Trồng cao su thiên nhiên

G S Tôn Thất Trình
Hoa Kỳ
 

1- Tiến trình diện tích và sản xuất cao su thiên nhiên thế giới

Cây cao su thiên nhiên (natural rubber) cùng họ thực vật với cây khoai mì (sắn= Euphorbiaceae), nguồn gốc xứ Brasil, Nam Mỹ, tên khoa học là Hevea brasiliensis. Khỏang năm 1878, tàu Chasseloup Laubat chở 7000 hột giống cao su Brasil sang Á Châu Sri LanKa (trước đây là Ceylan), Singapore và Inđônexia. Trồng thử thấy mọc tốt các năm 1888 – 1911 ở các Vuờn Bách Thảo Singapore va Sri Lanka. Nên các chánh quyền thuốc địa Âu Châu đã di dời cây cao su về trồng ở các nước Á Châu, thay vi khai thác cao su thiên nhiên ở Nam Mỹ, tại châu nguyên quán lại còn dễ nhiễm binh tàn phá nặng nề cây cao su là bệnh đốm cháy lá (Microcyclus ulei – South America leaf blight). Năm 1930, mức sản xuất cao su thiên nhiên đã đạt 467.000 tấn, nhất là ở Mã Lai, nhờ cấp đất dễ dàng, nhờ áp dụng cả hai thể thức khai thác là tiểu điền thường đa dạng, xen kẻ cây ăn trái, rau đậu hay hoa màu hàng niên – ( dưới 100 Ha ) và đồn điền (công ty tư bản ngọai quốc). Trong khi các nơi khác chỉ khai thác theo phương thức đồn điền như ở Việt Nam (11.000 tấn) Ấn độ (9.000 tấn), Thái Lan (4.000 tấn), Inđônexia (3.000 tấn). Sau Thế chiến thứ hai, vào năm 1950, Malaysia vẫn duy trì địa vi hạng nhất của mình (761.000 tấn) nhưng Inđônexia đã tiến lên hàng nhì (487.000 tấn ), Thái Lan hạng ba ( 111,000 tấn ). Việt Nam chiếm hang tư ( 92,000 tấn). Hai mươi năm sau, vi chiến tranh tiếp diễn, mức sản xuất của Việt Nam tụt dốc nặng nề, chỉ còn 28.000 tấn vào năm 1970, trong khi đó Ấn độ gia tăng đến 90.000 tân, Trung Quốc xuất hiện với cao su trồng ở đảo Hải Nam, mức sản xuất lên đến 40.000 tấn. Các nước Mã Lai Á (1.269.000 tấn), Inđônêxia (805.000 tấn), Thái Lan (287.000 tấn) vẫn tăng đều sản xuất cao su thiên nhiên. Năm 1990, Thái Lan tiến nhanh, mức sản xuất vươn lên hàng nhì (1.271.000 tấn) không mấy thua kém Mã Lai Á (1.291.000 tấn) trên Inđônêxia (1.262.000 tấn). Mức sản xuất Ấn độ (324.000 tấn) và Trung Quốc (264.000 tấn) tăng nhiều. Mức sản xuất Việt Nam có phần phục hồi (103.000 tấn), nhưng đã bi Ấn độ và Trung Quốc bỏ xa. Diện tích cao su Mã Lai Á, sau thập niên 1980, đã giảm đi rỏ rệt, vì chánh phủ và dân gian cho rằng khai thác cao su thiên nhiên lợi tức kém hẳn cọ dầu (oil palm), chỉ trung bình 2.000 kg/ha ỏ các đồn điền cao su, trong khi năng xuất là 5.000 kg dầu ở cọ dầu. Diện tích cao su Mã lai Á chỉ còn 1.600.000 ha (490.000 ha đồn điền và tiểu điền la 11.205 000 ha). Trong năm 1990, diện tích cao su Thái Lan là 1.884.000 ha, Inđônexia là 3.155.000 ha. Diện tích cao su VN năm 1990 là 250.000 ha, thua kém hẳn Trung Quốc (603.000 ha) và Ấn độ (451.000 ha). Diện tích đồn điền cao su Mã Lai Á, năm 1996, gỉảm mau lẹ (chỉ còn 219.000 ha) so với diện tích cao su tiểu điền (1.120.000 ha), những mức sản xuất vẫn nhiều,nhờ chánh sách phổ biến các tinh dòng (clones) cao su năng xuất cao của những thế hệ đầu Trung Tâm Khảo cứu Mã lai RRIM tuyễn chọn. 95% cao su đồn điền và tiểu điền Mã Lai trồng, tháp các tinh dòng năng xuất cao. Trung Quốc cũng có 75% diện tích cao su tháp tinh dòng tuyễn chọn năng xuất cao: Thái Lan cũng có đến 52%. Nhưng diện tích trồng tinh dòng cao su cao năng ỏ Indônêxia là 17% và Việt Nam còn tệ hơn nữa chỉ 15%. Năm 2006, Thái Lan sản xuất 2.690.000 tấn, Inđônexia 2.450.000 tấn, Mã lai Á 1.126.000 tấn, Ấn Độ 772.000 tấn, và những nước con lại là 1.702.000 tấn, trong tổng số sản xuất trên thế giới là 8.890.000 tấn.

