hàn, và Pakistan là những nước có vũ khí nguyên tử nhưng không chấp nhận Thỏa hiệp không gia tăng vũ khí hạt nhân. Ấn Độ có khoảng 80-100 đầu đạn nguyên tử, Pakistan có khoảng 90-100, Bắc Hàn 10. Cũng như Hoa Kỳ và Trung Quốc Israel chỉ ký mà không phê chuẩn thỏa hiệp không gia tăng vũ khí nguyên tử.
Nhóm thứ ba gồm các nước có vũ khí nguyên tử nhưng không tuyên bố như trường hợp của Israel có từ 80 đến 200 đầu đạn hạt nhân.
Nhóm thứ bốn gồm các nước thành viên khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương NATO chấp nhận chia sẻ vũ khí hạt nhân, nghĩa là để cho Hoa Kỳ bố trí vũ khí hạt nhân trên đất của mình như Bỉ, Đức, Italia, Hòa Lan mỗi nước từ 10 tới 20 đầu đạn nguyên tử, và Thổ Nhĩ Kỳ từ 50 tới 90 đầu đạn nguyên tử. Ngoài ra còn có Canada cho tới năm 1984, Nam Hàn cho tới năm 1991, Hy Lạp cho tới năm 2001, và Anh quốc cho tới năm 2008.
Nhóm thứ năm gồm các nước đã có vũ khí nguyên tử trong quá khứ như Nam Phi châu, Bielorussia, Kazakistan và Ucraina. Bielorussia đã có 81 hỏa tiễn nguyên tử liên lục địa, nhưng năm 1992 đã được tháo gỡ và đem về Nga. Kazakistan có 1410 đầu đạn nguyên tử vừa bom vừa hỏa tiễn và năm 1995 đã được tháo gỡ và đem về Nga. Ucraina có 5000 đầu đạn nguyên tử đã được tháo gỡ và đem về Nga năm 1996.
Nhóm thứ sáu là các nước đã có chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử nhưng vì các lý do chính trị kinh tế, xã hội, kỹ thuật và luân lý đã bãi bỏ chương trình trong đó có Đức, Nhật Bản, Yougoslavia, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ai Cập, Đài Loan ,Nam Hàn, Libia, Brasil, Argentina, Rumania, Algeria, Tây Ban Nha, A Rập Saudi, Iran và Siria.
Trong thời chiến tranh lạnh Liên Xô đã bố trí các hỏa tiễn nguyên tử liên lục địa hướng về Hoa Kỳ, cũng như mọi thủ đô và thành phố lớn của toàn Âu châu.
Cơn cám dỗ có các vũ khí hạt nhân vẫn rất mãnh liệt nơi các giới lãnh đạo chính trị, vì thế nên bàn cờ vũ khí nguyên tử có thể có nhiều thay đổi. Và nhất là vì trong cuộc khủng hoảng Ucraina hiện nay tổng thống Putin đã nhiều lần đe dọa sẽ dùng tới chúng, thêm vào đó là ý chí tiêu diệt Tây Âu của các lực lượng cuồng bạo của Nha nước Hồi, nên một cuộc chiến nguyên tử tiêu diệt loài người vẫn luôn là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tương lai.
Linh Tiến Khải
Nguồn: Vatican.net
Thủ tướng Israel đã được giới lãnh đạo đảng Cộng Hòa mới phát biểu mà tổng thống Barack Obama không hay biết. Nói chuyện trước Quốc Hội Hoa Kỳ ông Netanyahu chối không nhận rằng cuộc tranh luận của ông với chính quyền Washington có tính cách chính trị, và ông cũng không bỏ lỡ cơ hội phê bình một thoả hiệp có thể có giữa các cường quốc tây âu và Iran liên quan tới vũ khí nguyên tử. Nỗi sợ hãi Iran có khí giới nguyên tử đã khiến cho ông Netanyahu phát động chiến dịch quốc tế chống lại các cuộc đàm phán đang tới hồi kết thúc tại Genève giữa các cường quốc với chính quyền Teheran. Thủ tướng Israel chủ trương phải đưa ra nhiều trừng phạt hơn đối với Iran.
