TỪ MEKONG ĐẾN CỬU LONG
(Update Feb. 21, 2016)
Chúng tôi xin ghi lòng tạc dạ công ơn Tổ tiên đã khổ công gầy dựng giang sơn gấm vóc.
Chúng tôi xin tri ân các Bậc Tiền Nhân đã lưu lại tài liệu, sách vở, hình ảnh cho con cháu đời
sau hiểu biết về dòng sông Cửu Long đã từng nuôi sống bao thế hệ vùng Đồng bằng sông
Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung.
Chúng tôi rất cám ơn các nhiếp ảnh gia, tác giả của những tấm hình mà chúng tôi xin được
mạn phép dùng cho tập tài liệu tổng hợp này.
Tập tài liệu này KHÔNG dành để bán mà chỉ là sự sưu tầm để học hỏi trong nhóm.
Rất mong quý Anh Chị lượng thứ khi thấy chúng tôi sử dụng hình trên Internet cho tập sách
nhỏ bé này.
Trân trọng,
- Nhóm sưu tập tài liệu LymHa -
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LỜI DẪN NHẬP - Trang 4
CHƯƠNG 2: TÊN CỦA DÒNG SÔNG MEKONG - Trang 10
CHƯƠNG 3: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DÒNG SÔNG MEKONG – Trang 13
CHƯƠNG 4: NHỮNG NHÀ THÁM HIỂM DÒNG SÔNG MEKONG - Trang 23
CHƯƠNG 5: SỰ HÌNH THÀNH DÒNG SÔNG MEKONG - Trang 25
Điểm phát xuất
Nhận thêm nguồn nước
Chuyển nguồn nước
CHƯƠNG 6: LƯU VỰC DÒNG SÔNG MEKONG - Trang 29
Lưu vực Mekong qua 6 quốc gia
Phân đoạn trên sông Mekong
CHƯƠNG 7: ĐẬP TRÊN THƯỢNG NGUỒN DÒNG SÔNG MEKONG - Trang 33
Ở Trung quốc
Ở Myanmar
Ở Lào
Ở Thái Lan
Ở Campuchia
CHƯƠNG 8: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL) - Trang 48
CHƯƠNG 9: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA DÒNG SÔNG MEKONG – Trang 64
CHƯƠNG 10: SỰ BIẾN ĐỔI DÒNG SÔNG MEKONG TÁC ĐỘNG LÊN ĐBSCL – Trang 68
Hệ lụy của việc xả nước trên đập ở thượng nguồn
Phá rừng
Mất cân bằng phù sa
Thủy sản cạn kiệt, tuyệt chủng
Tình trạng bồi lắng thay đổi
Gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông và ven biển
Nhiễm mặn & Khan hiếm nước ngọt
Mực nước sông quá thấp và tình trạng hạn hán
Thất thu vụ mùa
Hệ luỵ của việc đường sông bế tắc
Động đất
CHƯƠNG 11: HỘI NGHỊ VỀ DÒNG SÔNG MEKONG – Trang 90
CHƯƠNG 12: PHỤ LỤC HÌNH ẢNH/ BẢN ĐỒ - Trang 105
CHƯƠNG 13: TÌNH TRẠNG XÂM NHẬP MẶN ĐBSCL 2016 – Trang 127
CHƯƠNG 14: TÀI LIỆU THAM KHẢO – Trang 129
CHƯƠNG 15: LỜI KẾT – Trang 131
CHƯƠNG 1: LỜI DẪN NHẬP
Cửu Long Giang với những con nước lớn đem phù sa về cho vùng đất cực Nam của dân tộc Việt Nam đã hình thành từ bao đời xưa để muôn dân "Hai tay bưng bát cơm đầy", nhưng giờ đây dẫu vẫn là dòng sông ấy, vẫn là những nông dân "bán lưng cho Trời, bán mặt cho Đất" ấy,
nhưng họ lại đứng ngồi không yên khi thấy dòng sông đang dần dần rời xa mình. Họ đang khẩn cầu Trời mưa vào mùa hạn hán, ngóng trông đàn cá về lại dòng sông thân thương như thể đợi người tình đến hẹn lại lên vào mùa nước lũ của thiên nhiên và thầm xin con người đừng giáng họa xuống "chén cơm hạt ngọc" của họ nữa.
Sông Mekong mà cuối nguồn là Cửu Long Giang không chỉ của riêng đất nước Việt Nam mà dựa theo tài liệu của nhà văn Ngô Thế Vinh thì nó là con sông quốc tế, vì Mekong hội đủ tất cả các đặc tính chính trị địa dư:
a. chảy qua hai hay nhiều quốc gia, hoặc
b. tiêu tưới cho lưu vực [drainage basin] của hai hay nhiều quốc gia hoặc
c. liên quan tới vấn đề biên giới thuộc lãnh vực công pháp quốc tế hay
d. là phương tiện giao thông đi lại bằng một thỏa thuận quốc tế.
a. chảy qua hai hay nhiều quốc gia, hoặc
b. tiêu tưới cho lưu vực [drainage basin] của hai hay nhiều quốc gia hoặc
c. liên quan tới vấn đề biên giới thuộc lãnh vực công pháp quốc tế hay
d. là phương tiện giao thông đi lại bằng một thỏa thuận quốc tế.
Người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long - cuối nguồn của dòng sông Mekong - đã từng biết cách sống với lũ thiên nhiên, nhưng quả thật đã không tìm được cách sống với những con đập thủy điện nhân tạo trên thượng nguồn từ khởi nguyên của dòng Mekong trên đất Trung quốc. Con người đã sống hài hòa với dòng chảy Mekong từ sự cân bằng mà tạo hóa đã nên, nhưng sống với tham vọng của con người thì bây giờ chỉ còn "bên lở", để phù sa dành cho bên bồi đã trôi theo lòng tham vô tận của con người. Từ đó, 20 triệu dân cư của vựa lúa miền Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được Trời ban cho phần đất phì nhiêu hậu hĩnh xưa, nay đã phải...."Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".
Lòng tham không đáy của các nước ở thượng nguồn Mekong hẳn biết rất rõ rằng thay đổi sự cân bằng thiên nhiên, sửa một dòng chảy của một con sông lớn là một tai họa khôn lường. Sách người xưa đã từng ghi lại những nền văn minh của nhân loại gắn liền mật thiết với những con sông lớn.
Một nước Việt Nam sẽ chìm đắm vào tai ương, những quốc gia bên bờ sông Mekong rồi có bao giờ trở thành những vùng đất hoang như lịch sử thế giới đã từng ghi chép?
Xin thế giới hãy cảnh tỉnh, xin con người hãy nhận thức tai họa đang gần kề mà cùng nhau nhìn lại những gì mà con người đã gây nên, để ngồi chung lại với nhau cứu một dòng sông, cứu con người cận kề với nhân tai đang đến trong nay mai.
Những cái nôi của những nền văn minh cổ đại trên thế giới đa số đều liên quan đến lưu vực của các dòng sông lớn, hay nói khác đi, sông là nơi khởi nguồn những nền văn minh của nhân loại. Trong số cánhưng họ lại đứng ngồi không yên khi thấy dòng sông đang dần dần rời xa mình. Họ đang khẩn cầu Trời mưa vào mùa hạn hán, ngóng trông đàn cá về lại dòng sông thân thương như thể đợi người tình đến hẹn lại lên vào mùa nước lũ của thiên nhiên và thầm xin con người đừng giáng họa xuống "chén cơm hạt ngọc" của họ nữa.
Sông Mekong mà cuối nguồn là Cửu Long Giang không chỉ của riêng đất nước Việt Nam mà dựa theo tài liệu của nhà văn Ngô Thế Vinh thì nó là con sông quốc tế, vì Mekong hội đủ tất cả các đặc tính chính trị địa dư:
a. chảy qua hai hay nhiều quốc gia, hoặc
b. tiêu tưới cho lưu vực [drainage basin] của hai hay nhiều quốc gia hoặc
c. liên quan tới vấn đề biên giới thuộc lãnh vực công pháp quốc tế hay
d. là phương tiện giao thông đi lại bằng một thỏa thuận quốc tế.
a. chảy qua hai hay nhiều quốc gia, hoặc
b. tiêu tưới cho lưu vực [drainage basin] của hai hay nhiều quốc gia hoặc
c. liên quan tới vấn đề biên giới thuộc lãnh vực công pháp quốc tế hay
d. là phương tiện giao thông đi lại bằng một thỏa thuận quốc tế.
Người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long - cuối nguồn của dòng sông Mekong - đã từng biết cách sống với lũ thiên nhiên, nhưng quả thật đã không tìm được cách sống với những con đập thủy điện nhân tạo trên thượng nguồn từ khởi nguyên của dòng Mekong trên đất Trung quốc. Con người đã sống hài hòa với dòng chảy Mekong từ sự cân bằng mà tạo hóa đã nên, nhưng sống với tham vọng của con người thì bây giờ chỉ còn "bên lở", để phù sa dành cho bên bồi đã trôi theo lòng tham vô tận của con người. Từ đó, 20 triệu dân cư của vựa lúa miền Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được Trời ban cho phần đất phì nhiêu hậu hĩnh xưa, nay đã phải...."Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".
Lòng tham không đáy của các nước ở thượng nguồn Mekong hẳn biết rất rõ rằng thay đổi sự cân bằng thiên nhiên, sửa một dòng chảy của một con sông lớn là một tai họa khôn lường. Sách người xưa đã từng ghi lại những nền văn minh của nhân loại gắn liền mật thiết với những con sông lớn.
Một nước Việt Nam sẽ chìm đắm vào tai ương, những quốc gia bên bờ sông Mekong rồi có bao giờ trở thành những vùng đất hoang như lịch sử thế giới đã từng ghi chép?
Xin thế giới hãy cảnh tỉnh, xin con người hãy nhận thức tai họa đang gần kề mà cùng nhau nhìn lại những gì mà con người đã gây nên, để ngồi chung lại với nhau cứu một dòng sông, cứu con người cận kề với nhân tai đang đến trong nay mai.
c nền văn minh cổ đại của nhân loại ấy, có 4 nền văn minh xưa gắn liền với những dòng sông lớn trên thế giới. Đó là nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Lưỡng Hà, nền văn minh Ai Cập, nền văn minh Hoàng Hà.
Tại sao các nền văn minh cổ đại của nhân loại ấy lại hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn? Vì lưu vực các dòng sông có nhiều phù sa thích hợp cho việc trồng trọt, cộng thêm việc cư dân đã biết thành lập hệ thống kinh rạch, đắp đê ngăn lũ, lợi dụng nước lũ đem phù sa về cho nền nông nghiệp phát triển mạnh.
Về ý nghĩa của nông nghiệp sản xuất ngũ cốc đối với các nền văn minh nhân loại, Dr. Paul Christoph Mangelsdorf (1899-1989) đã nói: “Không có nền văn minh nào xứng đáng với tên gọi đó cho tới khi phát hiện ra nông nghiệp trồng ngũ cốc”.
- Nền văn minh Ấn Độ (Nam Á): Thuộc lưu vực thung lũng sông Ấn (Pakistan)
- Xuất hiện khoảng 4000 năm trước Công Nguyên
- Văn minh Harappa (hay còn gọi là Indus, người Harappan định cư dọc theo sông Indus):
Đây là nền văn hóa cổ nằm trong các nền văn minh Sông Ấn, phát triển vào khoảng từ năm 2.800 đến 1.800 trước Công nguyên.
Văn minh Harappan trải dài trên diện tích hơn 1 triệu km2 bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Bangladesh ngày nay. Thung lũng sông Indus (sông Ấn) ngày nay là Pakistan.
Sự sụp đổ của nền văn hóa sông Ấn có liên quan đến việc người du mục Arian hoặc là khí hậu.
Vào khoảng 1.800 năm trước Công nguyên, khí hậu trong lưu vực sông Ấn thay đổi, trở nên lạnh và khô hơn. Sông Ghaggra-Hakra trở nên khô cạn. Nguồn nước của hệ thống sông bị chuyển hướng về đồng bằng sông Hằng, dẫn đến sự suy tàn của nền văn minh Harappa. Sự biến đổi khí hậu làm sụp đổ cả một nền văn minh.
Indus Valley Civilization
Bản đồ các di chỉ của nền văn minh sông Ấn
- Nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia): Thuộc lưu vực thuộc lưu vực sông Nile (Ai Cập - Đông Bắc châu Phi)
- Xuất hiện khoảng 3500 năm trước Công Nguyên
Bản đồ văn minh Lưỡng Hà
Nền văn minh Ai Cập cổ đại: Thuộc lưu vực hạ lưu sông Nile (Đông Bắc châu Phi).
- Xuất hiện khoảng 3150 năm trước Công Nguyên
- Sông Nile 6.732km là nguồn huyết mạch của các đồng bằng màu mỡ thuộc thung lũng sông Nile, tạo ra nền kinh tế nông nghiệp định canh và từ đó hình thành nền văn minh Ai cập cổ đại.
- Về nông nghiệp, người Ai Cập có ba mùa: Akhet (lũ lụt), Peret (trồng trọt) và Shemu (thu hoạch). Mùa lũ lụt kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, lũ bồi đắp hai bên bờ sông một lớp phù sa màu mỡ. Sau khi nước lũ rút, mùa gieo trồng kéo dài từ tháng 10 tới tháng 12. Ai Cập vốn có lượng mưa hàng năm ít; do đó, nông dân đã dựa vào sông Nile để tưới nước cho cây trồng qua hệ thống kinh, rạch.
Nền văn minh Hoàng Hà: Thuộc lưu vực sông Hoàng Hà (Trung Quốc - Châu Á).
Nền văn minh này còn gọi là nền văn minh Hoa Hạ vì những cư dân này sống
định cư dưới chân núi Hoa, nên tiếng Trung Quốc gọi là Hoa Hạ (người sống dưới
núi Hoa)
Bắt đầu từ khoảng 2.200 trước Công Nguyên đến 1.066 trước Công Nguyên
Sông Hoàng Hà 5.464km
CHƯƠNG 2: TÊN CỦA DÒNG SÔNG MEKONG
Sông Mekong có nhiều tên gọi khác nhau khi chảy qua từng quốc gia khác nhau:
- Dza Chu: Nước của đá - Con sông trên những núi đá
Khi dòng sông Mekong chảy qua tỉnh Thanh Hải (Tây Tạng), tên sông trong tiếng Tây Tạng là "Sông Công"
- Lancang Jiang (Lan Thương Giang): Con sông xanh cuộn sóng
Khi dòng sông Mekong chảy qua cao nguyên Vân Nam thuộc Trung Quốc
- Mekaung Myit (Burma – Myanmar- Miến Điện)
- Mae Nam Khong: Con sông mẹ/ Mẹ của những dòng sông - Sông Mekong sau đó tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng chảy vào đất Lào. Nó được người Lào và người Thái gọi với tên Mènam Khong (Mènam nghĩa là "sông"). Sử Việt Nam thì gọi là Sông Khung. Chính từ cái tên Lào-Thái này mà người Tây phương đã đặt thành Mekong.
- Tônlé Thum hay Tôn lé Mékông: (Ở Cambodia) Con sông lớn
- Cửu Long Giang: (Ở Việt Nam) Những nhánh sông đổ ra biển Đông tựa 9 con rồng
Tên của Cửu Long Giang có thể đã xuất hiện vào trước năm 1732 khi Việt Nam thủ đắc Vĩnh Long, An Giang, là sản phẩm văn hóa của lưu dân Việt-Minh Hương trên bước đường định cư khai phá vùng châu thổ Cửu Long (Võ Hương An).
Từ Phnompenh, sông Mekong thêm nhánh phụ là sông Bassac. Nhánh lớn của Mekong đi vào Việt Nam qua ngõ Tân Châu thành sông Tiền Giang, chảy ra 6 cửa: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu; còn nhánh nhỏ Bassac đổ vào Việt Nam tại Châu Đốc làm thành sông Hậu Giang, chảy ra ba cửa: Ba Thắc, Định An và Trần Đề.
- Cửa Ba Thắc (Bassac) đã bị bồi lấp trong thập niên 1970, hiện dấu vết còn lại là dòng sông Cồn Tròn chảy dọc theo Cù Lao Dung, hòa vào cửa Trần Đề đổ ra biển.
Bản đồ Sóc Trăng năm 1891 với cửa Ba Thắc ra Biển Đông
Source:
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20151023/noi-cua-song-da-mat/989710.html
Ảnh: Cao Thành Long sưu tầm
- Cửa Ba Lai cũng không còn vì sự bồi lắng phù sa và sự xây dựng cống đập Ba Lai
(khởi công năm 2000 và đưa vào sử dụng vào tháng 4/2002)
Những con rạch phía ngoài cống đập Ba Lai
thuộc xã Tân Xuân, huyện Ba Tri cạn kiệt do bồi lắng nhanh
- Ảnh: Ngọc Tài
CHƯƠNG 3: VỊ TRÍ, ĐỊA LÝ DÒNG SÔNG MEKONG
Lưu Vực Lớn Sông Mekong hay Tiểu Vùng Sông Mekong Mở Rộng
Nguồn: MRC Secretariat 2000
- Sông Mekong 4800km, dòng sông Danube của Phương Đông (theo Bs. Ngô Thế Vinh) là con sông lớn thứ ba Châu Á (sau sông Trường Giang tức Dương Tử 6300km và sông Hoàng Hà 5464km, cả hai thuộc Trung Hoa) và hạng 11 trên thế giới nếu xếp hạng theo chiều dài, hạng thứ 8 về lưu lượng.
- Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy ban sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004).
- Lưu lượng Mekong trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. (khoảng 475 tỷ m3 nước/ năm, vào địa phận Việt nam với lưu lượng 53 tỷ m3 nước). Lưu lượng nước bình quân hàng năm chảy xuống đồng bằng khi đạt đỉnh lũ là 38.000m3/sec và khi cạn nhất là 1.800m3/sec. Lũ lớn ngập bãi ven sông vùng trung du và hơn 80% đồng bằng bị ngập trên 0,5m.
- Tiềm năng thủy điện của sông Mekong và các phụ lưu khoảng 60,000 MW
- Sự phong phú của hệ sinh thái sông Mekong đứng thứ hai sau con sông Amazon.
- Mekong nuôi sống 80 triệu dân trong lưu vực, trong số đó là 20 triệu dân Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp lương thực cho khoảng 300 triệu dân trên thế giới.
