Tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump trước các thách đố đối nội và đối ngoại.



 LS Lê Trọng Quát
Tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump
 trước các thách đố đối nội và đối ngoại.

Khác với các vụ thay đổi người lãnh đạo Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 20, cuộc thắng cử của ông Donald Trump, tổng thống thứ 45 của cường quốc số một thế giới vào đầu năm tới, quả là một sự cố đặc biệt, không những đối với nước này mà còn đối với cả cộng đồng quốc tế.
 
Các nước đồng minh, bạn lâu đời cũng như các đối tác cạnh tranh hay thù địch đều chờ đợi ông Trump, nay đã chính thức chuẩn bị đăng quang, làm sáng tỏ các chính sách đối ngoại về nhiều lãnh vực của chính phủ Hoa kỳ mà ông sẽ lãnh đạo. Sự chờ đợi, hồi hộp đối với một số quốc gia bạn lẫn thù, dễ hiểu vì hai lý do:
1-trong suốt cuộc tranh cử, ông Trump đã công bố một chính sách đối ngoại nói chung gần như là cô lập (isolationisme), bảo trọng (protectionisme), làm cho nhớ lại chủ thuyết cô lập Monroe của tổng thống James Monroe  1758-1831) hai thế kỷ trước, khi  Hoa kỳ vừa kết thúc cuộc chiến tranh giành độc lập với Anh quốc và tranh đấu với Tây Ban Nha để giành đất và mua lại lãnh thổ của Pháp trên đất Mỹ. Ý đồ của ứng cử viên Donald  Trump, nếu thực hiện, sẽ là một sự cố lớn trong toàn cầu như sẽ trình bày tiếp.

2- thế nhưng, khi đối diện với thực tế chính trị trong trách nhiệm của mình, đa số người trúng cử thường “ điều chỉnh” lại các lời tuyên bố hứa hẹn của mình. Phần lớn những hứa hẹn trước cốt nhằm quyến rủ cử tri ít khi được thực hiện hoàn toàn như kinh nghiệm đã chứng tỏ ở nhiều quốc gia dù là quốc gia dân chủ ở Tây phương. Ông Trump đã bắt đầu điều chỉnh một số lãnh vực sẽ được trình bày sau đây.

Lật ngược tình thế đã hầu như tuyệt vọng trong mấy tuần lễ cuối cùng của cuộc vận động tranh cử, Donald Trump đã làm cho dân chúng Hoa Kỳ nói riêng và cả thế giới sửng sốt.Nhà tỉ phú địa ốc ở Nữu Ước đã trở thành Tổng Thống thứ 45 của cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, một sự cố trước đấy ít ai tin dù một số đông người Mỹ trong thâm tâm mong muốn. Đa số thầm lặng đã thắng lợi vẻ vang và đối thủ, bà Hillary Clinton, đã gọi điện thoại ngay sau khi kết quả vừa công bố, công nhận sự thất bại của mình, khen ngợi ông Donald Trump và hứa sẳn sàng cộng tác.
Lý do thắng cử của Trump -
Không  phải một mà có nhiều lý do :   
1- Trump khai thác, khích động và đang lãnh đạo được cuộc ”vùng dậy” của các tầng lớp nông dân và thợ thuyền đã và đang gặp nhiều khó khăn về nghề nghiệp hay thất nghiệp, một phần giới trung lưu và thấp hơn tự xem như bị bỏ rơi bởi tầng lớp lãnh đạo cách biệt ở Hoa Thịnh Đón mà bà Clinton là một tiêu biểu cùng với chồng ……………………………………………
2- Sự phục thù của giới bình dân da trắng tích lũy từ thắng lợi của Obama lai đen 8 và 4 năm trước, cùng phe với Clinton, và thêm vào sự ủng hộ quá lố của vợ chồng Obama dành cho Clinton trong cuộc vận động tranh cử đã gây phản ứng bất bình của nhiều cử tri, bất lợi cho chính bà Clinton.………………………..
3- Tư cách tầm thường, khả năng kém khi làm ngoại trưởng qua các vụ: vụ sát hại đại sứ Mỹ và nhân viên ở Benghazi (Lybie), không giải quyết được các vụ tham dự của Mỹ ở Lybie, Afghanistan, vụ lưu trử riêng các tài liệu công …….
4- Theo ông Trump, bà Clinton đã lợi dụng chức vụ ngoại trưởng, lem nhem tiền bạc trong Fondation của Clinton, cả hai vợ chồng đều lo làm tiền, hơn là theo đuổi một lý tưởng chính trị, ……….
5- Bà Clinton bị xem như thiếu thành thật và thừa kiêu căng…….
6 Các thất bại của Obama cùng phe phái với Clinton, hứa hẹn nhiều mà không thực hiện được ( change, change, thay đổi, thay đổi: chủ đề tuyên truyền tranh cử tổng thống của Obama).

