Tác-giả: Nguyên-Giang
Bài dự thi viết về nước Mỹ gửi từ Sài-Gòn bằng email, được đăng nguyên văn, không thêm bớt! Bài viết ngắn, tác giả 30 tuổi, cho biết: đây là những câu hỏi mong được các chú bác anh em ở Mỹ trả lời!!!
Tôi muốn được đặt chân tới Mỹ!
Đó là điều mơ-ước cháy-bỏng của tôi từ khi biết nhận- thức sau khi rời Trung-Học để bước vào đời! Vì sao ư? Để tôi tìm hiểu về nền văn-hóa, chính-trị, giáo-dục, kinh-tế của nước này. Để tôi tự trả lời cho nhiều câu hỏi cứ thôi-thúc trong đầu mình bao nhiêu năm qua, từ khi tôi biết nhận-thức về đời sống!
Tôi muốn đến Mỹ, để tôi hỏi vì sao đồng-bào tôi có mặt ở đây! Và sự ra đi này kéo dài hơn một thế-hệ rồi, mà đến bây giờ hàng ngày đi ngang Tòa Đại-Sứ Mỹ ở Sài-Gòn vẫn còn lũ-lượt người chờ đợi một tấm vé đặt chân vào Mỹ! Dù đất nước Việt tôi im tiếng súng đã lâu! Từ khi tôi chưa chào đời!!!
Tôi muốn đến Mỹ xem coi có phải đó là Thiên-Đường không? Mà đồng-bào tôi, bạn bè tôi sau khi định-cư vài năm có trở về thăm quê, họ như một con người khác! Lịch-sự, nhã-nhặn! Có kiến-thức giỏi-giang hơn rất nhiều!!! Tôi tự hỏi điều gì đã làm nên đôi hia bảy dặm đó?
Tôi muốn đi để hỏi các cô gái lấy chồng“Việt Kiều Mỹ” niềm vui rạng-ngời hơn các cô gái phải bán thân đi Đài- Loan, Hàn-Quốc, Campuchia?
Tôi muốn đi để thấy, để biết Tổng-Thống Mỹ có phải ông Trời không? Mà sao cả thế-giới phải nghe-ngóng, chờ-đợi mỗi mùa bầu-cử Tổng-Thống Mỹ?
Và tôi muốn đi để hỏi các Chú Bác những chiến-hữu của Ba tôi ngày xưa, được chìa khóa HO để đến thiên-đường nước Mỹ! Có còn nhớ đến bạn bè chiến hữu, quê hương hay không? Mà sao ai cũng chen chân bỏ lại“chùm khế ngọt!" mà hân-hoan làm kẻ lưu-vong???
Tôi muốn gặp những người cùng lứa tuổi tôi là Người Mỹ Gốc Việt để thử xem cách xa hai nửa bán cầu, tuổi trẻ có gì giống và khác nhau?
Cuối cùng, tôi muốn đi để xem vì sao, hấp lực gì mà hàng triệu người miền Nam đổ xô ra biển không định-hướng những năm sau 1975 đến những năm 1990 và tiếp-tục đến bây giờ bằng nhiều cách?
Nhưng đường đến nước Mỹ với mình chắc xa diệu-vợi! Thôi thì các Chú, Bác, anh em đồng-bào ở Mỹ có ai còn tâm- tình với những người bên này vui lòng trả-lời dùm tôi, một thanh-niên 30 tuổi những câu hỏi vừa nêu, để tôi khỏi khắc- khoải về một nước Mỹ vô cùng lạ-lẫm, và thần-kỳ! Nếu vậy, thì âu cũng là một niềm vui lớn rồi! Chứ chưa dám nghĩ ngày nào đó mình đạt chân đến Mỹ quốc!!!
Mong lắm thay!
Gửi Hao Van (Nguyễn Hoàng 64-71)
Cám ơn Hảo đã gửi cho cô bài đọc của Nguyen Giang.Cô mạo muội có vài ý nghĩ như sau và cô gửi cho Hảo đầu tiên.Và cô nhờ Hảo gửi cho các bạn xa gần nếu Hảo thấy bài cô viết hữu ích.
Trước hết xin phép em Giang cho tôi được gọi em như thế.Đại danh từ nầy tôi cũng thường dùng để gọi các em học trò của tôi.
Tôi xin giới thiệu tôi sinh năm 1946 và đã lớn lên trong cuộc chiến tranh vừa qua. Tôi cũng hơi thắc mắc vì thấy em nói là em 30 tuổi và có Ba đi Mỹ theo diện HO vì tôi thấy thường thì con những người đi HO khó mà trẻ như em.
Trong bài viết của em tôi thấy em nêu các lí do vì sao em muốn đến Mỹ. Trong lúc đó tôi trong phần giới thiệu thì lại nói là đây là bài dự thi viết về nước Mỹ. Thành ra tôi cũng có bỡ ngỡ đôi chút vì nội dung của bài nầy không phải là “viết về nước Mỹ” mà là “tại sao thiên hạ ưng đi Mỹ”.
