Gần một nửa bề mặt đất đai toàn cầu
bị quá trình sa mạc hóa hay suy kiệt đe dọa. Chính vì những hiểm họa nghiêm
trọng đối với nguồn tài nguyên hết sức đặc biệt, nhưng ít được chú ý này mà
Liên Hiệp Quốc quyết định lấy năm 2015 làm « Năm quốc tế đất đai ».
Đất
đai hiện đang bị tàn phá muôn hình vạn trạng, từ những tác động của biến đổi
khí hậu, đến tàn phá rừng, đô thị hóa mù quáng, canh tác không đúng cách, lạm
dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu diệt cỏ… Gần một nửa bề mặt đất đai toàn cầu
bị quá trình sa mạc hóa hay suy kiệt đe dọa. Chính vì những hiểm họa nghiêm
trọng đối với nguồn tài nguyên hết sức đặc biệt, nhưng ít được chú ý này mà
Liên Hiệp Quốc quyết định lấy năm 2015 làm « Năm quốc tế đất đai ».
Đất đai là
thứ hàng ngày chúng ta thường đi bên trên. Ở đô thị, nằm phía dưới lớp vỏ nhựa
đường, bê tông hay gạch đá, đất đai dường như không phải là thứ đặc biệt quý
giá, nếu như không phải là cái nền tảng bắt buộc cho mọi công trình xây dựng. Ở
nông thôn hay nơi núi rừng, đất đai là nguồn sống của thực vật, động vật, nơi
mà từ đó con người gieo trồng và làm nên những thực phẩm cần thiết cho cuộc
sống của mình. Nhưng không chỉ là nơi tạo ra thực phẩm, bản thân đất đai cũng
có một sự sống riêng, và chính bản thân sự sống của đất lại ảnh hưởng tới chất
lượng không khí, nước và môi trường nói chung.
Theo một số
nghiên cứu diện tích đất đai bị sa mạc hóa hay suy kiệt chiếm đến khoảng 40%
diện tích bề mặt đất toàn cầu, nơi cư trú của 37% dân số nhân loại, trong đó
một bộ phận lớn là những người nghèo khổ nhất.
Mục tiêu
của năm quốc tế đất đai do Liên Hiệp Quốc phát động là tổ chức một vận động
trên quy mô toàn cầu nhằm đánh động công luận về tầm quan trọng của đất trong
việc bảo đảm an ninh lương thực và những chức năng cơ bản của các hệ sinh thái.
Chịu trách nhiệm chính hoạt động này là một cơ chế Đối tác Toàn cầu về Đất đai
(Global Soil Partnership/Partenariat mondial sur les sols), mà Tổ chức Lương
nông thế giới (FAO) là trụ cột.
Để giới
thiệu về năm quốc tế đất đai, chương
trình tạp chí « C’est pas du vent » của RFI tổ
chức một cuộc tọa đàm với hai chuyên gia : Patrice Burger, chủ tịch CARI (một
tổ chức hỗ trợ nông dân) và thành viên của Công ước chống sa mạc hóa của Liên
Hiệp Quốc và Frédéric Denhez, kỹ sư môi trường, tác giả cuốn « Cessons
de ruiner le sol » (Hãy ngừng hủy hoại đất đai), NXB Flammarion.
Ông cũng là nhà báo và tác giả của nhiều tác phẩm về môi trường sinh thái và
biến đổi khí hậu. Sau đây là một số trích đoạn cuộc trò chuyện của hai nhà hoạt
động môi trường với RFI.
Lớp
đất mặt – tầng đất của sự sống
Trước
hết là một định nghĩa về đất.
Patrice
Burger : Để định nghĩa một cách đơn giản, có thể ví đất đai như lớp da
của Trái đất. « Mặt đất sống » là nơi
sản sinh ra những gì sống động trên Trái đất, và sự sinh tồn của chính con
người chúng ta. Bề dày của lớp da này là khoảng từ 30 cm đến 40 cm. Tầng đất
mặt này là cơ sở của một nền nông nghiệp, nguồn thực phẩm căn bản của chúng ta,
cơ sở của đời sống thực vật.
Cho dù có
nhiều định nghĩa về đất đai. Các nhà địa chất học, chẳng hạn, có nhiều cách
định nghĩa về đất. Nhưng để đưa ra một định nghĩa đơn giản, chúng ta có thể nói
rằng đất đai là sản phẩm của các quá trình hóa học, vật lý và sinh học, trong
tiếp xúc với bầu khí quyển và các sinh vật sống. Bản thân chính chúng ta cũng
tham gia vào quá trình tạo nên đất đai.
