Nguồn nhân lực từ tuổi thơ !


Nguyễn Quang

Người mù chữ tại Việt Nam ngày nay không còn mấy người nhưng mù ý thức hầu như bao trùm lên toàn xã hội. Càng có học càng mù lòa, đó là một sự thật về tình trạng dân trí người Việt hiện nay. Từ sự làm ngơ của người dân cho yên chuyện trong chế độ bạo tàn, tập đoàn thống trị tỏ ra không xem ai ra gì, bằng tiến sĩ chỉ cần học trong vòng sáu tháng, miễn là đóng tiền đủ cùng với bao loại bằng giả tạo khác.

Đã là Cộng sản khi làm bất cứ cái gì thuộc thế giới văn minh đều để lại những dấu tích nôn mửa nào chuyện cái nồi ngồi trên cái cốc, phở không người lái, tivi chạy đầy đường, phơi cả quần lót trên cửa kính của Tòa Đại sứ Anh tại khi mới vào chiếm Sài Gòn, ghẻ chốc đứng đâu gãi đó mang từ rừng về… nay sau 40 năm "giải phóng" tậu bằng tiến sĩ tại Mỹ nhưng không biết tiếng Anh!


Theo thống kê chính thức, nguồn nhân lực của VN chưa có tay nghề đến gần 90%, không ai thích học nghề cả dù truyền thống của dân gian vẫn lưu truyền ‘Nhất nghệ tinh nhất thân vinh’, con số người đi học cao đẳng, đại học trở lên như một chọn lựa mặc định dù kinh nghiệm bản thân của hầu hết các sinh viên khi ra trường đều không biết tôi sẽ làm nghề gì để có một chỗ đứng trong xã hội.

Tính theo khu vực, tỷ lệ dân số chưa qua trình độ đào tạo thấp nhất là Đồng bằng Sông Hồng (80,6%), và cao nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (93,4%). Những người chưa được đào tạo chủ yếu là lao động cá thể trong các lĩnh vực nông, lâm thủy sản. 

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, vào 0h ngày 01/4/2009 dân số Việt Nam có 85.846.997. Nay 2015 với hơn 90.000.000 người.  Tính từ cuộc Tổng điều tra trước, bình quân mỗi năm tăng 952.000 người. Do tỷ lệ người già tăng trong khi tỷ lệ trẻ em giảm mạnh trong thập kỷ 1999 - 2009, chỉ số già hoá của dân số nước ta tăng từ 24,3% lên 35,5% .

Đường lối mới: Về mặt học thuật, tận dụng ngay công nghệ phần mềm tin học như một đòn bẫy để hòa nhập nhanh với sự tiến bộ toàn hành tinh. Phòng máy của các học đường phải hiện đại và nhanh chóng phổ cập những chương trình thực dụng hiệu quả cho việc hoàn thiện nhân cách cũng như về tri thức. Vừa rồi Quốc hội họp và có đề nghị giữa trường học và các phòng máy của dịch vụ internet phải cách xa 200 mét.v..v… Quả là những trò vớ vẫn của những trẻ mục đồng lên điều khiển quốc gia, chúng xem và giải quyết mọi chuyện như trên các gò mã mỗi chiều về cùng nhau chia phe lên làm vua đánh giặc cho vui…

Đường lối mới: tạo nên một phong trào lành mạnh trong giới trẻ, những phòng máy càng phát triển sẽ giúp trẻ em ít ra càng biết viết giỏi lập trình, thay vì hưởng thụ các em sẽ tạo nên những phim hoạt hình từ vi tính hấp dẫn hơn, những thế giới mô phỏng cũng được hình thành tại đây từ trí tưởng tượng.

Về mặt kinh tế, ngân sách giáo dục tại Việt Nam rất thấp, con số 4 tỉ USD nhà nước chi cho giáo dục với 22 triệu học sinh hàng năm, tức là số chi bình quân cho mỗi học sinh là 182 USD. So với Nhật Bản 13 năm trước đây (1992) với 25 triệu học sinh là khoảng 50 tỉ USD, tức là số chi bình quân cho mỗi học sinh ở Nhật Bản là 2000 USD, gấp hơn 10 lần của Việt Nam. Một giáo viên 40 tuổi có một vợ và 2 con hưởng lương khoảng 5,5 triệu yen (50 ngàn USD) mỗi năm…

Đường lối mới: giáo dục tiểu học, đó là vấn nạn đòi hỏi những giải pháp khẩn trương cùng hiệu quả, học sinh tiểu học là tương lai của đất nước về mọi mặt.

  • Xã hội: số học sinh tiểu học càng ngày càng tăng và trong một nền giáo dục tốt, kết quả số trẻ em bụi đời, gái vị thành niên đĩ điếm, thích lấy chồng ngoại, sẽ càng ngày càng giảm, một khi các em được học công dân giáo dục và biết tôn trọng nhân quyền.
  • Dân chủ Tự do: dân trí phát triển đòi hỏi dân chủ sẽ càng lớn, lực lượng lao động tương lai sẽ có tay nghề và kỹ năng cao vì có học, do đó sức phát triển đất nước càng mạnh, nhất là nếu số phụ nữ có học càng nhiều thì tiến trình dân chủ hóa và phát triển sẽ càng nhanh như các các nghiên cứu nhân chủng học chứng tỏ ‘Thế kỷ 21 là của phụ nữ’.

Tại Việt Nam:

  • Học sinh tiểu học càng ngày chương trình càng tăng, em nào khi đến trường cặp sách vở nặng muốn oằn vai nhưng nhân cách ngày càng giảm, học sinh chỉ thật sự được học tại những buổi học thêm tại nhà thầy cô giáo, giờ lên lớp là khoảng thời gian nhàn rỗi vì Thầy cũng không còn sức khỏe để dạy và trò cũng chán vì đã học trước tại nhà thầy cô, chỉ tội nghiệp cho các em gia đình nghèo không có tiền và thời gian để đi học thêm.

Theo thông tin chính thức của Nhà nước ‘hiện tượng một số đáng kể trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học không đến trường và bỏ học. Con số này ngày càng tăng’. Chưa ai biết tại sao trẻ em không đi học hay bỏ học. Nhưng chắc chắn rằng có yếu tố học phí khi sự chênh lệc quá cách biệt giữa giàu nghèo, giữa thành thị và nông thôn ! Chủ nghĩa Mác thì hết lời dẫn ‘con người như thánh hiền, của cải như không khí’ đâu không thấy chỉ toàn xuất hiện yêu tinh, tài sản của dân thu vén vào tầng lớp mới tư bản đỏ kếch xù!

Chỉ thương cho lớp con trẻ và nghĩ đến tương lai theo truyền thống của người Lạc Việt:  ‘Dạy con từ thuở lên ba, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về’; ‘Thương người như thể thương thân’; ‘Thấy ai đói rách thì thương, rách thời cho mặc, đói thời cho ăn’; ‘Đói cho sạch, rách cho thơm’… Ngoài kia trên các cánh đồng Việt Nam, những bức tranh chăn trâu và tiếng sáo thổi trên đường về !


Nguyễn Quang