LTS: Cuối tháng 8 năm 2015, phái đoàn của Uỷ
Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã thực hiện chuyến thị
sát để tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Phái
đoàn đã tiếp xúc một số cộng đồng tôn giáo độc lập, trong đó
có Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài. Ngày 19 tháng 2 vừa qua, 2 thành
viên của phái đoàn phổ biến bản tường trình về chuyến thị
sát. Ngày 18-21 tháng 2 vừa qua, nhân sự của Uỷ Hội lại có cơ
hội tiếp xúc với thành viên của cộng đồng Phật Giáo Khmer
Krom, cộng đồng Hồi Giáo Chăm, và Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài
đến từ Việt Nam, tại Diễn Đàn Tự Do Tôn Giáo Á Châu được tổ
chức ở Đài Loan. Dưới đây là bản dịch Việt ngữ của bản tường
trình của phái đoàn. Bản gốc tiếng Anh: http://www.uscirf.gov/news-room/op-eds/america-magazine-report-vietnam
PHÚC TRÌNH TỪ VIỆT NAM
Tác giả: Thomas Reese và Mary Ann Glendon1
[Bản dịch Việt ngữ của BPSOS]
Dưới đây là bài Xã Thuyết đăng trên tạp chí America
của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ số ra ngày 19, tháng 2, 2016
Tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khác biệt hẳn so với 40 năm về trước. Đây là thông điệp mà chúng tôi liên tục nghe được trong chuyến đi vừa qua tại Việt Nam. Các tín hữu Việt Nam cho biết, một mặt là tự do tôn giáo đã được mở rộng trong bốn thập niên vừa qua. Mặt khác, họ tin rằng nhiều viên chức chính phủ vẫn hiểu lầm về tôn giáo và vai trò tích cực mà tôn giáo có thể đóng góp cho xã hội, thay vào đó họ vẫn bám víu vào những nỗi lo sợ đã lỗi thời và có thành kiến về quyền tự do thực hành đức tin của mọi người.
Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hạn chế tối đa quyền tự do tôn giáo bằng nhiều cách khác nhau, như lệnh cấm toàn diện các tổ chức tôn giáo và các sinh hoạt của họ. Hầu hết các nhà lãnh đạo tôn giáo đã chống đối cuộc cách mạng của Cộng Sản, vì sợ rằng những gì sẽ xảy ra nếu những người Marxist vô thần lên nắm chính quyền. Sau chiến tranh, các cuộc tắm máu như dự đoán đã không xảy ra, nhưng chính quyền mới đã tịch thu tài sản của tôn giáo, bỏ tù nhiều vị lãnh đạo tôn giáo và áp bức các tín đồ. Đặc biệt là các Kitô hữu được họ xem như là công cụ áp chế của nước ngoài, trong khi các thành viên của một số các tôn giáo địa phương, như đạo Cao Đài, được chính quyền nhắm đến vì trong quá khứ họ có quân đội chống lại Cộng Sản.
Lm Reese và cựu Đs Glendon và các thành viên của KNS Đạo Cao Đài, ngày 25 tháng 8, 2015 (ảnh KNS)
Tình trạng hiện nay tuy có khá hơn, nhưng Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài phải vượt qua trước khi đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế mà quốc gia này đã chính thức chấp nhận, như Điều 18 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Trong khi đó, chế độ đã chuyển từ tình trạng đàn áp tôn giáo toàn diện sang trạng thái nhà nước kiểm soát, họ tạo ra một tổ chức Phật Giáo quốc doanh và một tổ chức Cao Đài quốc doanh. Những người tiếp tục hành đạo trong các tổ chức tôn giáo độc lập, không được chính quyền thừa nhận, đã bị cấm đoán và đôi khi bị "loại ra khỏi đạo" bởi các giới chức thuộc tôn giáo quốc doanh. Điều này đã khiến họ trở thành những kẻ "bất đồng chính kiến" với tôn giáo của họ và với nhà nước. Công giáo đã tránh được trường hợp buộc phải đồng thuận để tham gia vào một tổ chức tôn giáo quốc doanh như Hiệp Hội Yêu Nước ở Trung Quốc, nhưng chính phủ vẫn lưu tâm đến việc kiểm soát các giáo sĩ và tiếp tục đóng vai trò trực tiếp trong việc chấp thuận các ứng viên vào chức Giám Mục do Vatican chọn lựa.
Một Tình Trạng Phức Tạp
Để hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại, chúng tôi đã đến thăm Việt Nam vào cuối tháng Tám (vừa qua) với tư cách thành viên trong phái đoàn của Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Uỷ Ban này đã được hình thành qua Đạo luật về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 để theo dõi tình trạng về tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, hay tín ngưỡng ở nước ngoài, và trình các khuyến nghị độc lập về chính sách lên Tổng Thống, Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Hội Hoa Kỳ. Những gì mà phái đoàn tiếp nhận được sẽ trở thành một phần của phúc trình chính thức của Uỷ Ban - thí dụ như trong báo cáo thường niên về tự do tôn giáo của Uỷ Ban.