2- Tương lai phát triển cao su thiên nhiên

Thời vàng son của cao su thiên nhiên, mệnh danh là vàng trắng (white gold) là ở các thập niên 1910-1940, lúc giá cả cao su thiên nhiên là 45-50 xu Mỹ một kg. Lợi lộc rất to lớn cho các đồn điền thiết lập nhiều trên các đất tốt phì nhiêu (đất latosol đỏ và đỏ nâu) nhiệt đới ỏ vĩ tuyến 10 độ Nam Bắc đường xích đạo. Cao su mọc tốt nhất khi nhiệt độ trung bình là 20-28 độ C và vũ lượng hàng năm là 1800–2000 mm. Nhưng cũng vì vậy mà các nước tân tiến đã cố chế tạo ra những cao su nhân tạo, cao su tổng hơp (artificial, synthetic rubber) nhóm elastomers, thay thế cao su thiên nhiên ở ngành công nghệ chế biến. Làm giá cao su thiên nhiên giảm nhiều. Các elastomers tổng hợp cạnh tranh lớn với cao su thiên nhiên là polychloroprene, SBR, polybutadiene, EPDM, polyurethane, butyl rubber, polypropylene.

Vào thập niên 1980, tiêu thu cao su nhân tạo thay thế, chiếm 70% tổng số cả hai lọai; tiêu thụ cao su thiên nhiên chỉ còn 30% tổng số. Tuy nhiên ngày nay, mức tiêu thụ và giá cả cao su thiên nhiên có phần tái gia tăng, vì giá dầu lữa gia tăng, công nghệ nhất là công nghệ xe hơi các nước như Trung Quốc, Ấn Độ dùng nhiều cao su thiên nhiên, và khuynh hướng tiết kiệm năng lượng hóa thạch (fosssil fuel) bằng sản phẩm tái sinh thiên nhiên, thân thiện sinh thái hơn. Thật thế, năng lượng cần thiết để sản xuất một tấn cao su thiên nhiên chỉ là 15-16 GJ (phân bón hóa học và các hóa chất khác 5 GJ, chế biến sơ khởi thành các sản phẩm xuất khẩu cao su 3GJ, chuyên chở 5-8 GJ) sánh với 38 GJ dùng sản xuất một tấn thép và khỏang 100 GJ/T sản xuất nhựa dẽo nhiệt (thermoplastics). Năng lượng cần thiết sản xuất cao su nhân tạo trung bình 108- 209GJ /T: polychloroprene 144-120, SBR 150-130, polybutadiene 108, EPDM 170- 142, polyurethrane 209- 174, butyl rubber 209- 174, polypropylene 110. Năm 2001, giá cao su thiên nhiên lên mức cao nhất sau 27 năm giá thấp (ngày 13 tháng 6/2001 giá lên đến, 2.81 đô la Mỹ một kgr ở thị trường Tokyo). Hy vọng mức tiêu thụ cao su thiên nhiên nhiên phục hồi đến 40% mức tiêu thụ cả hai lọai cao su vào năm 2015, theo ước lượng chuyên viên quốc tế. Mức gia tăng tiêu thụ cao su thiên nhiên sẽ vào khỏang 2,4% một năm từ 2007 đến 2015. Sản phẩm chế tạo sơ khởi thành nguyên liệu cao su thiên nhiên xuất khẩu cũng đa dạng hơn là dạng lá xông khói – RSS (rubber smoking sheets). Năm 1991, các dạng cao su thiên nhiên xuất khẩu của Thái Lan là: cao su kỹ thuật đăc thù – TRS, RSS, cao su đen vớt lớp mặt – Skim Black, DĐS, crape (crêpe), mũ cô dặc (concentrated latex). 70% cao su thiên nhiên được dùng để làm thành các chất dính, lớp dưới thảm, các đai dây chuyền máy (conveyer belts), các linh kiện tế bào và bột nổi (foam), các ổ quay cầu (bridge gear), bộ phân xe hơi, các đồ điện thổi phồng được. Những ứng dụng mà cao su nhân tạo không thay thế được cao su thiên nhiên là các lốp xe vận tải chở nặng nề, các lốp xe búyt, máy bay, hay nhựa latex ở ngành y khoa v.v… Ngành làm lốp xe tiêu thụ gần 70% cao su thiên nhiên trên thế giới và mức thay thế bằng cao su nhân tạo những thập niên qua chỉ vào khỏang 2% một năm.


3- Sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam suốt hơn 3 thập niên 1960- 1990

Thời vàng son, trồng và sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam là các năm 1920- 1940. Năm 1930 đã khai thác trên 10.000 hạ, sản xuất 11.000 tấn. Năm 1950, sản xuất 92.000 tấn, trên diện tích khai thác gần 70.000 ha. Nhờ chánh quyền thuộc địa cấp đât (đa số là các đất đỏ latosol tốt miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên) hầu như cho không (trả tượng trưng 1 đồng bạc Đông Dương đương thời) và tài trợ phần lớn bằng ngân khỏan lãi xuất nhẹ của Ngân Hàng Đông Dương, cho tư bản Pháp thiết lập các đồn điền (công ty khai thác) lớn như Công Ty Đất đỏ (Compagnie des Terres rouges, SIPH, Công ty đồn điền Michelin, ở các tỉnh miền Đông và CHPI ở Tây Nguyên…). Xuất khẩu cao su và gạo lúc đó là hai vú sữa cho nền kinh tế Việt Nam. Nhưng khác với gạo kỹ thuật do Pháp kiều và thị trường do Hoa kiều đảm trách, ngành cao su hòan tòan trên phương diện kỹ thuật lẫn thị trừờng là do Pháp chủ trì. Dân Việt chỉ là nhân công cạo mũ. Lúc đầu bị Thực Dân bóc lột sức lao động tận cùng.

Cuối thập niên 1950 và đầu thập 1960, Việt Nam phát động phong trào cao su tiểu điền (small holding), như Mã Lai Á, Inđônexia, Thái lan và Tich Lan. Nhưng với những đặc tính khác biệt, nhất là ở chương trình cao su dinh điền. Các tiểu điền cao su dinh điền thiết lập liên canh liên địa thành diện tích lớn, trồng tháp các tinh dòng năng xuất cao lúc đó là các tinh dòng GT1, PB 86 v.v…  Những tinh dòng này do các đồn điền Công ty Pháp du nhập trồng thành công năng xuất 1000-2000 kg/ha từ các trung tâm khảo cứu cao su tư nhân, tư bản Hà Lan ở Inđônexia. Do cố kỹ sư canh nông Pháp Richard, thân thiện dân Việt, nguyên là một kỹ sư Công Ty Đất đỏ, đích thân chọn đúng tinh dòng trông ở các đồn điền cao su Pháp, đem phổ biến ở các địa điểm dinh điền. Một số tiểu điền cao su Việt Nam chi trông các giống cao su xa cạ, năng xuất kém cõi hay nhiều lắm là trồng giống TJ1, cũng là môt cao su du nhập trước nhất vào Viêt Nam từ Inđônêxia, năng xuất không cao bằng GT1, PB86 …

Chương trinh cao su dinh điền dự trù phát triển đến 200,000 ha, không những ở những sinh thái thích hợp ở miền Đông Nam bộ và ở tỉnh Đặc Lắc, mà còn mở rộng ở Tây Nguyên, cao độ 700- 900 m, như ở các tỉnh Pleiku và Kontum. Trung tâm thực nghiệm Ea Kmat được chọn là vườn gổ tháp đại trà, cung cấp cho đầy đủ gổ tháp tinh dòng (clones) cao năng và đặc biệt còn trồng thử nghiệm một số tinh dòng mới của Trung Tâm khảo cửu Mã Lai RRIM, mua lén được Kuala Lumpur đem về Ea Kmat thử nghiệm thêm. (Mua lén vì RRIM không chịu giải tỏa các tinh dòng mới tuyễn ra ngọai quốc, cũng như các đồn điền Pháp không chịu cung cấp các tinh dòng cao su cao năng cho các tiểu điền cao su Việt Nam cạnh tranh quyền dộc tôn của đồn điền Pháp). Trong hơn 5 năm, từ 1958 đến 1963, diện tích cao su dinh điền đã lên đến 30.000 ha.