- Những yếu điểm của Trump khá nhiều ( chính trị, đời tư, ……..) được bỏ qua phần nào nhờ các nhược điểm của Clinton và Obama bị phe Trump khai thác tối đa………………..
Mặt khác, Trump đề ra các chính sách nghe qua thích hợp với khát vọng của một số thành phần quần chúng và có cái dáp ứng được nhu cầu quốc gia nhưng xét kỷ chưa chắc sẽ thực hiện được vì nhiều lý do khác nhau như vượt ra ngoài quyền hạn của tổng thống một mình hay vượt quá khả năng quốc gia, hoặc không thực tế, hoặc trái với hiến pháp và luật pháp quốc gia, hoặc không đúng với luật pháp quốc tế như :
Đối nội :
·         Xây bức tường ở biên giới Mễ,  khó làm được vì quá dài hơn 3 ngàn km, quá tốn kém và gây tai tiếng về mặt chính trị trong nước và trên thế giới, dư luận đã nhắc đến « bức tường Bá Linh ô nhục »…………………..
·         Giải quyết 11 triệu dân ở lậu, nói dễ làm khó. Ngay giai đoạn đầu với 3 triệu giam giử, trả về nước họ, đã là một thử thách khá lớn ……………………..
·         Cấm vào Mỹ người Hồi giáo sẽ đụng chạm đến nguyên tắc phổ cập toàn cầu lên án sự kỳ thị tôn giáo…………………
·         Bỏ quyền được quốc tịch dựa trên nơi sinh (droit du sol) mà đa số các quốc gia dân chủ chấp nhận từ lâu.
·         Không nhận người tị nạn đến từ Syrie trong lúc Liên Âu và Liên Hiệp Quốc đã và đang nổ lực giải quyết vấn đề vì lý do nhân đạo không thể bỏ qua được.
·         Tạo việc làm: tu bổ, mở mang hạ tầng cơ sở, làm khó việc di chuyển xi nghiệp ra nước ngoài, có thể được phần nào…..
·         Phát triển khai thác các nguồn năng lượng than và năng lượng hóa thạch mà nhiều quốc gia đã chấm dứt vì phương hại đến môi sinh…………………..
·         Tài chánh : giảm bớt các kiểm soát dịch vụ ngân hàng ban hành sau vụ khủng hoảng subprime, dễ dải cho ngân hàng cho vay , giảm thuế cá nhân và doanh nghiệp đều khả thi……….
·         Xã hội : sửa đổi chính sách trợ giúp y tế  Obamacare ….Tăng lương  giờ tối thiểu lên 10 đô đều khả thi………………….
·         Bổ dụng 1 thẩm phán tối cao « thủ cựu » khả thi
- Quân lực : tăng cường để duy trì vị thế số một của Hoa Kỳ khả thi.…
Đối ngoại : nhiều khó khăn thực hiện
·         Với Trung Hoa : tăng thuế hàng hóa nhập nội, rất hay nhưng sẽ bị trả đủa, thiệt hại cho cả hai bên dù nặng hơn cho TH.
·         Với các nước khác nhân công rẻ tiền, đồng tiền  hạ giá, cạnh tranh bất chính với Hoa Kỳ nên tăng thuế nhập nội ; sẽ bị trả đủa và dân Mỹ phải chi nhiều hơn vì hàng hóa nhập cảng lên giá cao…………………….
·         Khó khăn nữa vì luật lệ thương mãi quốc tế, tự do giao thương, Hoa Kỳ là một thành viên cốt cán của Tổ chức quốc tế thương mãi ( OMC, WTO)………………………..
·         Với Nga : thân thiện nhưng Nga đã và đang đối đầu lấn áp  Liên Âu, đồng minh truyền thống và quan trọng của Hoa Kỳ, can thiệp trắng trợn vào nội bộ Ukraine, Syrie,