Một thứ đất
đai được coi là bình thường khi có khoảng 25% là không khí, 25% là nước, 45%
khoáng chất và 5% còn lại là chất hữu cơ. Cái phần hữu cơ này chúng ta thường
thờ ơ. Chúng ta có xu hướng coi thường đất đai, vì thông thường chúng ta dẫm
đạp lên trên nó, đất đai không khiến chúng ta chú ý. Nhưng chính cái phần sống
của đất đai là cái đem lại cho chúng ta nguồn sống. Đây cũng là nơi nước di
chuyển, nơi duy trì sự đa dạng sinh thái. Đấy là cái khiến chúng ta phải quan
tâm. Tôi đồng ý với bạn đồng nghiệp Frédéric Denhez rằng, hiện nay chúng ta
đang đứng trước sự suy tàn của đất đai, mức độ suy tàn có nguy cơ sẽ còn lớn
hơn nhiều trong tương lai. Mà, nếu như không còn đất đai, sẽ khó hình dung được
tương lai của sinh giới.
Những
kẻ thù của đất
Sự
xuống cấp của đất đang diễn ra phổ biến là điều được các chuyên gia ghi nhận.
Tác giả cuốn « Hãy ngừng hủy hoại đất đai » cho biết nguyên nhân chủ yếu mà ông
cho là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến chất lượng, độ màu mỡ của đất như sau.
Frédéric
Denhez : Sự mầu mỡ của đất đai, nói một cách đơn giản, là dựa vào sự
tái chuyển hóa những gì đã chết thành khoáng chất. Cụ thể như một con thỏ chết
nằm lại trên mặt đất sẽ bị phân hủy thành những dưỡng chất cho cây cối. Quá
trình này chính là sự tương tác giữa cái hữu cơ – ví dụ như các chất phân hủy
từ con thỏ chết - với cái vô cơ – như chất azot chẳng hạn. Điều này tham gia
vào sự tạo thành hệ sinh thái.
Nếu hệ sinh
thái bị suy thoái, vận hành kém, đất đai không còn tồn tại thực sự nữa. Đất đai
dĩ nhiên vẫn tồn tại như một thực thể địa-hóa chất, nhưng không còn là cơ sở
thuận lợi cho sự sống. Nguyên nhân khiến cho sự vận hành của hệ thống sinh thái
này bị hủy hoại - chúng ta đã biết, người Mỹ ngay từ những năm 1930 đã nhận ra
điều này -, đó chính là việc cày bừa đất quá sâu. Điều này khiến hệ sinh thái
không vận hành được chuẩn. Cày bừa quá sâu và sau đó là việc đất đai không được
phủ kín vào mùa đông là những nguyên nhân khiến đất bị hủy hoại, nghiêm trọng
hơn rất nhiều so với các sản phẩm hóa chất. Điều này ít nhất đúng với đất đai
vùng ôn đới chúng ta.
Thành
viên của Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hiệp Quốc Patrice Burger cho biết
thêm một số hình thức hủy hoại khác.
Patrice
Burger : Chúng ta biết rằng, theo công ước về sa mạc hóa, sự thoái hóa
của đất diễn ra do ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu khác nhau cũng như tác
động (trực tiếp) của con người. Về tác động của con người, ngoài nguyên nhân
cày bừa quá sâu như bạn Frédéric Denhez vừa nhắc đến, còn có những nguyên nhân
khác như khai thác quá mức cho chăn nuôi hay nạn phá rừng. Tóm lại, tất cả
những gì tác động một cách này, hay cách khác đến sự sống của đất đai, đến quá
trình tạo nên sự mầu mỡ của đất đai.
Quá trình
sa mạc hóa, tức là quá trình diễn ra ở những nơi khô cằn nhất trên Trái đất,
tôi xin nhắc lại, liên quan đến 40% phần đất nổi của Trái đất. Hiện tại ước
tính từ 10 đến 20% diện tích đất, theo báo cáo Thiên niên kỷ, đã bị suy thoái
nghiêm trọng. Khí hậu tại các khu vực đó có một tác động hết sức đáng kể. Bởi
vì, một khi khí hậu nóng và khô, và chu kỳ nước bị chuyển hóa theo hướng tiêu
cực, thì chu kỳ của sự sống cũng bị tác động xấu. Ví dụ như, tại Châu Phi,
chúng ta biết rằng, có đến 60% đất trồng trọt bị tác động bởi quá trình sa mạc
hóa, mà diện tích đất đai này liên quan đến nguồn sống của 180 triệu con người.
Một chút ví dụ như vậy cho thấy, đây không hề là chuyện nhỏ.
