Mạc Ngôn

Mạc Ngôn

Dương Hoàng Mai

Tin báo giải Nobel Văn Chương 2012 được trao  cho  ông Mo Yan
( Mạc Ngôn) đã gây nhiều tranh cãi sôi nổi  trong giới  báo chí, văn chương thế giới .
Ở Đức cũng như ở  Việt Nam, nhất là  từ  Trung quốc  xuất hiện các nhóm phê phán, phản đối  và  nhóm bênh vực. Nhóm  phản  đối  trao giải thưởng  ở  Đức đã nhắc đến việc ông Mo Yan  trong Hội chợ sách Năm 2009 tại Frankfurt đã bỏ  ra khỏi hội trường  khi hai nhà văn có chính kiến đối lập với nhà cầm quyền Trung Cộng, Dai Qing và Bei Ling  muốn vào phòng tham dự .
Việc này khiến người ta liên tưởng đến  thái  độ ghẻ lạnh và chống đối  kịch liệt của nhà  thơ Tố Hữu khi xưa ở vị trí  lãnh đạo Hội văn nghệ sĩ Việt nam đối với những đồng nghiệp thuộc nhóm  Nhân văn giai phẩm .


Giới báo chí   Đức đã nhận định  Mo Yan không chỉ là nhà văn, mà còn là  người nằm trong bộ máy cầm quyền Trung Cộng, ông đã ở  cùng với đám Hồng vệ binh trong suốt thời gian  triển lãm sách tại Frankfurt.



Yu Jie, người đấu tranh cho nhân quyền, cũng là nhà văn,  đã lên tiếng  phản đối quyết liệt :
Tôi nghĩ, không thể nào trao giải Nobel  cho một người  ca tụng Mao Zedong ,cho dù tác phẩm ông ta có được quảng bá rộng trong quần chúng như thế nào đi nữa „


Khi viết về việc Mo Yan  ca ngợi Mao chủ tịch giới báo chí  Đức đã dùng  từ ngữ  xuất phát từ tiếng Tàu : Kotau ( khấu đầu) :  quỳ phục trước ngai vàng ( hay quyền lực).

Yu Jie  là thành viên của Hội Văn bút độc lập  Pen và  ông Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba ),người được nhận giải Nobel hòa bình, hiện đang ngồi trong tù là đại diện danh dự của PEN .


Ông giám đốc hội văn bút P.E.N ở Hồng Kông,Patrick Poon đã ghi  trên Twittter:  „ Sách của Mo Yan  chỉ có thể dùng để ..chùi đít „


(„Seine Bücher können dazu benutzt werden, um sich das Hinterteil abzuwischen.“).
Việc  các nhà văn đối lập Trung Cộng  lên tiếng mạnh mẽ phản đối Mo Yan khiến nhắc nhớ việc nhà văn Alexander Solschenizyn ( tác giả Tầng đầu địa ngục ), nhà văn Nga được giải Nobel Văn chương năm 1970, đã phản đối việc trao  giải Nobel văn chương  cho Michail Scholochow , nhà văn hàng đầu  trong chế  độ Xô Viết  ( tác giả quyển Sông Đông êm đềm)  . Ông đã  tố cáo  Scholochow đạo văn  của Fjodor Krjukow, một nhà văn dân tộc  ít người vùng Kosak qua tác phẩm Sông Đông êm đềm.

Những điều tra sau này cho thấy  việc tố cáo trên là phản ứng đánh trả lại những đòn  mà Scholochow đã giáng xuống Solschenizyn.
( xem tài liệu trích dẫn).


Qua đó cho thấy , ở đây không còn là văn chương nữa mà là chính trị.

Elke Heidenreich, nhà văn và cũng là  nhà phê bình  được giới văn chương  Đức yêu thích, khi nghe  báo tin  giải Nobel Văn chương 2012 dành cho Mo Yan đã quả quyết: 


Đây chỉ là một  quyết định  bị chi phối  bởi chính trị, thật sự chỉ là một giải thưởng về chính trị.
Chính trị ở đây được hiểu là nhằm xoa dịu nhà cầm  quyền Trung Cộng qua việc đã trao giải thưởng Nobel Hòa Bình cho Lưu Hiểu Ba (trái  với  thái độ tiếp nhận giải Nobel văn chương 2012  ,Trung Cộng đã giận dữ bảo giải thưởng Nobel Hòa Bình 2.000 là một “trò hề chính trị”
phản ảnh tâm lý chiến tranh lạnh cũng như xâm phạm  quyền tư pháp của Trung Cộng )


Nhà văn Georg Diez chuyên viết mục bình luận văn chương trên báo Spiegel -Đức đã viết  việc trao giải Văn chương Nobel cho một người xu  thời (Opportunismus) như Mo  Yan,  không là một  quyết  định chứng thực đạo đức.