Tình hình tôn giáo ở Việt Nam rất phức tạp và đôi lúc rất khó hiểu. Một mặt, các nhà thờ Công giáo với đông người đến dự lễ và lời kêu gọi tu trì được đáp ứng dồi dào; gần đây chính phủ đã cấp giấy phép cho Công giáo được thành lập một trường đại học về thần học ở miền Nam. Những tín hữu Công giáo còn có thể làm việc cho chính phủ, và có không ít trường hợp đảng viên gửi con đến các chương trình giáo dục mầm non Công Giáo hoặc nhập học vào các trường đại học Công giáo tại Hoa Kỳ.
Mặt khác, chúng tôi đã nghe được các báo cáo đáng tin cậy, phản ảnh qua các sự việc mà Uỷ Ban đã thu nhận được trong qúa khứ, như công an thường xuyên quấy rối và tấn công các tín đồ thuộc các tổ chức tôn giáo độc lập, không đăng ký, trong đó có nhiều nhà thờ thuộc Giáo Hội Tin Lành.
Nói chung, Giáo hội Công Giáo ít có vấn đề với chính phủ hơn là các nhà thờ Tin lành; các nhóm tôn giáo do nhà nước bảo trợ hoạt động mạnh hơn so với các nhóm tôn giáo độc lập, và các tôn giáo đã đăng ký hoạt động ít bị cản trở hơn so với những nhóm không đăng ký.
Để được xem là hợp pháp, các tổ chức tôn giáo phải đăng ký với chính phủ, mà nếu không đăng ký thì họ bị coi là bất hợp pháp và không được thuê mướn hoặc sở hữu tài sản. Thủ tục đăng ký đòi hỏi tổ chức tôn giáo phải báo cáo số hội viên, nhóm lãnh đạo, tín ngưỡng và các sinh hoạt của họ. Ngay cả đối với các tổ chức đã đăng ký, nhiều hoạt động vẫn cần phải xin phép chính quyền địa phương, cấp tỉnh và/hoặc cấp quốc gia. Thí dụ, nếu một nhóm muốn mở một nhà thờ mới, hoặc di chuyển một vị giáo sỹ quản nhiệm từ một nhà thờ này đến nhà thờ khác, thì họ cần có sự chấp thuận của chính phủ.
Nhưng ngay cả sự chấp thuận của chính phủ cũng không giải quyết được tất cả các vấn đề. Thí dụ, một nhóm đã được giấy phép mở một nhà thờ khác nhưng gặp khó khăn trong việc thuê nhà vì chủ nhà không muốn có sự xem xét, dòm ngó của công an do sự hiện diện của một nhà thờ trên tài sản (đất đai) của họ.
Chính phủ Việt Nam hiện đang soạn thảo một đạo luật mới để quản lý tôn giáo. Trước khi đến Việt Nam, chúng tôi đã nghiên cứu dự thảo thứ tư, trong đó phần lớn những gì đã được thực thi qua các pháp lệnh và nghị định trước đây, nay được đưa vào luật. Dự thảo quy định một số hoạt động tôn giáo khác, ngoài việc đăng ký, phải được chính phủ chấp thuận, gồm có một số điều khoản quy định việc chấp thuận khi các nhóm chọn lựa hoặc thuyên chuyển tu sĩ hoặc nhân viên phục vụ cho tôn giáo. Thí dụ này cho chúng tôi thấy rõ rệt hơn sau khi một nhóm, mà chúng tôi gặp trong chuyến đi này, cho biết là một nửa các ứng viên mà họ đề cử để trở thành mục sư đã bị chính phủ từ chối.
Trong khi ở Việt Nam, chúng tôi được biết chính phủ hiện đang soạn dự thảo thứ năm, theo đó thì dường như họ đã thay chữ "chấp thuận" bằng chữ "thông báo" trong một số trường hợp. Chính phủ đòi hỏi các nhóm phải thông báo cho chính phủ biết các hoạt động của họ vẫn là một vấn đề. Tuy thế, mỗi thay đổi ngôn ngữ từ "chấp thuận" sang "thông báo" là một bước tiến quan trọng đối với Việt Nam.
Một số nhóm tôn giáo đã từ chối ghi danh trên nguyên tắc, họ đã chọn lựa sự độc lập cho nhóm họ để không bị chính quyền kiểm soát. Những nhóm này thường bị công an quấy nhiễu, làm khó. Tình trạng này cũng xảy đến cho các nhóm công khai khiếu nại về những sự bạc đãi mà họ gánh chịu, và sự việc này cũng xảy ra tương tự cho các nhóm bị tố cáo là liên lạc với các cơ quan nước ngoài hay/và các cơ quan bảo vệ nhân quyền.
Các yếu tố ảnh hưởng đến các Tín hữu
Sau khi lắng nghe các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng tôi kết luận rằng phạm vi và mức độ can thiệp của chính phủ, trong đó đôi khi dùng đến bạo lực, thường phụ thuộc vào một số điều kiện ngoài tầm kiểm soát của các tổ chức tôn giáo.