- Ở lưu vực sông Mekong, có hai nguồn trầm tích chính: đó là lưu vực sông Lan Thương và vùng ‘3S’ gồm 3 dòng nhánh của sông Mekong là Sekong, Sesan, Srepok. Hai nguồn trầm tích này đạt 70% lượng trầm tích tìm thấy ở sông Mekong. Số liệu về trầm tích ước tính khoảng 150 đến 170 triệu tấn/năm (Source: CEWAREC.ORG)
Tây Tạng còn được gọi là “tháp nước của châu Á”
đây là nơi khởi nguồn của 5 dòng sông lớn, trong đó có sông Mekong
Chân núi phía Trung Quốc là một cao nguyên cao trên 4,000 mét
thuộc tỉnh Thanh Hải
- Mekong: Thượng Mekong (Upper Mekong) và Hạ Mekong (Lower Mekong).
- Đoạn Thượng Mekong dài 2.200km trong lãnh thổ Trung Quốc, còn có tên là sông Lan Ciang (Lan Thương) có độ dốc rất cao từ đầu nguồn khoảng 5.000m, cho tới biên giới Trung Quốc – Myanmar chỉ còn ở độ cao hơn 300m. Đoạn này dài gồm 2 phân đoạn: phía trên trong vùng núi rất hiểm trở, dòng chảy trong thung lũng rất hẹp, ngay sát thượng nguồn các sông Dương Tử (Yangtse) và Salween, phía dưới là phân đoạn chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Tại điểm cuối của biên giới, sông Mê Kông cùng với nhánh sông nhỏ Sop Ruak đã tạo nên ngã ba sông của vùng Tam giác vàng. Điểm này cũng là điểm phân chia phần Thượng và phần Hạ của Mekong.
Thượng nguồn Mekong (ở Trung quốc)
Hợp lưu của sông Mê Kông và Ruak trong mùa khô:
Phía sau là Thái Lan, các bãi cát là Myanmar và bờ đối diện là Lào.
- Đoạn Hạ Mekong bao gồm 2 phân đoạn: trung du và đồng bằng.
Phân đoạn Trung du:
Kể từ biên giới Trung Quốc – Myanmar theo biên giới Myanmar – Thái Lan vào lãnh thổ Lào rồi theo biên giới Lào – Thái Lan tới Hạ Lào, vào lãnh thổ Campuchia tới Kratie. Ở phân đoạn Trung du, lưu vưc mở rất rộng, rất nhiều phụ lưu và dòng chảy tăng nhanh.
Phân đoạn đồng bằng:
Từ Kratie cho đến cửa sông. Tại Phnom Penh, có sông Tonlé Sap nối sông Mekong với Biển Hồ ở phía tây bắc.
Biển Hồ sâu 3,6m và có diện tích 2.700km2 trong những tháng mùa khô. Khi lũ lên, nước đổ về hồ nhiều, mặt hồ lan rộng tới 16.000km2, sâu hơn 10m. Trong mùa mưa, sông Tonlé Sap nối Biển Hồ và sông Mekong, đưa nước
sông Mekong vào Biển Hồ khiến cho lượng nước của Biển Hồ dâng lên làm ngập lụt các cánh đồng. Nhờ Hồ Tonlé Sap, lượng nước sông Cửu Long ở Đồng bằng sông Cửu Long được điều hòa vào mùa mưa hạn chế lũ lụt và mùa khô bổ sung nước. Hồ này được hình thành khoảng 5500 năm trước Công Nguyên do sự va chạm của lục địa Ấn Độ với châu Á.
Yellow: Upper Mekong – Green: Lower Mekong
Ghềnh thác trên sông Mekong ở Lào
Đoạn cuối của sông Mekong trên lãnh thổ Campuchia có một hồ lớn gọi là Biển Hồ (Tonlé Sap), đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á. Hồ này diện tích khoảng 2.700km2 vào thời kỳ nước thấp, trong mùa khô lên đến khoảng 10.360km2 và độ sâu của nó tăng từ 1-3m lên 9-14m.
Tonlé Sap - hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á -
hay Biển hồ (Campuchia) nghĩa là Sông nước ngọt lớn
Sông Mekong ở Tam giác vàng (Myanmar)
Tam giác vàng thuộc thành phố Chiang Rai, Bắc Thái Lan
Trường Học Trẻ Em Việt Nam trên Biển Hồ Campuchia
Sông Mekong ở Campuchia
Mekong River in Laos
Mekong River in Vietnam (Xin xem thêm hình ảnh ở Chương 12)
CHƯƠNG 4: NHỮNG NHÀ THÁM HIỂM DÒNG MEKONG
- 1540: Một người Bồ Đào Nha tên là Antonio de Faria đã tìm ra dòng sông Mekong.
- Người Pháp có sự quan tâm đặc biệt tới dòng sông Mekong này vào giữa thế kỷ 19, sau khi chiếm đóng Sài Gòn năm 1861. Từ năm 1893, người Pháp mở rộng quyền kiểm soát của họ đối với con sông này tới tận Lào bằng việc thiết lập ra Liên bang Đông Dương. Điều này đã chấm dứt sau Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc và người Mỹ can thiệp vào khu vực.
- 1866-1868: Cuộc thám hiểm có hệ thống đầu tiên bởi nhóm người Pháp Ernest Doudard de Lagrée và Francis Garnier. Họ đã phát hiện ra rằng Mekong có quá nhiều thác nước và những chỗ chảy xiết
The members of the Mekong Expedition of 1866-1868
(Source: http://www.wikiwand.com/en/Mekong)
Canoes on the Mekong, engraving from the Voyage d'exploration en Indo-Chine, 1866-1868, an account of the journey undertaken by Ernest de Doudart LaGree (1823-1868) and published by Francis Garnier (1839-1873). Southeast Asia, 19th century.
CHƯƠNG 5: SỰ HÌNH THÀNH DÒNG SÔNG MEKONG
- Điểm phát xuất
- Mekong dài 4.800 km, chảy qua lãnh thổ 6 nước: Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cambodia và đổ nước ra biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam.
- Sông Mekong phát nguyên từ vùng núi Tanghla Shan trong dãy Himalaya, thuộc cao nguyên Thanh Tạng, tỉnh Thanh Hải (Tây Tạng), Tây Bắc Trung Quốc. Nước của sông Mekong chủ yếu là do mưa, nước mưa ở thượng nguồn sông góp khoảng 25% tổng lượng nước.
- Người Tây Tạng cho rằng thượng nguồn sông Mekong chia ra hai nhánh: Nhánh tây bắc (Dzanak Chu) và Nhánh bắc (Dzakar Chu). Những cuộc thám hiểm kế tiếp cho đến năm 1999 dưới sự hợp tác các nước Trung Hoa, Mỹ và Nhật Bản đã chính thức xác minh nguồn mạch sông Cửu Long thuộc Nhánh bắc. Nhánh bắc chảy xuống từ rặng núi Guosongmucha. Nhánh này, từ độ cao 5224 m - kinh tuyến đông 94°41'44", vĩ tuyến bắc 33°42'41", gồm hai nhánh phụ có chiều dài 91,12 km và 89,76 km.
Đoạn đầu nguồn nó được gọi là Dza Chu trong tiếng Tây Tạng tức Trát Khúc.
Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc ở gần Xương Đô
(Trung quốc) tạo ra Lan Thương Giang.
Sources of the Mekong identified in 1894 (Lungmug), 1994 (Rupsa) and 1999
And the source first identified in 1994 and made official in 1999 (Lasagongma).
Map from Japanese Alpine News, No. 1, 2001, drawn by Tomatsu Nakamura
of the Japanese Alpine Club.
2. Nhận thêm nguồn nước:
Theo tài liệu của GS Thái Công Tụng: Sông Sesan bắt nguồn trong lãnh thổ Việt
Nam, chảy qua hai tỉnh Gia Lai và Kontum với hai phụ lưu là Dak Bla và sông Pô
Kô và chảy sau đó vào lãnh thổ Campuchia. Từ Pleiku đi Kontum, ta phải qua
sông Dak Bla gần thị xã Kontum...
Khi sông Sesan chảy vào địa phận Campuchia, sông xuyên qua hai tỉnh là
Ratanakiri và Stungtreng và hợp lưu với sông Srepok từ vùng Darlac chảy đến và
rồi chảy vào sông Mekong gần thành phố StungTreng.
Sông Sesan là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong vì lưu vực rộng đến
17.000 km2 (11.000 km2 trong Việt Nam và 6.100 km2 trong Kampuchia)
Sông Srepok là dòng sông lớn ở Darlac, với hai nhánh sông chính tại Darlac là
sông Krong Ana và Krong Kno.
-Krong Ana chảy ở phía Đông-Nam tỉnh Darlac, theo hướng Đông-Tây và có
nhiều phụ lưu như Krong Bông, Krong Buk, Krong Pak.
-Krong Knô (Krong Nô) bắt nguồn từ phía Tây Bắc cao nguyên Lâm Viên chảy
theo hướng Đông Nam - Tây Bắc.
Krong Nô là một nhánh của sông Srepok, một chi lưu lớn của sông Mê Kông, dài
332km. Krong Nô (sông Bố) bắt nguồn từ phía Tây Bắc cao nguyên Lâm Viện
chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc và họp lại với nhánh thứ hai là Krong
Ana (sông Mẹ) thành sông Ea Krong (hay Dak Krông), tạo nên nhiều đất phù sa
phía Đông Nam Banmêthuột.
Khi sông Srepok ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì hợp với sông Ea H'Leo (sông này
có hai chi lưu là Ia Drang và Ia Sup ở phía Tây Pleiku, bắt nguồn từ dãy núi Chư
Hron, chảy theo hướng Đông Tây) sau đó chảy vào sông Mekong sát StungTreng
(tỉnh StungTreng, Kampuchia). Trước khi nhập vào, nó còn nhận nước từ sông
Sesan.
Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krong Ana và sông Krong Nô tới StrungTreng, nó
dài 406 km, trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km với
nhiều thác ghềnh như DrayLinh, Dray Sáp .., đoạn chảy trong lãnh thổ
Campuchia dài khoảng 281 km.
“3S” là tên hệ thống 3 con sông phụ lưu lớn sông Mekong: Sekong, Sesan, Srepok
cùng đổ vào dòng chính sông Mekong nơi tỉnh Stung Treng, Đông Bắc
Campuchia.
Mạng Lưới 3S, ba sông phụ lưu: Sekong, Sesan, Srepok
cùng hội tụ đổ vào dòng chính sông Mekong [nguồn: Decarboni]
- Chuyển nguồn nước:
- Thái Lan đã nhiều lần đề xuất việc tăng cường nước cho sông Chao Phraya, vùng Bangkok, từ nước sông Mekong hay đã tận dụng mực nước dâng cao để thực hiện các dự án chuyển nước từ Mê Kông đến vùng Đông Bắc Thái Lan.
- Trung Quốc chỉ có 6% lượng nước ngọt, nên Trung quốc muốn chuyển dòng chảy của sông Mekong theo hướng Nam-Bắc để chuyển lượng lớn nước ngọt đến các khu vực khô hạn hơn.
CHƯƠNG 6: LƯU VỰC DÒNG SÔNG MEKONG
- Lưu vực Mekong qua 6 quốc gia:
Xét về diện tích ở lưu vực sông:
- Trung Quốc: 167.000 km2 -- 16%
- Miến Điện 24.000 km2 – 2%
- Lào 201.000 km2 – 35%
- Thái Lan 182.000 km2 – 18%
- Campuchia 156.000 km2 – 18%
- Việt Nam 65.000 km2 – 11%
- Phân đoạn trên sông Mekong:
Source: "Các đập nước và hồ chứa ở thượng nguồn: Có hay không nguy cơ môi sinh tiềm ẩn cho hạ nguồn sông Mekong?" Lê Anh Tuấn- Đại học Cần Thơ
Phân đoạn
|
Diện tích
lưu vực*
|
Chiều dài*
|
Quốc gia
liên quan
|
Đặc điểm dòng chảy – dân cư
| ||
km2
|
%
|
km
|
%
| |||
Thượng lưu
|
150.000
|
19
|
3.100
|
71
|
Trung Quốc
Miến Điện
Lào
|
Dòng chảy mạnh, lòng sông hẹp và sâu, nhiều ghềng thác, đi lại trắc trở.
Dân cư thưa thớt.
|
Trung lưu
|
456.000
|
57
|
750
|
17
|
Thái Lan,
Lào
Cambodia
|
Lưu vực rộng, lòng sông mở rộng và sâu hơn, phía Bắc và Trung Lào đi lại dễ, phần giáp Lào – Cambodia nhiều thác lớn, hiểm trở, đi lại rất khó khăn.
Đoạn này sông có rất nhiều chi lưu từ 2 phía hữu ngạn (Thái Lan) và tả ngạn (Lào và Việt Nam). Ở Cambodia, sông Mekong nối với sông Tonlé Sap - Biển Hồ là nơi điều tiết dòng chảy quan trọng nhất cho phần hạ lưu.
Phần trung lưu là nơi phát sinh chủ yếu các con lũ ở hạ nguồn.
Dân cư tập trung dọc theo 2 bên triền sông, ở mức độ vừa phải .
|
Hạ lưu
|
194.000
|
24
|
500
|
12
|
Cambodia
Việt Nam
|
Từ PhomPenh, dòng sông phân làm 2 nhánh và chảy về Việt Nam, đổ ra biển Đông bằng 9 cửa. Dòng chảy trên sông chậm lại, bề rộng sông mở rất lớn, nhiều cù lao xuất hiện, ảnh hưởng của thủy triều từ biển Đông trên hệ thống sông rất rõ rệt.
Ảnh hưởng của lũ lụt lên cuộc sống và sản xuất rất lớn. Mật độ dân cư cao.
|
Sông Mae Sai bên trái, chính giữa là Myanmar và sông Mekong bên phải
A signboard at the Thai village of Sop Ruak on the Mekong river in the Golden Triangle region where the borders of Thailand, Laos and Myanmar meet,
on January 14, 2012.
Mekong River with Myanmar, Thailand and Laos
CHƯƠNG 7: ĐẬP TRÊN THƯỢNG NGUỒN DÒNG SÔNG MEKONG
Source:
http://cambodia.panda.org/?211093/Emergency-Meeting-of-the-Mekong-River-Commission-Urgently-Needed--WWF
- Ở các dòng nhánh, các đập thủy điện vẫn cứ hình thành, hiện nay đã lên đến 94 đập. Theo thống kê của Ủy hội Mê Kông, đến năm 2015 sẽ có 36 đập thủy điện ở dòng nhánh được đưa vào vận hành, đến năm 2030 có thêm 30 đập nữa trên các dòng nhánh
(Nguồn: Trần Trọng Tú, nhipcaudautu, 17/10/2011).
http://www.renewableenergy.org.vn/index.php?mact=News,cntnt01,print,0&cntnt01articleid=791&cntnt01showtemplate=false&cntnt01returnid=53
- Nền nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng sẽ bị hệ lụy và hậu quả nghiêm trọng khi trên thượng nguồn đã xây quá nhiều đập thủy điện.
- Các đập thủy điện đưa tới điện khí hóa, kỹ nghệ hóa và cả đô thị hóa sẽ trút đổ chất phế thải xuống dòng sông Mekong và cuối hạ nguồn là ĐBSCL sẽ nhận hậu quả vô cùng tàn khốc vì ô nhiễm dòng nước. Theo Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) thì loài cá heo nước ngọt Irrawaddy ở sông Mekong sắp tuyệt chủng. Nguyên nhân là do chất độc được thải trên sông vì người ta đã tìm thấy dư lượng thuốc trừ sâu, thủy ngân và các chất ô nhiễm khác trong cơ thể chúng. WWF tin rằng mức độ thủy ngân cao được tìm thấy trong cá heo chết có thể xuất phát từ các hoạt động đào vàng. Cá heo Irrawaddy sinh sống tập trung ở khu vực sông Mekong đoạn giữa Lào và Campuchia.
- Đập thủy điện ngăn chận việc di chuyển của cá xuống hạ nguồn kiếm ăn, và trở về thượng nguồn sinh đẻ khiến chúng bị diệt chủng, hậu quả sẽ thất thoát đi 50%-70% thu hoạch ngư nghiệp.
- Tên tất cả các con đập trên thượng nguồn Mekong dựa theo tài liệu của nhà văn Ngô Thế Vinh:
- Tại Trung quốc: Liutongsiang – Jiabi – Wunenglong - Tuoba - Huangdeng – Tiemenkan - Guongguooio (Công Quả Kiều) – Xiaowan (Tiểu Loan) - Manwan (Mãn Loan) - Daichaoshan (Đại Chiếu Sơn) - Nuozhado (Nọa Trát Độ) - Jinghong (Cảnh Hồng) - Ganlanba (Cảm Lãm Bá) - Mengsong (Mãnh Tòng)
- Tại Lào: Nam Theum 2 – Pak Beng – Pak Lay – Sanakham
- Tại Thái Lan: Lam Takhong
- Tại Campuchia: Sambor – Stung Treng – Hạ Sesan 2
Mekong Mainstream Dams
Source: https://www.internationalrivers.org/campaigns/mekong-mainstream-dams
- Tại Việt Nam:
- Yali: Đập thủy điện Yali ở Gia Lai- Kontum, cao 69m, công suất 720 MW, khởi công xây năm 1993, hoạt động từ năm 1996.
Yali Dam
- Sông Mekong đứng trước nguy cơ trở thành sông ‘nhân tạo’ vì con sông đã bị cắt ra từng đoạn và dòng chảy trong từng đoạn phụ thuộc vào sự vận hành của thủy điện.
- Nếu đập nằm trên vùng bán sơn địa, ngoài việc mất rừng, còn mất nhiều diện tích đất nông nghiệp và dân phải tái định cư.
- Báo chí Thái Lan gọi sự việc Trung Cộng xây dựng nhiều đập thủy điện trên thượng nguồn là chánh sách“The White coal” và Thái Lan còn gọi đó là “The Rap of a River”.