Ông  đặt câu  hỏi  rằng các tác  phẩm văn chương của một nhà văn  xứ Bayern – Herbert Achternbusch cũng đã kết hợp huyền thoại  với thực tiễn,
hòa lẫn Lịch sử  chung với  Hiện đại, pha trộn tưởng tượng và  thực tế,   khiến  chúng cũng giống như những tác phẩm  của William Faulkner và Gabriel Garcia Marquez, nhưng sao chúng không được nhận giải thưởng ?


Nhà nghệ sĩ khác chính kiến và đang gặp khó khăn với chính quyền Trung Cộng, Ai Wei Wei phát biểu trên báo Spiegel :
Ông ta có thể là một nhà văn tốt . Nhưng ông ta không phải là gương  mặt đại diện trí thức cho thời đại ngày nay ở Trung Quốc.

Một nhà văn không nói  đến thực  tế xã hội là kẻ nói dối“

Danh từ „ Trí thức“  ( Intellektueller ) Ai Wei Wei  nhắc đến có lẽ chỉ  nhóm „Trí thức phản biện „ :
„Intellectuels trong tiếng Pháp được dùng chỉ nhóm nhà văn, giáo viên, nghệ sĩ nổi tiếng về học thuật, họ phê phán nền chính trị và trở thành trung tâm ý thức xã hội đương thời. 
Trách nhiệm nhóm trí thức này theo Chomsky đã tuyên bố là :
Nói lên sự thật và vạch trần dối trá của chính quyền“


“ Thực tế xã hội“   có xuất hiện  trong những  trang sách của Mo Yan, nhưng phần lớn được Mo Yan biến hóa thành  những huyền ảo, hư cấu như chuyện cổ tích dân gian.


Và không hề có lời phê phán  nhà cầm quyền. Bình luận về điểm này,  giới báo chí Đức đã ghi :
Mo Yan  kể lể những lỗi lầm và sự tha hóa của nhà cầm quyền Cộng sản, nhưng không đụng chạm đến  họ.


Và như thế đã đạt yêu cầu rồi, những người bênh vực cho Mo Yan bảo, dù vì ông ấy  là nhà văn và nhà văn thì chỉ cần viết thật hay .
Ý  kiến trên dẫn đến tranh luận đã có từ bao năm nay:  Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?


Thực tế  cho thấy,  không thể tách rời  hai lãnh vực này,  vì văn học chỉ là một bộ phận của Nhân văn.


 Tất cả các  tác phẩm văn chương có giá trị  đều có tính nhân bản, đạo đức.
Tác phẩm  văn chương  viết thật nghệ thuật  và dùng nghệ thuật để  che đậy phần nào Sự thật,  khó được công nhận  có giá trị đạo đức.

Đặc biệt trong các tác phẩm của Mo Yan người ta không phân biệt được đâu là tốt , đâu là xấu, đâu là kẻ tiểu nhân, đâu là người hùng ,
vì chúng được tạo dựng  một cách ẩn hiện mập mờ qua cách hành văn hư ảo mà hiện thực.


Điều này nhà thơ Liao Yiwu  ( Lưu Diệc Vũ ) cũng đã nhắc đến,  khi bàn luận về Mo Yan:
Đầu tiên phải là sự thật  rồi kế  đến mới là văn chương“.
( „Erstens kommt die Wahrheit, zweitens die Literatur“)


Hội Các nhà xuất bản sách tại  Đức đã tán thành  ý trên qua việc  trao giải thưởng Hòa Bình cho  Liao Yiwu cùng lúc với  giải Nobel được phân phát.
(Và có lẽ đã làm nhà cầm quyền Trung Cộng mất vui phần nào)


Ông  Liao Yiwu đã  trả giá cho tác phẩm đối lập của mình bằng 4 năm tù, một gia đình tan tác và việc  từ bỏ quê hương trốn sang Đức.

Nhưng do Mo Yan  đã tả lại trung thực những tàn ác của chiến tranh , nên nhà văn phản chiến Nhật , Kenzaburô Ôe, người được giải Nobel văn chương 1994 đã bảo:
„ Nếu tôi được phép chọn người để  trao giải Nobel  Hòa Bình thì tôi sẽ chọn Mo Yan „.


Nhiều nhà văn nhắc điểm Mo Yan đã  cho thế giới thấy quê hương ông, một làng nhỏ ở Sơn Đông -Trung quốc,  như thể họ quên rằng trước đó, nhà văn Pearl S. Buck, người được giải Nobel văn chương 1938 cũng đã cho thế giới thấy cuộc sống người dân Trung hoa, với những phong tục tập quán truyền thống  rất sâu.


