GS Thái Công Tụng
Bài này bàn về sinh thái nhân văn theo quan điểm hệ thống, theo đó gia đình bị chi phốibởi nhiều hệ thống khác nhau: hệ thống văn hoá, chính trị, kinh tế .. Đã nói về hệ thống là
nói ngay đến các tương quan, tương liên, tương thuộc giữa các thành viên trong gia đình,
giữa các thành viên với xã hội gần (bà con), xã hội xa (làng nước, học đường, bạn bè ..)
Các quan hệ tương trợ :
-cộng sinh (symbiosis) là cả hai bên đều có lợi:
.cộng sinh giữa anh chị em: chị giúp em nhưng cũng đồng thời hiểu thêm bài
.cộng sinh giữa ông bà và cháu: ông bà giúp đỡ giữ cháu để bố mẹ đi làm vừa vui tuổi
già, nhưng con cũng đưa cho cha mẹ tiền tiêu như một ủy lạo giữ trẻ ông bà còn có thể
giúp các cháu như nói chuyện, đưa đón cháu đi học về, kềm bài vở, dạy Việt ngữ vào dịp
hè
Không những ông bà đem lợi ích cho các cháu mà chính ông bà cũng học được ở các
cháu . Vì cần có sự hiểu biết cập nhật hoá của giới trẻ nên qua nói chuyện biết thêm được
đời sống trẻ hiện đại, nhờ vậy ông bà sống trẻ trung hơn, hiểu các thanh thiếu niên hơn và
cảm thấy không bị bỏ rơi tụt hậu. Tóm lại, sự ràng buộc ông bà và cháu là một quan hệ
cọng sinh vì cả hai thế hệ đều có lợi.
. cộng sinh giữa vợ chồng:
Cộng sinh giữa vợ chồng như chồng đứng nấu ăn trong bếp, vợ làm bồi bàn trong một
quán cơm; như chồng cày, vợ cấy trong canh tác đồng áng
-hội sinh (commensalism) là quan hệ giữa hai người nhưng chỉ một bên có lợi cần thiết,
còn bên kia không có lợi và cũng không có hại gì.
Thực vậy, người chồng đi làm kiếm tiền, nhưng nếu không có người vợ lo toan, tính toán
thì cuộc sống cũng không chu toàn
-hợp tác: cũng giống như quan hệ cộng sinh, nhưng không nhất thiết phải thường xuyên
chung sống với nhau . Ví dụ: anh em giúp vốn cho nhau để mua nhà, để kinh doanh, thay
vì ra ngân hàng mượn tiền lãi xuất cao.
2
Anh em giúp nhau khi dời nhà, đau ốm cần anh em nương tựa, lúc hoạn nạn, vui buồn có
nhau. Vô số câu tục ngữ để nói lên anh em, bà con ruột thịt trong gia đình luôn gắn bó
với nhau ’Lá lành đùm lá rách’, ’một giọt máu đào hơn ao nước lã’, ’mười đời chưa rời
cánh tay’ v.v Biết bao nhiêu người sau khi định cư ở nước ngoài, đã tìm cách bảo trợ cho
anh chị em còn ở lại bên nhà hoặc gửi tiền về giúp
Nói đến các hệ thống nhân văn là nói ngay đến hệ thống mở (open system). Khác với
hệ thống kín (closed system), các hệ thống mở nhận năng lượng vào từ ngoài.
Nếu ứng dụng vào gia đình, thì:
-năng lượng ở đây có nghĩa là sự tìm hiểu đối tượng trước hôn nhân, chứ không yêu
cuồng sống vội như trong bài hát:
’tình cho không biếu không, tình là tình khi không mà có, tình là tình nhiều lúc có như
không ..’
Những câu lạc bộ, những giới thiệu, những gặp gỡ, những trao đổi trong Internet giúp
các bạn trẻ có dịp gặp gỡ nhau trên thực tế ngoài đời hay trên thực tế ảo (virtual reality)
để trao đổi quan điểm về tình yêu, về gia đình, về ứng xử lứa đôi, thay vì khi cưới xong
rồi, người chồng và vợ khác biệt nhau, tị nạnh nhau về giữ con, rửa chén, làm giường, săn
sóc hoặc chồng lo T.V., vợ đánh casino. Nếu qua tìm hiểu đối tượng mà thấy không có
mẫu số chung để thành bạn đời thì cũng có thêm được một người bạn ngoài xã hội. Các
thanh niên thanh nữ cần có bạn bè để cùng nhau học tập vui chơi và nếu có bạn khác phái
thì dễ chững chạc hơn, có phong cách cư xử đẹp hơn.