·         Vụ Iran, thỏa ước kiểm soát vũ khí hạch tâm xét lại không dễ vì không những Hoa Kỳ mà Liên Âu và Nga đều đồng ký thỏa ước.
·         Vụ Syrie, chống Daesh nhưng không chống El Assad, tổng thống Syrie đã tàn sát hơn 250 000 dân và đang tiếp tục tội ác, gây nên cuộc di dân vĩ đại…………………….
·         Đòi Nhật, Đại Hàn Đức, Ả Rập Saoudite tăng phần đóng góp cho Mỹ  để được tiếp tục bảo vệ ……………..
·         Đòi các nước Âu Châu đóng góp thêm vào  Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (OTAN-NATO) không dễ dàng………….
·         Hủy bỏ các Hiệp ước NAFTA  Với Canada và Mể, hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, phải tùy thuộc quốc hội.
·         Không thi hành COP 21  dù HK là một nước có trách nhiệm lớn về sự hâm nóng trái đất cùng với Trung Hoa, sẽ gặp phản ứng của hầu hết thế giới.
Dù ông Trump đã bắt đầu dấu dịu ngay sau khi đắc cử, sửa đổi trong chiều hướng giảm nhẹ hay chậm thi hành một số biện pháp hứa hẹn với cử tri nhưng như vừa trình bày, những khó khăn, những chướng ngại vật đang còn quá nhiều trên con đường mà có lần ông mệnh danh là cách mạng tái tạo một nước Hoa Kỳ vĩ đại.
Tổng thống đắc cử Donald Trump là một nhà kinh doanh thực dụng (pragmatiste). Ông không lệ thuộc hoặc tôn thờ một chủ thuyết chính trị nào nên được tự do định đoạt con đường mình đi đến đích. Mục đích của ông khá hấp dẫn đối với dân chúng Mỹ. Nhưng Hoa Kỳ không thể nào vĩ đại được nếu còn phảng phất trong ký ức chủ thuyết Monroe của hai thế kỷ trước. Cũng không thể « rào dậu » quốc gia mình được trong một thế giới mà hai lãnh vực kinh tế, thương mãi ……đã được toàn cầu hóa (globalisé) mà trong đó, Hoa Kỳ là một đầu tàu chính cùng với Liên Âu, Trung quốc, Nhật bản………………
Đứng hàng đầu xuất cảng nhiều sản phẩm kể cả chất xám khắp thế giới, do khả năng lao động, kỷ thuật cao, thật khó tưởng tượng nhiều chục triệu người Mỹ làm việc trong các ngành xuất cảng phải mất việc vì sự trả đủa không tránh được của thế giới nếu Hoa Kỳ nâng cao hàng rào quan thuế . Tỷ lệ thất nghiệp sẽ là 7 đến 8% chứ không thấp như bây giờ khỏng 5%.
Từ sau Đệ Nhị thế chiến 1940-1945, hiện tượng liên-lập (interdépendance) của các quốc gia, cộng tác dựa vào nhau để phát triển và duy trì hòa bình, trong và ngoài khuôn khổ Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1945 đã chứng tỏ tốt hơn và thực tế hơn khái niệm độc lập (indépendance) cứng nhắc đối với các nước đã độc lập từ lâu đời.