Trung cộng đã tiếp nhận  giải Nobel Văn chương của Mo Yan  như thành  quả đạt được của nhà cầm quyền Trung quốc .

Tin Mo Yan   được giải thưởng  Nobel Văn chương nhanh chóng là  niềm vui ,  niềm  tự hào ở nhiều người dân Trung Quốc  .

Cách chào đón  ca ngợi  Mo Yan khác hẳn cách nhà cầm  quyền  Trung quốc đối xử với nhà văn  Gao Xingjian (Cao Hành Kiện )
người  được giải Nobel Văn chương vào năm 2000 .


Cho thấy sự thật gần  như trái ngược  khi so  sánh con  đường sự nghiệp, cũng như  quan điểm đạo đức  hai nhà văn :
„Một gương mặt  đại diện cho dòng văn học lề phải,tuân theo đường lối lãnh đạo của Đảng  và một  đại diện cho dòng văn học chống đối, không khuất phục trước quyền lực.“


Nghệ thuật phục vụ đời sống xã hội, nhưng trong các nước có chế độ Cộng sản, nghệ thuật còn được sử dụng  cho mục đích chính trị 
và được biết đến với khái niệm khác : „ Hiện thực xã hội „ 
(Socialist realism) .


Phản ánh xã hội theo đường hướng này đồng nghĩa với phản ánh  tư tưởng chỉ đạo của Đảng CS hay theo “  đúng đường lối Cách mạng“.


Văn chương phản ánh hiện thực“  qua „ Văn chương  vị  văn chương „ dưới một cái tên mới „ Huyền ảo hiện thực“ (halluzinatorischem Realismus) của một nhà văn đang sống nơi có kiểm duyệt gắt gao được xem là hướng  linh động, uyển chuyển .


Có lẽ đây là điểm thuyết phục để  trao giải thưởng Văn chương Nobel 2012 cho Mo Yan.
Trong những năm sau này  tại  Trung Cộng tình hình kiểm duyệt  văn chương  bớt gắt gao,
qua đó cho thấy tình hình chính trị có thay đổi .

Và người ta đang chờ  những thay đổi  của Trung Quốc sau  cuộc bầu cử  vào tháng 11 sắp tới .
Những đổi thay ở Trung quốc chắc chắn dẫn đến những đổi thay tại Việt Nam.


Trước mắt , tác giả „ Ma chiến hữu“ đã trở thành nhà văn  được  các nhà văn lề phải  tại Việt nam ca ngợi công khai so với thời gian trước đây.
Rất tiếc  những  lời  ca ngợi có khuynh hướng một chiều,  nên 
vị nghệ thuật“ ở đây có vẽ  đồng nghĩa  với „ quỵ lụy quyền lực“ (từ ngữ TQ: Kotau).


Vì trước sau „ Ma chiến hữu“ vẫn là tác phẩm ghi kể  lại
„Cuộc chiến tranh mà trong đó Việt nam là kẻ xâm lược và các chiến sĩ VN là những kẻ thù cần phải tiêu diệt “

T
hật thú vị nếu có  nhà văn nào ở Việt nam  theo gương Mo Yan  để  viết nên một quyển „Ma Biên giới „  trong đó những hồn ma người lính Việt Nam đã chết tại biên giới 1979-1989  hiện về  kể lể  họ đau khổ như thế nào trước cảnh đất nước đang cùng nhau vị nghệ thuật „
và se sẽ chép miệng bảo:


Chốn quê nhà  hiện  nay thật sự  là
„Mảnh đất lắm người nhiều ma“
…nên không còn  chổ dành cho chúng tôi nữa….“

 
Dương Hòang Mai
Munich
31.10.2012


Tài liệu tham khảo
1) Thành công bất ngờ của Mo Yan
2) Hai giải thưởng sai lầm
3) Sách để ..chùi đít
4)     Ai Weiwei  phê phán việc trao giảicho MoYan
5) Hãy dẹp giải thưởng Văn Chương Nobel
6) Mạc Ngôn giải tỏa „mặc cảm Nobel“ cho Trung Quốc
http://vtc.vn/13-351608/van-hoa/mac-ngon-giai-toa-mac-cam-nobel-cho-trung-quoc.htm
7) Gửi  Mạc Ngôn
http://lthuong.vnweblogs.com/post/7232/385307
8) Michail Scholochow
http://de.wikipedia.org/wiki/Michail_Alexandrowitsch_Scholochow
9)Alexander Solschenizyn
http://de.wikipedia.org/wiki/Alexander_Issajewitsch_Solschenizyn
10) PEN : http://de.wikipedia.org/wiki/P.E.N