-năng lượng ở đầu vào của hệ thống cũng có thể là niềm tin, tin vào chính mình, tin vào
gia đình vì mất đi niềm tin là mất tất cả. ’Những con mắt buồn phiền xin cấy lại niềm tin’
vì mất đi niềm tin có thể dẫn đến sự tự hủy hoại đời sống và đây cũng là một hiện tượng
xã hội khá phổ biến, do đó cha mẹ phải nói chuyện với con cái trong tình thương mặn
nồng:
Có con thì phải dậy con
Dạy con nên khéo, nên khôn mọi đàng
Lãy lời hơn thiệt bảo ban
Tìm câu êm ái, dịu dàng nhủ khuyên
Dạy con nên thảo nên hiền
Dạy cho em dưới anh trên thuận hoà
- năng lượng ở đầu vào của hệ thống cũng có thể là những lời ru con của mẹ in sâu vào
tiềm thức đứa bé:
Con ơi mẹ bảo con này
Học buôn học bán cho tầy người ta
Con đừng học thói chua ngoa
Họ hàng ghét bỏ người ta chê cưòi
Dù no dù đói cho tươi
Khoan ăn bớt ngủ liệu bài lo toan
Đời
sống tinh thần của đứa bé được nuôi nấng từ những lời ru con, ru mây
vào hồn, từ
những âm thanh mộc mạc, đơn sơ, không màu mè, dạy con từ thuở còn thơ
nhưng thấm
dần với tiếng thời gian . Và chính đây là nguồn dưỡng liệu trong tiến
trình trở thành một nhân cách văn hoá của trẻ em, đúng như nhận xét của
nhà xã hội học Mỹ Packer khi ông
cho rằng: Người ta không đẻ ra người, đứa trẻ trở thành người trong qúa trình văn hoá .
Thực vậy, môi trường đầu tiên để mỗi người tự tác thành là gia đình vì gia đình đem lại
cho trẻ em nhiều kỷ niệm sinh động và các kỷ niệm này chồng chất trong tiềm thức từ
thuở ấu thơ sẽ giúp trẻ em có một văn hoá gia đình. Gia đình đáp ứng nhu cầu tự nhiên về
tình thương, về an toàn tâm lý, ấm áp tình người
-năng lượng ở đầu vào có thể là giáo dục trẻ em, giúp chúng có một nhân cách tốt: biết
thương yêu lẫn nhau, đùm bọc. Giáo dục trẻ em có nghĩa phải để ý từng cá tính, không
nên ép trẻ em qúa sức và so sánh với trẻ em con nhà này, con nhà kia, mục đích xây dựng
cho trẻ em tính tự giác cao. Khi nhỏ kềm học bài vở; khi lớn lên thì khuyến khích hoặc
tìm khuyết điểm để cải thiện.
Trong sinh thái học, gồm các hệ thống phụ như thực vật, động vật, đất đai, nước.., các hệ
phụ này có tác động qua lại với nhau: chúng nhận năng lượng, dự trữ năng lượng và
chuyển hoá các năng lượng thành sản phẩm. Gia đình cũng vậy: nhận năng lượng như lời
khuyên, giáo dục, cha mẹ nuôi con, tình yêu, công cha, nghĩa mẹ để nuôi con đến khi
khôn lớn, học hành, thành tài, dựng vợ gả chồng. Các lời khuyên răn, dạy dỗ giúp các
em bé nhiều dự trữ văn hoá . Dự trữ có nghĩa là có khả năng chịu đựng sự thay đổi, khả
năng thích nghi và linh động, uyển chuyển, mềm dẻo . Dự trữ cũng còn có nghĩa có khả
năng đối phó linh hoạt với những biến cố ngẫu nhiên ngoài dự kiến. Nếu căn bản văn hoá
càng sâu, càng rộng như dạy con cháu biết nói, viết, đọc Việt ngữ thì ít mất gốc hơn. Với
vốn tiếng Việt, dù lưu lạc bốn phương, họ vẫn giữ được bản sắc Việt tính, bản sắc giống
nòi, dù họ có biến thái theo môi trường xứ họ đang sống, vì ngôn ngữ là cốt lõi của văn
hoá.