Năm 1962, chương trình cao su được mở rộng tài trợ và giúp đỡ kỹ thuật thêm cho các tư nhân Viêt Nam và ngay cả cho các đồn điền nào muốn mở rộng thêm tích khai thác hay trồng lại nhiều vườn cao su đã già cỗi, khai thác đã trên 30-40 năm rồi.

Chưong trình cao su Viêt Nam dự trù diện tích cao su tiểu điền năng xuất cải thiện là 500.000 ha, nghĩa là bằng diện tích cao su tiểu điền Mã Lai và Inđônexia các thập niên này.


4- Đừng để lỡ vận, tụt hậu lần thứ hai !

Chiến tranh tàn khốc đã làm tan hoang các đồn điền công ty và nhất các cao su tiểu điền dinh điền, đang trên đà phát triển mạnh các năm 1962-63. Trong thập niên 1970, chách sách phát triển tập thể không còn hổ trợ lề lối phát triển tư nhân tiểu điền cao su nữa. Mức sản xuất cao su gia giảm thảm hại, chỉ còn 28.000 tấn. Chính sách đổi mới cho phép tiểu nông thuê khai thác tiểu điền 50 năm, đã đem lại phần nào sinh khi cho cao su Viêt Nam, tuy rằng không nhiều, vì lè giá cả cao su vào thập niên thập niên 1980 cũng giảm mạnh, các tiểu điền cũng như đồn điền cũ (công ty quốc doanh không trồng được các tinh dòng mớ cao năng). Năm 1990, diện tích cao su Việt Nam là 250.000 ha và mức sản xuất là 103.000 tấn, và ước lượng diện tích tinh dòng cao năng chỉ có 15%. Trong khi đó diện tích cao su Thái Lan, phần lớn là tiểu điền đã lên đến 1.884.000 ha, 52% bằng tinh dòng năng xuất cao, mức sản xuất mủ khô là 1.786.000 tấn. Inđônexia đã trồng một diện tích cao su là 3.155.000 ha, nhưng sản xuất ít hơn Thái Lan 1.429.000 tấn, vì chỉ có 17% diện tich trồng tinh dòng cao năng.

Áp dụng lề lối khai thác “mới“ ở những sinh thái cao su biên tế để Việt Nam mau đạt diện tích trồng 1 triệu ha, sản xuất được 1 triệu tấn cao su.