Ngay đối với siêu cường Hoa Kỳ, nếu cô lập, nếu bảo trọng, nếu Liên Âu phải buộc lòng sát cánh với Nga vì Hoa Kỳ không còn là một đồng minh nữa, nếu các nước Á Châu – Thái Bình Dương không còn trông cậy được vào cái dù che chở phần nào của Hoa Kỳ mà phải ngã theo Trung Cọng, nếu Bắc Hàn tiếp tục sản xuất vũ khí nguyên tử, hạch tâm nhắm vào Hoa Kỳ,nếu Canada và Mễ hết cộng tác với Hoa Kỳ sau khi Thỏa Ước NAFTA bị hủy bỏ, nếu Thỏa ước Đối tác thương mãi Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị bỏ rơi……chắc chắn Hoa Kỳ sẽ hết là một đại cường và biết đâu một ngày nào đó, các nước thù địch từ Âu sang Á sẽ là một mối nguy lớn cho chính Hoa Kỳ.
Thế nhưng, ra khỏi các cân nhắc địa lý chính trị, dù có phạm phải một số sai lầm quan trọng gây hậu quả tai hại cho một số quốc gia, cho đến bây giờ Hoa Kỳ vẫn là một trụ cốt bảo vệ hòa bình và an ninh cho phần lớn địa cầu. Sứ mạng cao quí và nặng nề này đã được thi hành qua hai cuộc Thế chiến I và II và cũng sau đó Hoa Kỳ đã gián tiếp giử được thế giới tự do tồn tại qua cuộc chiến tranh lạnh kéo dài nửa thế kỷ.
Chủ trương thực dụng của tân tổng thống Donald Trump cần phải được điều chỉnh để cho quốc gia của ông không đánh mất vị thế của mình trên trường quốc tế đồng thời tiếp tục phát triển thịnh vượng.
Bảo vệ hay đánh mất cái ý nghĩa thiêng liêng của quá trình lập quốc và tính đa chủng thiết yếu của Hoa kỳ, là cả một thách thức lớn lao cho chính quyền Trump. Cho đến nay, chưa có một quốc gia nào trên thế giới thực hiện được một sự kết hợp hài hòa, phong phú, nhiều chủng tộc đến từ khắp nơi thành một đại khối dân tộc hữu hiệu, yêu nước cùng nhau tận tụy phục vụ cho xứ sở của mình như Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Vì vậy, không thể do một số tranh chấp, đố kỵ, lỗi lầm, thành kiến hay quyền lợi phe nhóm, màu da, mà hoạch định cả một chính sách mang màu kỳ thị chủng tộc nguy hiểm. Ông Trump cần phải cấp tốc xét lại chính sách đang manh nha này, rất nguy hiểm cho tương lai của nước Mỹ.
Đến hôm nay, có thể nhận thấy một sự dấu dịu trong những lời tuyên bố của ông Trump. Ông đang thành lập tân nội các và đã chọn được ba  nhân vật vào các chức vụ then chốt : cầm đầu  Hội Đồng An Ninh Quốc gia là tướng hồi hưu Michael Flynn, Cơ quan Trung Ương Tình Báo (CIA) là dân biểu đảng Cộng Hòa Mike Pompeo, và Bộ Trưởng Tư Pháp là Jeff Sessions. Chỉ có Cố vấn chiến lược Stephen Bannon là bị dư luận công kích vì ông này là một tiêu biểu của chính sách cực hữu được sự ủng hộ của Ku Klux Klan, một tổ chức thành hình từ giữa thế kỷ 19 nay đã hoạt động trong bí mật, chủ trương kỳ thị chủng tộc tuyệt đối nhưng ông ta lại là người tin cậy nhất và cố vấn quan trọng nhất của ông Trump cho đến bây giờ.
Thắng lợi trong cuộc bầu cử vừa qua đã dọn đường cho ông Trump bước vào một hành trình nhiều chông gai hiểm trở. Nhiều hơn tất cả các vị tiền nhiệm vì quá trình hoạt động nghề nghiệp của ông và nhất là vì những quan điểm chính trị cứng rắng đến cực đoan của ông.

