Thái Công Tụng
Môi
trường, dấu chỉ của thời đại ngày nay
Con người đã có món nợ lớn với Thiên Nhiên: nhờ thiên nhiên với các tài nguyên từ đất, từ rừng mà loài người còn tồn tại .Vì ta mắc nợ nên ta phải trả nợ . Trả nợ bằng cách bảo vệ thiên nhiên, làm giàu thiên nhiên, chỉ sử dụng phần lời của thiên nhiên mà không đụng chạm đến phần vốn, không làm cho kho báu của thiên nhiên với tài nguyên gỗ trên rừng, tài nguyên cá ngoài biển cả bị mất cạn kiệt.
This
paper deals with the environment, with special emphasis on
environmental problems in Viet Nam . Following general considerations
about environment in the introduction, the author discusses the
nature, properties, place, significance, importance, and role of the
three important components of the environment, namely water, soils
and forests which play a vital role in
provisioning, regulating, cultural and supporting services for a
growing population .Various issues concerning the
development sustainibility in Viet Nam are considered: pollution,
deforestation, erosion, overpopulation. The water manifesto of
Ricardo Petrella is mentioned .Climate change and its impact on
agriculture and health is also discussed. A green economy with
renewable energy, such as wind energy, solar energy, water energy for
various natural regions in Viet Nam is proposed
1.Nhập đề .
Môi trường là gỉ ? Nó bao gồm các yếu tố tự nhiên (như đất, nước, không khí..) và yếu tố vật chất nhân tạo (như nhà máy, đập nưóc, cơ xưởng..) ở xung quanh sinh vật, có tác dộng trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Những vấn đề cấp bách về môi trường cần phải đối phó hàng ngày như ô nhiễm nưóc, ô nhiễm tiếng động, ô nhiễm không khí, trong một khung cảnh đất hẹp, người đông đã tạo nên sức ép trên tài nguyên thiên nhiên. Khung cảnh sống thay đổi .. Những danh từ mới về khoa học môi trường đua nhau xuất hiện như sinh khối (biomass), kiểu sinh học (biotype), sinh cảnh (biotope), quần xã sinh vật (biome), hệ sinh thái (ecosystem), ổ sinh thái ( ecological niche), dấu chân sinh thái (ecological footprint), đa dạng sinh học (biodiversity), bền vững (sustainability), lỗ hổng ozon, sự sưởi ấm toàn cầu (global warming), tái chế biến (recycling), đánh giá tác động môi trường (environmental impact assessment) v.v.
Các vấn nạn
môi trường có tính cách chung cho toàn thế giới: các
nước giàu có thì tiếng động, mưa acit, khí nhà kiếng;
các nước nghèo, chậm phát triển thì phá rừng, nhân
mãn; tóm lại với hành tinh càng ngày càng nhỏ bé và
không còn hành tinh nào khác ngoài Trái Đất có điều
kiện sinh sống nữa, con người nhận ra là bảo vệ môi
trường là việc chung của nhân loại.
Song song
với các hoạt động các cơ quan chính phủ còn có các
tổ chức bảo vệ môi trường ra đời, đặc biệt nhất
là tổ chức phi chính phủ Green Peace. Rồi đến hẹn lại
lên, ngày Earth Day
mỗi năm vào ngày 22 tháng 4, -nghĩa là vào mùa Xuân ở
Bắc bán cầu và vào mùa Thu ở Nam bán cầu -, nhiều nước
tổ chức kỷ niệm để nhắc nhở mọi người trên hành
tinh này cùng nhau bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng
lượng, trồng cây xanh, phát triển bền vững, v.v..
Phát triển bền vững trong môi sinh là một vấn đề liên
ngành vì nó liên quan đến nhiều thông số của trái đất:
giáo dục, kinh tế, dân số, an toàn lương thực, bảo vệ
môi sinh; do đó tiếp cận nhiều chiều kích nhằm tìm
toàn bộ các khía cạnh để cứu xét vấn đề, ngày nay
đã trở nên thông thường.
Bài
tham luận này chú trọng vào ba yếu tố chính của môi
trường là đất, nước
và rừng, tác động của
sự biến đổi khí hậu đến các yếu tố của môi
trường cùng các vấn đề phát triển bền vững.
2
Đất.
Môi
trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết
các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây
dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người.
Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử
dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông
nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực
phẩm cho con người.
21.
đất và cuộc sống
.
Cuộc
sống của mọi sinh vật từ thực vật đến động vật,
kể cả con người đều phụ thuộc vào đất: đất cung
cấp chất dinh dường cho thực vật, động vật và vi
sinh vật. Chất mùn do xác thực vật và vi sinh vật chết
đi cũng như các chất khoáng từ Ca, Mg đến lân, potát
đều giúp cho sự dinh dưỡng .
.Đất
sử dụng vào
nông
nghiệp
(trồng lúa, trồng hoa màu), vào lâm
nghiệp
(rừng), chăn
nuôi
(đồng cỏ). Mỗi loại đất có chức năng khác nhau vì
cây cối cũng nhiều loại .Trong kho tàng văn học dân
gian, có vô số câu nói về đất :
Đất
màu trồng đậu trồng ngô
Đất
lầy cấy lúa, đất khô làm vườn
.Đất
cũng sử dụng vào các
hoạt
động phi nông nghiệp
:đất gia cư, đất dùng cho các khu kỹ nghệ, cho quốc
phòng (trại lính, căn cứ không quân), cho các hoạt động
văn hoá giáo dục (trường học, bệnh xá), cho thể thao
(sân vận động), đất cho giao thông (xa lộ, đường đi,
đường rầy xe lửa ), đất cho thủy lợi (kinh mương
thoát nước, dẫn nước, đê điều), đất xây dựng cho
các hệ thống truyền dẫn điện năng (dòng điện cao thế
), đất xây dựng chợ búa, chuà chiền, nhà thờ; đất
để làm bãi rác, làm nghĩa trang; đất sản xuất vật
liệu xây dựng (làm lò gạch, đồ gốm)
.Đất
nuôi nhân loại
. Muốn sản xuất thực phẩm thì có 4 yếu tố quan
trọng: mặt trời, không khí, đất và nước ; trong 4 yếu
tố đó, thi nước và đất (cả lượng và phẩm ) có thể
cải thiện với sự đầu tư như cải tạo đất, bón
phân, tưới tiêu ..
Đất
sản xuất và chứa mọi dưỡng liệu cần cho đời sống
( đạm, lân, kali, calci, magne, sắt, các nguyên tố vi lượng
..) , kể cả không khí và nước . Các xã hội loài người
phải nhờ đất đai để sinh tồn vì không có đất thì
không có thực vật và động vật
.Đất
là một thành phần quan trọng trong chu kỳ nước.
Nước mưa là nguồn gốc quan trọng về nước ngọt. Một
phần nước mưa bị thực vật chận lại và bốc hơi;
nếu đến được mặt đất thì nước mưa có thể thấm
xuống dưới (nếu đất không bị nén chặt) hoặc cũng
có thể chảy tràn, gây ra nhiều tai ương như xói mòn,
sụp lở bờ sông, lắng tụ trong hồ thuỷ điện, trong
kinh khiến phải vét kinh mương. Nước mưa thấm vào đất
một phần giúp nuôi cây , phần khác trôi xuống các mạch
nước ngầm. Đất giúp điều hoà dòng nước vì nước
mưa, tuyết tan, nước tưới ruộng đồng đều rơi trên
đất và xuống đất.
Như
vậy nước có thể là một tai ương, cũng có thể là tài
nguyên. Tuỳ sự quản trị đất mà tài nguyên nước có
thể ích lợi hoặc có hại. Quản trị lưu vực giúp điều
hoà và sử dụng nguồn nước.
.Đất
giúp giữ được nước trong thuỷ cấp:
60% nước ngọt được nằm trong đất. Sau một trận mưa,
nước mưa thấm xuống đất và nhờ vậy, mực nước
ngầm trong đất được tái tạo lại. Nếu đất bị nén
quá chặt, không tơi thoáng thì nước chảy tràn và làm
xói mòn dất . Như vậy, đất giúp điều hoà chế độ
thủy văn của các dòng sông và mức nước ngầm .