Source:
- Ở Trung Quốc:
Source:
http://www.rfa.org/vietnamese/people_stories/dams-on-mekong-river-ntv-08182014110918.html
- China: In Yunnan, SW China: Theo tài liệu chính thức của Tỉnh Ủy Vân Nam năm 1995. Bắc Kinh đã xây dựng hoàn tất một chuỗi 14 con đập thủy điện thềm Vân Nam trên dòng chính sông Mekong, bắt đầu từ thượng nguồn:
- Liutongsiang
- Jiabi
- Wunenglong
- Tuoba
- Huangdeng
- Tiemenkan
- Guongguooio (Công Quả Kiều): Khởi công 2008, hoàn tất 2011
900 MW
- Xiaowan (Tiểu Loan): Khởi công 2001, hoàn tất 2010 - Wall height 292m, 958-foot-tall - 4,200 MW - 4,200 MW
Giáo sư Ngô Đình Tuấn, chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Tài nguyên nước và môi trường Đông Nam Á, bình luận với BBC rằng “ … nói như một số nhà khoa học, là Trung Quốc đang 'bức tử' sông Mekong bằng các đập nước của mình cũng không sai.
Các đập thuỷ điện sẽ chặn phù sa xuống đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng tới nguồn cá và việc làm nông dưới hạ nguồn.
"Nhưng điều đó còn chưa tai hại bằng đập Hoàng Hà Trung Quốc đang xây để đưa nước Trường Giang lên phía Bắc. Để có nước bù lại Trường Giang, họ sẽ phải lấy nước từ sông Mekong và đó là cái tai hại nhất cho nước ở hạ nguồn như Việt Nam…"
Xiaowan Dam - Photograph by David Guttenfelder
Xiaowei Dam - Photograph by David Guttenfelder
- Manwan (Mãn Loan): Khởi công 1984, hoàn tất 1993 - Wall height 110m - 1,500 MW - con đập dòng chính đầu tiên trên sông Mekong
Manwan Dam
- Dachaoshan (Đại Chiếu Sơn): Khởi công 1996, hoàn tất 2003. Wall height 111m - 1,350 MW
- Nuozhado (Nọa Trát Độ): Khởi công 2006, hoàn tất 2014. Wall height 261m – 226 Km long - 5850 MW
Nuozhado Dam
- Jinghong (Cảnh Hồng): Khởi công 2003, hoàn tất 2009 . Wall height 110m - 1,500 MW
Jinghong Dam (Cảnh Hồng)
- Ganlanba (Cảm Lãm Bá)
- Mengsong (Mãnh Tòng)
Ở Lào & Thailand:
- Tham vọng của Lào là trở thành nguồn pin cho cả Đông Nam Á
- Đập Pa Mong 2000 MW, con đập Sambor 1000 MW, đập Pak Beng, đập Pak
Lay, đập Tonle Sap… phải bỏ dở dang vì cuộc chiến tranh Việt Nam (theo tài
liệu của nhà văn Ngô Thế Vinh)
Source:
http://www.internationalrivers.org/files/attached-files/laomap092408.jpg
- Nam Theum 2: Lào, công suất 1075MW
- Lam Takhong: Thailand, công suất 500MW.
- Nam Ngum: Lào, công suất 150 MW, hoàn tất 1971
Nam Theum 2
Lam Takhong Dam
Nam Ngum Dam
- Đập Pak Beng: Lào 1.320 MW; bảo trợ dự án công ty Trung Quốc Datang International Power Generation Co. và chánh phủ Lào.
- Đập Luang Prabang: Lào 1.410 MW; bảo trợ bởi Petrovietnam Power Co. và chánh phủ Lào.
- Đập Xayabouri (9/2010): Lào, nằm ở thác Kaeng Luang mạn tây bắc. Xayaburi Dam dài 810m, cao 32m, trị giá 3,5 tỷ USD, công suất 1280MW trong đó 95% sẽ được xuất khẩu sang Thái Lan & Vietnam. Bảo trợ bởi công ty Thái Lan Karnchang và chánh phủ Lào.
Do vị trí gần các bãi cá đẻ trứng, nên các nhà khoa học tin rằng đập Xayaburi sẽ tạo ra một hàng rào mà cá tra khổng lồ Mê Kông không thể vượt qua và có thể đẩy chúng tới bờ vực tuyệt chủng.
Toàn cảnh công trường Xayaburi, con đập dòng chính đầu tiên của Lào, thời
điểm 2014. Cũng nên ghi nhận là khúc sông Mekong Xayaburi chưa bị “nghẽn
mạch” cho tới tháng 2, 2015 và các tổ chức Tổ chức Bảo vệ Môi sinh NGOs vẫn
không ngừng nỗ lực ngăn chặn Công ty Áo quốc chuyển giao những Turbines tới
vùng xây đập (Source: Tom Fawthrop)
***
- Đập Pak Lay: Lào, 1.320 MW tỉnh Xayaburi; bảo trợ bởi công ty Trung Quốc Sinohydro Co. tháng 6, 2007 để khảo sát của dự án.
- Đập Xanakham, Lào, 1.000MW; bảo trợ bởi công ty Trung Quốc Datang International Power Generation Co.
- Đập Pak Chom, biên giới Lào Thái, 1.079 MW, bảo trợ bởi công ty MoE Thái Lan
- Đập Ban Koum, biên giới Lào Thái, 2,230 MW, tỉnh Ubon Ratchathani; bảo trợ bởi Italian-Thai Development Co., Ltd và Asia Corp Holdings Ltd. và chánh phủ Lào.
- Đập Lat Sua, Lào, 800 MW; bảo trợ bởi Charoen Energy and Water Asia Co. Ltd. Thái Lan và chánh phủ Lào.
- Đập Don Sahong: Tỉnh Champasak, Lào. Công suất 260MWW. Don Sahong ở phía nam Lào, gần biên giới Campuchia. Vị trí đập Don Sahong nằm trên kênh Hou Sahong – đường di cư chính quanh năm và duy nhất của cá vào mùa khô khi bơi qua thác Khone, thác lớn nhất trong lưu vực Mekong.
Đây là dự án đập gây nhiều quan ngại về mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đối với loài cá và cuộc sống người dân vùng hạ nguồn Mê Kông bởi vị trí xây đập gần kề Tonlé Sap, hồ nước ngọt lớn nối với dòng chính sông Mê Kông qua sông Tonlé Sap. Don Sahong được bảo trợ bởi công ty Mã Lai Mega First Berhad Co.
Sông Mekong nơi chảy qua đảo Khone của Lào.
Source:
http://dinhvankhai.blogspot.com/2015/10/40-hinh-anh-tuyet-ep-ve-ong-duong-thap.html
- Ở Campuchia:
- Đập Stung Treng: 980 MW, bảo trợ bởi chánh phủ Nga
- Đập Sambor: Công suất phát điện 2600MW, bảo trợ bởi công ty Trung Quốc/ China Southern Power Grid Co./ CSGP.
- Đập Hạ Sesan 2: Con đập phụ lưu Hạ Sesan 2 / Lower Sesan 2 / LSS2 nằm dưới điểm hợp lưu hai con sông Sesan và Srepok. Chiều cao đập là 75 m, diện tích hồ chứa 340 km2, công suất 400 MW.
Dams: Don Sahong
Source:
CHƯƠNG 8: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - ĐBSCL
Vị trí vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bản đồ Việt Nam
(Màu xanh lá)
- Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL: Diện tích 40.000 km2, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
- ĐBSCL được bồi đắp trong vòng 6,000 năm qua. Cách đây 8,000 năm, mực nước biển hạ thấp dần, trầm tích phù sa từ từ lắng động trong suốt hơn 2,000 năm và đồng bằng được thành lập, tiến dần ra Biển Đông và Biển Tây (Vịnh Thái Lan) (Theo GS. Trần Đăng Hồng).
- Lượng phù sa của sông đã làm cho vùng châu thổ tiếp tục mở rộng với mức độ 50-150m/năm.
- Lượng nước trung bình hàng năm của sông Cửu Long cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn phù sa (Morgan F. R., 1961)
- Lòng sông Cửu Long rất sâu, có nơi đến 40-50 m
- Ngoại trừ Thất Sơn là vùng đồi núi cao, đồng bằng Cửu Long có độ cao 0-4 m trên mực nước biển.
- Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động rất nhiều từ thủy triều kèm theo xâm nhập mặn từ Biển Đông và Vịnh Thái Lan (biển Tây).
- Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước (Rhizophora sp.) và mắm (Avicennia sp.) đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại phù sa lắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước hoặc gió và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ (Morisawa M., 1985) và rồi những đầm lầy biển được hình thành.
- Ước tính bình quân 1 ha đất trồng lúa phải tốn hơn 20.000m3 nước/vụ; trung bình mỗi năm ĐBSCL xuống giống 3,8 triệu ha tức cần hơn 76 tỉ m3 nước. Riêng thủy sản, mỗi năm người dân hạ lưu sông Mê Kông khai thác khoảng 2,6 triệu tấn cá
Cây đước
Rễ mắm đan dày, xen nhau chống xói lở, xâm thực của biển vào đất
liền, lọc chất thải, giữ lại phù sa.
- ĐBSCL có 3 hệ sinh thái tự nhiên:
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn. Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển, chống gió bão, điều hòa khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học trong môi trường.
Rừng ngập mặn Trà Vinh
- Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm): Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên. Cây tràm thích nghi được với các điều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu được mặn.
Rừng tràm Trà Sư (An Giang)
- Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển. Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt. Đa số thủy hải sản ở ĐBSCL là những loài phụ thuộc vào cửa sông. Sự di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông.
- ĐBSCL chia thành 4 vùng:
- Vùng phù sa nước ngọt: Diện tích hơn 1 triệu Ha. Lưu vực tại Châu Đốc và Hồng Ngự, Mỹ Tho, Bến Tre.
- Vùng phù sa nước mặn: Diện tích khoảng 900.000 Ha. Lưu vực các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau.
- Vùng bán đảo Cà Mau: Diện tích chừng 1 triệu Ha. Mảnh đất cuối của miền Nam Việt Nam hằng năm nhận được phù sa của sông Hậu.
- Vùng Đồng Tháp Mười: Rộng 1 triệu Ha, được coi như là những hồ chứa nước thiên tạo. Lưu vực các tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, rộng gần 700.000 Ha) và Khu Tứ Giác Long Xuyên:
Trong các tài liệu cũ của người Pháp, Đồng Tháp Mười được gọi là Plaine des Joncs, tức Đồng cỏ lác/Đồng cỏ bàng.
Tứ giác Long Xuyên là một vùng đất hình tứ giác, trên địa phận của ba tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ. Bốn cạnh của tứ giác này là biên giới Việt Nam - Campuchia, vịnh Thái Lan, kênh Cái Sắn và sông Hậu.
Lúa, sen và cỏ bàng ở Đồng Tháp Mười
- ĐBSCL với hơn 20 triệu cư dân VN bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: tỉnh Long An (2 tỉnh Long An và Kiến Tường cũ), tỉnh Tiền Giang (tỉnh Mỹ Tho cũ), tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang (tỉnh Cần Thơ cũ), tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Đồng Tháp (2 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong cũ), tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang (tỉnh Rạch Giá cũ), tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Tổng diện tích các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² (Source Wikipedia).
- ĐBSCL là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp (mưa nhiều, nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực.
- ĐBSCL có những khoáng sản phục vụ xây dựng như cát, sỏi, đất sét để làm gạch ngói. Ở thềm lục địa, có Bể Trầm Tích Nam Côn Sơn dung lượng khoảng 3 tỷ tấn dầu thô.
Map of Mekong Delta with provinces, flood-prone areas, and brackish areas
- ên nổi lên cái chợ. Tóm lại, chỗ giáp nước cũng tựa như một nhà ga có chỗ tránh trên đường thủy vậy”.
MÙA KHÔ - Từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch
- Về mùa khô, mực nước sông Cửu Long xuống thấp vì nguồn nước chỉ còn lại các thác băng ở Tây Tạng và Vân Nam. Lưu luợng trung bình giảm từ 50.000 m3/s trong mùa mưa xuống còn 2000 m3/s trong mùa khô nên ĐBSCL sẽ bị thiếu nước để trồng trọt.
- Ngoài ra, ĐBSCL bị thiếu nước ngọt vì thượng nguồn giữ nước trên các đập thủy điện và vì nước lũ không về.
- Những tác hại khôn lường gây ra bởi thiếu nước ngọt:
- Thượng nguồn sông Mekong gặp hạn, thiếu mưa, lại bị các đập thủy điện chặn dòng chảy, nên mực nước dưới hạ lưu thấp, điều này sẽ gây ra hậu quả là nước biển sẽ tràn về đất liền dưới tác động của các đợt triều cường.
- Các đập thủy điện trên thượng nguồn sẽ chặn đứng dòng di cư duy nhất của cá vào mùa khô.
- Việc ngăn giữ phù sa nơi thượng nguồn sẽ làm cho ngành thủy sản nuôi ở Việt Nam lao đao vì mất nguồn thức ăn từ cá tạp của sông cho cá nuôi.
- Để đối phó với tình trạng thiếu nước ngọt cho đồng ruộng và hoa màu này, nông dân đã nạo, vét kinh, mương để dẫn nước ngọt vào ruộng.
- Thiếu nước trong mùa khô, thừa nước trong mùa lũ và đang tiến dần đến chỗ mùa lũ không có lũ là cuộc sống của cư dân vùng ĐBSCL hiện nay.
Lúa chết khô vì nhiễm mặn ở Kiên Giang vào tháng 3/2015.
(Ảnh: nongnghiep.vn)
Một cánh đồng khô khốc vì hạn ở Trà Vinh
Một con kênh ở Trà Vinh bị cạn nước
Thiếu hụt nguồn nước ở Ba Tri (Bến Tre)
Source:
Ông Nghệ (trái) buồn rầu bên vườn quýt đường sắp đến ngày thu hoạch
nhưng bị rụng trái do thiếu nước ngọt tưới, tháng 8/2015
(Ảnh: baohaugiang.com.vn)
Các con kênh ở huyện Tri Tôn (An Giang) cạn nước
Source: http://laodong.com.vn/xa-hoi/kho-han-o-dong-bang-song-cuu-long-nguy-co-chay-rung-lua-hoa-mau-khat-nuoc-191674.bld
CHƯƠNG 9: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA DÒNG SÔNG MEKONG
- Đổi chiều dòng chảy
- Biển Hồ có thể tích 80 tỷ m3 nước, là nơi tích trữ nước của sông Mekong, phân phối nước cho hạ lưu.
- Trong Mùa Khô, Biển Hồ sâu trung bình 1m, sâu nhất là 3m
- Mekong trong Mùa Mưa từ tháng 5 đến tháng 9 đủ nước đổ vào con sông Tonlé Sap tạo dòng chảy ngược vào Biển Hồ làm nước hồ dâng cao hơn từ 8 tới 10 mét và tràn bờ. Mùa mưa, diện tích mặt hồ từ 2.500km2 mở rộng ra tới 13.000km2, chiều sâu lòng hồ từ 2m tăng lên hơn 11m.
- Đến đầu tháng 10, bắt đầu hết mùa mưa, Tonlé Sap lại đổi dòng chảy rút nước Biển Hồ trả lại cho Mekong.
Biển Hồ thoi thóp, không còn co giãn với hai Mùa Mưa Nắng
đang co lại và cạn dần [nguồn: Tom Fawthrop]
- Lý do sự thay đổi dòng chảy:
- Khí hậu:
- Miền Nam Việt Nam có khí hậu nhiệt đới và gió mùa ở mức độ cao và lượng mưa hàng năm thường thay đổi trong khoảng 1.500-2.000mm. Lượng mưa phân bố trong mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 với phần lớn lượng mưa rơi vào tháng 9 và tháng 10. Mùa đông (tháng 12 đến tháng 3) rất khô và lượng mưa nằm dưới mức 100mm từ 4 đến 6 tháng và một số khu vực gần như không có mưa trong một tháng.
- Châu thổ sông Mekong là vùng nóng và ẩm nhất của Việt Nam, đặc biệt là vào tháng 4. Vào thời điểm lạnh nhất trong năm (khoảng tháng 1) nhiệt độ thay đổi trong khoảng 20-23oC trong toàn bộ khu vực trong khi đó trong tháng 4, nhiệt độ lên tới 32-35oC.
- Nhiệt độ mùa đông gia tăng nhiều ở Miền Bắc, nhưng gia tăng ít ở ĐBSCL nhờ ảnh hưởng của Biển Đông và Vịnh Thái Lan và trong 30 năm qua (1961-1990) vũ lượng gia tăng ở đồng bằng sông Hồng và Miền Trung do nhiều mưa bão mang tới, trong lúc giảm ở ĐBSCL.
b/ Con người:
- Tình trạng mất rừng trong lưu vực:
- Mất rừng đã làm nâng cao đáy các hồ đập, lượng nước chảy về hồ nhanh, thay đổi địa mạo của lòng sông, chế độ thủy văn của sông và trong một số trường hợp, cả địa mạo của vùng.
- Mất rừng làm mất lượng nước mưa được cây rừng giữ lại dưới mặt đất, làm xói mòn đất khi mưa đổ xuống. Nước mưa sẽ trôi ra sông nhanh làm dâng mực nước đột ngột ở hạ lưu khi thượng nguồn mưa nhiều.
- Vì nạn phá rừng, dẫu lượng nước mưa giảm - nhưng vì không có lực cản và giữ nước của rừng, bao nhiêu nước mưa hứng được trên vùng này chảy dồn tạo lưu lượng lớn trong thời gian ngắn, gây nên lụt lội trong mùa lũ và thiếu nước trong mùa hạn ở hạ lưu (Việt Nam). Đồng thời việc phá rừng gây nhiều xói mòn đất đai ở thượng nguồn và lắng đọng nhiều trầm tích ở Biển Hồ và hạ lưu, gây nên biến đổi dòng chảy.
- Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, gây nên nạn sạt lở đất dọc biển do sóng biển và thủy triều cũng gia tăng. Hơn 600 ha bờ biển vùng Cà Mau đã sạt lở trong thập niên qua ở cửa sông Bồ Đề.
- Vấn đề chuyển nước ra khỏi lưu vực
- Từ thập niên 1980 - 1990, Thái Lan đã đề xuất hai dự án chuyển nước: dự án Kok-Ing-Yom-Nan ở vùng Bắc Thái Lan và dự án Kong-Chi-Mun ở phía Đông Bắc Thái Lan.
- Dự án Kok-Ing-Yom-Nan chuyển nước từ hai phụ lưu của sông Mekong, sông Kok và sông Ing vào sông Yom và sông Nan, hai phụ lưu của sông Chao Praya, nhằm tăng thêm nguồn nước cho đập Sirikit và lượng nước tưới cho miền Trung Thái Lan. Đây là một dự án chuyển lưu vực và sẽ làm thất thoát nguồn nước sông Mekong.