Trước tiên, các tổ chức tôn giáo và các cá nhân sẽ gặp các nguy cơ lớn nếu chính quyền tin rằng họ là một mối đe dọa cho chính phủ hay cho Đảng Cộng sản. Óscar Romero, Tổng Giám Mục Công Giáo La Mã đã bị giết, được biết đến qua các bài giảng về công bằng xã hội và quyền con người, chắc sẽ không được dung thứ tại Việt Nam, chẳng khác gì như ông đã bị đối xử ở El Salvador. Do đó các tổ chức tôn giáo buộc phải ém nhẹm vai trò truyền giảng ngôn từ như sứ giả của một Đấng Tối Cao, nếu họ muốn tồn tại ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là: từ bỏ hỗ trợ cho bất cứ điều gì có thể được xem là trái với chính sách của Đảng, như dân chủ và nhân quyền. Các nhà hoạt động công khai ủng hộ những quyền tự do cơ bản này, gồm cả người Công Giáo và Tin Lành, đã bị cầm tù.
Năm 1980, Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam đã ban hành một lá thư mục vụ nói rằng người Công giáo tốt phải là công dân tốt, điều đó đã làm hài lòng các viên chức chính phủ và nhờ đó đã mở đường cho việc giảm thiểu các hạn chế. Tương tự như vậy, các nhà lãnh đạo Hồi giáo nhấn mạnh rằng tôn giáo của họ đòi hỏi tín đồ phải chấp hành pháp luật của nhà nước miễn là các luật đó không vi phạm niềm tin của họ vào một Thượng Đế duy nhất, hay can dự vào nhiệm vụ cầu nguyện của họ.
Mặt khác, các viên chức chính phủ lo lắng khi một mục sư tại địa phương có uy tín và quyền hành tại ngôi làng của họ nhiều hơn so với các viên chức của đảng và của chính quyền địa phương. Thí dụ, khi các viên chức địa phương bảo người dân biểu tình đi về nhà, thì họ không thèm để ý đến chỉ thị này, nhưng nếu mục sư nói, "Về nhà", thì họ tuân theo.
Tương tự như vậy, Dòng Chúa Cứu Thế, một dòng tu Công giáo, bị quấy nhiễu vì họ cho phép những người bất đồng chính kiến đến tụ họp trên tài sản (đất đai) của họ. Dòng Chúa Cứu Thế cũng đang tranh chấp với chính phủ về đất đai của họ đã bị chính phủ tịch thu dưới chiêu bài phát triển mở mang. Đương nhiên chính quyền không có chiều hướng đối xử tốt với những kẻ "gây rối." Năm ngoái, Dòng Chúa Cứu Thế có một Cha bề trên mới ở cấp tỉnh và vị này có một lập trường ít cứng rắn hơn, có thể đó là lý do mà chính phủ sẽ giảm bớt các áp lực lên trên Dòng này.
Thứ hai, nhà nước lại đặt mục tiêu duy trì trật tự công cộng có ưu tiên trên quyền tự do tôn giáo và nhiều quyền tự do khác. Điều này dẫn đến các giới hạn khắt khe về việc truyền giáo. Người truyền giáo nào mà gõ cửa nhà dân hoặc phát truyền đơn ngoài đường hoặc trong công viên thì sẽ bị công an can thiệp tức thời. Các tín đồ Phật giáo và Cao Đài độc lập từ chối tham gia các tổ chức tôn giáo quốc doanh cũng đang trong tình trạng rất nguy hiểm.
Những nhà truyền giáo năng động trong khu vực dân tộc thiểu số ở vùng cao nguyên thường đã gặp nhiều rắc rối, mặc dù họ nói rằng các cuộc xung đột với chính phủ thường lắng dịu sau khi họ thành công trong việc rao giảng và cải đạo cho hầu hết dân chúng trong làng. Nhưng quá trình chuyển đổi như vậy có thể mất nhiều thập niên. Những người khác, như các tín đồ Mormon và Hồi giáo, đã đáp ứng các hạn chế đó bằng cách chỉ cải đạo cho những người đến với họ tại nơi thờ tự để được hướng dẫn chứ không đối đầu với chính phủ qua việc rao giảng và truyền đạo tích cực.
Thứ ba, các quyền hạn rông rãi dành cho các giới chức tại địa phương trong việc diễn giải và thực thi chính sách về tôn giáo tuỳ theo ý của họ đã dẫn đến một môi trường không thống nhất, không thể đoán trước. Một số tổ chức tôn giáo được may mắn hoạt động tại các tỉnh, nơi mà các viên chức không có sự lo sợ hay tương phản với tôn giáo hay dân tộc thiểu số. Đa số những nhóm mà chúng tôi gặp, họ cho biết là đã gặp nhiều vấn đề hơn tại một số tỉnh này, và ít hơn ở một số tỉnh khác. Nhiều người cho rằng Tây Nguyên là một khu vực có nhiều vấn đề, nơi mà bất kỳ hoạt động nào liên quan đến các dân tộc thiểu số đều làm cho các viên chức chính phủ lo lắng, và thường dẫn đến sự đàn áp khắc nghiệt. Các nhóm dân tộc này coi trọng sự độc lập của họ, và một số nhóm đã là đồng minh với Mỹ chống Cộng Sản (trong quá khứ).