Sự thích nghi và tính đàn hồi, mềm dẻo làm cho hệ vững vàng hơn: cây sậy tuy yếu mà
vẫn đứng vững trước gió. Cũng như trong thiên nhiên, nhiều hệ sinh thái rất yếu ớt, mảnh
khảnh, không thích ứng vì không có sức đàn hồi nên khi điều kiện sinh thái thay đổi thì bị
mất đi, còn các hệ sinh thái thích ứng với môi trường mới có thể trì kéo lại được.
Cấu trúc của một hệ thống tùy thuộc vào các hệ thống phụ
. hệ thống kinh tế dĩ nhiên ảnh hưởng đến gia đình nhiều nhất vì nếu không công ăn
việc làm, nếu bị thất nghiệp thì hạnh phúc gia đình cũng bị chi phối. Thực tế là trong hệ
gia đình, khi tài nguyên,-tiền bạc- tăng hay giảm, sẽ có nhiều hậu qủa.
. hệ thống xã hội nhân văn:
Gia đình ngày nay, vì cả cha lẫn mẹ đều đi làm, đi sớm, về trễ nên không còn thì giờ để
ý đến con, con đâm ra hư hỏng. Gặp thêm bạn xấu ở học đường lôi cuốn đâm ra chích
choé, hút sách, rượu chè ; xem các chương trình khiêu dâm hay bạo hành trên truyền
hình lôi cuốn các em trong các hành vi tiêu cực và đó là trái bom nổ chậm của thiếu niên.
Thực vậy, trên màn hình nhỏ, nhiều chuyện không nhỏ xảy ra!
Nhiều bà mẹ lo cho con đã phải dời chổ ở nhiều lần, tránh các khu phố có ngoại cảnh xã
hội tiêu cực như gái bán hoa ngoài đường, thanh niên chích choé.
Sự xáo trộn môi trường gia đình như cha mẹ bất hoà, hoàn cảnh thất nghiệp là môi
trường tạo điều kiện (enabling environment) cho sự mất hứng thú trong học tập của thiếu
niên.
. hệ thống văn hoá bao gồm mọi yếu tố tinh thần, tâm lý, tâm linh, truyền thống. Hệ
thống này có tác động thẩm thấu lâu dài nhất vì chìm sâu trong tâm thức để rồi có ảnh
hưỏng gián tiếp ở một bình diện rộng và lâu dài.
Các hệ thống phụ này đều tương quan với nhau, lồng ghép lên nhau . Do đó trong sự
nghiên cứu mọi hiện tượng nhân văn và xã hội, ta phải chú ý đồng bộ đến các hệ đó để
phân tích vấn đề.
Hệ gia đình luôn luôn chịu sức ép bên ngoài cũng như bên trong hệ thống:
. sức ép bên ngoài ở đây trong truờng hợp gia đình Việt, bị nhiều yếu tố như chồng cải
tạo, vợ ở nhà nuôi con; khi chồng may mắn còn sống không chết trong tù cải tạo trở về
gia đình thì mối tình cũng khác năm xưa.
. sức ép bên trong như con cái qua xứ lạ, học hành phải gấp rút để đuổi kịp chúng bạn,
sống trong môi trường khác, nói tiếng khác.
Nếu hệ thay đổi qúa nhanh theo sự thay dổi của ngoại cảnh thì hệ không ổn định đưọc.
