Trung Quốc với kế hoạch 4 sân bay
khống chế toàn
bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam
Liệu đây có phải là kế hoạch của Trung Quốc nhằm sở hữu 4 sân bay
(tại 4 hòn đảo: Hải Nam, Hoàng Sa, Trường Sa và Phú Quốc) và 3 căn cứ quân sự
trên biển nhằm bao vây và khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam?
Thời gian gần đây báo chí trong và ngoài nước đều đưa tin Trung
Quốc xây dựng căn cứ quân sự trái phép tại những đảo đang tranh chấp, cụ thể là
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Liệu đây có phải là kế hoạch sở hữu 4 sân bay (tại 4 hòn đảo: Hải
Nam, Phú Lâm, Gạc Ma và Phú Quốc) và 3 căn cứ quân sự trên biển nhằm bao vây và
khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam?
1. Ba căn cứ hải quân kiểm soát toàn bộ biển Đông
Ba căn cứ này nằm trên đảo Hải Nam, đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam), đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Đảo Hải Nam
Đảo Hải Nam của Trung Quốc nằm rất gần đất liền của Việt
Nam, chiếm 2,2 triệu km2 hải phận kinh tế, tức gấp 6,6 lần diện tích đất
liền của Việt Nam (331.698 km2), gấp 4 lần hải phận kinh tế của Việt Nam.
Gần đây Trung Quốc đã củng cố hoàn tất căn cứ hải quân Longpo trên
Vịnh Á Long (gần mũi phía Đông Nam của đảo Hải Nam). Căn cứ này có sự hiện diện
của tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tấn công vào đất liền, tàu chiến. Cơ sở Ngọc
Lâm của căn cứ Longpo được xây dựng để chứa các loại tàu ngầm khác. Đây là một
căn cứ hải quân đủ sức chứa cho cả một hạm đội lẫn tàu sân bay hùng mạnh.
Đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và quần đảo Trường Sa
Trung Quốc đang hoàn thiện các công trình cảng biển nơi đây để
phục vụ cho các tàu hải quân cỡ lớn, kể cả tàu khu trục (loại tàu mang đầy đủ
các tên lửa chống hạm, chống ngầm, đối không, đối đất).
Ba căn cứ hải quân này sẽ khống chế toàn bộ vùng biển đông của
Việt Nam, căn cứ ở đảo Hải Nam khống chế vùng biển phía bắc Việt Nam, căn cứ
đảo Phú Lâm khống chế vùng biển miền trung, căn cứ trên quần đảo Trường Sa khống
chế vùng biển phía nam
2. Bốn sân bay khống chế vùng trời Việt Nam
Sân bay đảo Hải Nam
Sân bay tại đảo Hải Nam đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động từ
lâu, nơi đây tập trung một lượng lớn máy bay chiến đấu của sư đoàn 9 không quân
Trung Quốc.
Trung Quốc được cho là đã triển khai 24 máy bay chiến đấu J-11B ở
đảo Hải Nam – lãnh thổ cực nam của Trung Quốc – hướng Trung Quốc muốn bành
trướng lãnh thổ ở biển Đông. (Ảnh: Báo Giáo Dục)
Sân bay đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa)
Sau khi hoàn tất việc xây dựng, Trung Quốc đã ngang nhiên công bố
hình ảnh sân bay này trên đảo Phú Lâm.
Ban đầu Trung Quốc công bố đường băng dài 2.000m, nhưng nay qua
đầu tư đã nâng chiều dài lên đến 2.800m.
Sân bay này cho phép Trung Quốc kiểm soát hầu hết vùng không phận
trên biển Đông mà Trung Quốc xác nhận là chủ quyền. Hầu hết các loại máy bay
Trung Quốc có thể hoạt động trên đường băng này.
Khoảng cách từ sân bay Phú Lâm đến Đà Nẵng chỉ 390 km, thời gian
bay chưa tới 30 phút.
Máy bay Trung Quốc từ sân bay Phú Lâm đến Đà Nẵng mất chưa tới 30
phút. (Ảnh songmoi)
Sân bay Gạc Ma
(thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam)
Sân bay trên đảo Gạc Ma có thể chứa các loại máy bay J11, J16, bán
kính hoạt động của loại máy bay này là 1.600km
Từ sân bay Gạc Ma đến TPHCM chỉ 800km, thời gian bay khoảng 50
phút. Sau khi hoàn tất sân bay Gạc Ma, Trung Quốc tiếp tục xây dựng sân bay ở đảo
Chữ Thập.
Hình ảnh máy tính “đảo” Gạc Ma của Viện nghiên cứu & Thiết kế
số 9 trực thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC).
Sân bay Phú Quốc thì sao?
Hiện đã có kế hoạch chuyển nhượng quyền khai thác và quản lý sân
bay Phú Quốc nhằm có nguồn để đầu tư phát triển sân bay Long Thành. Kế hoạch
này đã được Bộ GTVT trình lên Bộ Chính trị.
Như vậy nếu dự án này được thông qua, sẽ có nhiều nhà đầu tư trong
ngoài nước đăng ký khai thác sân bay Phú Quốc. Thử nhìn vào con số các nhà thầu
Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án tại Việt Nam, thì khả năng nhà đầu tư
Trung Quốc được khai thác sân bay này là rất lớn.
Các dự án nằm ở vị trí quân sự trọng yếu đều đã về tay nhà thầu
Trung Quốc, thời gian thuê đất 50 – 70 năm, như dự án khu kinh tế Vũng Áng (Hà
Tĩnh), khai thác bô xít ở Tây Nguyên.
Nếu dự án xây dựng sân bay Long Thành được thông qua và các nhà
đầu tư Trung Quốc nắm được quyền khai thác sân bay Phú Quốc, thì Trung Quốc sẽ
có bốn sân bay hình thành một tứ giác khống chế vùng trời và vùng biển của Việt
Nam.
Và nếu có một cuộc xung đột trên đất liền, Trung Quốc sẽ dễ dàng
có được sự hỗ trợ từ không quân và hải quân. Thế giới đều nhìn rõ được dã tâm
này của Trung Quốc.
Tuy nhiên, về phía Việt Nam, tháng 4/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã sang thăm Trung Quốc và vẫn khẳng định quan hệ Việt Trung trước sau
như một “đời đời bền vững”.
Những chuẩn bị nầy của Trung Quốc là có sự thỏa thuận của đảng CSVN bán cho Trung Quốc. Đài Tiếng Nói Nhân Dân Trung Hoa nói: CSVN đã bán NƯỚC cho TQ.
Đài
Phát thanh Tiếng Nói Nhân Dân Trung Hoa phát thanh bằng tiếng Việt đã
cho biết Trung Quốc biết rằng trước kia Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa
là của VNCH, nhưng 1958 Đảng CSVN đã ký kết bán cho Trung Quốc.
Xin nghe Đài Phát Thanh Nhân Dân Trung Quốc nói bằng tiếng Việt như sau đây: https://www.youtube.com/watch?v=RCLlsvpRNhg&feature=em-share_video_user