Tại các tỉnh này, rất khó mà được sự chấp thuận của chính phủ cho phép làm các nhà thờ mới hay cho phép các tôn giáo hoạt động. Một số viên chức địa phương sợ các nhà lãnh đạo tôn giáo nào có nhiều thẩm quyền với dân hơn là họ (các viên chức). Một số viên chức là những người có khuynh hướng cổ hủ và họ tin rằng phải dùng biện pháp mạnh để làm chủ tình hình. Tâm trạng này có khi đã đưa đến các hành vi tàn bạo của công an, thay vì giải quyết xung đột lại làm cho sự việc tồi tệ hơn. Một viên chức cấp quốc gia đã thẳng thắn phàn nàn về khả năng kém cỏi của một số các viên chức địa phương. Dù vậy, chính quyền trung ương ít khi can thiệp vào để bênh vực các nhóm tôn giáo là nạn nhân của sự lạm dụng của cấp tỉnh. Các viên chức địa phương ít khi bị buộc phải chịu trách nhiệm về các hành động của họ.
Thứ tư, bởi vì sự tin tưởng có thể là một yếu tố quan trọng trong việc làm bớt đi các vấn đề với các viên chức tại địa phương, một số nhà lãnh đạo tôn giáo đã nỗ lực tạo mối quan hệ cá nhân với các viên chức chính phủ. Một vị lãnh đạo Hội Thánh nói với chúng tôi về phương thức của ông để một người bạn công an giới thiệu ông với các viên chức công an phụ trách tôn giáo trong khu vực. Sau đó ông mời viên chức này đến tham dự buổi lễ tại nhà thờ của ông. Mục đích của ông là thiết lập sự tin tưởng thông qua các việc làm minh bạch và bằng đối thoại. Tổ chức với thứ bậc rõ ràng như Giáo Hội Công Giáo rất thích hợp với phương cách này, bởi vì Công Giáo có một chức sắc của nhà thờ có đủ thẩm quyền để đại diện cho các con chiên. Sự tin tưởng và sự hiểu biết, một khi đã được thiết lập ở cả hai phía, có thể giúp làm giảm bớt những nghi ngờ và cuối cùng các viên chức địa phương nới tay; đáng tiếc, quá trình này thường mất một thời gian dài.
Khi thiếu sự tin tưởng lẫn nhau và sự nghi ngờ còn cao, chính phủ luôn luôn can dự vào việc hoạt động tôn giáo. Thực tế, một số người dân mà chúng tôi gặp, họ nói với chúng tôi rằng các viên chức chính phủ đã gặp họ trước khi chúng tôi đến thăm họ. Rõ ràng là chính phủ muốn “cảnh báo” họ, và chính phủ nghi ngờ về những gì họ có thể nói với một phái đoàn của chính phủ Hoa Kỳ. Một nhóm người khác đã rời nhà của họ từ đêm hôm trước để đi đến gặp chúng tôi phòng khi công an ngăn giữ họ không cho rời khỏi nhà.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo Việt Nam cố gắng để điều hướng bốn điều kiện nêu trên để được tồn tại, với các mức độ thành công khác nhau, nhưng tình trạng đó rõ ràng là quá khác biệt với tự do tôn giáo mẫu mực được nêu ra trong luật pháp quốc tế.
Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ về tự do tôn giáo kể từ những ngày đen tối sau khi Cộng sản cưỡng chiếm vào năm 1975, và điều này khiến chúng ta hy vọng rằng những cải tiến chính đáng và lâu dài đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế là một điều có thể. Chúng tôi nhận thấy rõ ràng là các viên chức Việt Nam muốn có các quan hệ tốt với Hoa Kỳ, và họ biết rằng tự do tôn giáo là một vấn đề chúng tôi luôn quan tâm đến. Nhiều viên chức nhận ra rằng đánh đập các tín hữu (tôn giáo) không phải là điều đáng làm nếu nó có tác dụng xấu trên mối quan hệ giữa nước họ với Hoa Kỳ, nhưng còn quá nhiều viên chức vẫn cho rằng phải cứng rắn thì mới thành công.
Mức độ Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo tác động đến quốc ngoại. Vi phạm tự do tôn giáo là một chuyện thường tình khắp vùng Đông Nam Á. Láng giềng của Việt Nam- đặc biệt là nước Lào, một nước có một chính phủ Cộng sản tương tự - đang theo chân Việt Nam trong lãnh vực chính sách liên quan đến các quyền và tự do – quan sát các hành động của Việt Nam và ảnh hưởng của các hành động này lên các mối quan hệ với cộng đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ. Rõ ràng là Việt Nam có nhiều sự đe doạ và thử thách.
Liệu là tự do tôn giáo ở Việt Nam có bao giờ đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, hoặc chính sách của nhà cầm quyền không còn cải tiến thêm nữa? Một đạo luật về tôn giáo mà chỉ giữ nguyên hiện trạng sẽ là một dấu hiệu không tốt. Trái lại,, nếu đạo luật cho thấy chính quyền sẽ giảm bớt các yêu sách liên quan đến “xin/cho” và mức độ các tôn giáo phải báo cáo, thì điều này sẽ là một dấu hiệu tốt. Nhưng, trừ khi chính phủ không còn can dự vào nội bộ của các tổ chức tôn giáo độc lập, đã đăng ký và không đăng ký, và từ bỏ mọi phương thức có tính chất “côn đồ” đối với họ, thì không ai có thể nói rằng Việt Nam đã đạt được mức độ tự do tôn giáo cần thiết của một nhà nước tuân theo luật pháp quốc tế.