.Đất
giúp lọc bớt các độc tố nhờ các vi cơ thể trong đất;
các vi cơ thể làm huỷ hoại, tan rã, cố định .. các
chất hữu cơ và vô cơ trong đất .Tuy nhiên, khả nảng
này có những hạn chế vì những đất bị ô nhiễm qúa
nhiều (do các hoạt động kỹ nghệ hay chăn nuôi ) cũng
làm nước chảy qua các vùng đó bị ô nhiễm . Ví dụ :
các dòng sông ở hạ lưu các nhà máy, các khu kỹ nghệ,
các xưởng chế biến bột ngọt, khoai mì .. (Sông Saigon,
sông Thị Văi , sông La Ngà ..)
.Đất
ảnh hưởng đến hợp trạng của khí quyển.
Đất
cũng phát ra khí nhà kiếng từ các bãi rác khổng lồ ,
từ các đầm lầy (methane, CO2).
Đất cũng giữ lại chất hữu cơ nghĩa là cacbon nên có
thể xem đất như một giếng chứa chất cacbon, do đó
giúp giảm các khí nhà kiếng. Ngoài ra giữ lại chất hữu
cơ còn làm tăng độ phì nhiêu trong đất .
.Đất
là một môi trường sống
. Những hệ sinh thái nuôi dưỡng con người như hệ sinh
thái nông nghiệp, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đồng
cỏ, hệ sinh thái duyên hải, hệ sinh thái đô thị đều
dựa vào đất. Nhiều chu kỳ sinh học đều có một phần
xảy ra trong đất.
.
Đất
là một kho dự trữ vĩ đại về đa dạng sinh học:
vi khuẩn, nấm, động vật . Nhờ hoạt động các vi sinh
vật, đất mới thành hình, đất mới hồi sinh, tái tạo
và đất nuôi lại vi sinh vật .
.Đất
cung ứng cho loài người các vật dụng:
Đất sét làm đồ gốm (Gạch Bát Tràng),gạch ngói, bát,
đĩa, nồi, ấm, bình, chậu, thạp .. Ngày nay, ta có nồi
làm bằng nhôm, bằng gang nhưng xưa kia, người Việt chỉ
có nồi đất (nấu cơm, kho cá ..), ấm đất ( nước trà
). Trong đất nhiệt đới có laterit và đây là vật dụng
xây các đền thờ như các đền thờ Chàm, đền thờ Đế
Thiên Đế Thích.
Trong
đất có vô vàn nguyên liệu từ đồng, vàng đến nhôm,
sắt, hột xoàn ..tóm lại giúp cho con người trong mọi
hoạt động kỹ nghệ, thủ công nghệ, văn hoá..
.Đất
là cả một pho sách lịch sử
. Các nhà khảo cổ học thường đào xới đất dể tìm
lại di tích của quá khứ như mộ của Tần Thuỷ Hoàng
với hàng ngàn lính hầu chôn dưới đất hàng ngàn năm
nay hoặc xác con khổng long dinosaure chôn vùi từ đệ tam
nguyên đại, hay dấu tích con người trong các hang động
thời thượng cổ v.v.
Nhiều
người cứ tưởng chỉ cần có không khí trong lành và
nước trong để sống khỏe . Ít người nhận thức được
sức khoẻ họ cũng tùy thuộc vào sức khoẻ của đất .
Đất có 'khoẻ' nghĩa là phì nhiêu, không xói mòn, không
có bom mìn, không có sa mạc hoá, cát bay v.v. thì mới
trồng trọt được, mới có khả năng sản xuất thực
phẩm và cây có sợi, mới tạo ra phong cảnh đẹp .
Tóm
tắt, đất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, trong bền vững môi trường nên ta lại càng phải
bảo tồn và chăm nom đất như một tài nguyên quý giá .
Dịch
vụ của đất Ví dụ
Cung
cấp
thực
phẩm lúa
gạo, nông phẩm
nước
uống giếng,
ao, hồ, khe suối
nhiên
liệu gổ,
củi
vật
liệu di truyền các
nguồn gen thực vật và động vật
Điều
hoà
điều
hoà khí hậu nguồn và
sức chứa các khí nhà kiếng
điều
hoà dòng chảy nước ngầm
lọc
nước giữ
nước, hút bớt các chất độc
điều
hoà sự xói mòn giữ trầm
tích phù sa
điều
hoà tai biến thiên nhiên trị lụt
thụ
phấn nơi
trú ẩn các loài ong
Văn
hoá
tâm
linh và cảm hứng thổ thần,
ngắm cảnh
giải
trí du
ngoạn, cắm trại
thẩm
mỹ đồ
sành, đồ sứ
giáo
dục thực
địa
Yểm
trợ
tạo
thổ giữ
phù sa, chất mùn
chu
kỳ dinh dưỡng tồn
trữ, tái chế biến dưỡng liệu
22.