Hệ phải tự điều chỉnh để giữ được thế ổn định, chỉ khi nào tác động vượt qúa giới hạn của
tính đàn hồi thì hệ mới thay đổi. Nhiều khi chỉ những việc đâu đâu mà hệ thống mất ổn
định:
Rõ ràng sự nhỏ cỏn con
Bằng lông mà nảy ra cồn Thái Sơn
Hệ thống mất ổn định và có thể đến diễn thế phân hủy với li hôn li dị; sau đó sẽ ảnh
hưởng đến các hệ phụ khác. Ví dụ: con cái không ai chăm sóc sẽ dễ trở nên bạo hành và
chính phủ phải cho chúng vào các trung tâm thiếu nhi phạm pháp, gây thêm gánh nặng
cho toàn xã hội . Riêng về các nguyên nhân li hôn li dị, các nhà nghiên cứu về gia đình
cho rằng không phải mức độ cũng như mật độ các vụ cải vã đã làm hủy hoại hôn nhân mà
do tiến trình bốn giai đoạn: chỉ trích, khinh thường, chối bỏ và xa lánh. Đó là bốn giai
đoạn then chốt mà nhà tâm lý học Mĩ John Gottman sau 20 năm nghiên cứu trên 2000
cặp vợ chồng luôn trong tình trạng xung đột. Theo ông, không phải vì tiền bạc, thiếu thoả
mãn tình dục hoặc không hợp tính khí sẽ gây ra việc chia tay. Nguyên nhân ‘anh đi đường
anh, tôi đi đuờng tôi’ là do một diễn thế tiềm tàng, từ lời chỉ trích nho nhỏ, nghĩa là không
tôn trọng nhau ( 'anh ăn bận lôi thôi’, 'anh chả để ý đến vợ con’, 'chỉ lo ba cuốn sách’, 'bạn
bè anh sao sao ấy’, 'anh cứ bừa bãi’, 'anh cứ hút thuốc lá hôi cả nhà’ ..) sẽ đưa đến cảm
giác khó chịu và từ đó biến thành sự khinh thường.
Chị em ơi, người ta trông thấy mặt chồng thì mừng
Sao tôi trông thấy mặt chồng thì lại như gừng, như vôi !
Khi người bị chỉ trích chối bỏ tất cả những lời kết tội, từ chối tranh luận và đi đến chỗ rút
lui vào yên lặng thì hai vợ chồng sẽ xa lánh nhau một cách nguy hiểm. Do đó sự truyền
thông (communication) trở thành quan trọng để dung hoà quan điểm. Sự trò chuyện có
tác dụng hai chiều, trò chuyện để đả thông tư tưởng, và trò chuyện trong ái ngữ, vì ’một
lời là một vận vào khó nghe ’ (Kiều). Việc tôn trọng nhau giúp vợ chồng nhận biết sự
khác biệt về quan điểm của nhau và việc mong muốn cả hai người có cùng một quan
điểm trên mọi vấn đề là không thiết thực.
Một hệ thống có thể sử dụng năng lượng ở đầu vào (input) để thay đổi các quan hệ
giữa các hệ thống phụ hoặc để sản xuất một đầu ra (output). Năng lượng có thể là tiền
bạc, thông tin, lời khuyên, tình thương v.v. . Năng lượng ỏ đầu vào có thể thay đổi các
liên kết giữa các hệ thống phụ, đó là giáo dục gia đình, khuyên răn sự chịu đựng, kiên
nhẫn, sự tha thứ, sự bao dung để gia đình có được phát triển bền vững hài hoà không gây
gổ, không bạo hành. Người vợ khuyên nhủ chồng và đàng sau một người chồng thành
công luôn luôn có hình bóng người vợ đứng ở phía sau, tuy âm thầm lặng lẽ .
Năng lượng ở đầu vào có thể là giáo dục, nâng cao nhận thức. Ngày nay, muốn tạo được
sự bình đẳng giữa nam nữ, giữa người này với người kia thì phải tự tin, phải chịu khó học
tập, phải có tinh thần tự lập. Phụ nữ mỗi ngày một vươn lên cao nhờ học vấn, nhờ kinh
doanh, nhờ tham gia sinh hoạt cộng đồng và xã hội và do đó có nhiều năng lực chuyển
hoá đưọc các quan hệ vợ chồng. Thực vậy, giáo dục là một phương cách để xây dựng
năng lực (capacity building).