- Dự án Kong-Chi-Mun, không chuyển nước ra ngoài lưu vực, mà đưa nước từ sông Mekong vào các hồ chứa hiện có và sẽ xây thêm nhằm tưới cho 81.600ha đất nông nghiệp ở vùng Đông Bắc Thái Lan. Lượng nước mất đi và chất lượng nước trả lại cho dòng chính là những mối quan ngại đối với Lào, nhất là Campuchia và Việt Nam.
- Chính vì hai dự án Kok-Ing-Yom-Nan và Kong-Chi-Mun mà Ủy ban lâm thời sông Mekong đã đi vào bế tắc và đã giải thể năm 1992.
- Đoạn ở Vân Nam, sông Dương Tử và sông Lan Thương (tên đoạn sông Mekong chảy trên lãnh thổ Trung Quốc) chỉ cách nhau 60-70 km, việc tạo đường hầm nối thông hai sông này tại đó không quá khó trong điều kiện hiện nay, kết quả dòng sông Mekong sẽ suy yếu nghiêm trọng.
- Thái Lan có yêu cầu sử dụng nước sông Mekong để tưới cho vùng Đông Bắc và chuyển nước sang sông Chao Phraya phía nam đáp ứng nhu cầu nước ở Bangkok. Nước ngầm vùng này hạ thấp do bị khai thác quá mức và vì vậy cần được tiếp thêm nước.
CHƯƠNG 10: SỰ BIẾN ĐỔI DÒNG SÔNG MEKONG
TÁC ĐỘNG LÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
- Hệ lụy của việc xả nước trên đập ở thượng nguồn:
- Theo ông Jeremy: Khi các đập nước cùng xả nước "… có thể tăng mạnh tốc độ và lúc đó các mức nước sẽ tăng cao và các giao động mức nước theo các sự kiện theo mùa cho đến hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Có tiềm năng sẽ có các đỉnh mức nước hàng giờ cao tới 3-6m ở các thị trấn và các làng bản nằm cách xa 40-50km dưới hạ lưu".
- Vì mục tiêu tăng lợi ích phát điện trên thượng lưu, các đập không giúp điều tiết nguồn nước ở hạ lưu. Nếu các đập ở thượng nguồn xả cùng lúc với lũ tự nhiên thì lũ có tính nhân tạo sẽ cao hơn rất nhiều.
- Mỗi năm sông ngòi ĐBSCL nhận chất thải sinh hoạt hơn 600 ngàn tấn chất thải rắn và hơn 100 triệu mét khối nước thải. Về chất thải công nghiệp rắn khoảng 222 ngàn tấn, nước thải công nghiệp hơn 47 triệu mét khối mỗi năm, chưa kể khoảng gần 4.000 tấn rác thải y tế (Source RFA).
- Tỉnh Vân Nam của Trung quốc - nơi có 14 con đập ở bậc thềm Vân Nam - sản xuất thuốc lá, các chế phẩm sinh học, khai thác mỏ và xuất khẩu chủ yếu là thuốc lá, máy móc và thiết bị điện, các sản phẩm hóa học và nông nghjiệp, cũng như các kim loại màu.
Vân Nam đứng đầu Trung Quốc về các loại khoáng sản chứa kẽm, chì, thiếc, cadmi, indi, tali và crocidolit (Wikipedia) và Vân Nam đã khai thác các khoáng sản thiên nhiên này. Từ đó những phế thải hóa học công nghiệp đã được các công ty thải bỏ xuống dòng sông Mekong như: Yunnan Aluminium Co. Ltd., Yunnan Yuntianhua International Chemical Co., Ltd, Vân Nam yên thảo tập đoàn (Tập đoàn thuốc lá Vân Nam, China Tobacco Yunnan Import & Export Co Ltd and Yunnan Hongta) hay nhà máy thuốc lá Khúc Tĩnh, nhà máy thuốc lá Ngọc Khê, nhà máy thuốc lá Côn Minh
Sources:
http://www.hongta.com/language/vietnam/aboutus/marketv/201511/t20151130_227212.html
Ngoài ra, công nghệ chế tạo chính của Vân Nam là sản xuất sắt và thép, nung chảy đồng, hóa chất, phân bón hóa học, tơ sợi và các dụng cụ quang học (Theo tài liệu "Tỉnh Vân Nam - Yunnan, Trung Quốc - GS Tôn thất Trình - http://tonthat-tonnu.blogspot.com/2015/10/tinh-van-nam-trung-quoc.html).
Nền công nghiệp của Vân Nam trong năm 2005 như sau: Coalproduction
(64.6214million tons) - Crudesteel production (5.1341million tons) – Steel
production (4.8693million tons) - Ten non-ferrous metals production
(1.4744million tons) – Cement (28.3262million tons).
Source: http://english.mofcom.gov.cn/aroundchina/yunnan.shtml
Facts/Yunnan-Market
Profile/ff/en/1/1X000000/1X06BVWJ.htm#sthash.X6zJZmYW.dpuf
Tất cả sự sản xuất từ nền công nghiệp của tỉnh Vân Nam đã gây ô nhiễm
nguồn nước từ đầu nguồn và đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam
đã nhận lãnh hậu quả ấy một cách trầm trọng khi các đập thủy điện ở
đầu nguồn Vân Nam xả lũ xuống đồng bằng.
- Phá rừng:
- Theo thống kê của Cục Kiểm lâm thì vào năm 2010 cả nước có 1.553,68 ha rừng bị chặt phá và 5.364,85 ha rừng bị cháy trên tổng số diện tích rừng cả nước là 13.118.773 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.348.591 ha và rừng trồng là 2.770.182 ha (Source: Daikynguyenvn).
Diện tích rừng của nước ta đang suy giảm một cách nghiêm trọng
(Ảnh: baogialai.com.vn)
Một khu vực rừng ở huyện Ea Súp (Đắk Lawsk)
bị lâm tặc triệt hạ. (Ảnh: baodaklak.vn)
Những cánh rừng nguyên sinh đang dần dần biến mất,
thay vào đó là các dự án thủy điện. (Ảnh: daihocxanh.hoasen.edu.vn)
- Mất cân bằng phù sa:
- Trầm tích lưu vực Mekong khoảng 150 đến 170 triệu tấn/năm.
- Theo CEWAREC.org - TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu bày tỏ sự lo ngại trước công bố mới đây của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) về lượng trầm tích trên sông Mekong giảm trên 50% so với hơn 20 năm trước. ĐBSCL trung bình nhận khoảng 79 triệu tấn/năm.
- Các hồ chứa sẽ giữ lại phù sa đổ xuống từ thượng nguồn và điều này gây ra tình trạng giảm lượng phù sa - có nghĩa là làm mất cân bằng dòng chảy, gây sạt lở các bờ sông và mũi Cà Mau sẽ thành từng mảng trôi ra biển.
- Với dòng chảy giảm (do lượng nước bị giữ trong các hồ chứa), cộng thêm biến đổi khí hậu với mực nước biển dâng cao và hậu quả là nạn nhiễm mặn / salt intrusion tiến rất xa vào vùng châu thổ ĐBSCL.
- Thời gian qua đã có 265 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, tổng chiều dài hơn 450 km.
- Biến đổi về lượng phù sa làm tổn thất về đa dạng sinh học, nhất là thủy sản.
- Thủy sản cạn kiệt, tuyệt chủng:
(Hình ảnh Chương 12 "Những loài cá sắp tuyệt chủng trên dòng Mekong").
- Nếu tất cả các đập được vận hành thì sẽ mất khoảng 42% sản lượng thủy sản hiện nay, chưa kể việc làm tuyệt chủng các loài cá vì không thể thích ứng với các thay đổi trái với thiên nhiên kể trên hay biến đổi hệ sinh thái của khu vực.
- Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wide Fund for Nature hay World Wildlife Fund - WWF) & Zed Hogan, phụ trách dự án do WWF và Hội địa lý quốc gia tài trợ cho biết các nhà khoa học tìm thấy cá úc, cá trê, cá đuối gai độc khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, cá tầm (để làm trứng cá muối), cá chiên, cá hô, cá chép khổng lồ cá lăng và cá hồi ở sông Mekong là độc nhất và đang biến mất. Các loài cá này có thể nặng tới hơn 90 kg và dài hơn 1,80 mét.
Robin Abell, nhà sinh học của WWF cho biết: "Các loài cá khổng lồ là những sinh vật nước ngọt có trọng lượng tương đương với voi và tê giác và nếu chúng biến mất thì thế giới sẽ bất ổn”.
- Báo Telegraph của Anh đăng bài “Đập thủy điện đe dọa những cá thể cá heo cuối cùng” cho biết số phận cá heo nước ngọt Irrawaddy cuối cùng sống tại vùng nước sâu ở biên giới Lào Campuchia phụ thuộc vào các con đập dòng chính Mekong. Nếu loài cá heo này bị tuyệt chủng, nền kinh tế địa phương sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì tour du lịch trên sông thu hút nhiều khách ngắm cá heo mang lại thu nhập chính cho người dân nơi đây.
- Một số sinh vật khổng lồ nước ngọt được ghi vào sách đỏ đang bị đe dọa (theo Hiệp hội Bảo tồn Thế giới) như cá úc khổng lồ sông Mekong được coi là loài cá nước ngọt lớn nhất cùng họ với loài cá nhám chó.
- Khoảng 87% loài cá của sông Mekong là cá di cư và chúng thường tìm kiếm thức ăn, nơi trú ẩn và sinh sản tại các thời điểm và giai đoạn khác nhau. Điều này đã tạo thành sự di cư của cá vì sự sinh tồn. Theo Báo cáo hiện trạng lưu vực năm 2003 của MRC: “Một đập trên dòng chính sông Mekong dưới chân thác Khone sẽ ngăn chặn sự di cư của cá trắng trưởng thành từ các vùng ngập nước và các khu vực khác đến các bãi đẻ trứng phía ngược dòng ở Đông Bắc Campuchia. Tại thời cao điểm của mùa di cư, trong một phút có ít nhất 50.000 con cá di chuyển qua một điểm nhất định trên sông Tonlé Sap”.
- Trong một báo cáo trình bày tại Hội thảo quốc tế về nghề cá được tổ chức tại Đại học Ubon Ratchathani vào tháng 9 năm 2008, Chris Barlow, Giám đốc Chương trình Thủy sản MRC, khẳng định rằng các đập trên sông Mekong sẽ rất có hại đối với nghề cá dựa vào các loài cá di cư (cá trắng) trên sông Mekong. Tác động đối với nguồn di cư của cá là sự thay đổi mực nước và dòng chảy thường được xác định là động lực di cư của cá. Việc xây dựng các đập nước đã làm biến mất các loài cá di cư đường dài vốn từng trở lại hàng năm để sinh sản trên các thác ghềnh.
- Việc mở rộng dòng sông sẽ làm nước sông chảy mau hơn và xoi mòn hai bên bờ. Các đá ngầm là nơi sinh sản của tôm cá cũng sẽ bị phá hủy.
- Tình trạng bồi lắng thay đổi
- Theo khoa học sông ngòi, một dòng sông chỉ ổn định khi tình trạng thủy học của nó cân bằng với tình trạng địa chất ở nơi mà nó chảy qua. Khi sự cân bằng nầy mất đi, dòng sông sẽ tự điều chỉnh để lập lại sự cân bằng qua hiện tượng sạt lở, bồi lắng.
- Sạt lở xảy ra khi bờ hoặc đáy sông mất cân bằng do dòng chảy trong sông đổi hướng hoặc gia tăng vận tốc. Khi vận tốc dòng chảy giảm đi, phù sa sẽ lắng xuống gây bồi lắng.
- Tình trạng bồi lắng thay đổi khiến cho sông Ba Lai, một nhánh của sông Tiền, đang cạn dần. Ðoạn sông Hậu từ Ða Phước đến thị trấn An Phú một phần bị bồi lắng nên khô cạn nặng, lòng sông chỉ còn rộng hơn 10 m.
- Cửa Ðịnh An đang bị cát bồi lắp với một mức độ khủng khiếp khiến cho độ sâu ở đây chỉ còn khoảng 3 mét.
Sông Hậu ở Châu Ðốc bị bồi lắng
- Gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông và ven biển
- Gia tăng sạt lở đất: Vì gia tăng lưu lượng dòng chảy trên sông Hậu, sông Tiền và kinh rạch trong mùa lũ, nạn sạt lở bờ sông và bờ đê gia tăng.
Sạt lở bờ sông Tiền
Sạt lở bờ sông Hậu tại An Giang
với chiều dài khoảng 100 m, ăn sâu vào đất liền khoảng 20 m.
- Sông Ba Lai dài 55 km. Dòng chảy của sông Ba Lai yếu, bị phù sa bồi đắp và cửa sông Ba Lai bị nghẽn ở đầu ra cửa biển.
- Cửa Ba Lai là cửa có chiều rộng nhỏ nhất trong 9 cửa, vì vậy có điều kiện xây đập ngăn mặn.
- Một công trình lớn ở Công Trình Ngọt Hóa Bến Tre là đập Ba Lai, với kinh phí 1.230 tỉ đồng (khoảng 92 triệu Mỹ kim). Hệ thống cống đập này đặt tại khu vực xã Thạnh Trị (huyện Bình Đại) và xã Tân Xuân (huyện Ba Tri), được khởi công ngày 27 tháng 1 năm 2000, đưa vào sử dụng ngày 30 tháng 4 năm 2002.
Đập Ba Lai dài 544 m, đỉnh đập cao 3.5m, đáy sông sâu 8m, mặt đập rộng 10m. Cống Ba Lai gồm 10 cửa, mỗi cửa kích thước 8m x 7.2m, chiều rộng thông nước (khẩu độ) 84m, chiều dài thân cống 16m.
Kể từ ngày hoạt động (2002) vì cửa sông Ba Lai bị cống bít kín, nước sông Ba Lai dồn vào sông Giao Hòa để chảy qua sông Mỹ Tho. Do đó, nước chảy rất xiết và làm cho hai bờ sông đều bị sạt lở. Sông Ba Lai đang dần dần trở thành dòng sông "chết".
Từ khi có cống đập Ba Lai, nước không thể luân lưu như trước nên bị ô nhiễm, tôm cá ngày càng ít đi, có nơi không còn.
Cống Ba Lai có lẽ cũng là nguyên nhân chính khiến cho cồn Bà Ðáng ở huyện Châu Thành đang chìm xuống sông Ba Lai.
Cống đập Ba Lai
- Việc lún sụt bờ kè dài 338 m ở thị trấn Tràm Chim, Tam Nông.
Bờ kè được xây dựng để bảo vệ Tân Châu, nhưng thị trấn nầy đang có nguy cơ chìm xuống sông Tiền.
- Gần đây hơn, bờ kè ở Cà Mau cũng bị chìm xuống sông vì sạt lở.
Sạt lở nghiêm trọng ở Cà Mau
Sạt lở ở Ðồng Tháp
Sạt lở sông Giao Hòa
- Nhiễm mặn & Khan hiếm nước ngọt:
- Mất 40% đồng bằng Cửu Long nếu nước biển dâng một mét.
- Tổng số phù sa do sông Cửu Long mang trung bình hàng năm khoảng 150 triệu tấn, năm nào mưa lũ lớn lượng phù sa khoảng 240 triệu tấn.
- 80% phù sa là do lưu vực thượng nguồn cung cấp.
- Tùy theo ba yếu tố: lưu lượng của sông, thủy triều và gió mà nước ngọt của sông lấn ra ngoài biển trước khi hòa lẫn vào nước biển hay ở cửa sông hay nước mặn chảy ngược vào sông để xâm nhập vào nội địa. Nếu vận tốc yếu, thủy triều lên cao và gió chướng thổi vào, nước mặn xâm nhập sâu vào sông.
- Nguyên nhân tình trạng nhiễm mặn là khi lưu lượng nước đổ về ít vào cao điểm của mùa khô tháng 3 tháng 4 thì mực nước biển sẽ dâng và nước biển sẽ ăn sâu vào trong đất liền. Còn lưu lượng hàng năm đổ về nhiều thì nó sẽ đẩy lùi khả năng nhiễm mặn.
- Toàn thể diện tích bị nhiễm mặn ở đồng bằng Cửu Long trong mùa khô hạn bình thường biến thiên giữa 1.4 và 2.0 triệu ha. Năm nào khô hạn trầm trọng, như năm 1998, diện tích nhiễm mặn có thể lên tới 2.8 triệu ha.
- Khi độ mặn vượt quá 1%o là đã không thể sử dụng được cho sinh hoạt, nếu vượt quá 4%o, cây không sinh trưởng được và chết. Lúa Oryza sativa không thể canh tác khi nước có độ mặn quá 4 g/l.
- Sự xâm nhập của nước mặn: Nước sông bị nhiễm mặn gây chết hoa màu và cá. Khan hiếm nước ngọt là nỗi bận tâm lớn ở nhiều địa phương ven biển ĐBSCL và người dân vùng ĐBSCL trông chờ vào mạch nước ngầm bằng cách tự đào giếng. Khác với mạch nước ngầm ở đồng bằng sông Hồng hay vùng TP.HCM, mạch nước ngầm dạng túi khi đã được hút lên để sử dụng thì không tái tạo trở lại, vì vậy càng xài nhiều càng cạn kiệt.
- Nếu dẫn nước mặn vào ruộng, lúa sẽ bị lép hạt, chín sớm, năng suất, chất lượng hạt gạo giảm nhiều. Nhưng nếu không bơm nước vào thì lúa chết khát, năng suất cũng giảm 30 – 40%.
- Tại vùng duyên hải và bán đảo Cà Mau, nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa vào lúc thủy triều cao. Vùng xâm nhập mặn chủ yếu tập trung ở những vùng giáp biển.
- Năm hạn hán 1993 và 1998, nước ngọt sông Cửu Long xuống rất thấp ở vùng Cà Mau, nên khoảng 1/3 diện tích Cà Mau bị nhiễm mặn 4 g/l muối, không canh tác được.
Những vùng nhiễm mặn nặng nhất thường là
khu vực giáp ranh giữa vùng trồng lúa và nuôi tôm như vùng Cà Mau
- Trong mùa khô 2005 vừa qua, độ mặn tại các trạm quan trắc đã vượt mức kỷ lục với 15,5 g/lít trong sông Vàm Cỏ Ðông, 15,2 g/lít trong sông Vàm Cỏ Tây, và từ 10,8 đến 11,0 g/lít trong sông Tiền và sông Hậu. Ranh giới mặn, tức độ mặn 4,0 g/l, càng ngày càng tiến sâu vào đất liền, trong năm 2005, nó tiến vào đất liền từ 80 đến 120 km, và có nơi lên đến 140 km.
