Mã Lai, Tân-Gia-Ba, thấy mà tủi hổ !

Mã Lai, Tân-Gia-Ba, 
thấy mà tủi hổ !
Hoàng Thị

« TALKS ASIA » Nói chuyện Á Châu, chủ đề của một chương trình đang thực hiện trên đài CNN với ông Mahathir Mohamad  93 tuổi vừa tái đắc cử Thủ Tướng để diệt trừ tham nhũng và bè phái ở Mã Lai,  một quốc gia cùng với Tân Gia Ba, hai nước láng  giềng của Việt Nam, hai con rồng lớn ở Á Châu .


Lâu nay chúng ta bàn luận nhiều về Việt Nam nhưng ít khi so sánh quê hương ta với các nước lân bang đặng có một nhận định chính xác, với những con số và chỉ số được các tổ chức quốc tế thẩm quyền công bố chứ không phải của chính quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đưa ra.

So sánh để nhận thấy với những ưu đãi thiên nhiên và hơn chín mươi triệu dân cần cù, quê hương ta vẫn càng ngày càng tụt hậu trầm trọng trong mọi lãnh vực so với các quốc gia quanh ta như Mã lai, Tân gia ba  chẳng hạn. Chẳng phải nói  đến Nhật Bản, Hàn quốc đã đạt đến những vị trí hàng đầu thế giới.

Đã hết từ quá lâu việc viện dẫn lý do hậu quả của chiến tranh - dù chính chúng, Cộng sản VN đã gây nên cuộc chiến tranh –  vì 43 năm đã trôi qua từ ngày đất nước nằm gọn trong tay chúng. Đức và Nhật bị tàn phá trong thế chiến 2 đã tái thiết hoàn toàn trong vòng  mười năm, qua hai kế họach ngũ niên, và tiếp tục phát triển lanh chóng, trở thành hai trong 5 quốc gia thịnh vượng nhất của thế giới.

Trở lại với Mã Lai và Tân Gia Ba, kế cận với Việt Nam để đối chiếu với Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa trước hết trên lãnh vực phát triển, kinh tế và xã hội qua những thống kê chính thức của Ngân Hàng Thế Giới và Quỉ Tiền Tệ Quốc tế. Thu nhập tính cho mổi người theo mãi lực của đồng đô- la Mỹ ( Purchasing Power Parity – Parité de Pouvoir d’Achat ), một cách tính sát với thực tế giá cả ở mổi nước.

Theo cách tính này, thu nhập của người Việt, năm 2017, là 6.450 đô-la Mỹ trong lúc thu nhập của người dân Mã Lai là 28.650 gấp hơn 4 lần và thu nhập của người dân Tân –Gia – Ba là 90.570, nhất thế giới. gấp 14 lần thu nhập của người dân Việt ! Dù thu nhập quân bình đã thấp như vậy nhưng đại đa số dân ta còn thực thu ít hơn nữa vì hàng triệu «  tư bản đỏ »,  cán bộ đảng viên cao cấp đã thu nhập quá nhiều, lợi tức quốc gia  không còn lại bao nhiêu nữa để chia cho quảng đại quần chúng, sống lây lất nghèo khổ.Nhiều người không kiếm được thu nhập năm  bảy chục đô Mỹ mởi tháng, nhiều người không kiếm được việc làm, không                                    

thiếu người tranh nhau để được xuất cảng lao động, trong số có những bà mẹ cam tâm lìa chồng con đi làm đầy tớ ở xứ người và tủi nhục hơn, những thiều nữ có khi còn vị thành niên phải bán trôn nuôi miệng để nuôi cha mẹ !

Nhìn lại Miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa từ 1956, nghĩa là từ hơn nửa thế kỷ trước, đã là niềm mơ ước của Mã lai sau khi được Anh quốc trao trả độc lập 1957 và tiêu diệt bọn cộng sản địa phương đã mưu toan xính hóa quốc gia này bằng một cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn một thập niên từ 1948. Ngoại trừ Cộng sản Việt, Miên, Lào được quan thầy Trung Cọng nuôi dưỡng hoàn toàn và làm hậu cứ cho chúng, các tổ chức cộng sản ở Đông Nam Á : Thái Lan, Mả Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân đều cùng chung một số phận diệt vong.

Chỉ sau hai kế hoạch ngủ niên, Mã lai đã bắt đầu vươn lên và lanh chóng trở thành một con rồng vàng ở Á Châu. Thủ đô Kuala Lampur không thua gì các thủ đô khác ở Đông Nam Á, hai cao ốc chọc trời lộng lẫy « song sinh » Petronas với một kiến trúc đặc biệt cao 451 thước, cao nhất thế giới khi mới hoàn thành kiến trúc năm 1998.