Giáo dục cải thiện được các quan hệ giữa các hệ phụ và rất hiệu năng trong sự sử dụng
năng lượng và thông tin và góp phần vào sự nâng cao vai trò (empowerment) cho phụ
nữ.
Giáo dục về sinh lý và tình dục: theo International Planned Parenthood Federation IPPF
có trụ sở chính ở Anh thì vì giới trẻ ngày nay thiếu các thông tin về sinh lý và tình dục
mà trên toàn cầu, có đến 14 triệu các cô gái tuổi 18 và thấp hơn thụ thai và sinh con,
trong số đó phần lớn là thụ thai ngoài ý muốn.
Do đó, phải giáo dục nhiều cấp: giáo dưỡng thông qua môi trưòng gia đình từ thuở còn
thơ (ví dụ: cha mẹ dạy con cái, nói chuyện trong giờ cơm trong không khí thoải mái,)
thông qua học đường từ tuổi cắp sách đến trường, thông qua các định chế tôn giáo (lời
giảng của chùa hay trong nhà thờ vào ngày chúa nhật), thông qua các mối quan hệ ứng xử
lành mạnh ngoài xã hội (lớp dạy Việt ngữ, các hội thảo như Đại học hè, giúp về nguồn,
các cháu tham gia vào lớp ca vũ dân tộc vừa giúp vui, vừa trở về văn hoá dân tộc)
Năng lượng nhập vào để có một gia đình hạnh phúc là một tình yêu chân chính (true
love) và một cơ sở kinh tế ổn định. Chồng hay vợ thất nghiệp sẽ đem đến sa sút tài chính,
cổ phần bị lỗ, casino thua bạc, làm ăn lổ lã do đó có nhiều yếu tố chi phối .Các gia đình
lợi tức cao có cuộc sống ổn định; các gia đình nghèo, chạy ăn ba bữa toát mồ hôi thì sống
bấp bênh, trẻ em không có thời gian làm bài hay học bài, dẫn đến thất bại trong học hành,
và lúc đó đi móc túi, cướp bóc, gây xáo trộn xã hội.
Tình yêu không có sự nghiệp, không có công việc thì chỉ sau một thời gian ngắn, hạnh
phúc sẽ nhanh chóng vụt bay khỏi tầm tay và hệ sẽ bị rối loạn. Cũng như một tình yêu chỉ
được gọi là chân chính khi cả hai bên đều có tinh thần trách nhiệm cao để lo cho hạnh
phúc gia đình.
Trong hệ gia đình, tình thương là một năng lượng, lời khuyên răn cũng là một năng
lượng. Ông bà giúp cháu, đưa đón cháu đi học về, giúp bố mẹ các cháu là đóng góp thêm
năng lượng cho gia đình con cái; khi các cháu lớn lên thì ông bà nhẹ gánh hơn.
Các môn tâm lí trị liệu, tư vấn tâm lí, gia đình trị liệu (family therapy) nhằm giúp các gia
đình vượt khó khăn khủng hoảng. Những môn học nghiên cứu về tâm lý của ngưòi già
(gerontocracy) được dạy giúp hỗ trợ cho họ sống vui và tích cực hơn .Xã hội cũng đề ra
các phương pháp dự phòng như lớp chuẩn bị hôn nhân, lớp dạy làm cha mẹ, giáo dục giới
tính cho đứa trẻ. Để tránh khoảng cách thế hệ giữa già và trẻ, thì người già phải luôn học
hỏi để thích nghi với xã hội luôn luôn đổi mới. Thấu cảm (empathy) có nghĩa đặt mình
6
vào vị trí của người khác. Đúng như Tây phuơng có câu: 'phải biết đặt chân mình vào đôi
giày của ngưòi khác ’. Ngày nay, không thể ép đặt, ra lệnh, cấm đoán mà phải hiểu biết để
thuyết phục .