Phản ứng lại diễn văn của thủ tướng Israel phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc định nghĩa nó có tính cách hùng biện và không có áp dụng cụ thể nào. Để dịu giọng với chính quyền Hoa Kỳ ông Netanyahu đã cám ơn tổng thống Obama về tất cả những gì Hoa Kỳ làm cho Israel. Ông nói: “Chúng ta cùng chia sẻ số phận của vùng đất hứa và Iran sẽ luôn luôn là kẻ thù chung”.
Mấy ngày trước đó tổng thống Khameini của Iran đã phóng lên Tweeter các lời tuyên bố tiếp tục đòi phá hủy và loại bỏ nước Israel khỏi bản đồ thế giới. Vì thế đối với Isrrael việc Hoa Kỳ tìm thỏa hiệp với chính quyền Teheran liên quan tới vũ khí hạt nhân là một thỏa hiệp rất xấu xa.
Có lẽ tổng thống Obama tìm xây dựng một đường lối chính trị đối ngoại riêng tại Trung Đông, xét vì trong các năm nhiệm kỳ tổng thống ông đã không thành công trong việc xây dựng một đường hướng đối ngoại rõ ràng. Nếu không có sự đe đọa của Nhà nước Hồi giáo có lẽ ông sẽ còn có một đường lối chính trị “lưỡng lự ỡm ờ”, gồm nhiều lời tuyên bố hơn là các hành động cụ thể. Chỉ cần xem vụ Siria thì đủ hiểu. Đáng lý ra Hoa Kỳ đã phải can thiệp ngay đối với tổng thống Al Assad để tránh cho Siria khỏi rơi vào cảnh nội chiến thê thảm, với hàng trăm ngàn người chết và mấy triệu người tỵ nạn trong một đất nước tan hoang; và nhất là để tránh sự hình thành của Nhà nước Hồi giáo cuồng bạo sắt máu như hiện nay. Vì thế có lẽ một thoả hiệp với Iran có thể giúp tạo ra một cấu trúc an ninh bên trong vùng Trung Đông và có lợi cho lúc này. Lý do vì Iran là kẻ thù không đội trời chung kịch liệt chống lại Nhà nước Hồi giáo. Chắc chắn sự kiện này không khiến cho Iran trở thành bạn của Hoa Kỳ, nhưng cũng không được quên rằng Nhà nước Hồi giáo là một đe dọa đối với toàn thế giới Hồi giáo, trước khi là một đe dọa đối với Tây phương. Nhà nước hồi giáo Sunnít không chỉ chống Iran Sciít hay các nhóm Sciít cấp tiến khác, nhưng cũng chống lại các nhóm khác bên trong phong trào hồi giáo Sunnít cấp tiến. Có thể định nghĩa nó là một loại nội chiến bên trong thế giới Hồi giáo, trong đó hai hệ phái Sunnít và Sciít thi đua tàn sát nhau.
Dầu sao đi nữa, lập trường của thủ tướng Netanyahu cũng dễ hiểu, vì Israel bị bao vây bởi hơn 100 triệu dân của các nước A rập, và nhiều chính quyền A rập có cùng lập trường như Iran chủ trương tiêu diệt người Do thái. Do đó sự kiện Iran có vũ khí nguyên tử sẽ là một đe dọa rất lớn đối với sự sống còn của nước Israel.
Khi nhìn vào bản đồ vũ khí nguyên tử, chúng ta thấy thế giới chia thành nhiều nhóm và không ai biết được chính xác số vũ khí nguyên tử hiện có trên thế giới là bao nhiêu, vì đó là bí mật quốc phòng, mà mọi nước đều tìm dấu kỹ. Tuy nhiên, dựa vào các phân tích, các lời tuyên bố, các tin tức rò rỉ và các phỏng đoán, từ 65.000 đầu đạn hạt nhân hoạt dộng trong năm 1985, đã giảm xuống chỉ còn 17.300 trong năm 2012, trong đó có 4.300 hoạt động, số còn lại là dự phòng. Nhưng giữa tình trạng hoạt động và dự phòng ranh giới rất ngắn, vì các vũ khí ấy có thể được tái khởi động chỉ trong vài ngày.
