Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tuyên bố
họ vừa tìm thấy một hành tinh có những đặc điểm tương tự Trái Đất, mở ra
hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ.
Hành tinh mới được tìm thấy do kính thiên văn vũ trụ Kepler phát hiện ra và được đặt tên là Kepler-452b.
Hình ảnh chụp Kepler-452b (Ảnh: NASA)
Hình vẽ mô phỏng bề mặt Kepler-452b (Ảnh: Daily Mail)
Kepler-452b là hành tinh nhỏ nhất từng được phát hiện trong chòm sao
Thiên nga. NASA mô tả Kepler-452b "là người anh em họ nhiều tuổi hơn,
lớn hơn so với Trái Đất".
Đáng chú ý hơn, khoảng cách từ Kepler-452b đến mặt trời của nó chỉ
chênh lệch 5% so với khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời, một con số
không đáng kể. Điều này giúp mở ra một hy vọng mới cho việc tìm kiếm sự
sống ngoài Trái Đất. NASA thậm chí khẳng định cây cối hoàn toàn có thể
sinh sống được ở Kepler-452b trong trường hợp hành tinh này có thổ
nhưỡng, nước và không khí.
Kepler-452b có đường kính lớn hơn Trái
Đất khoảng 1,6 lần. Rất có thể nó còn có đại dương và lục địa trên bề
mặt tương tự Trái Đất (Ảnh: NASA)
Nghiên cứu từ NASA cho thấy Kepler-452b lớn hơn Trái Đất khoảng 1,6
lần, là một trong số 1.030 hành tinh được xác nhận có kích thước tương
tự Trái Đất. Một năm trên Kepler-452b có 385 ngày. Đây là hành tinh được
đánh giá "như người anh em sinh đôi của Trái Đất, có thể nói đó là một
Trái Đất 2.0".
Kepler-452 được hình thành khoảng 6 tỷ năm trước, lâu hơn Trái Đất 1,5 tỷ năm (Ảnh: NASA)
Kepler-452b được xếp vào nhóm hành tinh có nhiệt độ bề mặt phù hợp để
nước tồn tại ở thể lỏng. Hệ mặt trời có xuất hiện "anh em song sinh với
Trái Đất" được hình thành khoảng 6 tỷ năm trước, tức lâu hơn Trái Đất
của chúng ta 1,5 tỷ năm. Mặt trời của Kepler-452b sáng hơn Mặt Trời của
chúng ta 20% và có đường kính lớn hơn 10%.
Với đường kính lớn hơn Trái Đất 1,6 lần, Kepler-452b được xem là một
"siêu Trái Đất". Các nghiên cứu về hành tinh này cho thấy dựa vào kích
cỡ của nó, nhiều khả năng Kepler-452b có đất đá giống Trái Đất. Thậm chí
không loại trừ khả năng hành tinh này có lục địa và đại dương ở bề mặt.
Khoảng cách từ Kepler-452b đến mặt trời của nó chỉ xa hơn khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời đúng 5% (Ảnh: NASA)
Để xác nhận và khám phá thêm những thông tin chi tiết nói trên về
Kepler-452b, các nhà khoa học đã sử dụng các phép đo trên bề mặt để tiến
hành nghiên cứu. Đây là yếu tố then chốt giúp giới thiên văn học xác
nhận về bản chất của hành tinh anh em song sinh với Trái Đất này. Nghiên
cứu trên đã được xuất bản trên tạp chí thiên văn học nổi tiếng The Astronomical Journal.
Hệ mặt trời của Kepler-452b tương tự Hệ Mặt Trời của Trái Đất. (Ảnh: NASA)
Để xác nhận về khả năng có sự sống trên hành tinh Kepler-452b, nhóm
nghiên cứu đã đối chiếu thêm với 521 hành tinh trong quá trình phân tích
quan sát suốt 4 năm, từ tháng 5/2009 đến tháng 5/2013. Việc này khiến
tổng số hành tinh từng được kính thiên văn Kepler khảo sát gia tăng lên
con số 4.696.
12 hành tinh được nghiên cứu có kích thước bằng hoặc lớn hơn Trái Đất
tối đa 2 lần. Tất cả chúng đều nằm trong cùng một chòm sao. 9 hành tinh
trong số đó quay quanh những ngôi sao có kích cỡ và nhiệt độ tương tự
Mặt Trời của chúng ta.
Hình chụp Kepler-452b từ 20 năm trước (Ảnh: NASA)
"Chúng tôi sở hữu hệ thống có thể tự động nhận diện các hành tinh
nhiều khả năng có sự sống giống Trái Đất. Điều đó có nghĩa chúng tôi có
thể ước lượng, đo đạc từng tín hiệu nhận được từ kính thiên văn Kepler
một cách nhanh chóng và đồng bộ", theo lời ông Jeff Coughlin thuộc Viện
nghiên cứu SETI. "Điều đó giúp các nhà thiên văn học thống kê chính xác
số lượng hành tinh nhiều khả năng có cấu trúc và kích thước tương tự
Trái Đất trong Dải Ngân Hà".
Kepler-452b nằm trong số 1.030 hành tinh được nghiên cứu có kích thước tương tự Trái Đất (Ảnh: NASA)
Trong tháng 1 năm nay NASA cũng từng công bố phát hiện 2 hành tinh
mới có tên Kepler-438b, chỉ lớn hơn Trái Đất 1,1 lần; và Kepler-442b,
lớn hơn Trái Đất 1,33 lần. Trong thánh này kính thiên văn Kepler tiếp
tục phát hiện 5 hành tinh mới trong hệ mặt trời Kepler-444. Cả 5 hành
tinh này đều có kích thước tương tự Trái Đất.
Kính thiên văn vũ trụ Kepler (Ảnh: Daily Mail)
Paul Hertz, giám đốc ngành vật lý học thiên thể của NASA, cho biết
việc nhận diện sự sống ngoài Trái Đất bằng kính thiên văn Kepler cho
phép những nhiệm vụ trong tương lai của NASA được tiến hành chi tiết
hơn, bao gồm cả việc nhận diện điều kiện địa chất và bầu khí quyển trên
bề mặt hành tinh đó. NASA dự kiến năm 2017 họ sẽ thăm dò các tiểu hành
tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời.
12 hành tinh mới được tìm thấy có kích thước tương đương Trái Đất, nằm cùng trong một chòm sao (Ảnh: NASA)
Đây không phải lần đầu tiên NASA công bố về một bản sao của Trái Đất.
Vào năm ngoái, một nhóm các nhà thiên văn học cũng thông báo họ tìm
thấy một hành tinh có kích thước tương tự Trái Đất nằm trong một chòm
sao khác. Hành tinh này được đặt tên Kepler-186f, nằm cách Trái Đất 500
năm ánh sáng.
Trước Kepler-452b, một số hành tinh
khác được cho là có thể tồn tại sự sống như Trái Đất nhưng bị bác bỏ vì
các phép đo cho thấy bề mặt những hành tinh này quá nóng.(Ảnh: NASA)
Theo Daily Mail