các vấn nạn tài nguyên đất
Trong
khi dân số trên thế giới không ngừng tăng thì tài
nguyên đất lại càng ngày càng suy giảm. Tại miền
duyên hải Trung Việt có nhiều vùng đất cát bao phủ
ruộng đồng còn miền núi thì phá rừng gây nên nạn xói
mòn đất, nạn rửa trôi, trượt lở, miền gò đồi thì
đất bị đá ong . Vài vấn nạn tài nguyên đất :
-
xói
mòn do mưa.
Đất
dốc vùng núi rất nhiều và dễ bị xói mòn. Sự xói mòn
phụ thuộc vào nhiều thông số như chiều dài của độ
dốc, độ dốc nhẹ hay nặng (trên 25 độ), độ che phủ
thực vật. Xói mòn trên các lưu vực sẽ làm các hồ
chứa nước bị lắng tụ rất nhanh và làm lòng sông cạn
dần, khiến lưu lưọng nước chảy ít đi. Xói mòn làm
lớp đất mặt cũng như chất hữu cơ trong đất bị mất
đi . Đất cũng có thể bị xói mòn do sự phá rừng; phá
rừng làm đất mặt bị trôi chảy hết, chỉ còn lại
lớp đất sâu với sỏi laterit trên đất mặt không trồng
trọt được( laterit hoá ),ngoại trừ vài lùm bụi thưa
thớt.
-
xói
mòn do gió
. Trên thế giới, nhiều vùng rộng lớn bị sa mạc hoá,
do chăn nuôi quá tải, do biến đổi khí hậu, do cát bay .
Đó là trường hợp các xứ như Mali, Niger, Tchad ở nam sa
mạc Sahara ... Chính vì cát bay, nên diện tích đất nông
nghiệp bị giảm mỗi ngày, tác động nên đến cảnh
nghèo đói .
-thoái
hoá hoá học.
Trong dạng này là mọi suy thoái mặn hoá, phèn hoá, ô
nhiễm, giảm độ phì nhiêu và chất hữu cơ. Nhiều nơi
ở Việt Nam vào cuối mùa nắng, lưu lượng sông ngòi ít
đi, nước mặn ngoài biển xâm nhập sâu trong đất làm
đất bị nhiễm mặn. Ở Pakistan, gần 25% diện tích tưới
bị nhiễm mặn ; ở Ấn độ 17%. Nhiều vùng nuôi tôm gần
biển nay bỏ hoang trở lại đất phèn .
-thoái
hoá vật lý
.Trong sự thoái hoá vật lý, phải kể đến đất
bị nén cứng
như nhiều nơi bên Phi Châu (Mali, Niger ..) do chăn thả quá
mức với nhiều đàn bò hàng ngàn con di chuyển tự do,
làm đất bị nén cứng, (compaction, crusting) làm đất
không thể thấm nước, dễ làm mồi cho sự xói mòn ,
làm giảm đi khả năng sản xuất của đất .
23.
cải thiện đất
Loài
người cũng đã cải thiện và chăm sóc đất đai như:
-dẫn
thuỷ nhập điền: nhờ vậy nhiều ruộng khô mới có
nước để trồng trọt. Nước có thể từ các đập dâng
nước lên cao cho tràn vào ruộng, từ máy bơm nước, từ
sức người ..
-
đào kinh thoát nước như ở miền đồng bằng sông Cửu
Long
-đắp
đê ngăn mặn như các công trình mà Nguyễn Công Trứ làm
ở các huyện duyên hải tỉnh Thái Bình.
-đê
sông tránh lụt, đê biển tránh triều cường
-tạo
các ruộng bậc thang trên sườn núi (Nepal, miền Sơn La,
Lai Châu ở Việt Nam ..)