1 Thomas J. Reese, S.J. và Mary Ann Glendon là uỷ viên của Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc Tế. Linh Mục Reese là Chủ Nhiệm Tạp Chí America (1998-2005) và hiện nay là chuyên gia phân tích của tập san The National Catholic Reporter. Giáo sư Glendon là giáo sư Learned Hand Professor tại Phân Khoa Luật thuộc Đại Học Harvard và là cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh Vatican.
Bài liên quan:
Tài liệu video về Diễn Đàn Tự Do Tôn Giáo Á Châu: https://www.youtube.com/watch?v=2eA8RqNkDmo
PHÚC TRÌNH TỪ VIỆT NAM
Tác giả: Thomas Reese và Mary Ann Glendon1
[Bản dịch Việt ngữ của BPSOS]
Dưới đây là bài Xã Thuyết đăng trên tạp chí America
của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ số ra ngày 19, tháng 2, 2016
Tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khác biệt hẳn so với 40 năm về trước. Đây là thông điệp mà chúng tôi liên tục nghe được trong chuyến đi vừa qua tại Việt Nam. Các tín hữu Việt Nam cho biết, một mặt là tự do tôn giáo đã được mở rộng trong bốn thập niên vừa qua. Mặt khác, họ tin rằng nhiều viên chức chính phủ vẫn hiểu lầm về tôn giáo và vai trò tích cực mà tôn giáo có thể đóng góp cho xã hội, thay vào đó họ vẫn bám víu vào những nỗi lo sợ đã lỗi thời và có thành kiến về quyền tự do thực hành đức tin của mọi người.
Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hạn chế tối đa quyền tự do tôn giáo bằng nhiều cách khác nhau, như lệnh cấm toàn diện các tổ chức tôn giáo và các sinh hoạt của họ. Hầu hết các nhà lãnh đạo tôn giáo đã chống đối cuộc cách mạng của Cộng Sản, vì sợ rằng những gì sẽ xảy ra nếu những người Marxist vô thần lên nắm chính quyền. Sau chiến tranh, các cuộc tắm máu như dự đoán đã không xảy ra, nhưng chính quyền mới đã tịch thu tài sản của tôn giáo, bỏ tù nhiều vị lãnh đạo tôn giáo và áp bức các tín đồ. Đặc biệt là các Kitô hữu được họ xem như là công cụ áp chế của nước ngoài, trong khi các thành viên của một số các tôn giáo địa phương, như đạo Cao Đài, được chính quyền nhắm đến vì trong quá khứ họ có quân đội chống lại Cộng Sản.
Lm Reese và cựu Đs Glendon và các thành viên của KNS Đạo Cao Đài, ngày 25 tháng 8, 2015 (ảnh KNS)
Tình trạng hiện nay tuy có khá hơn, nhưng Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài phải vượt qua trước khi đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế mà quốc gia này đã chính thức chấp nhận, như Điều 18 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Trong khi đó, chế độ đã chuyển từ tình trạng đàn áp tôn giáo toàn diện sang trạng thái nhà nước kiểm soát, họ tạo ra một tổ chức Phật Giáo quốc doanh và một tổ chức Cao Đài quốc doanh. Những người tiếp tục hành đạo trong các tổ chức tôn giáo độc lập, không được chính quyền thừa nhận, đã bị cấm đoán và đôi khi bị "loại ra khỏi đạo" bởi các giới chức thuộc tôn giáo quốc doanh. Điều này đã khiến họ trở thành những kẻ "bất đồng chính kiến" với tôn giáo của họ và với nhà nước. Công giáo đã tránh được trường hợp buộc phải đồng thuận để tham gia vào một tổ chức tôn giáo quốc doanh như Hiệp Hội Yêu Nước ở Trung Quốc, nhưng chính phủ vẫn lưu tâm đến việc kiểm soát các giáo sĩ và tiếp tục đóng vai trò trực tiếp trong việc chấp thuận các ứng viên vào chức Giám Mục do Vatican chọn lựa.
Một Tình Trạng Phức Tạp
Để hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại, chúng tôi đã đến thăm Việt Nam vào cuối tháng Tám (vừa qua) với tư cách thành viên trong phái đoàn của Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Uỷ Ban này đã được hình thành qua Đạo luật về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 để theo dõi tình trạng về tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, hay tín ngưỡng ở nước ngoài, và trình các khuyến nghị độc lập về chính sách lên Tổng Thống, Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Hội Hoa Kỳ. Những gì mà phái đoàn tiếp nhận được sẽ trở thành một phần của phúc trình chính thức của Uỷ Ban - thí dụ như trong báo cáo thường niên về tự do tôn giáo của Uỷ Ban.
Tình hình tôn giáo ở Việt Nam rất phức tạp và đôi lúc rất khó hiểu. Một mặt, các nhà thờ Công giáo với đông người đến dự lễ và lời kêu gọi tu trì được đáp ứng dồi dào; gần đây chính phủ đã cấp giấy phép cho Công giáo được thành lập một trường đại học về thần học ở miền Nam. Những tín hữu Công giáo còn có thể làm việc cho chính phủ, và có không ít trường hợp đảng viên gửi con đến các chương trình giáo dục mầm non Công Giáo hoặc nhập học vào các trường đại học Công giáo tại Hoa Kỳ.
