Anh Quốc cho phép ‘biên tập lại gene’

Giới chức quản lý y tế và khoa học Anh Quốc vừa đồng ý để một dự án ‘sửa lại gene trong phôi thai của người’ được tiến hành.
Viện Francis Crick ở London đã được phép thử nghiệm với công trình mà báo chí Anh Quốc gọi là ‘biên tập lại gene di truyền’ trong bào thai của người.
Image captionHình minh họa của cấu trúc di truyền ADN
Anh Quốc là quốc gia đầu tiên có quy chế cho sửa lại gene trong phôi thai.
Nghiên cứu sẽ cho phép người ta hiểu biết sâu hơn về giai đoạn hình thành sự sống ở người.
Thế nhưng, quy định này vẫn cấm đem phôi thai đã biến đổi gene vào cơ thể phụ nữ để sinh con.
Chủ đề này từ lâu nay đã bị phê phán như cách tạo ra trẻ biến đổi gene.
Image copyrightPA
Image captionNhiều ý kiến phê phán sự tác động vào gene ở phôi thai vì cho là nó dẫn tới hiện tượng 'trẻ cải biến gene'
Một số nhà chỉ trích lên án việc tạo ra trẻ ‘GM baby’ (genetically modified babies) theo cách tạo ra thực vật, động vật biến đổi gene hay GM.
Năm ngoái, Trung Quốc công bố họ thực hiện việc ‘tái biên tập gene’ trong phôi thai người để sửa lại gene gây ra bệnh rối loạn về máu.
Giáo sư Robin Lovell-Badge, nhà khoa học làm cố vấn cao cấp cho cơ quan quản lý sinh sản của Anh Quốc nói với BBC rằng dù ở Trung Quốc đã có các bản hướng dẫn, “điều chưa rõ là họ đã làm gì và có vượt qua giới hạn này không”.
Còn tại Anh, ông nói "đây là lần đầu tiên có cơ chế quản lý đúng đắn và được thông qua”.
Từ lâu nay, các nghiên cứu về gene đã lập được bản đồ genome của người và nhiều loài động thực vật.
Nhưng công nghệ giải mã và can thiệp vào bộ gene di truyền ở con người (Genetic Engineering of Humans) cũng gắn liền với các câu hỏi về đạo đức.
Nhất là khi kỹ thuật nhân bản được phổ biến nhờ giải mã xong hệ gene người và sự ra đời của các tế bào gốc.
Lo ngại đến từ chỗ trong tương lai, công nghệ gene bị lợi dụng, và việc làm thay đổi các vật liệu di truyền hay ADN trong cơ thể người, tạo ra những sản phẩm sinh học không đúng quy luật tự nhiên.
Báo chí quốc tế lâu nay nói về việc bên cạnh các ứng dụng chữa bệnh hoặc diệt trừ trước bệnh di truyền ở trẻ sơ sinh, người ta có thể "thiết kế trước” con cái với các đặc tính di truyền cha mẹ lựa chọn.
Nếu xảy ra điều này, ngoài các hệ quả y học, loài người còn phải nhìn nhận hậu quả xã hội: người giàu có nghiễm nhiên hưởng nhiều cơ hội 'cải thiện gene' cho con cái họ hơn người thiếu tiền để làm chuyện đó.
Chưa kể việc ghép gene có thể còn tạo ra các biến dạng ở loài người mà hậu quả ra sao chưa ai lường trước được.
Image copyrightn
Image captionCác nghiên cứu về gene đã lập được bản đồ genome của người và nhiều loài động thực vật
Cũng có ý kiến nói dù bộ gene của người đã được giải mã nhưng các hiệu ứng liên đới khi ta tác động vào một gene hay nhóm gene ra sao thì giới khoa học chưa thể nào xác định được.
Nguon: BBC