-lượm
đá rải rác để làm tường thấp chận bớt nước xói
mòn (Bắc Phi)
-bón
phân hoá học, phân chuồng, vôi để tăng cường độ phì
nhiêu cho đất
24
. ô nhiễm đất
. Các nguồn ô nhiễm dất bao gồm phân hoá học, thuốc
trừ sâu, chất thải công, nông nghiệp:
-
Phân
hoá học
càng ngày càng được sử dụng nhiều để đảm bảo an
toàn lương thực và xuất cảng nhưng muốn giảm thiểu
tác động lên môi trường, phải sử dụng cân đối,
đúng lượng, đúng kỳ, hạn chế các tổn thất do bay
hơi, rửa trôi. Thực vậy, nếu bón phân đạm qúa nhiều
khả năng hấp thụ của cây thì chất đạm sẽ đi vào
nước, làm nước có qúa nhiều nitrat hại cho sức khoẻ.
Sự gia tăng dân số đòi hỏi nhiều lương thực, kéo
theo phải sử dụng nhiều phân hoá học để gia tăng sản
lượng thực phẩm, Bón phân đạm và photphat quá sức hấp
thụ của thực vật sẽ làm các nguồn phân bị trôi chảy
vào nước ngầm
-Đất
cũng bị ô nhiễm với các thuốc
bảo vệ thực vật
.Thuốc bảo vệ thực vật cũng giúp tăng sản lượng
nông nghiệp nhưng nếu sử dụng qúa liều lượng sẽ gây
nên nhiều hậu qủa: cá, tôm, tép trong ruộng cũng như
cua, ốc, ếch, nhái sẽ chết. Các hoá chất này có thể
tiêu diệt các vi sinh vật trong đất như các loài giun
đất, các loại khuẩn vốn giúp đất có cấu trúc cần
thiết cho sự mao dẫn hoặc sự bền chặt.
Khi
xịt các hoá chất trên cây thì chỉ một phần do cây hấp
thụ còn lại bị rửa trôi trong đất, bị các giao chất
sét hoặc các giao chất hữu cơ ngoại hấp và đó chính
là lí do môi trường đất và nước cũng bị ô nhiễm .
Đất cũng có thể bị ô nhiễm bởi các thuốc sát trùng
và
-nước
thải độc hại:
các khu kỹ nghệ sản xuất xi măng, thép, giấy, dệt
nhuộm, cao su chưa được xử lý, trực tiếp thải ra các
chỗ thấp.
-rác
thải cũng làm đất bị ô nhiễm
và càng ngày càng trở nên trầm trọng với sự đô thị
hoá: rác thải sinh hoạt bao gồm rác thải từ các khu dân
cư, một phần được thu gom, một phần còn lại đem đổ
xuống cống rãnh, kênh mương. Ngoài ra, bãi rác còn phát
sinh ra NH3,
H2S,
CH4..
Vào mùa hè, nắng nóng, mùi hôi thối nồng nặc từ bãi
rác gây ô nhiễm không khí, kéo theo sự sinh sản của
ruồi, các ổ dịch bệnh dễ phát sinh làm chất lượng
môi trường sống bị suy giảm. Nước mưa ngấm vào bãi
rác tạo thành nước rò rỉ chứa các yếu tố độc hại
gây ô nhiễm môi trường nước ngầm và đất . Càng
ngày, rác thải điện tử càng nhiều vì máy tính, điện
thoại không giây bị phế thải càng nhiều, cùng với tốc
độ thay đổi công nghệ thông tin . Ngoài rác thải sinh
hoạt, còn có rác thải công nông nghiệp như từ các nhà
máy thực phẩm đóng hộp, lò sát sanh, sản phẩm bài
tiết của các trại chăn nuôi lớn hoặc những rác thải
thông thường như bao nilông, cao su, thủy tinh, ve chai, đồ
kim loại ..
-các
bụi
lơ lửng
từ ống khói nhà máy, không có thiết bị lọc không khí
và lắng xuống đất
25
.quản lý đất đai bền vững
2.5.1.
Cải
thiện đất chống xói mòn và sa mạc hoá
Trồng
rừng lại trên các đồi trọc và trên các triền núi
giãy Trường Sơn với nông lâm kết hợp: trông cây liên
kết với trồng hoa màu, xen kẻ cây dài hạn với cây
trồng ngắn hạn, như vậy là không để đất trần, do
đó vừa tránh được xói mòn và vừa có lợi tức trải
đều. Chú trọng nhiều đến lâm nghiệp xã hội (social
forestry) nghĩa là trồng rừng trên đất công, đất dọc
đường xe lửa, dọc quốc lộ,tỉnh lộ, dọc sông, suốí,
kinh mương, trồng rừng trên đất đã khai thác hầm mỏ,
trên đê, trên bờ ao, tạo vòng đai xanh tại đất khu kỹ
nghệ và đất ven đô . Bảo vệ đất và sử dụng đất
bền vững có tác động tốt cho vùng cao mà còn cho cả
vùng hạ lưu, vùng đồng bằng.