Về
với đất
Trong
xu thế đất đai bị tàn phá muôn hình vạn trạng, từ đô thị hóa mù quáng, đến canh
tác không đúng cách, lạm dụng phân bón công nghiệp, thuốc trừ sâu diệt cỏ, đến
tàn phá rừng… kỹ sư môi trường Frédéric Denhez, tác giả cuốn « Đừng hủy hoại
đất » lưu ý đến một xu thế mới đang bắt đầu xuất hiện một cách khá phổ biến
trong giới nông nghiệp Pháp : cảm nhận giá trị của sự sống trong đất và quay
trở lại với những gì mang lại một thứ đất đai mầu mỡ, là nguồn gốc của một sự
phát triển bền vững.
Frédéric
Denhez : Có một sự quay trở lại thời trước. Chính những người sản xuất
nông nghiệp đã khởi xướng chuyện này, cụ thể là những người mà tôi đã gặp gỡ
khi thực hiện cuốn sách này. Đó là những người sản xuất nông nghiệp trên quy mô
lớn, phương châm của họ là sản xuất để kiếm sống, họ không phải là những nhà
tranh đấu, vì một ý thức hệ nào đó. Họ không phải là những người « bio »,
chủ trương làm ra các sản phẩm hữu cơ (hay thực phẩm « sạch
»), họ mặc xác điều này. Tôi đã phỏng vấn tổng cộng khoảng 50 người, thuộc các
ngành sản xuất khác nhau, từ trồng trọt đến chăn nuôi ở Pháp.
Logo
Ngày đất đai thế giới, ngày 05/12Ảnh : FAO
Họ kể lại
một kinh nghiệm chung với tôi như sau. Thứ nhất họ thấy mệt mỏi, đau lưng vì
trải qua quá nhiều thời gian ngồi trên máy cày, vì buộc phải cày sâu, vì thế
tốn kém. Khi quyết định sử dụng ít máy cày hơn, lưng đỡ đau hơn, còn xăng dầu
thì ít tốn hơn. Tự nhiên sau đó, họ thấy đất đai trồng trọt đột nhiên đổi màu.
Rời khỏi buồng lái máy cày, quỳ xuống đất, hành động mà ông cha họ trước kia đã
từng làm. Họ thấy sự sống trở lại trong đất. Năng suất trồng trọt có giảm,
nhưng điều đó không quan trọng lắm. Điều quan trọng là sự sống trở lại. Thoạt
tiên không biết điều này có nghĩa là gì, họ đã đi tham khảo ý kiến nhiều người.
Tất cả
những người sản xuất nông nghiệp đều đưa ra một giải thích giống nhau : tôi –
nhà sản xuất nông nghiệp - đã trở lại thành một người làm nông. Khi tôi đối mặt
với một thứ đất đai sống động, tôi phải đưa ra một quyết định dựa trên những
thông tin thu nhận được từ đất. Tôi vẫn làm một nghề như vậy, nhưng kể từ giờ
tôi làm nghề này với đất đai. Và điều này, đối với tôi, là một cuộc cách mạng.
Như vậy
đấy, chúng ta thấy những người sản xuất nông nghiệp quay trở lại gắn bó với đất
đai, và họ trở thành người chủ của những quyết định của chính mình.
Đồng
bằng Mêkông Việt Nam : Những đối xử đúng và không đúng của con người với đất
Trở lại với
trường hợp Việt Nam, sau đây là một số chia sẻ của nhà nông học, Giáo sư Võ
Tòng Xuân, về đất đai tại đồng bằng sông Cửu Long, một vùng đất hết sức trù
phú, nơi cung cấp đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, quốc gia đứng
thứ hai thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Trước hết nhà nông học cho biết một đôi
nét về đất đai khu vực này.
Giáo sư Võ
Tòng Xuân (Cần Thơ)04/03/2015 nghe
”Đất
đồng bằng Cửu Long tổng cộng khoảng gần 4 triệu ha, trong đó gần 2 triệu là đất
phèn, và khoảng 300.000 ha đất nhiễm mặn... Nhờ những nghiên cứu về đất từ năm
1979... biết được cách trồng lúa với đất phèn... Khó khăn hiện nay là
những vùng đất trũng, xưa vốn không trồng được gì, chỉ có lúa nổi, bây giờ tìm
cách bao đê lại... nhưng khó khăn là nước không ra vô được... nước bị đọng
lại... tích các chất sinh phèn...