Năm 2006, theo thống kê Việt Nam đã trồng được 528.000 ha cao su. Phần lớn tăng gia diện tích nằm trong chương trình thực hiện đến năm 2010, dự liệu trồng 1 triệu ha cao su trong khuôn khổ trồng lại 5 triệu mẫu rừng, bị tàn phá vì lế lối du canh làm rẫy (Shifting cultivation). Tăng gia diện tích khai thác cao su này lẽ dĩ nhiên là phải trồng cao su ở những sinh thái mới, biên tế đối với sinh thái tốt cho cao su mọc tốt đã kể trên: ẩm độ ít hơn, vũ lượng ít hơn, đất đai nghèo nàn hơn, gió mạnh hơn làm cây lớn đổ gục, cao độ hay vĩ tuyến xa xích đạo làm cho nhiệt độ thấp hơn 20 độ C nhiều tháng trong năm. Tỉ như cao su phát triển ỏ các tỉnh vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Tây: các tỉnh Hà tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Cao su phát triển ở cao độ, thập niên qua, ở Vùng Vân Nam, tộc dân Hmong (Mường) quận Menlung, thượng lưu sông Mê Kông, Trung Quốc (nay đã trồng trên 10.000 ha) hay ở các vùng xa xích đạo Bắc nước Lào Nam Tha, OudomXay, từ các năm 1994-95 (do Thái Lan hay Trung Quốc tài trợ, nay đã bắt đầu cạo mũ) thường chỉ khai thác được 7 tháng một năm, thay vì 10 tháng một năm ở đảo Hải Nam-Trung Quốc, và 11 tháng mỗi năm ở các tỉnh Tây Nguyên hay miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Cây cao su cũng chậm lớn hơn ở cao độ hay ỏ vĩ tuyến xa xích đạo, vì nhiệt độ thấp : phải 8- 10 năm, vỏ mới cạo mũ được. Nhưng cây thấp, đường kính thân nhỏ thi trồng các hàng cây cao su với tỉ trọng cao hơn 400-500 cây/ha thay vì 350 cây/ha, bù chì lại năng xuất. Đễ dân chúng dễ hưởng ứng hơn trồng cao su, ở những vùng mới tái tạo rừng phải theo chế độ khai thác tiểu điền, nhân công gia đình, đã thành công trồng 600 000 ha cà phê vối ở Việt Nam và tiểu điền cũng thành công ở Mã Lai trước thập niên 1980,hay từ lâu ở Thái Lan, Inđônexia và Ấn Độ. Trồng theo thế nông lâm – agroforestry, xen kẻ-mixed planting với cây ăn trái cải thiện (chuối, mảng cầu - na tây nhãn vải, đao lông, mận, mơ, cây hạch quả, mít, đu đủ….) và nếu cần cả rau hoa nữa, thích nghi cho mỗi địa phương, bổ sung bằng những hoa màu hàng niên như khoai lang, khoai mỡ ( khoai tía ) khoai mì (sắn), bắp (ngô) giống mới lai (hybrids) hay không lai. Hầu giúp dân gian thu lợi tức mỗi năm, trong khi chờ đợi vòng vỏ cây đủ lớn, đủ dày, để có thể bắt đầu cạo mũ. Nếu thêm chăn nuôi (dê, cừu) ăn cỏ duới tán cao su theo thế nông lâm mục, bổ sung thế nông lâm, thì càng hay. Một thế khác là thế nông lâm, nhưng lựa chọn các tinh dòng tốt, vừa cạo mũ vừa khai thác gỗ cao su khi cao su già cỗi (latex timber clones), mức sản xuất gỗ từ. 0.75-2 hay 3 m3/ha. Như Mã Lai đã thực hiện từ mấy chục năm nay. Gỗ cao su rất được công nghệ mộc Đài Loan, Nhật Bổn thích thú. Các dòng tốt vừa cho nhiều mũ, vừa sản xuất nhiều gỗ tuyễn chọn ở Mã Lai Á là tinh dòng RRIM 623 (hình như tinh dòng này đã du nhập thử nghiệm ở Ea Kmak), các RRIM nhóm (series) 900, RRIM mới series 2000 hay các tinh dòng Inđônexia tuyễn chọn như PM 10, PB 235, PB 260.. Cân du nhập thử nghiệm rồi phổ biến các dòng PB như PB260, PB 217, (ngoài GT1 đã biết), RRIM series 2000-3000 (nghĩa là cho năng xuất cao 2,000–3,000 kg/ha), các tinh dòng cao năng tuyễn chọn cho đảo Hải Nam -Trung Quốc, các tinh dòng cao năng Thái Lan phổ biến ở Chiêng Mai, ở vùng tộc dân Shan biên giới Myanmar và Thái Lan, cac tinh dòng cao năn Ấn độ RRII hay Sri Lanka RRIC, hay cả tinh dòng AF 261 của Côte D”Ivoire Phi Châu nữa. Dù rằng các tinh dòng như PB 260, PB 217, GT1, đều cao năng ở Sri Lanka, Thái Lan, Côte D’Ivoire. Ngòai việc kiểm dịch thật kỹ lưởng, không cho lọt bệnh đốm cháy lá Nam Mỹ (South America Leaf blight) còn phải sàng lọc không bệnh, kháng hay trị 21 bệnh cây cao su hiểm nghèo trên thế giới, nhất là bệnh anthracnose rụng lá Colletotrichum leaf fall trầm trọng ở Trung Quốc, Ấn Độ,Mã Lai, Việt Nam, Oidium leaf fall ở các nước vừa kể, trừ Ấn Độ, Corynespora leaf fall trầm trọng ở Việt Nam, Black Stripe cũng ở Việt Nam, nấm Hồng (Pink disease Corticium salmonicolor), Rễ trắng (White Root disease) v.v.