2.5.2
Cải
thiện đất chống ô nhiễm
Sử
dụng phân bón đúng chỗ, đúng kỳ, vừa tránh được ô
nhiễm, vừa tiết kiệm tiền; xịt thuốc bảo vệ thực
vật đúng lúc để vừa tránh phung phí, vừa bảo vệ
sức khoẻ người tiêu thụ và bảo vệ đa dạng sinh học.
Hiện
nay, nhiều rừng ngập mặn bị phá để nuôi tôm, khiến
triều cường dễ xâm nhập sâu hơn ở miền biển, các
chất ô nhiễm phát tán ra vịnh, giảm sản lượng hải
sản ven bờ. Do đó phải luôn luôn có một giải rừng
ven biển vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa giúp đất lấn
ra biển.
2.5.3
Cải
thiện đất qua vai trò chất hữu cơ
Tại
những vùng đất dễ bị xói mòn thì trù liệu các phương
pháp tăng cường chất hữu cơ cho đất như trồng các
cây họ Đậu để vừa che phủ kín mặt đất vừa để
cải tạo đất . Chất hữu cơ giúp tăng dung tích hấp
thụ cation, tăng khả năng giữ nước, làm nước dễ thấm
vào đất khiến cây trồng có thể chịu hạn lâu hơn,
bớt bụi bay v.v. Chất hữu cơ trong đất giúp làm giảm
sự gia tăng các khí nhà kiếng trên toàn cầu và ngoài ra
giúp tăng sức sản xuất của cây và cải thiện chất
lượng môi trường. Và cũng chinh chất hữu cơ là nguồn
năng lượng chính cho các vi cơ thể trong đất, giúp các
vi sinh vật trong các chu kỳ đạm, chu kỳ cacbon, lưu
huỳnh, tạo chất khoáng cho đời sống thực vật .
Do
đó chất hữu cơ là một tài nguyên cần phải được
phục hồi. Nông dân Việt từ xưa cũng biết ích lợi của
phân chuồng, phân mục.
Để
tóm lược, an ninh lương thực rất cần thiết cho bất cứ
xứ nào và vì vậy, con người phải luôn luôn sử dụng
đất một cách bền vững. Vì đất nông nghiệp Việt Nam
càng ngày càng khan hiếm nên phải :
-tiết
kiệm đất đai bằng cách phát
huy hoả táng
thay vì địa táng vì hoả táng không cần đất nghĩa
trang .
-tiết
kiệm đất đai bằng cách giới
hạn khu vực đô thị
vì đô thị càng trải rộng ra thì đất nông nghiệp càng
co rút lại.
-tiết
kiệm đất đai bằng cách giới
hạn các sân golf
vì càng ngày môn thể thao quý tộc này càng lấn đất
nông nghiệp .
3.Nước
3.1.
nước trên quả địa cầu
. Trên hành tinh Trái Đất này, mặt trời và
nước giúp duy trì cuộc sống. Hơn 70%
diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước (đại
dương, biển kín). Chính vì vậy mà trái đất nhiều
nước mặn hơn nước ngọt. Nhưng phần lớn nước
ngọt lại nằm ngoài tầm tay của con người vì nằm
trong các băng hà ở miền cực địa cầu hoặc dưới
tầng đất ngầm và ẩm độ trong đất, còn lại rất ít
là nước ngọt chứa trong sông, suối, hồ, ao là thực
sự sử dụng được cho con người . Nói khác đi, nước
ngọt là một tài nguyên có giới hạn. Ngoài ra, nước
lại không được phân bố đồng đều trên Trái đất:
vùng Amazonie nhận được 20% lượng mưa trên toàn thế
giới chỉ cho 10 triệu người, vùng Bắc Phi và Trung Đông
với 400 triệu người lại chỉ hưởng được 1,5%.