Sau
40 năm, sản lượng gạo tăng gấp 10 lần... tuy nhiên phải thừa nhận rằng lượng
phân bón sử dụng cho cây lúa cao gấp đôi so với Philippines, Malaysia,
Indonesia... điều này do bà con nông dân bón phân không đúng lúc.... Nếu bón
trễ, từ 50% phân đạm trở lên bốc hơi... và biến thành NO2 và NO (hai oxit
nitơ). Đây là hai loại khí nhà kính mạnh gấp 210 lần CO2”.
Trái ngược
với nhiều vùng đất đứng trước nguy cơ sa mạc hóa, do thiếu nước, thiếu chất,
hiểm họa hàng đầu đối với rất nhiều khu vực đất đai đồng bằng Cửu Long rất
nhiều phần lại là do canh tác không đúng cách, lạm dụng phân bón, hóa chất.
Giáo sư Võ Tòng Xuân giải thích.
Giáo sư Võ
Tòng Xuân 04/03/2015 nghe
”...
Dùng phân hóa học không cân đối NPK với các dưỡng chất vi lượng khác. Có một
thời nông dân chỉ bón ure... điều này đưa tới tình trạng đất thiếu các dưỡng
chất khác... Nếu chỉ bón đạm, khi cây tốt lên nó cần phải ăn thêm nhiều chất
khác... nên từ từ, bón phân đạm càng nhiều thì cây càng xấu...”
Về vấn đề
này, Giáo sư Võ Thị Gương (đại học Cần Thơ) cũng cho biết qua thí nghiệm dài
hạn trên đất canh tác lúa ba vụ trong khu vực đê bao ngăn lũ cho thấy chiều
hướng năng suất lúa sụt giảm theo thời gian, độ phì nhiêu của đất sụt giảm.
Trên đất vườn cây ăn trái, đất lên liếp lâu năm, độ màu mỡ của đất suy giảm
khiến năng suất và chất lượng các trái cây đặc sản của vùng như măng cụt, sầu
riêng, cam quýt. Để hóa giải hiện tượng đất suy kiệt, trong những năm gần đây,
một xu thế canh tác mới được ghi nhận mang lại những hiệu quả tích cực. Giáo sư
Võ Tòng Xuân nhận xét :
Giáo sư Võ
Tòng Xuân 04/03/2015 nghe
”Một
số công ty nhập phân vi sinh từ bên Mỹ... người ta đã thử ở một số đồng ruộng ở
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau... để trồng lúa và nuôi tôm... thấy đất được bồi
dưỡng tốt, lúa có năng suất tương đối khá và tôm ngon... Mấy mô hình này đang
được đẩy mạnh...”
Tác động
tích cực của « phân hữu cơ vi sinh vật »
đối với cây trồng thuộc nhiều nhóm đất cũng được một số nhà khoa học Việt Nam
tìm hiểu trong những năm gần đây (có thể tham khảo các nghiên cứu của GS Võ Thị
Gương).
Phong
trào bán « đất mặt » tại đồng bằng Mêkông
Cũng liên
quan đến việc đất đai bị hủy hoại do ứng xử không đúng của con người, Giáo sư
Võ Thị Gương mô tả một hiện tượng mới tác động đặc biệt nguy hiểm đến chất lượng
đất, nhưng rất ít được chú ý. Đó là việc bán đi 30cm - 40cm tầng đất mặt
của ruộng lúa, để một mặt nhằm giảm độ cao, đưa nước vào ruộng lúa dễ dàng, mặt
khác mang lại thêm thu nhập. Hiện tượng này diễn ra khá phổ biến tại nhiều tỉnh
ở đồng bằng Cửu Long. Bên cạnh đó sự khai thác tầng đất sét ở độ sâu từ 30cm -
70cm so với mặt đất tự nhiên để bán làm nguyên liệu cho sản xuất gạch, ngói đã
khiến độ màu mỡ của đất suy giảm nghiêm trọng, làm giảm thu nhập đến 40%, và
phải cần ít nhất 6 năm để phục hồi năng suất lúa. Hiện tượng này đang được một
nhóm nghiên cứu của Giáo sư Võ Thị Gương tiến hành, trong hợp tác với đại học
Bonn (Đức).
Hiện tượng
bán đất mặt trên quy mô lớn rất nguy hiểm đối với tài nguyên đất, diễn ra ít
nhất từ mươi năm trở lại đây, dường như đã không được nhà chức trách tại Việt
Nam thực sự chú ý.
Khó
khăn trong nghiên cứu khoa học về đất tại Việt Nam
Giáo sư Võ
Thị Gương liệt kê một số vấn đề sau :
• Khó
khăn trong thảo luận và hợp tác nhằm vận dụng kết quả nghiên cứu và khuyến cáo
vào các chính sách hỗ trợ sản xuất của nhà hoạch định chính sách.