Riêng về người Việt ở hải ngoại, các cấu trúc như truyền thông, giáo dục, truyền bá văn
hoá, các trung tâm sinh hoạt văn hoá, thư viện Việt học, các lớp dạy văn hoá, dạy Việt
ngữ cần củng cố và phát triển để cho các cháu có một môi trường thoang thoáng văn hoá
Việt :giữ các truyền thống như Tết, lễ Vu Lan, hội hè; tôn giáo như chất keo ràng buộc
mọi nguời: đi nhà thờ, đi chùa nghe các vị lãnh đạo tinh thần giảng lời rao, lời kệ, giáo lí
giúp bỏ giận giữ, kềm chế lung lạc; ông bà chuyển giao các truyền thống như chúc Tết,
mừng tuổi vào dịp Tết; các lễ hội, cúng kị giúp tăng gia niềm tin và đoàn kết; vai trò giáo
dục của gia đình trong sự giữ bản sắc văn hoá Việt; gìn giữ gốc nguồn (appartenance);
dạy con cháu biết nói, biết đọc và viết tiếng Việt để chuyện trò, nền tảng của cảm thông
và liên đới cũng như tương quan giữa các thế hệ .Văn hoá Đông phương tôn trọng kỷ
luật, kính trên nhường dưới, thờ cha kính mẹ; đặt nặng vào gia đình , xem gia đình như
một điểm tựa tinh thần và vật chất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững trong gia đình
Gia đình như vậy qủa thật là một yếu tố to lớn trong việc hình thành nhân cách của đứa
trẻ. Gia đình, tế bào của xã hội, như vậy rất đúng. Tế bào mà hư thì sinh ra ung thư khó
chữa; gia đình mà hư hỏng thì xã hội cũng hư luôn. Tương tự một vật xúc tác trong một
phản ứng hoá học, gia đình giúp các vật thể trong đó tạo các hỗ tương để phản ứng chóng
hơn, thuận lợi hơn để tạo ra đầu ra tốt hơn và với một hiệu qủa trọn vẹn hơn.
Gia đình là một định chế có tầm quan trọng đặc biệt về tinh thần, tâm lí và xã hội.
Nhưng hiện nay, gia đình rạn nứt. Nhiệm vụ của các nhà tâm lý học, xã hội học là xác
định được bản chất của mối quan hệ, đâu là nguyên nhân, đâu là kết qủa. Biết được các
yếu tố chi phối đến sự bền vững sinh thái của gia đình (ngoại tình, cờ bạc, bạo hành lời
nói hay bạo hành về cử chỉ) và hiểu cái gì tạo ra cân bằng là chìa khoá hiểu được bản chất
của hệ thống. Một khi hệ thống trục trặc, mất cân bằng thì lúc đó, hệ phải tự điều chỉnh
lại, nhưng nếu khả năng tự điều chỉnh vượt qúa ngưõng, hệ sẽ bị phá vỡ. Muốn hệ cân
bằng trong gia đình, đạt đến sự vững bền, các yếu tố sau đây cần chú trọng:
. chữ Hoà . Hoà theo các nghĩa hoà nhã, hoà thuận, dung hoà, hoà hợp, hoà thuận v.v..
Đừng bao giờ giận nhau lâu cũng đừng bao giờ ghét nhau. Hãy quên hết sự giận hờn để
rồi thương yêu nhau nhiều hơn. Hãy tin vào cái tốt hơn là cái xấu do đó nếu biết chồng
hay vợ có một tật xấu nào đó thì tìm cách sữa chữa, không nên chê bai, làm nhục vợ hay
chồng. Phải dung hoà cách biệt bằng cách san bằng các dị đồng về mọi phương diện:
sinh lý, sở thích, nhu cầu. Ở đời ai cũng có khuyết điểm; nên nhìn vào ưu điểm của vợ
hay chồng; nói khác đi, không nên lý tưởng hoá qúa người bạn đời bằng cách chê bai:
Béo chê béo trục béo tròn
Gầy chê xương sống xương sườn phơi ra
Và cũng đừng qúa lý tưởng hoá đối tượng, lý tưởng hoá cuộc sống vợ chồng về mọi mặt
tinh thần, cảm xúc, tình dục, tri thức v.v vì khi đặt mục tiêu phấn đấu qúa cao, nhảy
không qua mức, bổ xuống sẽ thất vọng. Thực vậy, người thiếu nữ mới lớn luôn luôn mơ
