Cảnh
sát chống bạo động sử dụng bình xịt hơi cay để đẩy lùi một nhóm biểu
tình Uighur bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ. (AP
Photo/Burhan Ozbilici)
Trung Quốc mới đây đã câu lưu hoặc thẩm vấn hơn 100 luật sư nhân
quyền và các nhà tranh đấu. Theo tường thuật của thông tín viên Joyce
Huang của đài VOA, vụ đàn áp được cho là dữ dội nhất trong vòng 20 năm
đã gặp phải sự chỉ trích kịch liệt của cộng đồng quốc tế.
Nhóm Quan tâm Luật sư Nhân quyền Trung Quốc, một tổ chức đặt bản
doanh ở Hồng Kông, hôm nay cho biết trong số 114 luật sư nhân quyền và
các nhân vật tranh đấu tại 18 tỉnh bị thẩm vấn có ít nhất 22 người tiếp
tục bị câu lưu. Nhiều người trong số này là những luật sư nhân quyền nổi
tiếng nhất ở Trung Quốc.
Sáng ngày 9 tháng 7, luật sư Vương Vũ, người được xem là nữ luật sư
nhân quyền đầu tiên ở Trung Quốc, đã bị cảnh sát đến nhà bắt đi. Cho đến
nay không ai biết bà đang ở đâu.
Bà Vương được nhiều người biết tiếng trong những năm gần đây qua việc
bào chữa cho ông Ilam Tothi, giáo sư kinh tế học người Uighur đang thọ
án tù chung thân về tội gọi là âm mưu chia cắt đất nước, và nhà tranh
đấu Tào Thuận Lợi, người đã qua đời trong lúc bị cảnh sát giam giữ.
Theo Nhóm Quan tâm Luật sư Nhân quyền Trung Quốc, không lâu sau khi
bà Vương bị bắt, hơn 100 luật sư trên khắp Trung Quốc đã ký một lá thư
công khai để phản đối. Giới hữu trách sau đó đã bắt một số người ký tên
vào lá thư phản đối, cùng với hai đồng sự của bà Vương tại Văn phòng
Luật sư Phong Nhuệ ở Bắc Kinh là ông Châu Thế Phong và ông Lưu Hiểu
Nguyên. Văn phòng luật sư này đã bị Tân Hoa Xã và tờ Nhân dân Nhật báo
của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tố cáo là “một địa điểm của tội phạm.”
Theo Tân Hoa Xã, công ty luật Phong Nhuệ từ tháng 7 năm 2012 đến nay
đã nhận bào chữa cho hơn 40 vụ án được xem là nhạy cảm, dính líu tới
những hành vi gây rối trật tự công cộng.
Trong số những luật sư bị thẩm vấn có ông Cát Vĩnh Hỷ, một luật sư ở
Quảng Đông từng bào chữa cho các vị mục sư Tin Lành và những nhà hoạt
động chống tham nhũng. Ông Cát được thả tối thứ 7 sau nhiều giờ bị thẩm
vấn và qua cuộc tiếp xúc đó ông biết được là sự ủng hộ mà ông dành cho
luật sư Vương Vũ chính là lý do làm cho chính quyền “chiếu cố” tới ông.
Ông nói rằng vụ câu lưu này làm cho quyết tâm của ông trở nên mạnh mẽ
hơn.
“Tôi không tin là vụ đàn áp này sẽ làm cho dân chúng bớt quan tâm tới
các vụ án của bà Vương Vũ và ông Châu Thế Phong. Lý do làm cho chúng
tôi bày tỏ sự ủng hộ dành cho bà Vương Vũ là thúc đẩy cho sự tuân thủ
pháp luật của công an. Đó là những người đã không hoàn toàn tuân thủ
pháp luật.”
Luật sư Hà Tuấn Nhân, một nhà lập pháp ở Hồng Kông, nói rằng những
hành động của Bắc Kinh là một mưu toan nhằm làm im tiếng cộng đồng pháp
luật.
“Chúng tôi rất lo âu trước tình hình này và đây là vụ đàn áp qui mô lớn nhất mà chúng tôi chứng kiến trong thời gian qua.”
Ông Mậu Thiếu Bình là một luật sư nổi tiếng từng bào chữa cho nhà văn
Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel Hoà bình và đang bị cầm tù ở Trung
Quốc. Ông nói rằng vụ đàn áp này rất kỳ quặc vì nhiều người trong số các
luật sư bị đàn áp là những người đang đại diện cho những người kiện
nhân viên công lực.
“Việc công an bắt giữ các luật sư không khác gì bị cáo đi bắt nguyên đơn trong một vụ án hình sự. Điều này chẳng những là bất chính mà còn là một sự vi phạm trắng trợn đối với hệ thống tư pháp.”
“Việc công an bắt giữ các luật sư không khác gì bị cáo đi bắt nguyên đơn trong một vụ án hình sự. Điều này chẳng những là bất chính mà còn là một sự vi phạm trắng trợn đối với hệ thống tư pháp.”
Luật sư Cát Vĩnh Hỷ nói rằng hành động của nhà chức trách làm cho
nhiều người nghi ngờ lập trường công khai của Chủ tịch Tập Cận Bình là
thúc đẩy thể chế pháp trị. Ông hối thúc Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
gây áp lực với ông Tập Cận Bình về vấn đề nhân quyền khi hai nhà lãnh
đạo này gặp nhau vào tháng 9 tại Washington.
“Nếu có thể, chính phủ Mỹ nên áp dụng các biện pháp kinh tế để thúc
giục chính phủ Trung Quốc xem tới vấn đề nhân quyền một cách nghiêm
túc.”
Mới đây Trung Quốc đã ban hành một đạo luật mới về An ninh Quốc gia mà nhiều người cho là dành quá nhiều quyền hạn cho chính quyền. Họ nói rằng qua những định nghĩa mơ hồ về ‘an ninh quốc gia”, nhà nước đã có thêm rất nhiều quyền hạn để đàn áp nhân quyền.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm nay đưa ra một thông cáo bày tỏ quan tâm sâu
sắc đối với những vụ bắt giữ và nói rằng đạo luật mới của Trung Quốc
“đang được dùng như một bình phong pháp lý để vi phạm nhân quyền.”
Thông cáo viết “Chúng tôi mạnh mẽ hối thúc Trung Quốc tôn trọng quyền
của tất cả mọi công dân của họ và trả tự do cho tất cả những người bị
bắt hồi gần đây chỉ vì họ tìm cách bảo vệ quyền của công dân Trung Quốc.