- Trong dung dịch đất thì độ mặn phải nhỏ hơn 1‰ mới an toàn cho lúa. Còn trên 10‰ thì cây lúa chết. Bây giờ người ta cũng tạo ra vài loại giống lúa chịu mặn, nhưng khả năng chịu mặn cũng chỉ đến 7-8‰ .
(Source: Đất nhiễm mặn- RFA)
- Hệ thống thủy lợi ÐBSCL sau 1975 do đoàn Quy hoạch Thủy lợi ÐBSCL (ÐQHCL) đảm nhiệm. Mục đích của đoàn là biến tất cả đất đai có thể trồng trọt còn lại ở ÐBSCL thành ruộng có thể trồng nhiều vụ một năm, nhằm đạt chỉ tiêu 20 triệu tấn lúa/năm trong kế hoạch ngũ niên 1975-1980.
ÐQHCL gồm một số chuyên viên thủy lợi của miền Bắc, được đưa vào miền Nam để khảo sát, nghiên cứu và thiết lập kế hoạch khai thác tiềm năng thủy lợi ở miền Nam. Họ đã không nghiên cứu những đặc tính khác biệt nhau giữa đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, mà đã áp dụng phương pháp trị thủy của miền Bắc, vốn phát sinh từ Trung quốc. Phương pháp này là sự đào đắp, vì chỉ cần đào kinh để dẫn nước và đắp đê để chận nước. Ở Ðồng bằng sông Hồng, một hệ thống đê điều kiên cố được đắp dọc theo bờ sông để ngăn chận nước lũ và một hệ thống kinh đào để dẫn nước sông vào nơi thiếu nước ngọt cho thâm canh tăng vụ trong mùa khô. Dựa theo phương cách nầy, họ đắp đê ngăn lũ, xây đập hoặc cống ngăn mặn dọc theo duyên hải, dọc theo sông ở hạ lưu thường bị nước mặn xâm nhập, dọc theo hai bờ sông Cửu Long, nơi nước lụt tràn bờ.
Về phương diện thủy học, hệ thống thủy lợi ở ÐBSCL đã làm thay đổi cơ chế thủy học (flow regime) tự nhiên của ÐBSCL, mà hậu quả là thay đổi tình trạng lũ lụt ở ÐBSCL, gia tăng mức độ sạt lở và bồi lắng ở lòng lạch và cửa sông, và có khả năng ảnh hưởng đến việc xói mòn của bán đảo Cà Mau và giúp cho nước mặn xâm nhập vào đất liền xa hơn, lâu hơn và cao hơn.
Về phương diện môi trường, hệ thống thủy lợi ở ÐBSCL làm nhiều vùng ở hạ nguồn bị nhiễm nước phèn (acid water) nhiều hơn
Shrimp farmer Nguyen Van Boi walks the perimeter of his shrimp
farm on the island of Phu Thanh.
Image Credit: Luc Forsyth and Gareth Bright, via drone.
Shrimp farmer Tan Van Vu stands in front one of his drained ponds.
Photo by Luc Forsyth.
A dry shrimp pond
Photo by Gareth Bright
The cracked surface of an island in the Mekong River
in Northern Thailand’s Loei province,
160km downstream from China’s Xayaburi dam
Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn Kiên Giang - Đồ họa: Tấn Đạt
| |
Một thửa đất (xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, Cà Mau) trước đây là vườn dâu,
nay bị nước mặn xâm nhập khiến dâu chết hàng loạt, đất xác xơ
Ảnh: Kiên Thành
|
- Theo bản tin Dân Trí ngày 18 tháng 2 năm 2016: Diện tích lúa đông xuân của tỉnh Bến Tre đang bị thiệt hại nặng nề do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra. Hàng ngàn hecta đang chết dần, chết mòn nên nông dân quặn thắt lòng cắt lúa đem về cho bò ăn.
Lúa bị héo từ từ nên ông Lâm buộc phải cắt về làm thức ăn cho bò
Hầu hết diện tích lúa đều bị chết dần, chết mòn trên đồng khô hạn
Source:
- Theo TS. Lê văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL - trong buổi phỏng vấn của chương trình "Chào buổi sáng 20/2/2016) cho biết thì nhà nước đang có giống lúa lai ST-20 và F1 HR182 chịu mặn 4 phần ngàn để chống lại việc lúa bị nhiễm mặn nhất trong vòng 100 năm tại ĐBSCL hiện nay đang hoành hành các tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Gò công và Sóc Trăng. Trong khi đó, theo tin tức nông nghiệp của VN thì độ mặn trên các đồng lúa tại Hậu Giang hiện nay vào tháng 2/2016 giao động từ 7.3 - 9 phần ngàn.
- Mực nước sông quá thấp và tình trạng hạn hán
- Lào cần phát triển thuỷ điện, Thái Lan muốn chuyển nước Mekong xuống lưu vực sông Chao Phraya ở phía nam, Campuchia dự định tăng vụ và tăng diện tích tưới trong mùa khô. Những điều trên sẽ làm cho ĐBSCL gánh hậu quả nặng nề nhất do ở cuối nguồn là thiếu nước trong mùa khô.
Lại thêm tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên mặn thâm nhập sâu trên toàn vùng đồng bằng.
- Cuối năm 2003 và đầu năm 2004 là thời gian tuyệt vọng trên Biển Hồ. Cơn lũ mùa Hè thấp hơn. Thời điểm Tonlé Sap chảy ngược vào Biển Hồ đến trễ hơn và cũng chấm dứt sớm hơn. Thay vì 5 tháng con sông đổi dòng nay chỉ còn có 3 tháng. Mùa lũ thiếu ngập lũ và cá thì không đủ thời gian để tăng trưởng sinh ra thất thu cá.
- Vì nguồn lợi thủy sản ĐBSCL cạn kiệt, vùng ven biển Trà Vinh thuộc các huyện Cầu Ngang và Duyên Hải & huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang trong mấy năm gần đây rộ lên phong trào đi săn bắt các loại cua, nghêu, sò huyết sò con và cá kèo giống.
- Hàng năm, khi vừa hết Mùa Mưa, mực nước sông Mekong bắt đầu ổn định và con sông Tonlé Sap lại chảy xuôi dòng, cá từ Biển Hồ đổ vào các nhánh sông Mekong. Đây cũng là thời điểm của Ngày Hội Nước được tính theo tuần trăng vào khoảng tháng 11 diễn ra trước Hoàng Cung, khu mà người Pháp gọi là Quatre Bras /Chatomuk, nơi bốn nhánh sông Mekong hội tụ.
- Báo Phnom Penh Post 31/10/2015 Thủ tướng Hun Sen đã phải ký sắc lệnh huỷ bỏ ngày Lễ Hội Nước Bon Om Tuk dự trù tổ chức vào ngày 24 tới 26 tháng 11 "do mực nước sông quá thấp và tình trạng hạn hán”. Đây là lần thứ tư trong vòng 5 năm chính phủ Hun Sen đã phải huỷ bỏ Lễ Hội Nước truyền thống hàng năm của lễ hội đua thuyền trên sông Tonlé Sap.
Lễ Hội Nước Bon Oum Tuk trên sông Tonlé Sap trước Hoàng Cung
[nguồn: internet]
- Bán lúa non vì hạn, mặn: Theo bản tin của báo Người Lao động ngày 19 tháng 2 năm 2016 thì vì sợ lúa mất trắng do hạn hán kéo dài, nguồn nước bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nhiều nhà nông tỉnh Sóc Trăng đã phải bán cả lúa non để gỡ gạc một phần chi phị Ngoài ra, tại huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang), lúa bắt đầu chết ở nhiều nơi do thiếu nước ngọt. Trong khi đó, tại tỉnh Hậu Giang, nước biển Tây lẫn biển Đông đang xâm nhập sâu vào nội đồng khiến hàng trăm ha lúa bị mất trắng. Trước tình hình này, không còn cách nào khác, những người không có điều kiện bơm nước ngọt phải bán vội ruộng lúa của mình.
Hàng trăm ha lúa mới sạ ở Sóc Trăng sắp bị mất trắng do hạn, mặn
Ảnh: THANH SANG
Sources:
- Thất thu vụ mùa
- Vấn đề đồng bằng Sông Cửu Long là vấn đề toàn cầu, vì ĐBSCL không phải là vựa lúa của riêng Việt Nam vì Việt Nam hiện xuất khẩu 1/5 - 1/4 lượng lúa gạo thế giới.
- Từ việc thất thu mùa màng, ngoài việc thiếu gạo xuất khẩu, nó sẽ đưa đến tình trạng gạo ngoại tràn qua VN
- Mới đây nước Nga loan báo cấm nhập khẩu gạo trong đó Thái Lan và Việt Nam. Cơ quan hữu trách Nga cho rằng gạo Việt Nam có nhiễm dư lượng thuốc diệt cỏ. Trên báo Tuổi trẻ ngày 14/12, ông Trương Thanh Phong chủ tịch hiệp hội lương thực Việt Nam phủ nhận cáo buộc vừa nói, ông thêm rằng gạo Việt Nam xuất khẩu đi hàng trăm nước, trong đó có thị trường khó tính là Nhật Bản.
Gạo Việt Nam vào được Nhật là vì đáp ứng đầy đủ 267 tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nhà nhập khẩu Nga không mở tín dụng thư mà thường là mua hàng trả chậm từ 90 tới 120 ngày.
Tiền Giang: Hàng nghìn hộ dân cù lao gặp khó khăn do lúa chết trắng
- Hệ luỵ của việc đường sông bế tắc:
- Việc đi lại học hành, việc cấp cứu trị bệnh, việc tiếp cận với các cơ sở văn hoá và mưu sinh cũng đều gặp khó khăn. Chi phí vận tải hàng hoá tăng dẫn đến nông sản bị ép giá, nông sản hư hao.
- Động đất:
- Hiểm họa địa chấn đã liên quan đến việc xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn Mekong ở Trung quốc. Nhìn lại danh sách những trận động đất ở Trung quốc sau đây ta sẽ nhận ra rằng sự xây dựng đập thủy điện đã làm xáo trộn địa hình, địa chất, nên đã gây chấn động mạnh:
- Động đất Thông Hải 1970 vào ngày 4 tháng 1 năm 1970 tại huyện Thông Hải, tỉnh Vân Nam, cường độ 7.7
- Động đất năm 2011 ở Vân Nam là một trận động đất có cường độ 5.4 độ Richter. Nó nối tiếp hơn 1.000 chấn động nhỏ khác ảnh hưởng đến các khu vực trong hai tháng trước đó.
- Một loạt trận động đất ở Vân Nam vào tháng 9 năm 2012 có cường độ 5.6
- Những con đập thủy điện do Trung quốc xây ở Vân Nam trên thượng nguồn sông Mekong đã là nguyên nhân giáng họa cho cư dân quanh vùng khi động đất vì Vân Nam là vùng đất của động đất. Sự trượt của các mảng kiến tạo đất bị xê dịch, giao động khi xây đập sẽ kéo theo sự vỡ đập và chuỗi đập liên tiếp sẽ vỡ theo.
- "Một số chuyên gia kỹ thuật Trung Quốc đang khảo cứu thủy văn tại Lào, biết họ có ý muốn tạo một hành lang thủy lộ ở từ Vân Nam xuống Lào và tiếp tục kéo dài qua thác Khone của tỉnh Champasak của Lào đến Cambodia nhằm tạo điều kiện cho các con tàu có tải trọng khoảng 150 tấn đi lại dễ dàng..". Điều trên làm chúng ta sẽ hiểu ra được rằng chuyện xây đập chỉ thuần túy nhìn vào cái lợi trước mắt mà gạt bỏ đi hậu quả xây đập gây động đất.
- Theo tài liệu của nhà văn Ngô Thế Vinh:
“Theo USGS (Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ), vùng Tây-Nam Trung Quốc bao gồm tỉnh Vân Nam, có nhiều “hoạt động địa chấn (seismically active)”. Các trận động đất liên tiếp tàn phá Trung Quốc trong thế kỷ trước và đầu thế kỷ 21 thường có “tâm địa chấn (epicenter)” nằm trong khu vực này.
Cũng theo Tân Hoa Xã (Xinhua), do Vân Nam là vùng động đất nên chỉ trong vòng 50 năm qua đã có tới 11 trận động đất lớn hơn 6 độ Ritchter. Có thể điểm qua các trận động đất ở Vân Nam trong thập niên đầu của thế kỷ 21 này:
- Vào năm 1990, một trận động đất M6 đã xảy ra gần nơi xây đập Tiểu Loan (Xiaowan) trên dòng sôngMekong.
- Ngày 15/01/2000, hai trận động đất 5.9 và 6.5 ở Vân Nam
- Ngày 21/07/2003, động đất 6.0 ở Vân Nam
- Ngày 31/08/2008, động đất 6.1, ở hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên với hậu chấn, tâm địa chấn rất gần với vùng động đất 7.9 xảy ra trước đó 3 tháng (12/05/2008)
- Ngày 09/07/2009, động đất 5.7 ở Vân Nam với 8 hậu chấn”
- Theo giáo sư Shunzo Okamoto thuộc đại học Tokyo thì sức nước hãm ép của hồ chứa có thể gây động đất.
- Giáo sư Seiji Otake, nguyên Giám đốc nghiên cứu về động đất của Trung Tâm Quốc Gia Phòng Tránh Thiên Tai Nhật Bản đã đưa ra nhận định “có tới 90 phần trăm xác suất là các hoạt động địa chấn gia tăng ở vùng có những con đập cao hơn 100 mét”.
CHƯƠNG 11: HỘI NGHỊ VỀ DÒNG SÔNG MEKONG
- Cho đến nay Liên Hợp Quốc vẫn chưa ban hành Luật về sông quốc tế. Sự hợp tác giữa các quốc gia ven sông nói chung trên thế giới vẫn chỉ dựa vào thiện chí của mỗi bên chứ chưa có văn bản pháp lý nào qui định.
- Ở một số sông quốc tế, như sông Danube có dòng chính chảy qua 10 nước (Đức, Áo, Slovakia, Hungary, Croatia, Serbia, Romania, Bulgaria, Moldova và Ukraina) và lưu vực còn có những phần thuộc 9 nước khác nữa (Italia, Ba Lan, Thụy Sĩ, Séc, Slovenia, Bosnia & Herzegovina, Macedonia và Albania) ở Trung và Nam Âu, đã có cơ quan điều phối lợi ích trong toàn lưu vực. Sông Mekong chưa đạt được điều đó.
- Từ những năm 70 có Uỷ hội sông Mekong (MRC) do LHQ tổ chức. Đến năm 1995, bốn nước hạ du là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam ký Hiệp định tại Chiang Rai (Thái Lan) với mục đích hợp tác trao đổi thông tin và phối hợp duy trì dòng chảy, môi trường sông Mekong.
- Trung quốc không tham gia vì không muốn có sự ràng buộc nào đó mà theo họ thì sông chỉ thuộc chủ quyền quốc gia mà không có khái niệm sông quốc tế.
- Miến Điện cũng không tham gia vào MRC.
- Năm 1957, với sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, Ủy hội sông Mekong (MRC) được thành lập bao gồm bốn nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (do chính quyền Sài Gòn đại diện) và một văn phòng thường trực đặt tại Bangkok, với kế hoạch phát triển toàn diện vùng hạ lưu sông Mê Kông nhằm cải thiện cuộc sống cho toàn thể cư dân sống trong lưu vực. Trong những bước ban đầu, Ủy ban sông Mekong đã được sự hướng dẫn và hỗ trợ của Ủy ban Kinh tế châu Á và Viễn Đông (ECAFE) và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP).
- Năm 1994, Văn phòng Thường trực của Ủy ban Quốc tế Mekong (Mekong Secretariat) phổ biến một nghiên cứu [7] đề nghị 12 đập thấp, với chiều cao từ 20 đến 50 m so với đáy sông, từ Pak Beng, Oudomxay ở Lào cho đến Tonle Sap ở Cambodia. Trong số nầy, có 8 đập nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Lào (Pak Beng, Luang Prabang, Xayaburi, Pak Lay, Sanakham, Latsua, Don Sahong, và Thakho), 2 đập nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Cambodia (Stungtreng và Sambor) và 2 nằm trên biên giới Lào-Thái Lan (Pak Chom và Ban Koum).
Các đập thủy điện nầy là đập dòng chảy (run-of-river), nghĩa là nó không trữ nước mà chỉ trực tiếp sử dụng lưu lượng tự nhiên chảy qua đập. Tuy nhiên, trong mùa khô, nước có thể bị đập giữ lại đến 3 tuần trong năm trung bình và 1 tháng trong năm khô hạn. Các đập nầy có công suất tổng cộng là 13.427 MW với sản lượng điện trung bình hàng năm là 64.229 GWh
- Ngày 5-4-1995, bốn nước hội viên gốc của Ủy ban sông Mê Kông đã họp tại Chiang Rai, Bắc Thái Lan cùng ký kết một “Hiệp ước hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông” - nay đổi thành Ủy ban sông Mê Kông (MRC), không còn lệ thuộc vào ECAFE và UNDP nữa.
- Hiệp Định Mekong 1995
Năm 1995, Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong được ký kết, Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission – MRC) được thành lập. MRC đã làm được nhiều việc, tiến hành nhiều khảo sát, nghiên cứu dòng chảy, xã hội, môi trường, dự thảo qui hoạch sử dụng nước, giảm nhẹ lũ,…và ban hành một số thỏa thuận về đảm bảo dòng chảy cùng với những qui định thủ tục tham khảo lẫn nhau khi tiến hành các dự án phát triển. Tuy nhiên, những thảo luận kéo dài về phát triển thủy điện và gìn giữ môi trường, duy trì dòng chảy xuống hạ du ngày càng trở nên khó khăn. Trung Quốc và Myanmar không tham gia MRC.
Lào là quốc gia thượng nguồn trong bốn nước Lào, Thái, Cam Bốt và Việt Nam đã ký Hiệp Định sông Mekong năm 1995. Theo đó, các thành viên đồng ý tuân theo thủ tục Thông báo trước, Tham vấn trước và Thỏa hiệp (PNPCA).
Theo Chương II của HĐ Mekong 1995, PNPCA được giải thích như sau:
“Tham vấn trước không phải là quyền phủ quyết sử dụng nước hoặc là quyền đơn phương sử dụng nước của bất kỳ quốc gia ven sông nào mà không xét đến quyền của các quốc gia ven sông khác.”