Mặt khác, chúng tôi đã nghe được các báo cáo đáng tin cậy, phản ảnh qua các sự việc mà Uỷ Ban đã thu nhận được trong qúa khứ, như công an thường xuyên quấy rối và tấn công các tín đồ thuộc các tổ chức tôn giáo độc lập, không đăng ký, trong đó có nhiều nhà thờ thuộc Giáo Hội Tin Lành.
Nói chung, Giáo hội Công Giáo ít có vấn đề với chính phủ hơn là các nhà thờ Tin lành; các nhóm tôn giáo do nhà nước bảo trợ hoạt động mạnh hơn so với các nhóm tôn giáo độc lập, và các tôn giáo đã đăng ký hoạt động ít bị cản trở hơn so với những nhóm không đăng ký.
Để được xem là hợp pháp, các tổ chức tôn giáo phải đăng ký với chính phủ, mà nếu không đăng ký thì họ bị coi là bất hợp pháp và không được thuê mướn hoặc sở hữu tài sản. Thủ tục đăng ký đòi hỏi tổ chức tôn giáo phải báo cáo số hội viên, nhóm lãnh đạo, tín ngưỡng và các sinh hoạt của họ. Ngay cả đối với các tổ chức đã đăng ký, nhiều hoạt động vẫn cần phải xin phép chính quyền địa phương, cấp tỉnh và/hoặc cấp quốc gia. Thí dụ, nếu một nhóm muốn mở một nhà thờ mới, hoặc di chuyển một vị giáo sỹ quản nhiệm từ một nhà thờ này đến nhà thờ khác, thì họ cần có sự chấp thuận của chính phủ.
Nhưng ngay cả sự chấp thuận của chính phủ cũng không giải quyết được tất cả các vấn đề. Thí dụ, một nhóm đã được giấy phép mở một nhà thờ khác nhưng gặp khó khăn trong việc thuê nhà vì chủ nhà không muốn có sự xem xét, dòm ngó của công an do sự hiện diện của một nhà thờ trên tài sản (đất đai) của họ.
Chính phủ Việt Nam hiện đang soạn thảo một đạo luật mới để quản lý tôn giáo. Trước khi đến Việt Nam, chúng tôi đã nghiên cứu dự thảo thứ tư, trong đó phần lớn những gì đã được thực thi qua các pháp lệnh và nghị định trước đây, nay được đưa vào luật. Dự thảo quy định một số hoạt động tôn giáo khác, ngoài việc đăng ký, phải được chính phủ chấp thuận, gồm có một số điều khoản quy định việc chấp thuận khi các nhóm chọn lựa hoặc thuyên chuyển tu sĩ hoặc nhân viên phục vụ cho tôn giáo. Thí dụ này cho chúng tôi thấy rõ rệt hơn sau khi một nhóm, mà chúng tôi gặp trong chuyến đi này, cho biết là một nửa các ứng viên mà họ đề cử để trở thành mục sư đã bị chính phủ từ chối.
Trong khi ở Việt Nam, chúng tôi được biết chính phủ hiện đang soạn dự thảo thứ năm, theo đó thì dường như họ đã thay chữ "chấp thuận" bằng chữ "thông báo" trong một số trường hợp. Chính phủ đòi hỏi các nhóm phải thông báo cho chính phủ biết các hoạt động của họ vẫn là một vấn đề. Tuy thế, mỗi thay đổi ngôn ngữ từ "chấp thuận" sang "thông báo" là một bước tiến quan trọng đối với Việt Nam.
Một số nhóm tôn giáo đã từ chối ghi danh trên nguyên tắc, họ đã chọn lựa sự độc lập cho nhóm họ để không bị chính quyền kiểm soát. Những nhóm này thường bị công an quấy nhiễu, làm khó. Tình trạng này cũng xảy đến cho các nhóm công khai khiếu nại về những sự bạc đãi mà họ gánh chịu, và sự việc này cũng xảy ra tương tự cho các nhóm bị tố cáo là liên lạc với các cơ quan nước ngoài hay/và các cơ quan bảo vệ nhân quyền.
Các yếu tố ảnh hưởng đến các Tín hữu
Sau khi lắng nghe các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng tôi kết luận rằng phạm vi và mức độ can thiệp của chính phủ, trong đó đôi khi dùng đến bạo lực, thường phụ thuộc vào một số điều kiện ngoài tầm kiểm soát của các tổ chức tôn giáo.
Trước tiên, các tổ chức tôn giáo và các cá nhân sẽ gặp các nguy cơ lớn nếu chính quyền tin rằng họ là một mối đe dọa cho chính phủ hay cho Đảng Cộng sản. Óscar Romero, Tổng Giám Mục Công Giáo La Mã đã bị giết, được biết đến qua các bài giảng về công bằng xã hội và quyền con người, chắc sẽ không được dung thứ tại Việt Nam, chẳng khác gì như ông đã bị đối xử ở El Salvador. Do đó các tổ chức tôn giáo buộc phải ém nhẹm vai trò truyền giảng ngôn từ như sứ giả của một Đấng Tối Cao, nếu họ muốn tồn tại ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là: từ bỏ hỗ trợ cho bất cứ điều gì có thể được xem là trái với chính sách của Đảng, như dân chủ và nhân quyền. Các nhà hoạt động công khai ủng hộ những quyền tự do cơ bản này, gồm cả người Công Giáo và Tin Lành, đã bị cầm tù.