Từ vài tuần nay, đài truyền hình CNN đang nói đến Mã Lai trong mục TALKS ASIA ( Nói chuyện về Á Châu), sự phát triển của quốc gia này và một sự kiện đặc biệt : tân Thủ Tướng Mahathir Mohamad, 93 tuổi, vị lãnh đạo cao niên nhất thế giới trở lại chính trường sau khi đã cầm đầu chính phủ nước này 22 năm ( 1981-2003). Việc đầu tiên ông làm sau khi nhậm chức là khởi tố ông cựu thủ tướng Najib Razak về tội tham nhũng, bè phái và ông này đã phải vào tù chờ ngày xét xử. Dân Mã Lai với ba sắc tộc Mã, Tàu , Ấn Độ đã tin tưởng ở kinh nghiệm dồi dào và chính sách pháp trị, cởi mở và tiến bộ của vị trưởng thượng này khác hẳn chính sách thủ cựu, nặng tính Hồi giáo của vị cựu thủ tướng Najib Razak tham nhũng và bè phái.

Sự cách biệt tuổi tác gần 30 năm – ông Razak 65 tuổi, sinh năm 1953 – đã mang lại cho ông tân thủ tướnfg Mohamad lòng tin tưởng của cử tri ở kinh nghiệm lãnh đạo vô cùng quí hóa của ông, đã từng làm thủ tướng 22 năm, biến Mã Lai thành một con rồng vàng Á Châu . Đấy là chúng ta chưa đề cập đến lãnh vực chính trị mà sự cách biêt giữa hai nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa  độc tài đảng trị và nước Mã Lai dân chủ , tự do cũng lớn lao như sự cách biệt kinh tế, xã hội .

Nhưng so sánh tiếp Việt Nam với Tân-Gia –Ba, thì thật là một trời, một vực !                                                                   

Nguyên là một hải cảng của Mã Lai, Tân-Gia-Ba bị tách ra khỏi nước này và trở thành một quốc gia độc lập năm 1965, sau khi Mã Lai được Anh quốc trao trả độc lập năm 1957. Vỏn vẹn 647 cây số vuôn, không có một tài nguyên thiên nhiên nào cả, phải giải quyết sự sống chung hòa thuận của ba thành phần dân chúng, khác tôn giáo, nguồn gốc và ngôn ngữ :Trung Hoa, Mã Lai và Ấn Độ, không thụ hưởng được một di sản nào cả nhưng rất may Tan-Gia – Ba có một lãnh tụ vĩ đại: ông Lý Quang Diệu.
Sau khi được đào tạo ở Anh quốc, ông về xứ hành nghề luật và hoạt động chính trị. Thành lập đảng « Đại chúng Hành Động » ( Parti d’Action Populaire ) , thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội, ông làm thủ tướng hơn 30 năm ( 1959- 1990 ) đưa đô thị - quốc gia này từ một tinh trạng nghèo nàn, chậm tiến, được liệt vào « thế giới đệ tam » đến «  thế giới đệ nhất », đồng hạng với các quốc gia thịnh vượng và văn minh nhất .
Thu nhập theo mãi lực ( Purchasing Power Parity – Parité de Pouvoir d’Achat) mổi người dân năm 2017 : Tân-Gia - Ba là 90.570 Mỹ kim, nhất thế giới, Hoa Kỳ 60.200, Pháp 43.720, Mã Lai 28.650,Trung Hoa 16.760, Việt Nam 6.450 ( Thống kê của Ngân Hàng Thế Giới ).
Thiếu nhân lực, với khoảng 1 triệu 700.000 dân năm1960 ( 5 triệu 470.000 năm 2017), không có tài nguyên thiên nhiên, không có một dự trử ngoại tệ đáng kể, với một hạ tâng cơ sở thô sơ, một lực lượng bảo vệ an ninh yếu kém, ông đã lo ngại và cảm xúc gần bật khóc khi quốc hội Mã Lai quyết định ngày 7 tháng 8,1965 tách Tân-Gia – Ba ra khỏi Liên Bang Mã Lai. Nhưng ông không nản lòng và chấp nhận các thách đố lớn lao nhất mà một lãnh tụ quốc gia có thể gặp.
Ông lựa chọn con đường phát triển dựa trên khả năng làm việc và sáng tạo, nhằm ưu tiên những hoạt động có giá trị thặng dư cao để tăng thu nhập của nhân công, mở rộng và tăng cấp phi trường và hải cảng lên mức quốc tế,tạo những điều kiện thuận lợi nhất về thuế và tiện ích cho các công ty quốc tế đặt bản doanh, lập những đặc khu sản xuất hấp dẫn cho các nhà đầu tư ngoại quốc, thực hiện một hệ thống pháp luật công minh đảm bảo công lý cho mọi người, chống tham nhũng và hạch sách, lôi cuốn được các ngân hàng quốc tế, thực hiện được một thị trường chứng khoán nhất nhì ở Á Châu.