Prior consultation is neither a right to veto the use nor unilateral right to use water by any riparian without taking into account other riparians' rights.
Theo tiến trình của thủ tục PNPCA (Procedure for Notification, Prior Consultation and Agreement) đã được chính thức công bố và bốn nước ký kết vào năm 2003, quy định còn rõ ràng hơn vì nhấn mạnh là mọi dự án sử dụng nước phải có thỏa hiệp:
Tham vấn trước: Thông báo đúng lúc cùng các dữ kiện và tài liệu thông tin cho Ủy Ban Liên hợp theo quy định của các Thể lệ Sử dụng và Chuyển Nước của Chương 6, là cho các nước thành viên lưu vực thỏa luận và đánh giá tác động của dự án sử dụng nước và các hậu quả khác, làm cơ sở để tiến đến một thỏa hiệp. Tham vấn trước không phải là quyền phủ quyết sử dụng nước hoặc là quyền đơn phương sử dụng nước của bất kỳ quốc gia ven sông nào mà không xét đến quyền của các quốc gia ven sông khác
Prior consultation: Timely notification plus additional data and information to the Joint Committee as provided in the Rules for Water Utilization and Inter-Basin Diversion under Article 26, that would allow the other member riparians to discuss and evaluate the impact of the proposed use upon their uses of water and any other affects, which is the basis for arriving at an agreement. Prior consultation is neither a right to veto the use nor unilateral right to use water by any riparian without taking into account other riparians' rights.
Từ căn bản đó, HĐ 1995 không cho Cam Bốt hay Việt Nam quyền phủ quyết dự án trên Mekong của Lào nhưng HĐ 1995 cũng không cho Lào đơn phương tiến hành dự án nào của họ. Lào có nghĩa vụ phải tham vấn với các thành viên khác và đạt thỏa hiệp với nhau về các dự án của họ dựa theo thủ tục PCPCA của HĐ 1995.
- Công ước Quốc tế 1997 (Convention on the Law of the Non-navigational Uses of International Watercourses 1977)
Lào là quốc gia chủ trương và tán thành Công Ước 1977, nhưng Lào lại vi phạm Điều 5: “Sử dụng công bình và hợp lý và hợp tác tham gia” và Điều 7: “Nghĩa vụ không gây thiệt hại đáng kể cho nước khác” như nguyên văn trích dẫn sau đây:
Chương 5
Sử dụng và tham gia hợp tác công bình và hợp lý
1. Các quốc gia trong lưu vực phải sử dụng nguồn nước trong lãnh thổ của mình một cách công bình và hợp lý.
2. Các quốc gia trong lưu vực phải tham gia hợp tác trong việc sử dụng, phát triển và bảo vệ nguồn nước một cách công bình và hợp lý.
Chương 7
Nghĩa vụ không gây thiệt hại đáng kể
1. Các quốc gia lưu vực, khi sử dụng nguồn nước trong lãnh thổ của mình, phải dùng mọi biện pháp thích ứng để tránh gây thiệt hại đáng kể cho những quốc gia lưu vực khác.
2. Trong trường hợp thiệt hại đáng kể xảy ra cho một quốc gia khác, và không có thỏa hiệp trước, quốc gia gây ra thiệt hại phải dùng mọi biện pháp, dựa theo các điều khoản trong Chương 5 và 6, tham vấn với quốc gia bị ảnh hưởng, để ngăn ngừa hay giảm thiểu các thiệt hại ấy, và thảo luận về vấn đề bồi thường thiệt hại.
Article 5
Equitable and reasonable utilization and participation
1. Watercourse States shall in their respective territories utilize an international watercourse in an equitable and reasonable manner.
2. Watercourse States shall participate in the use, development and protection of an international watercourse in an equitable and reasonable manner.
Article 7
Obligation not to cause significant harm
1. Watercourse States shall, in utilizing an international watercourse in their territories, take all appropriate measures to prevent the causing of significant harm to other watercourse States.
2. Where significant harm nevertheless is caused to another watercourse State, the States whose use causes such harm shall, in the absence of agreement to such use, take all appropriate measures, having due regard for the provisions of articles 5 and 6, in consultation with the affected State, to eliminate or mitigate such harm and, where appropriate, to discuss the question of compensation.
- Tháng 7, 2005: Mười năm trước, TT Hun Sen, trước khi sang dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Côn Minh, đã tỏ ra thỏa mãn với tình hình khai thác con sông Mekong như hiện nay. Ông công khai lên tiếng ủng hộ Bắc Kinh, đối với kế hoạch khai thác sông Mekong [Hunsen backed China's often-criticized development plans for the Mekong River, Phnom Penh, Jun 29, 2005, AFP]
- Vào tháng 05/2009, Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc đã phải lên tiếng cảnh báo rằng “chuỗi đập Vân Nam” là “mối đe dọa duy nhất – lớn nhất / the single greatest threat” đối với tương lai và sự phồn vinh của con sông Mekong
- Ủy Hội sông Mekong (MRC) thành lập năm 1957. Giám đốc điều hành hiện thời là Jeremy Bird. Trụ sở đặt tại thủ đô Lào là Vientiane, là một cơ quan liên chính phủ nhằm phối hợp việc quản lý và kế hoạch phát triển tài nguyên về nước của sông Mekong. Ở tại mỗi quốc gia có một Ủy Ban sông Mekong.
“Về lịch sử hình thành Ủy Hội Sông Mekong: Năm 1957, Ủy Ban Sông Mekong / Mekong River Committee được Liên Hiệp Quốc thành lập bao gồm 4 nước Thái, Lào, Cam Bốt và Việt Nam với trụ sở đặt tại Bangkok để có kế hoạch khai thác con sông Mekong không phải chỉ có tiềm năng thủy điện mà còn cả về phát triển thủy lợi, canh nông, ngư nghiệp và giao thông. Nhưng do Chiến Tranh Việt Nam lan rộng mọi nên kế hoạch khai thác sông Mekong phải đình hoãn. Đến tháng 4 năm 1995, bốn nước lại nhóm họp để thành lập Ủy Hội Sông Mekong / Mekong River Commission với trụ sở đặt tại Nam Vang nhưng với điều thay đổi rất cơ bản là không nước hội viên nào có quyền phủ quyết / veto power)”
(Theo tác giả Ngô Thế Vinh)
Hội Nghị thượng đỉnh của Ủy Hội sông Mekong cấp Thủ tướng lần đầu tiên của Ủy Hội sông Mekong (MRC) khai mạc ngày 5-4-2010 tại thành phố ven biển Hua Hin, Thái Lan. Hội nghị 2 ngày tại hội trường khách sạn Hyatt, thủ tướng 4 nước hạ nguồn sông Mekong cũng là thành viên của MRC và đại diện của Trung công và đại diện của Miến Điện là 2 quan sát viên vì 2 nước nầy không chịu gia nhập Ủy Hội Mekong.
Hội Nghị thượng đỉnh của Ủy Hội sông Mekong cấp Thủ tướng lần đầu tiên của Ủy Hội sông Mekong (MRC) khai mạc ngày 5-4-2010 tại thành phố ven biển Hua Hin, Thái Lan. Hội nghị 2 ngày tại hội trường khách sạn Hyatt, thủ tướng 4 nước hạ nguồn sông Mekong cũng là thành viên của MRC và đại diện của Trung công và đại diện của Miến Điện là 2 quan sát viên vì 2 nước nầy không chịu gia nhập Ủy Hội Mekong.
Ông Ian Campbell, viên chức cao cấp tại văn phòng của MRC ở Vientiane (Lào) xác định rằng "Các đập của Trung công là thủ phạm gây ra hầu hết mọi thứ".
Thủ tướng Thái Lan, ông Abhisit Vejjajiva cho rằng những con đập ngăn sông sẽ làm cho sông mẹ (Mekong) đang bị đe dọa trầm trọng và có thể sẽ không còn tồn tại nữa.
Thủ tướng Việt Nam đề nghị TC hãy gia nhập vào Ủy Hội Mekong và cần phải thành lập một cơ chế pháp lý để quản lý việc xử dụng tài nguyên của nước sông Mekong.
Đại diện TC, thứ trưởng ngoại giao, ông Tống Đào, phủ nhận tất cả các cáo buộc, cho rằng hạn hán là do thời tiết
Thủ tướng Thái Lan, ông Abhisit Vejjajiva cho rằng những con đập ngăn sông sẽ làm cho sông mẹ (Mekong) đang bị đe dọa trầm trọng và có thể sẽ không còn tồn tại nữa.
Thủ tướng Việt Nam đề nghị TC hãy gia nhập vào Ủy Hội Mekong và cần phải thành lập một cơ chế pháp lý để quản lý việc xử dụng tài nguyên của nước sông Mekong.
Đại diện TC, thứ trưởng ngoại giao, ông Tống Đào, phủ nhận tất cả các cáo buộc, cho rằng hạn hán là do thời tiết
- Năm 1992, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) lại khởi xướng chương trình hợp tác sông Mekong, giữa các nưóc liên hệ (GMS), thúc đẩy sự đầu tư khai thác của các nước trong vùng, qua các dự án đầu tư do ADB chi phối.
- Năm 1993, Nhật Bản đề xướng diễn đàn phát triển toàn diện Ðông Dương (F&DI), chú trọng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng có sông Mekong chảy qua. Tiếp theo Nhật lại đưa thêm dự án AEM-MITI nhằm giúp Miến Ðiện, Lào, Kampuchia chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Cũng năm 1993, Thái Lan lại đề xướng chương trình hợp tác sông Mekong, nhằm phát triển khu vực sông chảy qua các nước Tàu, Miến Ðiện, Thái Lan và Lào.
- Tháng 12-1995, Tân Gia Ba và Mã Lai lại đề xướng dự án hợp tác phat triển sông Mekong của các nước thành viên Asean có sông Mekong chảy qua, ưu tiên là đặt hệ thống đường sắt..
- Ngày 15-10-2010, Ủy Hội Sông Mekong (Mekong River Commission-MRC) đưa ra lời kêu gọi các quốc gia hạ nguồn sông Mekong là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam hãy đình hoãn các dự án xây đập thủy điện lại trong thời gian 10 năm, lý do là các nghiên cứu cho thấy việc đắp đập ngăn sông sẽ tạo ra nhiều nguy cơ đối với hệ sinh thái, gây bất ổn về an toàn lương thực
- Cách đây 10 năm (11/ 2000) Ủy Hội Đập Thế Giới (WCD / World Commission on Dams), đã cho ấn hành một nghiên cứu rộng rãi trên toàn cầu về ảnh hưởng các con đập lớn và phát triển.
Mười năm sau 2010, Water Alternatives, là một nhóm độc lập gồm các nhà nghiên cứu, các chủ bút (independent academic online journal), đã cùng duyệt xét lại bản khảo sát của WCD, xem các con đập lớn hiện nay ảnh hưởng ra sao trên sinh cảnh môi trường, kinh tế xã hội và đời sống cư dân ven sông – khảo sát này không phải chỉ có thu hẹp trên những nạn nhân trực tiếp trên vùng xây đập bị cưỡng bách tái định cư mà bao gồm cả các cộng đồng dân cư phía hạ nguồn, tại 70 quốc gia nơi 120 con sông trên thế giới.
Theo Brian Richner, người chủ trì cuộc nghiên cứu và cũng là Giám đốc Chương Trình Bảo Tồn Thiên Nhiên ( Nature Conservancy) thì có gần nửa tỉ người (472 triệu) trong số này 85% là cư dân Á Châu sống dưới nguồn phải chịu hậu quả tiêu cực thật đáng ngại từ những con đập lớn do hủy hoại môi trường, phá rừng, làm mất nguồn cá, mất đồng cỏ nuôi gia súc… Điển hình là vùng hạ lưu sông Mekong, nếu không kể đám thị dân, thì đã có hơn 40 triệu người chủ yếu là nông và ngư dân, sống bằng nguồn tài nguyên của con sông với nguồn lúa gạo, nguồn cá mà cá từ sông Mekong là nguồn protein chính của họ.
- Ngày 17 tháng 11 năm 2010, tại thủ đô Nam Vang bên bờ con sông Tonle Sap, một lần nữa Thủ tướng Hun Sen, sau Hội Nghị Thượng Đỉnh ACMECS [Ayeyawady-Chao Praya-Mekong Economic Cooperation Strategy] gồm 5 nước Cam Bốt, Miến Điện, Lào, Thái Lan và Việt Nam
- Ngày 4/6/2012, tại Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam, và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội thảo về thích ứng với biến đổi khí hậu và vấn đề di cư ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng nếu mực nước biển dâng lên thêm 1 mét thì có đến 1/3 diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và 1/4 diện thích Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập sâu trong nước.
Do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, cộng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, việc di cư một chiều từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến các đô thị thương mại và công nghiệp trong cả nước diễn ra ngày một tăng.
- At the MRC's Council meeting in January 2013, Cambodia, Vietnam, and the MRC’s donor governments all continued to raise concerns about the project. Construction on the project is proceeding rapidly and much of the river has already been blocked off.
- Công Ước Liên Hiệp Quốc 2013 về Nguồn Nước (UN Watercourses Convention)
Nếu Việt Nam kiện Lào theo luật quốc tế, và tòa án áp dụng Công ước 2013 vào trường hợp Mekong, Lào sẽ vi phạm Chương 2 của Công ước này:
Chương 2
ĐIỀU KHOẢN TỔNG QUÁT
Các thành viên phải dùng mọi biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu các tác động xuyên biên giới.
Các thành viên phải dùng mọi biện pháp thích hợp để:
(a) ngăn ngừa kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước khi chảy qua biên giới nếu gây ra hay có khả năng gây ra tác động xuyên biên giới.
(b) nắm chắc nước được sử dụng với mục đích quản lý môi sinh đúng cách, và nguồn nước hợp lý, bảo toàn tài nguyên nước và bảo vệ môi trường;
(c) nắm chắc nước được sử dụng một cách hợp lý và công bằng, đặc biệt để ý đến tích cách xuyên biên giới, trong những hoạt động gây ra hay có khả năng gây ra tác động xuyên biên giới;
(d) nắm chắc có bảo toàn và phục hồi môi sinh khi cần thiết.
Article 2
GENERAL PROVISIONS
1. The Parties shall take all appropriate measures to prevent, control and reduce any transboundary impact.
2. The Parties shall, in particular, take all appropriate measures:
(a) To prevent, control and reduce pollution of waters causing or likely to cause transboundary impact;
(b) To ensure that transboundary waters are used with the aim of ecologically sound and rational water management, conservation of water resources and environmental protection;
(c) To ensure that transboundary waters are used in a reasonable and equitable way, taking into particular account their transboundary character, in the case of activities which cause or are likely to cause transboundary impact;
(d) To ensure conservation and, where necessary, restoration of ecosystems.
- Nghiên cứu Châu Thổ Mekong (MDS) là một dự án có trị giá 4,3 triệu USD được ký kết giữa UBSMCVN và DHI tại Hà Nội, Việt Nam ngày 4 tháng 6 năm 2013. Dự án kéo dài 30 tháng nhằm mục đích thu thập dữ kiện và tìm hiểu những ảnh hưởng môi trường, xã hội, và kinh tế, nếu có, của 11 đập thủy điện - được dự trù xây trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong ở Lào và Cambodia.
- Ngày 24/6/2004, 12 tổ chức và 30 khoa học gia và giáo sư đại học về các lãnh vực môi sinh trên thế giới cùng ký chung một lá thư gởi Thủ tướng Ôn Gia Bảo yêu cầu các công ty của Trung Cộng ngưng phá rừng lấy gỗ thuộc phạm vi lãnh thổ Miến Điện, nơi giáp biên giới với Hoa Lục.
- Theo bản tin của AFP từ Bangkok vào ngày 16/11/2004 với chủ đề “ASIA’S MEKONG RIVER UNDER THREAT FROM CHINA: EXPERTS”: Phát ngôn viên của Tổ chức bảo vệ sinh thái TERRY, qui tụ trên 200 chuyên viên Quốc tế về môi trường họp tại Bangkok ngày 15/11/2004 đã lên tiếng báo động về một hiểm họa do Bắc Kinh gây ra qua việc xây 8 đập thủy điện ở thượng nguồn, cũng như việc đặt mìn phá các ghềnh đá trên sông Mekong cho tàu bè di chuyển đã hủy hoại nguồn cá trên sông và làm ô nhiễm môi trường chứ không phải do thời tiết gây ra.
Phía Tổ chức Phát triển LHQ/ UNDP trong bản báo cáo: “MEKONG RIVER DEVELOPMENT MAY TRIGGER CONFLICT” có đưa ra nhận định như sau: “Các quốc gia hạ nguồn như Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp mỗi khi có sự tăng giảm mực nước. Mùa khô sẽ làm cho nước mặn tràn vào và như thế sẽ gây hư hại cho mùa màng canh tác dọc theo hai bên bờ sông”.
- Bản tường trình tháng 5/2009 của Chương trình LHQ về Môi trường (Programme des Nations Unies pour l’environment) và Học viện Kỹ thuật Á Châu (Institut Asiatique de Technologie) đã nhận định Trung Cộng xây đập làm hư hại dòng sông Mekong
- Ngày 23/7/2009, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã tham dự cuộc họp lần thứ nhất với các Bộ Trưởng Ngoại Giao 4 nước hạ nguồn sông Mekong gồm: Thái Lan, Lào, Campuchia và VN được tổ chức bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại Giao ASEAN và các hội nghị liên quan tại Phukhet.
Theo cuộc họp thì bốn nước vùng hạ lưu Mekong hoan nghênh sáng kiến kết nghĩa giữa ỦY HỘI MEKONG & ỦY HỘI MISSISSIPPI (Mỹ). Ngoại trưởng Lào Thongloun Sisoulith mong muốn cuộc họp sẽ phát triển thành cơ chế hợp tác giữa hai con sông lớn của thế giới: Mekong ở Đông Nam Á và Mississippi ở Mỹ.