Nhóm thứ nhất gồm các nước Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp và Anh, tức năm nước thành viên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, là những nước có vũ khí hạt nhân và chấp nhận Thỏa hiệp không gia tăng vũ khí hạt nhân. Trong thời chiến tranh lạnh năm 1966 Hoa Kỳ có 32.000 đầu đạn nguyên tử, từ đó qua các thỏa hiệp đã giảm dần xuống còn 7.700 vào năm 2012. Liên Xô có 45.000 đầu đạn nguyên tử năm 1988 và giảm dần xuống còn 8.500 năm 2012. Anh quốc có 1.100 đầu đạn nguyên tử và giảm xuống còn 225 năm 2012. Pháp có khoảng 300 đầu đạn nguyên tử vào năm 2012. Trung Quốc có khoảng 240 đầu đạn nguyên tử.
Nhóm thứ hai gồm các nước Ấn Độ, Bắc Hàn, và Pakistan là những nước có vũ khí nguyên tử nhưng không chấp nhận Thỏa hiệp không gia tăng vũ khí hạt nhân. Ấn Độ có khoảng 80-100 đầu đạn nguyên tử, Pakistan có khoảng 90-100, Bắc Hàn 10. Cũng như Hoa Kỳ và Trung Quốc Israel chỉ ký mà không phê chuẩn thỏa hiệp không gia tăng vũ khí nguyên tử.
Nhóm thứ ba gồm các nước có vũ khí nguyên tử nhưng không tuyên bố như trường hợp của Israel có từ 80 đến 200 đầu đạn hạt nhân.
Nhóm thứ bốn gồm các nước thành viên khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương NATO chấp nhận chia sẻ vũ khí hạt nhân, nghĩa là để cho Hoa Kỳ bố trí vũ khí hạt nhân trên đất của mình như Bỉ, Đức, Italia, Hòa Lan mỗi nước từ 10 tới 20 đầu đạn nguyên tử, và Thổ Nhĩ Kỳ từ 50 tới 90 đầu đạn nguyên tử. Ngoài ra còn có Canada cho tới năm 1984, Nam Hàn cho tới năm 1991, Hy Lạp cho tới năm 2001, và Anh quốc cho tới năm 2008.
Nhóm thứ năm gồm các nước đã có vũ khí nguyên tử trong quá khứ như Nam Phi châu, Bielorussia, Kazakistan và Ucraina. Bielorussia đã có 81 hỏa tiễn nguyên tử liên lục địa, nhưng năm 1992 đã được tháo gỡ và đem về Nga. Kazakistan có 1410 đầu đạn nguyên tử vừa bom vừa hỏa tiễn và năm 1995 đã được tháo gỡ và đem về Nga. Ucraina có 5000 đầu đạn nguyên tử đã được tháo gỡ và đem về Nga năm 1996.
Nhóm thứ sáu là các nước đã có chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử nhưng vì các lý do chính trị kinh tế, xã hội, kỹ thuật và luân lý đã bãi bỏ chương trình trong đó có Đức, Nhật Bản, Yougoslavia, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ai Cập, Đài Loan ,Nam Hàn, Libia, Brasil, Argentina, Rumania, Algeria, Tây Ban Nha, A Rập Saudi, Iran và Siria.
Trong thời chiến tranh lạnh Liên Xô đã bố trí các hỏa tiễn nguyên tử liên lục địa hướng về Hoa Kỳ, cũng như mọi thủ đô và thành phố lớn của toàn Âu châu.
Cơn cám dỗ có các vũ khí hạt nhân vẫn rất mãnh liệt nơi các giới lãnh đạo chính trị, vì thế nên bàn cờ vũ khí nguyên tử có thể có nhiều thay đổi. Và nhất là vì trong cuộc khủng hoảng Ucraina hiện nay tổng thống Putin đã nhiều lần đe dọa sẽ dùng tới chúng, thêm vào đó là ý chí tiêu diệt Tây Âu của các lực lượng cuồng bạo của Nha nước Hồi, nên một cuộc chiến nguyên tử tiêu diệt loài người vẫn luôn là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tương lai.
Linh Tiến Khải
Nguồn: Vatican.net