Sau đây tôi xin nói về vấn đề em muốn sang Mỹ để tìm hiểu về nền văn hóa, chính trị v.v… và để hỏi các đồng bào em vì sao họ có mặt ở nước Mỹ. Những chuyện nầy em cũng có thể ngồi ở Việt nam và biết được. Vì ngày nay chúng ta có thông tin trên mạng. Em chỉ cần lên mạng và em có thể tìm thấy tất cả câu trả lời được.
Vì tôi thấy cũng như em viết ở cuối bài là “đường đến nước Mỹ chắc xa diệu vợi” nên tôi nghĩ trước hết em nên tìm hiểu vấn đề tại Việt Nam. Sau đó, khi có cơ hội, em sẽ sang Mỹ bổ sung những điều thiếu sót và cập nhật các thông tin. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Tôi không phủ nhận giá trị của những chuyến tham quan thực tế, nhưng để đạt hiệu quả tối đa, chúng ta nên có những chuẩn bị trước khi ra đi.
Ở Việt nam cũng có rất nhiều chuyên gia nghiên cứu sâu về văn hóa, chính trị, kinh tế v.v của nước Mỹ và tôi nghĩ rất nhiều quý vị nầy hiện đang giảng dạy tại Đại học hay đang thực hiện các công trình nghiên cứu về các nội dung trên và tôi nghĩ họ có thể giúp em rất nhiều trước khi em lên đường đi Mỹ.
Ngoài ra trình độ tiếng Anh là một điều rất quan trọng. Đó là chiếc chìa khóa vàng giúp em đi vào nước Mỹ và thành công trong các nghiên cứu học hỏi của em tại đây và tôi không biết em đã chuẩn bị sẵn sàng chưa vì ở Việt nam cũng có rất nhiều giáo viên giỏi và sách vở dụng cụ tốt để giúp em thực hiện điều nầy.
Sau đây tôi xin trả lời ngắn gọn và lần lượt các câu hỏi của em. Có thể tôi làm em thất vọng vì trong bài viết của em, em có nói là em mong các Chú Bác ở Mỹ trả lời cho em mà tôi thì ở Việt Nam chứ không ở Mỹ. Em cũng có nói là em muốn sang Mỹ để biết vì sao đồng bào của em có mặt tại đây hoặc để biết vì sao các cô gái lấy chồng Mỹ có niềm vui rạng ngời hoặc Tổng thống Mỹ có phải ông Trời không v.v… Thành thử tôi chỉ viết ra đây các câu trả lời cho em và thân mến tặng em làm món hành trang cho em trước khi em sang Mỹ để thỏa tâm nguyện của em.
1.
|
Tại sao đồng bào của em có mặt tại Mỹ và sự ra đi nầy kéo dài hơn một thế hệ rồi và đến nay vẫn còn tiếp tục?
|
|
Trả lời:
|
|
Họ ra đi vì họ không thích chủ nghĩa cọng sản và vì kinh tế
|
2.
|
Nước Mỹ có phải là thiên đàng không?
|
|
Chắc chắn là không. Vì thiên đàng phải là nơi con người không còn đau khổ. Ở Mỹ vẫn còn đau khổ vì bệnh tật, thiên tai, khủng bố v.v..
|
3.
|
Vì sao bạn bè bà con của em sau khi đi định cư vài năm thì thay đổi. Họ lịch sự, nhã nhặn hơn v.v…
|
|
Trả lời:
|
|
Vì phú quý sinh lễ nghĩa và bần cùng sinh đạo tặc
|
4.
|
Tại sao các cô gái lấy chồng Việt Kiều Mỹ niềm vui rạng ngời?
|
|
Vì cuộc sống của họ được đảm bảo hơn về mặt kinh tế
|
|
Tôi không ghi phần sau của em là “hơn các cô gái phải bán thân đi Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia” vì “ lấy chồng” và bán thân là điều khác nhau nên không so sánh được. Lẽ ra em nên viết là “hơn các cô gái lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc và Campuchia”
|
5.
|
Tổng thống Mỹ có phải ông Trời không?
|
|
Tất nhiên Tổng thống Mỹ không phải ông Trời nhưng đó là người lãnh đạo một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới và những quyết định ở Mỹ có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn cầu.
|
6
|
Các chiến hữu của Ba em ngày xưa có nhớ bạn bè, chiến hữu, quê hương không? Sao lại chen chân bỏ lại “chùm khế ngọt” mà hân hoan làm kẻ lưu vong?
|
|
Nhớ chứ. Ai lại không nhớ quê hương bạn bè. Nhưng đành chọn quê hương thứ hai vì chùm khế ngọt nhưng các Chú Bác không được ăn mà ai đâu họ ăn hết nên các Bác các Chú đành phải làm kiếp lưu vong.
|
7.
|
Tuổi trẻ cách xa hai nửa bán cầu có gì giống nhau và khác nhau?
|
|
Giống nhau vì cùng lứa tuổi. Khác nhau vì văn hóa, chính trị, kinh tế v.v..không giống nhau.
|
8
|
Vì sao mà hàng triệu người Miền Nam đổ xô ra biển không định hướng những năm sau 1975?
|
|
Xem câu số 1
|
Nhân đây em cho tôi gửi lời xin lỗi đến các Chú Bác và bạn bè em vì tôi đã trả lời trước những câu hỏi mà em chỉ dành cho họ.
Kính chào em và chúc em thành công trong việc thực hiện ước mơ.