Với Việt Nam : bỏ Hiệp ước đối tác mậu dịch xuyên Thái Bình Dương và    không đề cập vụ Trung Cọng lấn áp Biển Đông……………
là những tín hiệu cho biết    mối quan tâm của ông hoàn toàn có tính cách thực dụng. Từ đấy, vụ Trung Cọng lấn ép các nước trong vùng Biển Đông không làm cho ông chú ý nhiều lắm miễn là sự giao thông đường biển, đường bay của tàu thủy và phi cơ Hoa Kỳ không bị TC cản trở. Những vấn đề nhân quyền, dân chủ, tự do của các quốc gia trong vùng Đông Nam Á không thể gây phiền phức và ảnh hưởng đến những toan tính của ông liên quan đến các quyền lợi cụ thể, thiết thực của nước ông.Những người lãnh đạo Việt Nam XHCN    chắc đã linh cảm điều này.

Đồng bào ta trong nước và ở hải ngoại cần phải xem lại các chiến lược tranh đấu của mình cho thích ứng với các yếu tố mới do sự thay đổi lãnh đạo ở Hoa kỳ với một vị cầm đầu Nhà Trắng xuất phát từ giới kinh doanh «  thực dụng ».
Đồng bào ta, người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ, không nên quên rằng tổng thống Nixon của đảng Cộng Hoà là tổng thống Mỹ đầu tiên đến Hoa lục thăm và đàm luận với Mao Trạch Đông năm 1972, dù là để kéo họ Mao theo Mỹ chống Nga Sô nhưng với cái giá quá đắt mà Việt Nam Cộng Hòa phải trả : bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi với Hiệp định Paris 1973 do ngoại trưởng của ông, cáo già Kissinger, dàn dưng với Cộng sản Bắc Việt, chấp nhận cho 100.000 cọng quân ở lại Miền Nam để đánh đổi 3000 tù binh Mỹ và rút toàn bộ quân Mỹ và đồng minh của VNCH ra khỏi Miền Nam. Các vi phạm trắng trợn Hiệp định Paris của CSBV tấn công đánh chiếm Miền Nam cũng bị Hoa kỳ nhắm mắt làm ngơ.
Đảng Dân chủ cũng tàn tệ không kém từ vụ chủ động cuộc đảo chính 1 tháng 11, 1963 dưới thời tổng thống Kennedy đánh sập nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN, giết tổng thống  Ngô Đình Diệm làm suy yếu hẳn Miền Nam cho đến hành động chính trị vô luân không chuyển giao đợt quân viện cuối cùng hơn 300 triệu mỹ kim cho VNCH đặng có thêm phương tiện chiến đấu cần thiết chống lại cuộc tổng tấn công của CSBV mùa xuân 1975.

Thời gian trôi qua, lệnh cấm vận được giải tỏa, nhị vị Tổng Thống Hoa Kỳ Bush và Clinton, Cộng Hòa và Dân Chủ, đã khăn màu áo gấm Việt Nam chỉnh tề hoan hỉ thăm nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ! Với tân tông thốngDonald Trump, đồng bào chúng ta ở trong và ngoài nước càng phải dựa vào sức mình trong công cuộc cứu nước và dựng nước.

Paris, 21 tháng 11, 2016
LS Lê Trọng Quát
Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết Việt Nam


Bị chú : Bài  này được viết lại đầy đủ hơn nội dung buổi phỏng vấn ngày 20 tháng 11, 2016 trên Đài Việt Nam Hải Ngoại phát thanh từ Hoa Thịnh Đốn.