"Giáo Hội và các tổ chức phải luôn cảnh giác để tránh cho một tỷ cơ hội trở thành một tỷ những rủi ro nguy hiểm, bằng cách cộng tác trong việc bảo tồn phẩm giá con người, các quyền của người lao động, căn tính văn hóa, tôn trọng môi trường.. "
Sứ điệp Tòa Thánh nhân Ngày Thế giới về du lịch
VATICAN. Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di
dân và người lưu động kêu gọi tận dụng rất nhiều cơ hội do ngành du lịch
mang lại để thăng tiến cuộc sống con người.
Trên đây là nội dung sứ điệp do Hội đồng công bố ngày 2-7-2015, nhân Ngày Thế giới về du lịch sẽ được cử hành vào ngày 27-9 tới đây với chủ đề ”Một tỷ du khách, một tỷ cơ hội”.
Trong sứ điệp, ĐHY Chủ tịch Antonio Maria Vegliò, và vị Tổng thư ký là Đức Cha Joseph Kalathiparampil người Ấn độ, liệt kê bao nhiêu cơ hội mà ngành du lịch mang lại cho cuộc sống con người và nhận xét rằng: hồi năm 2012, đã có một tỷ du khách quốc tế và con số này tiếp tục gia tăng, dự kiến vào năm 2030 tới đây, sẽ lên tới 2 tỷ người, đó là không kể số du khách trong ngành du lịch ở địa phương.
Ngày thế giới về du lịch là dịp để chúng ta quan tâm đến những cơ hội và thách đố do các con số thống kê ấy gợi lên. Những thách đố ấy có liên hệ đến các du khích, các xí nghiệp, chính quyền, các cộng đồng địa phương và cả Giáo Hội nữa.
Trong số những cơ may mà sự gia tăng ngành du lịch mang lại, Sứ điệp của Hội đồng Tòa Thánh nói đến cơ may cho sự tiến bộ, nhất là đối với các nước đang trên đường phát triển. Gia tăng du lích, đặc biệt là với những hình thức trách nhiệm nhất, sẽ giúp tiến về tương lai, vững mạnh về đặc tích, lịch sử và văn hóa của mình. Sự gia tăng lợi tức và thang tiến gia sản đặc thù giúp thức tỉnh niềm hãnh diện và tự tín củng cố phẩm giá của cộng đoàn tiếp đón..
Đối với Giáo Hội, ngành du lịch gia tăng cũng có nghĩa là gia tăng những cơ hội cho sứ mạng truyền giảng Tin Mừng, và là dịp để giáo dục các tín hữu về cách sống thời gian rảnh rỗi.
Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân nhấn mạnh rằng ”Giáo Hội và các tổ chức phải luôn cảnh giác để tránh cho một tỷ cơ hội trở thành một tỷ những rủi ro nguy hiểm, bằng cách cộng tác trong việc bảo tồn phẩm giá con người, các quyền của người lao động, căn tính văn hóa, tôn trọng môi trường.. Giữa ngành du lịch và môi trường có một sự lệ thuộc sâu xa với nhau. Lãnh vực du lịch tận dụng những phong phú thiên nhiên và văn hóa, có thể tăng tiến sự bảo trì, hoặc trái lại có thể gây ra sự phá hủy. Trong tương quan ấy, Thông điệp Laudato sì của ĐTC Phanxicô là một người đồng hành tốt” (SD 2-7-2015)
G. Trần Đức Anh OP
Trên đây là nội dung sứ điệp do Hội đồng công bố ngày 2-7-2015, nhân Ngày Thế giới về du lịch sẽ được cử hành vào ngày 27-9 tới đây với chủ đề ”Một tỷ du khách, một tỷ cơ hội”.
Trong sứ điệp, ĐHY Chủ tịch Antonio Maria Vegliò, và vị Tổng thư ký là Đức Cha Joseph Kalathiparampil người Ấn độ, liệt kê bao nhiêu cơ hội mà ngành du lịch mang lại cho cuộc sống con người và nhận xét rằng: hồi năm 2012, đã có một tỷ du khách quốc tế và con số này tiếp tục gia tăng, dự kiến vào năm 2030 tới đây, sẽ lên tới 2 tỷ người, đó là không kể số du khách trong ngành du lịch ở địa phương.
Ngày thế giới về du lịch là dịp để chúng ta quan tâm đến những cơ hội và thách đố do các con số thống kê ấy gợi lên. Những thách đố ấy có liên hệ đến các du khích, các xí nghiệp, chính quyền, các cộng đồng địa phương và cả Giáo Hội nữa.
Trong số những cơ may mà sự gia tăng ngành du lịch mang lại, Sứ điệp của Hội đồng Tòa Thánh nói đến cơ may cho sự tiến bộ, nhất là đối với các nước đang trên đường phát triển. Gia tăng du lích, đặc biệt là với những hình thức trách nhiệm nhất, sẽ giúp tiến về tương lai, vững mạnh về đặc tích, lịch sử và văn hóa của mình. Sự gia tăng lợi tức và thang tiến gia sản đặc thù giúp thức tỉnh niềm hãnh diện và tự tín củng cố phẩm giá của cộng đoàn tiếp đón..
Đối với Giáo Hội, ngành du lịch gia tăng cũng có nghĩa là gia tăng những cơ hội cho sứ mạng truyền giảng Tin Mừng, và là dịp để giáo dục các tín hữu về cách sống thời gian rảnh rỗi.
Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân nhấn mạnh rằng ”Giáo Hội và các tổ chức phải luôn cảnh giác để tránh cho một tỷ cơ hội trở thành một tỷ những rủi ro nguy hiểm, bằng cách cộng tác trong việc bảo tồn phẩm giá con người, các quyền của người lao động, căn tính văn hóa, tôn trọng môi trường.. Giữa ngành du lịch và môi trường có một sự lệ thuộc sâu xa với nhau. Lãnh vực du lịch tận dụng những phong phú thiên nhiên và văn hóa, có thể tăng tiến sự bảo trì, hoặc trái lại có thể gây ra sự phá hủy. Trong tương quan ấy, Thông điệp Laudato sì của ĐTC Phanxicô là một người đồng hành tốt” (SD 2-7-2015)
G. Trần Đức Anh OP