An Phú Sĩ
Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh
nhu cầu gia tăng đối thoại với các tôn giáo khác. Ngài nói rằng “thuốc chữa
hiệu quả nhất để chống bạo lực là giáo dục”.
Đức Thánh Cha ca ngợi “lòng dũng
cảm, lòng trung thành và sự bền chí” của các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo
dân vẫn tiếp tục ở lại Lybia, bất chấp những nguy hiểm. Đức Thánh Cha ngỏ lời
với Hội đồng giám mục Bắc Phi trong buổi tiếp kiến sáng thứ Hai, 02-03 như sau:
“Họ là những chứng nhân thật sự của Tin Mừng. Tôi chân thành cám ơn họ. Tôi
khuyến khích anh em tiếp tục cố gắng đóng góp cho nền hoà bình và hoà giải
trong toàn khu vực”.
Với các giám mục –gồm cả những vị
đến từ Libya, Algeria, Morrocco và Tunisia– Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh
nhu cầu gia tăng đối thoại với các tôn giáo khác. Ngài nói rằng “thuốc chữa
hiệu quả nhất để chống bạo lực là giáo dục”. Đó cũng là lời kêu gọi của Đức
Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật tại quảng trường Thánh
Phêrô. Để bày tỏ mối quan tâm về nạn bạo lực đang xảy ra ở Syria và Irak, Đức Thánh Cha mời
các tín hữu cầu nguyện “cho sự tàn bạo không thể chịu đựng nổi mà chính các tín
hữu là nạn nhân, phải kết thúc”. Đồng thời, ngài cũng “xin mọi người tùy theo
khả năng của mình, làm vơi bớt nỗi khốn khổ cho những ai đang khổ đau, thường
chỉ vì do tuyên xưng Đức Tin”.
Đức Thánh Cha cũng nói về bạo lực
liên quan đến những căng thẳng xã hội gay gắt đang xảy ra trên toàn nước Venezuela. Sau
khi nhắc lại cái chết của cậu học sinh 14 tuổi bị lực lượng cảnh sát chống bạo
động bắn vào đầu ở San Cristobal, tiểu bang Tachira, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi
người cương quyết từ khước cám dỗ đối đầu và bảo đảm “tôn trọng phẩm giá của
mọi người và tính thánh thiêng của sự sống con người”. Đức Thánh Cha khuyến
khích họ “tiếp tục con đường chung vì lợi ích quốc gia, mở đường cho những cuộc
gặp gỡ và đối thoại chân thành và xây dựng”.
An Phú Sĩ