- Tháng 7/2009, tại Hội Nghị ASEAN ở Phukhet, bà Ngoại trưởng Clinton đã loan báo ý định của Mỹ là củng cố trở lại vai trò của mình trong khu vực. Trung tâm của chiến lược nầy là do sáng kiến của Lower Mekong Initiative đã được ký kết giữa Hoa Kỳ và 4 nước hạ nguồn sông Mekong gồm VN, Lào, Campuchia và Thái Lan. Tài liệu trên trang Web của Bộ Ngoại Giao ngày 6/1/2010 đã xác định 4 lãnh vực hợp tác chủ yếu giữa Mỹ và 4 nước hạ nguồn sông Mekong: môi trường, y tế, giáo dục và hạ tầng cơ sở nhằm nghiên cứu phương cách phát triển vùng lưu vực nầy được bền vững. Đồng thời thắt chặt quan hệ với Ủy ban sông Mekong (MRC) để hạn chế ảnh hưởng càng lúc càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.
Theo giáo sư Catherin Dalpino, chuyên gia về Đông Nam Á – nguyên phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, thì với hành động tích cực dấn thân vào vùng hạ nguồn sông Mekong bên cạnh 4 nước hạ nguồn, có thể giúp tình hình trong vùng cân bằng trở lại.
- Tổ chức Sông Ngòi Quốc tế (International Rivers) có trụ sở tại Hoa Kỳ ra thông cáo phát đi ngày 18/6/2014, xác nhận công trình xây dựng gây tranh cãi – đập Don Sahong ở miền Nam Lào đang tiếp tục, bất chấp sự phản đối từ chính phủ các nước láng giềng và các yêu cầu tham vấn. Bà Pianporn Deetes (Điều phối viên tại Thái Lan của Internation Rivers) cho biết: “Việt Nam, Campuchia và Thái Lan đã tuyên bố rõ ràng rằng: Dự án xây đập Don Sahong phải trải qua sự kiểm định tư vấn theo yêu cầu của Hiệp định Mekong năm 1995, trước khi thực hiện. Yêu cầu đó đã được nhắc lại trong một cuộc họp đặc biệt của Ủy Ban sông Mekong (MRC) hồi tháng 1/2014. Đồng thời người dân Thái Lan cũng phản đối xây dựng đập Xayaburi bằng biểu ngữ “STOP THE XAYABURI DAM”.
- Ngày 2/2/2015, Bộ Ngoại Giao Mỹ ra thông báo, khẳng định việc bảo vệ dòng sông Mekong có ý nghiã quyết định đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững khu vực nầy. Cố vấn Tom Shannon và cố vấn cao cấp Đại sứ David Thorne của Bộ Ngoại giao Mỹ đã dẫn đầu một phái đoàn tham dự Cuộc họp Đặc biệt của Nhóm Hạ nguồn Mekong và Những người bạn FLM tại Pakse (Lào).
Phát biểu tại cuộc họp, phái đoàn Mỹ đã công bố một sáng kiến mới, trong đó có sáng kiến “Năng lượng Mekong Bền Vững” (SMEI) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID)
- Vào ngày 21 tháng 10, 2015 vừa qua, tại Diễn đàn về Nước, Lương thực và Năng lượng Vùng Mekong năm 2015 (2015 Greater Mekong Forum on Water, Food and Energy (GMF 2015) ở Phnom Penh, Cambodia, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam (UBSMCVN) (Vietnam National Mekong Committee (VNMC) cùng với Viện Thủy lực Đan mạch (Danish Hydraulic Institute (DHI), Kỹ sư cố vấn của UBSMCVN, trình bày kết quả sơ khởi về ảnh hưởng của 11 đập thủy điện được dự trù xây trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong đối với Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL), còn được gọi là Nghiên cứu Châu thổ Mekong (Mekong Delta Study (MDS). Kết quả nghiên cứu sơ khởi nầy đã bị cáo buộc là “...nguy hiểm… thiếu trách nhiệm”; “...làm người đọc cảm nhận dường như những tác động của 11 đập thủy điện đang và dự kiến xây dựng trên dòng chính Mêkông được làm cho bớt nghiêm trọng, không đáng kể”; và “...cần xem xét lại”
- Ngày 10/11/2015, Trung Tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức hội thảo "Thủy điện Mê Công tại TP. Long Xuyên (An Giang).
- “…Mới đây Ủy ban sông Mekong Việt Nam đưa ra kết luận rằng 11 con đập trên con sông Mekong có tác hại không đáng kể đối với hạ nguồn. Điều này bị GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân phản bác là một kết luận thiếu trách nhiệm và có thể đưa tới những quyết định phương hại đến đời sống của hơn 18 triệu người dân sinh sống tại khu vực hạ nguồn con sông. GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước, nguyên Chủ nhiệm Chương trình nhà nước điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long và cũng là đại biểu quốc hội 3 khóa liền trong vai trò Phú chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội”.
Source: "Kết luận nguy hiểm của UB Sông Mekong Việt Nam" - Bản tin tháng 11/2015
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/danger-conclu-fr-vnmc-11052015121144.html
- Chainarong Sretthachau, giám đốc Mạng Lưới Sông Đông Nam Á cho rằng “Trung Quốc đã có quyền lực để kiểm soát dòng sông Mekong.”
Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới khẳng định Ngân hàng Thế giới sẽ nỗ lực hết mình, cùng với các quốc gia, các tổ chức quốc tế khác trong ứng phó với biến đổi khí hậu và cam kết sẽ tăng khoản tài chính 29 tỷ USDhàng năm hỗ trợ các nước thành viên ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đề nghị Việt Nam với vai trò là quốc gia đi đầu trong khu vực về ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường hành động mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời khẳng định Hà Lan sẵn sàng làm tất cả để hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.
Kết thúc phiên Đối thoại, các bên đã ra Tuyên bố chung giữa Việt Nam, Hà Lan và Ngân hàng Thế giới về việc ủng hộ và kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay hỗ trợ Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long.
- 2016 International Day of Action for Rivers - Feb 12, 2016
When is the last time you did something for rivers? On March 14, thousands of people around the world will stand for rivers. Join us!
<iframe width="400" height="225" src="https://www.youtube-nocookie.com/embed/pT3PSX7j2Pw" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
Three Gorges Dam: Resettlement + Construction - Part I - Dec 7, 2007
This footage, taken in 2002, shows towns and cities that were at the time slated for demolition and are now flooded by the Three Gorges Dam. There is footage of actual demolition of some towns, and of construction on the dam itself.
<iframe width="400" height="300" src="https://www.youtube-nocookie.com/embed/CTBhGQWfzvI" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
Three Gorges Dam: Resettlement + Construction - Part II
<iframe width="400" height="300" src="https://www.youtube-nocookie.com/embed/LeJ7s4Uhutw" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
- International Day of Action for Rivers
Join us to celebrate International Day of Action for Rivers and Against Dams
March 14, 2016 will mark the 19th Annual Day of Action for Rivers!
Every year on March 14, hundreds of communities around the world hold events to celebrate their rivers and educate the world about the importance of healthy, vibrant rivers. By gathering our voices together, we send a powerful message: This world is full of people who are working to revive and protect their rivers from pollution and corporate control. By sharing our stories as one community, we gain visibility, power and hope.
Add Your Voice, Hold an Event
If you're holding an event, please take a brief moment to add your event to the interactive Day of Action map using our online event form.
Some examples of past events can be found here.
Let the Rivers Sing
This year, in honor of the art that rivers have inspired across cultures, we would love to hear your river songs. To participate in this year's Let the River Sing project:
1) Record yourself, your group, or your community performing a song, poem, or piece of music that's about rivers or flowing water. Local, traditional folk songs are encouraged!
2) Upload your video to YouTube or another online video site. Our hashtag #RiversUniteUs collects all our posts about Day of Action for Rivers.
3) Send your video link to dayofaction@internationalrivers.org. We will share videos on our website and social media pages.
As always, we'd also love to see photos from your event. Submit your photos to dayofaction@internationalrivers.org.
Add Your Voice, Hold an Event
If you're holding an event, please take a brief moment to add your event to the interactive Day of Action map using our online event form.
Some examples of past events can be found here.
Let the Rivers Sing
This year, in honor of the art that rivers have inspired across cultures, we would love to hear your river songs. To participate in this year's Let the River Sing project:
1) Record yourself, your group, or your community performing a song, poem, or piece of music that's about rivers or flowing water. Local, traditional folk songs are encouraged!
2) Upload your video to YouTube or another online video site. Our hashtag #RiversUniteUs collects all our posts about Day of Action for Rivers.
3) Send your video link to dayofaction@internationalrivers.org. We will share videos on our website and social media pages.
As always, we'd also love to see photos from your event. Submit your photos to dayofaction@internationalrivers.org.
- International Day of Action for Rivers 2016
March 14, 2016 will mark the 19th Annual Day of Action for Rivers!
Every year on March 14, hundreds of communities around the world hold events to celebrate their rivers and educate the world about the importance of healthy, vibrant rivers. By gathering our voices together, we send a powerful message: This world is full of people who are working to revive and protect their rivers from pollution and corporate control. By sharing our stories as one community, we gain visibility, power and hope.
19th Annual International Day of Action for Rivers
Dear friends,
Just a reminder that we are nearly a month away from the 19th Annual International Day of Action for Rivers! Please encourage your community to show support for healthy rivers and the communities that depend on them. Together, we can ensure that March 14 is a successful day of hope and celebration for vibrant, dynamic rivers.
If you’ve planned an event, don’t forget to register it! We’ve already heard from groups in South Africa, Colombia, and Indonesia and we’re expecting many more to come.
This year we are also launching our new project “Let the Rivers Sing” to celebrate river-inspired art from across the world. Send us videos and recordings of your community or group performing original river and water songs. All forms of music, poetry, and performance are welcome.
Need more inspiration? Check out last year’s events from our Day of Action homepage. You can also like & follow the International Day of Action for Rivers Facebook Page to stay updated and exchange stories from across the globe.
I look forward to hearing your plans for March 14!
P.S. Don’t forget to send me your event photos to add to this year’s Flickr album. Take a look last year’s photos for ideas.
Sincerely/ Sinceramente,
Margaret Daly
2016 Day of Action for Rivers Coordinator
2016 Day of Action for Rivers Coordinator
Coordinadora del Día Internacional de Acción por los Ríos 2016
CHƯƠNG 12: PHỤ LỤC HÌNH ẢNH /BẢN ĐỒ
10 Hình ảnh dưới đây được trích từ Video Clip
"Chào buổi sáng- Ngày 21/2/2016”
Tình trạng ruộng bị hạn hán, ngập mặn
tại Gia Lai Kontum, Quảng Nam, Quảng Bình
Source: "Chào buổi sáng- Ngày 21/2/2016”
***
Mùa lũ trên ĐBSCL
Thuyền chở lúa ở ĐBSCL
Photograph by David Guttenfelder
Source:
Source:
Hình chụp vào tháng 12/2015 khi 37 nông dân Thái đi kiện
Công ty điện nhà nước Thái Lan EGAT về đập thủy điện Xayaburi
Source:
Cá chết trắng (4/1/2016 trên sông Cái -thuộc nhánh sông Đồng Nai)
Rừng ngập nước ở Stung Treng (Cam Bốt): Khu bảo tồn quốc tế theo hiệp ước Ramsar.
Rừng này bị Don Sahong Dam đe dọa.
***
NHỮNG LOÀI CÁ NGUY CƠ BỊ DIỆT CHỦNG TRÊN DÒNG SÔNG MEKONG
Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cảnh báo:
Việc xây đập thủy điện Don Sahong trên sông Mekong ở Lào
có thể đe dọa đến lượng cá heo nước ngọt Irrawaddy tại Campuchia
Cá trê (cá nheo) khổng lồ
Cá Chép Thái khổng lồ (còn gọi là chép Xiêm, chép đen, cá hô)
Cá đuối nước ngọt - Giant freshwater stingray - Mekong River
Cá tra dầu sông Mekong
Cá vồ cờ trong sông Mekong. Ảnh: aquatic-photography.com
Cá da trơn ở sông Mê Kông
Cá chiên là loài cá da trơn của sông Mekong
Cá da trơn lớn nhất từng bắt được tại Thái Lan năm 2005 lên đến 293kg
Việc xây đập thủy điện trên sông Mekong
sẽ khiến các loài cá lớn này bị tuyệt chủng.
Ảnh: Zeb Hogan/WWF
Source: http://m.tinmoitruong.vn/tam-nhin/lao-xay-thuy-dien-don-sahong--viet-nam-se-the-nao_45_34274_1.html
Cá chép Xiêm khổng lồ sinh sống ở thượng lưu sông Mekong
và sông Chao Phraya ở Thái Lan.
***
Mùa Nước Nổi
Nhà sàn của Mùa Nước Nổi
Một cánh đồng khô hạn ven sông Mekong địa phận Lào
ảnh chụp ngày 27 tháng 3 năm 2010 - AFP PHOTO
Sếu đầu đỏ (Đồng Tháp Mười mùa nước nổi)
Túi bàng /giỏ đệm
Bàu Gõ trên cỏ dưới bưng
Nhổ bàng đươn đệm em đừng đi đâu
Lòng thương con gái Kiến Vàng
Đầu đội neo bàng, tay xách mo cơm
Kiến Vàng là tên cũ của huyện Tân Phước (Tiền Giang),
là nơi có nghề đươn đệm nổi tiếng ở vùng Đồng Tháp Mười
Gặt lúa ma ở Đồng Tháp
|
Long An
Gánh lúa ở ĐBSCL
Chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu Long
Photos: Những Mái Chèo Lơi - S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Bà Châu Ngọc Điệp bật khóc trên cánh đồng lúa chết khô.
Ảnh: Hồng Lĩnh (21-2-2016)
CHƯƠNG 13: TÌNH TRẠNG XÂM NHẬP MẶN ĐBSCL 2016
Bản tin 12/1/2016: ĐBSCL xâm nhập mặn sớm bất thường
Source: Youtube CHÀO BUỔI SÁN
Chương 2
ĐIỀU KHOẢN TỔNG QUÁT
Các thành viên phải dùng mọi biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu các tác động xuyên biên giới.
Các thành viên phải dùng mọi biện pháp thích hợp để:
(a) ngăn ngừa kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước khi chảy qua biên giới nếu gây ra hay có khả năng gây ra tác động xuyên biên giới.
(b) nắm chắc nước được sử dụng với mục đích quản lý môi sinh đúng cách, và nguồn nước hợp lý, bảo toàn tài nguyên nước và bảo vệ môi trường;
(c) nắm chắc nước được sử dụng một cách hợp lý và công bằng, đặc biệt để ý đến tích cách xuyên biên giới, trong những hoạt động gây ra hay có khả năng gây ra tác động xuyên biên giới;
(d) nắm chắc có bảo toàn và phục hồi môi sinh khi cần thiết.
Article 2
GENERAL PROVISIONS
1. The Parties shall take all appropriate measures to prevent, control and reduce any transboundary impact.
2. The Parties shall, in particular, take all appropriate measures:
(a) To prevent, control and reduce pollution of waters causing or likely to cause transboundary impact;
(b) To ensure that transboundary waters are used with the aim of ecologically sound and rational water management, conservation of water resources and environmental protection;
(c) To ensure that transboundary waters are used in a reasonable and equitable way, taking into particular account their transboundary character, in the case of activities which cause or are likely to cause transboundary impact;
(d) To ensure conservation and, where necessary, restoration of ecosystems.
- Nghiên cứu Châu Thổ Mekong (MDS) là một dự án có trị giá 4,3 triệu USD được ký kết giữa UBSMCVN và DHI tại Hà Nội, Việt Nam ngày 4 tháng 6 năm 2013. Dự án kéo dài 30 tháng nhằm mục đích thu thập dữ kiện và tìm hiểu những ảnh hưởng môi trường, xã hội, và kinh tế, nếu có, của 11 đập thủy điện - được dự trù xây trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong ở Lào và Cambodia.
- Ngày 24/6/2004, 12 tổ chức và 30 khoa học gia và giáo sư đại học về các lãnh vực môi sinh trên thế giới cùng ký chung một lá thư gởi Thủ tướng Ôn Gia Bảo yêu cầu các công ty của Trung Cộng ngưng phá rừng lấy gỗ thuộc phạm vi lãnh thổ Miến Điện, nơi giáp biên giới với Hoa Lục.
- Theo bản tin của AFP từ Bangkok vào ngày 16/11/2004 với chủ đề “ASIA’S MEKONG RIVER UNDER THREAT FROM CHINA: EXPERTS”: Phát ngôn viên của Tổ chức bảo vệ sinh thái TERRY, qui tụ trên 200 chuyên viên Quốc tế về môi trường họp tại Bangkok ngày 15/11/2004 đã lên tiếng báo động về một hiểm họa do Bắc Kinh gây ra qua việc xây 8 đập thủy điện ở thượng nguồn, cũng như việc đặt mìn phá các ghềnh đá trên sông Mekong cho tàu bè di chuyển đã hủy hoại nguồn cá trên sông và làm ô nhiễm môi trường chứ không phải do thời tiết gây ra.
Phía Tổ chức Phát triển LHQ/ UNDP trong bản báo cáo: “MEKONG RIVER DEVELOPMENT MAY TRIGGER CONFLICT” có đưa ra nhận định như sau: “Các quốc gia hạ nguồn như Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp mỗi khi có sự tăng giảm mực nước. Mùa khô sẽ làm cho nước mặn tràn vào và như thế sẽ gây hư hại cho mùa màng canh tác dọc theo hai bên bờ sông”.
- Bản tường trình tháng 5/2009 của Chương trình LHQ về Môi trường (Programme des Nations Unies pour l’environment) và Học viện Kỹ thuật Á Châu (Institut Asiatique de Technologie) đã nhận định Trung Cộng xây đập làm hư hại dòng sông Mekong
- Ngày 23/7/2009, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã tham dự cuộc họp lần thứ nhất với các Bộ Trưởng Ngoại Giao 4 nước hạ nguồn sông Mekong gồm: Thái Lan, Lào, Campuchia và VN được tổ chức bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại Giao ASEAN và các hội nghị liên quan tại Phukhet.
Theo cuộc họp thì bốn nước vùng hạ lưu Mekong hoan nghênh sáng kiến kết nghĩa giữa ỦY HỘI MEKONG & ỦY HỘI MISSISSIPPI (Mỹ). Ngoại trưởng Lào Thongloun Sisoulith mong muốn cuộc họp sẽ phát triển thành cơ chế hợp tác giữa hai con sông lớn của thế giới: Mekong ở Đông Nam Á và Mississippi ở Mỹ.