Thêm vào đây và không kém quan trọng, thủ tướng họ Lý biến đổi hải cảng này thành một đô thị tầm vóc quốc tế, cây cỏ hoa lá xanh tươi và đặc biệt nhất là sạch sẻ không một thành phố nào trên thế giới sánh kịp. Là người Trung Hoa ông biết đồng bào của ông, nhất là giới bình dân, không mấy tôn trọng vệ sinh và kỷ luật trong lúc họ chiếm  70% dân số đảo quốc bên cạnh người Mã Lai và Ấn Độ chiếm phần còn lại, nên luật pháp Tân Gia Ba rất nghiêm khắc đối với các vi                                                                        4

 phạm làm dơ bẩn thành phố hay mất trật tự công cọng. Xả rác  sẽ bị phạt đến cả nghìn đô la ! Dân Tây phương đều thán phục quang cảnh sạch sẻ  ở đây khi họ nhớ lại cảnh chó phóng uế gần như tự do ở xứ họ ! Mô hình dân chủ theo cung cách Đông phương nghĩa là dung hòa với trật tự xã hội, đã làm cho một số dư luận Tây phương không hài lòng với chính sách quản trị đất nước của ông nhưng không ai phủ nhận công lao và tài năng kiệt xuất của ông đã thay đổi hẳn số phận của một hải cảng củ xưa thành một đô thị - quốc gia tân kỳ và thịnh vượng ở hàng đầu thế giới.
Sau 31 năm ở chức vụ thủ tướng, các chính phủ kế tiếp còn mời cho được ông làm tổng trưởng cố vấn, tổng cọng ông đảm nhiệm 56 năm trọng trách chính phủ và 60 năm dân biểu quốc hội cho đến khi ông từ trần ngày 23 tháng 3, 2015, hưởng thọ 92 tuổi.
Cả nước Tân-Gia -Ba chịu tang ông.
Tuổi tác – Tài năng – Kinh nghiệm – Tuổi trẻ Việt Nam đâu rồi ?
Hai vị lão thành trưởng thượng Á Châu, một còn, một mất đã làm cho thế giới kính phục :
- ông Lý Quang Diệu rời chính trường và cõi đời lúc 92 tuổi để lại một sự nghiệp vĩ đại, đô thị - quốc gia Tân-Gia – Ba, phồn  thịnh vào bậc nhất thế giới và dân chù, tự do, con Rồng vàng Á Châu,
- ông Mahathir Mohamad 93 tuổi, vừa tái đắc cử vẻ vang Thủ Tướng Liên bang Mã Lai, con Rồng vàng Á châu,đang xuất hiện trên đài truyền hình lớn nhất thế giới trong mục « Nói chuyện về Á Châu »,
Trong lúc ấy,
- Nguyễn Phú Trọng và bè lũ đảng Cộng sản Việt Nam, đang tiếp tục khủng bố, đày đọa dân tộc , vơ vét tài sản của đất nước đã kiệt quệ sau 73 năm gây tang tóc cho quê hương Việt Nam  và phó mặc đất nước cho Tàu Cộng, chờ ngày trở lại của 1000 năm Bắc thuộc !
- Thanh niên Việt Nam trong nước ở đâu ? Một số bạn trẻ đã hiên ngang đứng dậy chống bạo quyền cộng sản, thế hệ trẻ yêu nước hãy đồng loạt đứng lên cùng đồng bào cả nước đánh sập chế độ bán nước hại dân này để kịp thời cứu nguy tố quốc, tái thiết quê hương, noi gương hai con rồng vàng nước bạn.
Kinh nghiệm thành công của các cuộc cách mạng dân chủ đánh sập các chế độ cộng sản, độc tài ở Âu Châu,Trung Đông, Phi Châu còn mới mẻ.

Nhất định đồng bào sẽ thành công. Việt Nam sẽ vươn lên,trường tồn bất diệt !

TM. Khối hậu duệ California, ngày 8 tháng 8, 2018
Hoàng Thị