đến người yêu lý tưởng, nhưng trên thực tế, người đó chỉ có trong phim ảnh: đẹp trai,
lãng mạn và 'ga lăng’, nhưng khi va chạm thực tế ngoài đời lại khác .Con người phải biết
7
hài hoà cả 5 hành động: cho, nhận, yêu thương, làm việc, giải trí. Xem cuốn sách Những
quy tắc trong cuộc sống: Bí quyết cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn và
thành đạt hơn (The rules of life: A personal code for living a better, happier, more
successful kind of life )
. tính thích nghi: trong sinh vật học, các cá thể phải thích nghi với các biến đổi môi
trường, nếu không sẽ bị chết. Và trong xã hội cũng vậy .Vì các điều kiện xã hội, kinh tế
thay đổi do đô thị hoá, do truyền thông đại chúng nên cá nhân cũng phải thích nghi, phải
biến đổi, phải tái phối trí trong các các điều kiện mới; nếu không thích nghi được, không
nhẫn nhục, không muốn trách nhiệm chung sống trọn đời với người hôn phối thì hệ
thống sẽ bị phân hủy.. Mềm mỏng và dễ chịu tức là dễ thích nghi với sự thay đổi: cây sậy
nhờ mềm mỏng nên không bị gió lốc cuốn đi
Người vợ ngày nay đi làm để tự túc về tài chính, để phụ thêm kinh tế gia đình; nhiều
người thích hoạt động xã hội do đó hay giao tế nhưng chồng lại không thích nghi vói môi
trường mới và hay ghen nên có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ vợ chồng. Bảo
lãnh gia đình qua sẽ thêm hạnh phúc, nhưng nếu các cụ không thích nghi mà vẫn giữ các
giá trị cũ như đòi ăn trầu, hút thuốc Cẩm lệ thì dĩ nhiên khó thoả mãn. Qua sống các nuớc
Tây phương, không còn cảnh mẹ chồng nàng dâu nữa, không còn cảnh chồng chúa, vợ tôi
như xưa ở Viet Nam.
. chữ Nhẫn
Nhẫn như trong các từ nhẫn nại, nhẫn nhục, kiên nhẫn. Nếu viết chữ Nhẫn theo Hán ngữ,
thì chữ Nhẫn có chữ đao ở trên chữ Tâm, có nghĩa dao đâm vào tim như vậy vừa tượng
hình, vừa gợi nhiều ý nghĩa.
Trong gia đình đông người bá nhân bá tính, sự thích nghi đòi hỏi sự nhân nhượng. Chữ
nhẫn rất cần. Tinh tấn và nhẫn nhục là hai từ trong Phật giáo. Một sự nhịn là chín sự lành.
Vợ chồng cần tin tưởng, nhường nhịn lẫn nhau.
Mặc dầu:
Thế gian được vợ mất chồng,
Nào phải như rồng mà được cả đôi
Nhưng khi có bất đồng, nhẫn nhục là điều cần:
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê
Khi bất hoà thường không kiểm soát được lời nói, cử chỉ, cảm xúc và gây bạo động trong
gia đình. Điều này được các nhà tâm lý học gọi là thiếu thông minh cảm xúc (loss of
emotional intelligence) hay là Emotional Quotient (EQ) . Nói khác đi, phải học giá trị của
sự tự chủ: thắng vạn quân không bằng tự thắng lòng mình.
Trong sách bán rất chạy ở MỸ 'Người vợ chịu thua’ (The Surrendered wife) của Laura
Doyle, bà này đề nghị phụ nữ nên nhìn nhận sự khác biệt giữa 2 phái tính, bớt đòi hỏi ở
các ông chồng hơn, nhất là đừng ..chê bai, chỉ trích chồng, từ chuyện ăn mặc đến chuyện
rửa chén. Thực ra trong đời sống gia đình, những vấn đề phức tạp do cả hai vợ chồng gây
ra chứ không phải chỉ do một người: hôn nhân không còn là thời kì lãng mạn như khi làm
quen và tỏ tình với nhau mà hôn nhân chính là ..thực tế với nhiều chuyện lỉnh kỉnh cần
đối diện và giải quyết như con đau, con học không được, không con, mất job..Nỗ lực
nhẫn nhịn phải đến từ hai phía.