•
Nhiều trở ngại trong hợp tác nghiên cứu đa ngành liên quan đến khoa học về đất.
•
Thiếu kinh phí nghiên cứu khoa học, thiếu cơ sở vật chất trong nghiên cứu.
•
Thiếu hợp tác quốc tế để trao đổi tăng cường kinh nghiệm, cập nhật kiến thức,
nâng cao năng lực và nguồn hỗ trợ tài chính trong nghiên cứu về lĩnh vực khoa
học đất.
RFI xin
chân thành cảm ơn Giáo sư Võ Tòng Xuân và Giáo sư Võ Thị Gương đã dành thời
gian cho chương trình
***
Trong tục ngữ Việt Nam có câu « tấc đấc, tấc vàng ». Việc sử dụng đúng cách đất đai là bảo vệ một tài nguyên có giá trị đến muôn đời. Ngược lại, việc khai thác bừa bãi không chỉ hại đất, mà còn từ đó mang lại những ảnh hưởng tiêu cực dây chuyền. Năm quốc tế đất đai 2015 là một cơ may quan trọng cho sự trao đổi khoa học, phối hợp hành động giữa tất cả các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, vì một đất đai giàu sự sống, vững bền, là chỗ dựa không gì có thể thay thế nổi của xã hội con người.
Trong tục ngữ Việt Nam có câu « tấc đấc, tấc vàng ». Việc sử dụng đúng cách đất đai là bảo vệ một tài nguyên có giá trị đến muôn đời. Ngược lại, việc khai thác bừa bãi không chỉ hại đất, mà còn từ đó mang lại những ảnh hưởng tiêu cực dây chuyền. Năm quốc tế đất đai 2015 là một cơ may quan trọng cho sự trao đổi khoa học, phối hợp hành động giữa tất cả các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, vì một đất đai giàu sự sống, vững bền, là chỗ dựa không gì có thể thay thế nổi của xã hội con người.
Tin
bài liên quan
Thái
Lan và Ngày quốc tế đất đai
Phiên họp
lần thứ 68 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (cuối tháng 9 năm 2013) đã quyết
định lấy ngày 05/12 hàng năm là Ngày đất đai thế giới, cùng với việc chọn năm
2015 là Năm quốc tế về đất. Quyết định của Liên Hiệp Quốc được đưa ra sau khi
các quốc gia thành viên FAO – tại hội nghị lần thứ 146 (tháng 4/2013) phê chuẩn
đề nghị của Vương quốc Thái Lan. Tổ chức Lương nông thế giới FAO ghi nhận việc
Liên Hiệp Quốc quyết định lấy 2015 làm Năm quốc tế về đất là « kết quả của hai năm làm việc ngoan
cường, của những nỗ lực tích cực của tất cả đối tác dưới sự dẫn dắt của Vương
quốc Thái Lan và sự hậu thuẫn của Đối tác Toàn cầu về Đất đai ».
Cơ chế Đối
tác Toàn cầu về Đất đai/GSP, do FAO làm trụ cột, có trách nhiệm hỗ trợ quá
trình cộng đồng quốc tế đi đến chấp nhận các mục tiêu phát triển bền vững liên
quan đến đất. Cụ thể, bên cạnh việc đánh động ý thức của xã hội dân sự và những
người cầm quyền, là mang lại sự hỗ trợ cho các chính sách và hành động hướng về
mục tiêu quản lý bền vững các tài nguyên đất, nhằm trước hết giúp cho những
người sử dụng đất và các nhóm cư dân khác có được một thứ đất đai có chất
lượng. Đây cũng là điều kiện cho việc bảo đảm an ninh lương thực, các hệ sinh
thái bền vững và một cơ sở giúp cho việc giảm thiểu các tác động tiêu cực của
quá trình biến đổi khí hậu.
Ngày 5
tháng 12 là sinh nhật Quốc vương Thái Lan Bhumibol.Theo Tổ chức địa chất Thụy
Sĩ (Société suisse de pédologie), vào dịp hội nghị lần thứ 17, Liên minh Quốc
tế về đất (l'Union Internationale de la Science du Sol/Global union of soil
scientists), họp tại Bangkok tháng 08/2002, đã quyết định chọn ngày 05/12 làm Ngày quốc tế về
đất để vinh danh Vua Thái trong các hoạt động cổ vũ cho khoa học về
đất đai, cũng như việc bảo vệ tài nguyên đất.
------------------------------ ------------------------------ ------------------------------ -------------------------