- Tháng 7/2009, tại Hội Nghị ASEAN ở Phukhet, bà Ngoại trưởng Clinton đã loan báo ý định của Mỹ là củng cố trở lại vai trò của mình trong khu vực. Trung tâm của chiến lược nầy là do sáng kiến của Lower Mekong Initiative đã được ký kết giữa Hoa Kỳ và 4 nước hạ nguồn sông Mekong gồm VN, Lào, Campuchia và Thái Lan. Tài liệu trên trang Web của Bộ Ngoại Giao ngày 6/1/2010 đã xác định 4 lãnh vực hợp tác chủ yếu giữa Mỹ và 4 nước hạ nguồn sông Mekong: môi trường, y tế, giáo dục và hạ tầng cơ sở nhằm nghiên cứu phương cách phát triển vùng lưu vực nầy được bền vững. Đồng thời thắt chặt quan hệ với Ủy ban sông Mekong (MRC) để hạn chế ảnh hưởng càng lúc càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.
Theo giáo sư Catherin Dalpino, chuyên gia về Đông Nam Á – nguyên phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, thì với hành động tích cực dấn thân vào vùng hạ nguồn sông Mekong bên cạnh 4 nước hạ nguồn, có thể giúp tình hình trong vùng cân bằng trở lại.
- Tổ chức Sông Ngòi Quốc tế (International Rivers) có trụ sở tại Hoa Kỳ ra thông cáo phát đi ngày 18/6/2014, xác nhận công trình xây dựng gây tranh cãi – đập Don Sahong ở miền Nam Lào đang tiếp tục, bất chấp sự phản đối từ chính phủ các nước láng giềng và các yêu cầu tham vấn. Bà Pianporn Deetes (Điều phối viên tại Thái Lan của Internation Rivers) cho biết: “Việt Nam, Campuchia và Thái Lan đã tuyên bố rõ ràng rằng: Dự án xây đập Don Sahong phải trải qua sự kiểm định tư vấn theo yêu cầu của Hiệp định Mekong năm 1995, trước khi thực hiện. Yêu cầu đó đã được nhắc lại trong một cuộc họp đặc biệt của Ủy Ban sông Mekong (MRC) hồi tháng 1/2014. Đồng thời người dân Thái Lan cũng phản đối xây dựng đập Xayaburi bằng biểu ngữ “STOP THE XAYABURI DAM”.
- Ngày 2/2/2015, Bộ Ngoại Giao Mỹ ra thông báo, khẳng định việc bảo vệ dòng sông Mekong có ý nghiã quyết định đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững khu vực nầy. Cố vấn Tom Shannon và cố vấn cao cấp Đại sứ David Thorne của Bộ Ngoại giao Mỹ đã dẫn đầu một phái đoàn tham dự Cuộc họp Đặc biệt của Nhóm Hạ nguồn Mekong và Những người bạn FLM tại Pakse (Lào).
Phát biểu tại cuộc họp, phái đoàn Mỹ đã công bố một sáng kiến mới, trong đó có sáng kiến “Năng lượng Mekong Bền Vững” (SMEI) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID)
- Vào ngày 21 tháng 10, 2015 vừa qua, tại Diễn đàn về Nước, Lương thực và Năng lượng Vùng Mekong năm 2015 (2015 Greater Mekong Forum on Water, Food and Energy (GMF 2015) ở Phnom Penh, Cambodia, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam (UBSMCVN) (Vietnam National Mekong Committee (VNMC) cùng với Viện Thủy lực Đan mạch (Danish Hydraulic Institute (DHI), Kỹ sư cố vấn của UBSMCVN, trình bày kết quả sơ khởi về ảnh hưởng của 11 đập thủy điện được dự trù xây trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong đối với Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL), còn được gọi là Nghiên cứu Châu thổ Mekong (Mekong Delta Study (MDS). Kết quả nghiên cứu sơ khởi nầy đã bị cáo buộc là “...nguy hiểm… thiếu trách nhiệm”; “...làm người đọc cảm nhận dường như những tác động của 11 đập thủy điện đang và dự kiến xây dựng trên dòng chính Mêkông được làm cho bớt nghiêm trọng, không đáng kể”; và “...cần xem xét lại”
- Ngày 10/11/2015, Trung Tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức hội thảo "Thủy điện Mê Công tại TP. Long Xuyên (An Giang).
- “…Mới đây Ủy ban sông Mekong Việt Nam đưa ra kết luận rằng 11 con đập trên con sông Mekong có tác hại không đáng kể đối với hạ nguồn. Điều này bị GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân phản bác là một kết luận thiếu trách nhiệm và có thể đưa tới những quyết định phương hại đến đời sống của hơn 18 triệu người dân sinh sống tại khu vực hạ nguồn con sông. GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước, nguyên Chủ nhiệm Chương trình nhà nước điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long và cũng là đại biểu quốc hội 3 khóa liền trong vai trò Phú chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội”.
Source: "Kết luận nguy hiểm của UB Sông Mekong Việt Nam" - Bản tin tháng 11/2015
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/danger-conclu-fr-vnmc-11052015121144.html
- Chainarong Sretthachau, giám đốc Mạng Lưới Sông Đông Nam Á cho rằng “Trung Quốc đã có quyền lực để kiểm soát dòng sông Mekong.”
Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới khẳng định Ngân hàng Thế giới sẽ nỗ lực hết mình, cùng với các quốc gia, các tổ chức quốc tế khác trong ứng phó với biến đổi khí hậu và cam kết sẽ tăng khoản tài chính 29 tỷ USDhàng năm hỗ trợ các nước thành viên ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đề nghị Việt Nam với vai trò là quốc gia đi đầu trong khu vực về ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường hành động mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời khẳng định Hà Lan sẵn sàng làm tất cả để hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.
Kết thúc phiên Đối thoại, các bên đã ra Tuyên bố chung giữa Việt Nam, Hà Lan và Ngân hàng Thế giới về việc ủng hộ và kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay hỗ trợ Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long.
- 2016 International Day of Action for Rivers - Feb 12, 2016
When is the last time you did something for rivers? On March 14, thousands of people around the world will stand for rivers. Join us!
<iframe width="400" height="225" src="https://www.youtube-nocookie.com/embed/pT3PSX7j2Pw" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
Three Gorges Dam: Resettlement + Construction - Part I - Dec 7, 2007
This footage, taken in 2002, shows towns and cities that were at the time slated for demolition and are now flooded by the Three Gorges Dam. There is footage of actual demolition of some towns, and of construction on the dam itself.
<iframe width="400" height="300" src="https://www.youtube-nocookie.com/embed/CTBhGQWfzvI" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
Three Gorges Dam: Resettlement + Construction - Part II
<iframe width="400" height="300" src="https://www.youtube-nocookie.com/embed/LeJ7s4Uhutw" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
- International Day of Action for Rivers
Join us to celebrate International Day of Action for Rivers and Against Dams
March 14, 2016 will mark the 19th Annual Day of Action for Rivers!
Every year on March 14, hundreds of communities around the world hold events to celebrate their rivers and educate the world about the importance of healthy, vibrant rivers. By gathering our voices together, we send a powerful message: This world is full of people who are working to revive and protect their rivers from pollution and corporate control. By sharing our stories as one community, we gain visibility, power and hope.
Add Your Voice, Hold an Event
If you're holding an event, please take a brief moment to add your event to the interactive Day of Action map using our online event form.
Some examples of past events can be found here.
Let the Rivers Sing
This year, in honor of the art that rivers have inspired across cultures, we would love to hear your river songs. To participate in this year's Let the River Sing project:
1) Record yourself, your group, or your community performing a song, poem, or piece of music that's about rivers or flowing water. Local, traditional folk songs are encouraged!
2) Upload your video to YouTube or another online video site. Our hashtag #RiversUniteUs collects all our posts about Day of Action for Rivers.
3) Send your video link to dayofaction@internationalrivers.org. We will share videos on our website and social media pages.
As always, we'd also love to see photos from your event. Submit your photos to dayofaction@internationalrivers.org.
Add Your Voice, Hold an Event
If you're holding an event, please take a brief moment to add your event to the interactive Day of Action map using our online event form.
Some examples of past events can be found here.
Let the Rivers Sing
This year, in honor of the art that rivers have inspired across cultures, we would love to hear your river songs. To participate in this year's Let the River Sing project:
1) Record yourself, your group, or your community performing a song, poem, or piece of music that's about rivers or flowing water. Local, traditional folk songs are encouraged!
2) Upload your video to YouTube or another online video site. Our hashtag #RiversUniteUs collects all our posts about Day of Action for Rivers.
3) Send your video link to dayofaction@internationalrivers.org. We will share videos on our website and social media pages.
As always, we'd also love to see photos from your event. Submit your photos to dayofaction@internationalrivers.org.
- International Day of Action for Rivers 2016
March 14, 2016 will mark the 19th Annual Day of Action for Rivers!
Every year on March 14, hundreds of communities around the world hold events to celebrate their rivers and educate the world about the importance of healthy, vibrant rivers. By gathering our voices together, we send a powerful message: This world is full of people who are working to revive and protect their rivers from pollution and corporate control. By sharing our stories as one community, we gain visibility, power and hope.
19th Annual International Day of Action for Rivers
Dear friends,
Just a reminder that we are nearly a month away from the 19th Annual International Day of Action for Rivers! Please encourage your community to show support for healthy rivers and the communities that depend on them. Together, we can ensure that March 14 is a successful day of hope and celebration for vibrant, dynamic rivers.
If you’ve planned an event, don’t forget to register it! We’ve already heard from groups in South Africa, Colombia, and Indonesia and we’re expecting many more to come.
This year we are also launching our new project “Let the Rivers Sing” to celebrate river-inspired art from across the world. Send us videos and recordings of your community or group performing original river and water songs. All forms of music, poetry, and performance are welcome.
Need more inspiration? Check out last year’s events from our Day of Action homepage. You can also like & follow the International Day of Action for Rivers Facebook Page to stay updated and exchange stories from across the globe.
I look forward to hearing your plans for March 14!
P.S. Don’t forget to send me your event photos to add to this year’s Flickr album. Take a look last year’s photos for ideas.
Sincerely/ Sinceramente,
Margaret Daly
2016 Day of Action for Rivers Coordinator
2016 Day of Action for Rivers Coordinator
Coordinadora del Día Internacional de Acción por los Ríos 2016
CHƯƠNG 12: PHỤ LỤC HÌNH ẢNH /BẢN ĐỒ
10 Hình ảnh dưới đây được trích từ Video Clip
"Chào buổi sáng- Ngày 21/2/2016”
Tình trạng ruộng bị hạn hán, ngập mặn
tại Gia Lai Kontum, Quảng Nam, Quảng Bình
Source: "Chào buổi sáng- Ngày 21/2/2016”
***
Mùa lũ trên ĐBSCL
Thuyền chở lúa ở ĐBSCL
Photograph by David Guttenfelder
Source:
Source:
Hình chụp vào tháng 12/2015 khi 37 nông dân Thái đi kiện
Công ty điện nhà nước Thái Lan EGAT về đập thủy điện Xayaburi
Source:
Cá chết trắng (4/1/2016 trên sông Cái -thuộc nhánh sông Đồng Nai)
Rừng ngập nước ở Stung Treng (Cam Bốt): Khu bảo tồn quốc tế theo hiệp ước Ramsar.
Rừng này bị Don Sahong Dam đe dọa.
***
NHỮNG LOÀI CÁ NGUY CƠ BỊ DIỆT CHỦNG TRÊN DÒNG SÔNG MEKONG
Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cảnh báo:
Việc xây đập thủy điện Don Sahong trên sông Mekong ở Lào
có thể đe dọa đến lượng cá heo nước ngọt Irrawaddy tại Campuchia
Cá trê (cá nheo) khổng lồ
Cá Chép Thái khổng lồ (còn gọi là chép Xiêm, chép đen, cá hô)
Cá đuối nước ngọt - Giant freshwater stingray - Mekong River
Cá tra dầu sông Mekong
Cá vồ cờ trong sông Mekong. Ảnh: aquatic-photography.com
Cá da trơn ở sông Mê Kông
Cá chiên là loài cá da trơn của sông Mekong
Cá da trơn lớn nhất từng bắt được tại Thái Lan năm 2005 lên đến 293kg
Việc xây đập thủy điện trên sông Mekong
sẽ khiến các loài cá lớn này bị tuyệt chủng.
Ảnh: Zeb Hogan/WWF
Source: http://m.tinmoitruong.vn/tam-nhin/lao-xay-thuy-dien-don-sahong--viet-nam-se-the-nao_45_34274_1.html
Cá chép Xiêm khổng lồ sinh sống ở thượng lưu sông Mekong
và sông Chao Phraya ở Thái Lan.
***
Mùa Nước Nổi
Nhà sàn của Mùa Nước Nổi
Một cánh đồng khô hạn ven sông Mekong địa phận Lào
ảnh chụp ngày 27 tháng 3 năm 2010 - AFP PHOTO
Sếu đầu đỏ (Đồng Tháp Mười mùa nước nổi)
Túi bàng /giỏ đệm
Bàu Gõ trên cỏ dưới bưng
Nhổ bàng đươn đệm em đừng đi đâu
Lòng thương con gái Kiến Vàng
Đầu đội neo bàng, tay xách mo cơm
Kiến Vàng là tên cũ của huyện Tân Phước (Tiền Giang),
là nơi có nghề đươn đệm nổi tiếng ở vùng Đồng Tháp Mười
Gặt lúa ma ở Đồng Tháp
|
Long An
Gánh lúa ở ĐBSCL
Chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu Long
Photos: Những Mái Chèo Lơi - S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Bà Châu Ngọc Điệp bật khóc trên cánh đồng lúa chết khô.
Ảnh: Hồng Lĩnh (21-2-2016)
G
***
Mức nước đo được ở Tân Châu ngày 13 tháng 1 năm 2016
CHƯƠNG 14: TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách "Cửu Long cạn dòng biển Đông dậy sóng"- Tác giả: Ngô Thế Vinh
Sách "Mekong dòng sông nghẽn mạch" - Tác giả: Ngô Thế Vinh
- Biến đổi khí hậu:
https://biendoikhihau.wordpress.com
- International Rivers:
- Kiến Việt (Hội Kiến trúc sư Việt Nam):
- Mekong River Commission:
- RFA - Việt Nam - Nông thôn ngày nay / Khoa học môi trường
- Thousand Wonders:
- Trang biên khảo khoa học Dr. Trần Đăng Hồng:
- Vị trí 14 con đập trên Lan Thương Giang (Trung quốc):
- Wikivoyage:
https://vi.wikivoyage.org
- Wikiwand Mekong:
CHƯƠNG 15: LỜI KẾT
Những nền văn minh cổ mất dấu hẳn đã để lại bài học kinh nghiệm cho người hậu thế, nhưng các quốc gia trên thượng nguồn Mekong chỉ vì tham lợi trước mắt mà không quan tâm đến di họa về sau, để rồi trật tự thiên nhiên và con người bị xáo trộn về mọi mặt: những ngư phủ ngửa mặt nhìn Trời mà than "Không có nước, thì làm sao có cá!”, sản lượng lúa, cá, mùa màng thất thu, rừng, sông biến mất và con người sẽ phải đối đầu với thiên tai khốc liệt, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng và không có cách gì cứu chữa được. Dòng sông đã được thuần hóa phần nào, nay vì lòng tham của con người mà dòng sông đã thay đổi, để cuối cùng hậu quả sẽ là những chuỗi ngày đầy nhân tai đến rất gần.
Mekong là nguồn lương thực của 20 triệu người Thái, 5 triệu người Lào, 10 triệu người Cambodia và 20 triệu người Việt Nam theo dòng chảy gần 5000km mà nền nông nghiệp và ngư nghiệp dựa theo dòng sông ấy sẽ bế tắc nếu dòng sông bị cắt khúc, phân đoạn bởi những đập thủy điện trong suốt quãng đường thiên lý của nó. Đó là chưa kể từ cây lúa đến thủy sản và con người của lưu vực dòng Mekong đã và đang lao đao từ khi có sự hiện diện của những con đập mà phần lớn do Trung quốc và Lào đã xây dựng. Những con đập ấy như lưỡi hái tử thần đối với cư dân khi càng ngày hiểm họa càng tiến gần. Đập thủy điện không dừng lại ở mức độ đã xây rồi mà còn dự định xây thêm nữa.
Thiên nhiên bị xáo trộn và từ đó, dĩ nhiên đời sống con người sẽ bị xáo trộn theo. Dư mặn, thiếu ngọt. Khi cần nước thì bị cạn kiệt nguồn nước, vào mùa lũ của thiên nhiên thì lũ nhân tạo tràn về. Ngay đến cả những loài cá có tự ngàn xưa trên dòng sông cũng dần dần tuyệt chủng. Sự tham lam của con người đã chận đứng đường di cư, sinh tồn của cá. Liệu những bất an ấy sẽ kéo dài trong bao lâu nữa để rồi hồi kết thúc sẽ trở thành một trận đại hồng thủy diệt vong?
Nhìn lại vùng đất cực Nam của Việt Nam chúng ta mà không khỏi chạnh lòng. Bao nhiêu trân châu ngọc quý của thiên nhiên ban cho dòng sông đã bị vùng đất thượng nguồn chiếm đoạt, để rồi hôm nay dòng chảy phù sa đã cạn, không còn xuôi về Nam như món quà quý báu mà thiên nhiên ban tặng cho dân tộc Việt Nam nữa.
Dân cư khu vực đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trên 40.000 km2 hàng năm đóng góp 27% GDP cả nước với 90% lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất thủy sản của Việt Nam sẽ phải làm gì để trường tồn với những hiểm họa đang đến khi nước mặn đang tràn sâu vào đất liền? Có thể sống với lũ, nhưng sẽ không sống chung với nước mặn được. Biết đâu mai này tên gọi Cửu Long của dòng sông quen thuộc trong lịch sử, địa lý của Việt Nam sẽ chỉ còn tồn tại trong sách vở như huyền thoại...
Liệu có bao giờ 60 triệu người sẽ tiếc nuối rằng tại sao mình không đồng lòng đứng lên đòi hỏi những người xây đập thủy điện hãy dừng ngay những dự định hủy hoại môi sinh, hủy hoại cuộc sống bình an và hài hòa mà thiên nhiên đã tạo dựng?
Xin thế giới hãy tiếp tục gióng hồi chuông tử cho đến bao giờ dòng Mekong được cứu thoát khỏi những mưu đồ chiếm đoạt làm của riêng dẫu đó là con sông quốc tế, nếu không con người sẽ sống chung với nhân tai!
(Update Feb. 21, 2016)