.sự chân thành và quan tâm
Việt Nam có danh từ tình nghĩa vợ chồng. Ngoài tình lại còn có nghĩa:
Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu qủa mơ chua trên rừng
Ai ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nưóc bạc ta đừng quên nhau
Ta đừng quên nhau, có nghĩa là phải biết cùng nhau chia sẻ tương lai, chia sẻ các dự tính
để xây dựng tương lai, bàn luận, xây dựng như nhà văn hào Pháp Antoine de St Exupéry
viết: Tình yêu không phải là nhìn nhau, mà cùng nhìn về một hướng
Nhờ cả hai yếu tố trên: gia đình và xã hội, trẻ em có thêm niềm tin, củng cố niềm tin vì
mất đi niềm tin là mất tất cả. 'Những con mắt buồn phiền xin cấy lại niềm tin’ vì mất đi
niềm tin có thể dẫn đến sự tự hủy hoại đời sống và đây cũng là một hiện tượng xã hội khá
phổ biến.
Kết luận
Gia đình là một yếu tố năng động, chịu sự biến đổi do có nhiều hệ thống chi phối. Ngày
nay, xã hội càng ngày càng đô thị hoá, công nghiệp hoá .Xã hội luôn luôn đổi thay và ta
không thể đảo ngược được xu thế chung của sự tiến hoá với sự hội nhập khu vực, với sự
toàn cầu hoá chứa chất mọi ảnh hưởng hoặc tích cực, hoặc tiêu cực.
Gia đình không còn là đơn vị sản xuất cơ sở như trong xã hội nông nghiệp truyền thống
mà bị do nhiều hệ thống chi phối
Nhưng cái vấn nạn quan yếu nhất hiện nay là sự thiếu tình thương
Gia đình, tiếng Anh là Family mà Family cũng có nghĩa là Father And Mother, I Love
You! ( Ba và Mẹ, con yêu ba mẹ)
Thực vậy, lòng yêu thương như hơi thở, nó tan toả, nó thăng hoa đến mọi người . Khi
biết yêu thương và cảm nhận được sự yêu thương, trẻ em sẽ sống có trách nhiệm với
chính mình và với mọi người.
Mà muốn tình thương nẩy nở thì môi trường thuận lợi nhất để gieo hạt giống tình thương
chính là gia đình: hạt giống muốn ra hoa, ra trái thì phải có hệ thống rễ tốt để bám chặt,
hút chất bổ mới có lá hoa sum sê. Còn hạt giống bị ném vào các môi trường xa lạ thì dĩ
nhiên con người bị vong thân, phóng thể .
Tình thương là hơi thở tiếp tế sinh lực và thiếu tình thương cũng như thiếu dưỡng khí.
Nhà nghèo nhưng con cái đầm ấm, trên thuận dưới hoà thì vẫn vui như trong thơ của Tản
Đà:
Xa xa con đã tới gần
Các con về đủ quây quần bữa ăn
Cơm dưa muối khó khăn mới có
Của không ngon, nhà khó cũng ngon
Khi vui câu chuyện thêm dòn
Chồng chồng vợ vợ con con một nhà ..
Như vậy phải củng cố gia đình với tình thương, với nụ cười ở trong tim, nhìn cuộc đời
với niềm vui trong ánh mắt thì tình thương sẽ rạng rỡ. Tình thương đem đến sự bình yên,
sự vững mạnh, vì không tình thuơng thì gia đình rời rạc, kéo theo hệ qủa về xã hội.
9
Nhưng xã hội cũng là môi trường để gia đình phát triển; đó là một xúc tác như trong một
phản ứng hoá học. Tương tự một vật xúc tác trong một phản ứng hoá học, gia đình giúp
các cá thể tạo các hỗ tương để phản ứng xẩy ra chóng hơn, thuận lợi hơn và với một hiệu
qủa trọn vẹn hơn. Gia đình như vậy qủa thật là một yếu tố to lớn trong việc hình thành
nhân cách của đứa trẻ và từ đó, làm cho xã hội vốn có nhiều vấn nạn sẽ bớt vấn nạn hơn,
bớt nhà tù hơn với tình thương tỏa rộng và chiếu sáng hơn.
Thái Công Tụng