Năm 1980, Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam đã ban hành một lá thư mục vụ nói rằng người Công giáo tốt phải là công dân tốt, điều đó đã làm hài lòng các viên chức chính phủ và nhờ đó đã mở đường cho việc giảm thiểu các hạn chế. Tương tự như vậy, các nhà lãnh đạo Hồi giáo nhấn mạnh rằng tôn giáo của họ đòi hỏi tín đồ phải chấp hành pháp luật của nhà nước miễn là các luật đó không vi phạm niềm tin của họ vào một Thượng Đế duy nhất, hay can dự vào nhiệm vụ cầu nguyện của họ.
Mặt khác, các viên chức chính phủ lo lắng khi một mục sư tại địa phương có uy tín và quyền hành tại ngôi làng của họ nhiều hơn so với các viên chức của đảng và của chính quyền địa phương. Thí dụ, khi các viên chức địa phương bảo người dân biểu tình đi về nhà, thì họ không thèm để ý đến chỉ thị này, nhưng nếu mục sư nói, "Về nhà", thì họ tuân theo.
Tương tự như vậy, Dòng Chúa Cứu Thế, một dòng tu Công giáo, bị quấy nhiễu vì họ cho phép những người bất đồng chính kiến đến tụ họp trên tài sản (đất đai) của họ. Dòng Chúa Cứu Thế cũng đang tranh chấp với chính phủ về đất đai của họ đã bị chính phủ tịch thu dưới chiêu bài phát triển mở mang. Đương nhiên chính quyền không có chiều hướng đối xử tốt với những kẻ "gây rối." Năm ngoái, Dòng Chúa Cứu Thế có một Cha bề trên mới ở cấp tỉnh và vị này có một lập trường ít cứng rắn hơn, có thể đó là lý do mà chính phủ sẽ giảm bớt các áp lực lên trên Dòng này.
Thứ hai, nhà nước lại đặt mục tiêu duy trì trật tự công cộng có ưu tiên trên quyền tự do tôn giáo và nhiều quyền tự do khác. Điều này dẫn đến các giới hạn khắt khe về việc truyền giáo. Người truyền giáo nào mà gõ cửa nhà dân hoặc phát truyền đơn ngoài đường hoặc trong công viên thì sẽ bị công an can thiệp tức thời. Các tín đồ Phật giáo và Cao Đài độc lập từ chối tham gia các tổ chức tôn giáo quốc doanh cũng đang trong tình trạng rất nguy hiểm.
Những nhà truyền giáo năng động trong khu vực dân tộc thiểu số ở vùng cao nguyên thường đã gặp nhiều rắc rối, mặc dù họ nói rằng các cuộc xung đột với chính phủ thường lắng dịu sau khi họ thành công trong việc rao giảng và cải đạo cho hầu hết dân chúng trong làng. Nhưng quá trình chuyển đổi như vậy có thể mất nhiều thập niên. Những người khác, như các tín đồ Mormon và Hồi giáo, đã đáp ứng các hạn chế đó bằng cách chỉ cải đạo cho những người đến với họ tại nơi thờ tự để được hướng dẫn chứ không đối đầu với chính phủ qua việc rao giảng và truyền đạo tích cực.
Thứ ba, các quyền hạn rông rãi dành cho các giới chức tại địa phương trong việc diễn giải và thực thi chính sách về tôn giáo tuỳ theo ý của họ đã dẫn đến một môi trường không thống nhất, không thể đoán trước. Một số tổ chức tôn giáo được may mắn hoạt động tại các tỉnh, nơi mà các viên chức không có sự lo sợ hay tương phản với tôn giáo hay dân tộc thiểu số. Đa số những nhóm mà chúng tôi gặp, họ cho biết là đã gặp nhiều vấn đề hơn tại một số tỉnh này, và ít hơn ở một số tỉnh khác. Nhiều người cho rằng Tây Nguyên là một khu vực có nhiều vấn đề, nơi mà bất kỳ hoạt động nào liên quan đến các dân tộc thiểu số đều làm cho các viên chức chính phủ lo lắng, và thường dẫn đến sự đàn áp khắc nghiệt. Các nhóm dân tộc này coi trọng sự độc lập của họ, và một số nhóm đã là đồng minh với Mỹ chống Cộng Sản (trong quá khứ).
Tại các tỉnh này, rất khó mà được sự chấp thuận của chính phủ cho phép làm các nhà thờ mới hay cho phép các tôn giáo hoạt động. Một số viên chức địa phương sợ các nhà lãnh đạo tôn giáo nào có nhiều thẩm quyền với dân hơn là họ (các viên chức). Một số viên chức là những người có khuynh hướng cổ hủ và họ tin rằng phải dùng biện pháp mạnh để làm chủ tình hình. Tâm trạng này có khi đã đưa đến các hành vi tàn bạo của công an, thay vì giải quyết xung đột lại làm cho sự việc tồi tệ hơn. Một viên chức cấp quốc gia đã thẳng thắn phàn nàn về khả năng kém cỏi của một số các viên chức địa phương. Dù vậy, chính quyền trung ương ít khi can thiệp vào để bênh vực các nhóm tôn giáo là nạn nhân của sự lạm dụng của cấp tỉnh. Các viên chức địa phương ít khi bị buộc phải chịu trách nhiệm về các hành động của họ.
Thứ tư, bởi vì sự tin tưởng có thể là một yếu tố quan trọng trong việc làm bớt đi các vấn đề với các viên chức tại địa phương, một số nhà lãnh đạo tôn giáo đã nỗ lực tạo mối quan hệ cá nhân với các viên chức chính phủ. Một vị lãnh đạo Hội Thánh nói với chúng tôi về phương thức của ông để một người bạn công an giới thiệu ông với các viên chức công an phụ trách tôn giáo trong khu vực. Sau đó ông mời viên chức này đến tham dự buổi lễ tại nhà thờ của ông. Mục đích của ông là thiết lập sự tin tưởng thông qua các việc làm minh bạch và bằng đối thoại. Tổ chức với thứ bậc rõ ràng như Giáo Hội Công Giáo rất thích hợp với phương cách này, bởi vì Công Giáo có một chức sắc của nhà thờ có đủ thẩm quyền để đại diện cho các con chiên. Sự tin tưởng và sự hiểu biết, một khi đã được thiết lập ở cả hai phía, có thể giúp làm giảm bớt những nghi ngờ và cuối cùng các viên chức địa phương nới tay; đáng tiếc, quá trình này thường mất một thời gian dài.
Khi thiếu sự tin tưởng lẫn nhau và sự nghi ngờ còn cao, chính phủ luôn luôn can dự vào việc hoạt động tôn giáo. Thực tế, một số người dân mà chúng tôi gặp, họ nói với chúng tôi rằng các viên chức chính phủ đã gặp họ trước khi chúng tôi đến thăm họ. Rõ ràng là chính phủ muốn “cảnh báo” họ, và chính phủ nghi ngờ về những gì họ có thể nói với một phái đoàn của chính phủ Hoa Kỳ. Một nhóm người khác đã rời nhà của họ từ đêm hôm trước để đi đến gặp chúng tôi phòng khi công an ngăn giữ họ không cho rời khỏi nhà.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo Việt Nam cố gắng để điều hướng bốn điều kiện nêu trên để được tồn tại, với các mức độ thành công khác nhau, nhưng tình trạng đó rõ ràng là quá khác biệt với tự do tôn giáo mẫu mực được nêu ra trong luật pháp quốc tế.
Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ về tự do tôn giáo kể từ những ngày đen tối sau khi Cộng sản cưỡng chiếm vào năm 1975, và điều này khiến chúng ta hy vọng rằng những cải tiến chính đáng và lâu dài đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế là một điều có thể. Chúng tôi nhận thấy rõ ràng là các viên chức Việt Nam muốn có các quan hệ tốt với Hoa Kỳ, và họ biết rằng tự do tôn giáo là một vấn đề chúng tôi luôn quan tâm đến. Nhiều viên chức nhận ra rằng đánh đập các tín hữu (tôn giáo) không phải là điều đáng làm nếu nó có tác dụng xấu trên mối quan hệ giữa nước họ với Hoa Kỳ, nhưng còn quá nhiều viên chức vẫn cho rằng phải cứng rắn thì mới thành công.
Mức độ Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo tác động đến quốc ngoại. Vi phạm tự do tôn giáo là một chuyện thường tình khắp vùng Đông Nam Á. Láng giềng của Việt Nam- đặc biệt là nước Lào, một nước có một chính phủ Cộng sản tương tự - đang theo chân Việt Nam trong lãnh vực chính sách liên quan đến các quyền và tự do – quan sát các hành động của Việt Nam và ảnh hưởng của các hành động này lên các mối quan hệ với cộng đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ. Rõ ràng là Việt Nam có nhiều sự đe doạ và thử thách.
Liệu là tự do tôn giáo ở Việt Nam có bao giờ đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, hoặc chính sách của nhà cầm quyền không còn cải tiến thêm nữa? Một đạo luật về tôn giáo mà chỉ giữ nguyên hiện trạng sẽ là một dấu hiệu không tốt. Trái lại,, nếu đạo luật cho thấy chính quyền sẽ giảm bớt các yêu sách liên quan đến “xin/cho” và mức độ các tôn giáo phải báo cáo, thì điều này sẽ là một dấu hiệu tốt. Nhưng, trừ khi chính phủ không còn can dự vào nội bộ của các tổ chức tôn giáo độc lập, đã đăng ký và không đăng ký, và từ bỏ mọi phương thức có tính chất “côn đồ” đối với họ, thì không ai có thể nói rằng Việt Nam đã đạt được mức độ tự do tôn giáo cần thiết của một nhà nước tuân theo luật pháp quốc tế.
1 Thomas J. Reese, S.J. và Mary Ann Glendon là uỷ viên của Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn Giáo Quốc Tế. Linh Mục Reese là Chủ Nhiệm Tạp Chí America (1998-2005) và hiện nay là chuyên gia phân tích của tập san The National Catholic Reporter. Giáo sư Glendon là giáo sư Learned Hand Professor tại Phân Khoa Luật thuộc Đại Học Harvard và là cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh Vatican.
Bài liên quan:
Tài liệu video về Diễn Đàn Tự Do Tôn Giáo Á Châu: https://www.youtube.com/watch?v=2eA8RqNkDmo