Cũng
từng đó nước từ hàng ngàn năm trước, nhưng cái khác
là ngày nay, dân đông hơn, cần nhiều nước hơn để sử
dụng vào nhiều mục đích hơn: nước dùng trong sinh hoạt,
trong kỷ nghệ (thủy điện, kỷ nghệ các loại), trong
nông nghiệp để sản xuất lương thực v.v. Theo
Hội đồng nước toàn cầu, tiêu thụ nước trong nông
nghiệp là 66%, công nghiệp (20%), các hộ gia đình (10%) và
khoảng 4% bốc hơi từ các hồ dự trữ nước nhân
tạo. Tế bào
sống hầu như 3/4 là nước và không nước, con người
sẽ mau chết hơn là không ăn. Như vậy, nước
là nguồn tài nguyên vô giá của con người.
Những xứ có tài
nguyên nước dồi dào
phải kể là những xứ như Canada, Nga, Mỹ, Bresil,
Indonesia, Đông Dương còn các xứ
ít có tài nguyên nước
nằm các vùng sa mạc như Úc châu hoặc các xứ Sahel. Một
vài vùng trên thế
giới thiếu nước vừa phải
là các vùng quanh bờ Địa Trung Hải như Ý, Hi Lạp, Bắc
Phi, Ai Cập.
3.2.
chu kỳ nước. Trong
bài thơ Thề non
nước của Tản
Đà, có câu: Nước
trôi ra biển lại mưa về nguồn.
Câu thơ này vô hình chung đã nói về chu kỳ nước trong
vũ trụ : nước từ sông, hồ, biển bốc hơi lên cao, gặp
lạnh trên cao sẽ ngưng
đọng lại và rơi
xuống. Khi gặp mặt
đất thì nước một phần thấm
vào lòng đất qua các khe đá, lổ hổng của đất và tạo
thành nước ngầm, một phần chảy
tràn để chảy vào
sông suối rồi trở
lại
ra biển .
33.
nước trong đời sống.
Nước
quan trọng trong đời sống thực vật. Tục ngữ ta có
câu: Nhất
nước, nhì phân, tam cần, tứ giống chứng
tỏ tầm quan trọng của nước . Nước hoà tan các dưỡng
liệu trong đất thì rễ cây mới hút được để chuyển
tải lên các bộ phận hoa lá trong cây . Không có nước
thì không có sự quang hợp tạo ra các hydrat cacbon .
Nước
cũng quan trọng trong đời sống động vật. Cũng như
trong thực vật, nước giúp cho sự luân lưu, cho sự trao
đổi chất: 60 đến 70% trong cơ thể con người là nước
nên khát nước dễ chết hơn khát ăn.
Nước
cũng ảnh hưởng đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra
thời tiết như mưa, tuyết, bão. Năng lượng mặt trời
sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên
các dòng hải lưu như dòng Gulf
Stream
vận chuyển nước ấm từ vùng nóng đến Bắc Đại Tây
Dương làm khí hậu các xứ Bắc Âu ấm áp hơn
34. tài nguyên nước .
Có
thể phân loại tài nguyên nước thành 4 loại sau đây:
341.nước
mưa . Có những vùng mưa nhiều, đặc biệt các vùng
có khí hậu xích đới. Sau đây liệt kê vài xứ có lượng
mưa nhiều nhất thế giới : Colombia (Trung Mỹ), Liberia
(Phi châu), Myanmar tức Miến Điện (Á châu), Papua New
Guinea, Bangladesh (Á châu) có lượng mưa trung bình hàng năm
trên dưới 4 000 mm .Nhưng cũng có những xứ ít mưa như
Iran, Afghanistan, các xứ Arập ở Trung Đông. Lục địa Úc
châu khô hạn chỉ 800 mm mưa mỗi năm.
Vùng Đông Nam Á nói chung và
Việt Nam nói riêng , vì nằm vùng khí hậu gió mùa nên
lượng mưa trung bình hàng năm khá cao: 1800 mm . Tuy nhiên
cũng có những vùng khuất gió thì mưa ít hơn như đồng
bằng 3 Phan: Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết . Ngoài ra, nước
mưa không rãi đều trong năm vì chỉ tập trung vào các
tháng mưa còn mùa nắng thì nhiều nơi còn có gió Lào khô
ráo, khiến cây cối hoa màu bị ảnh hưởng.
342
.nước mặt. Tài
nguyên nước mặt có trên các sông, suối, hồ ao, kinh
rạch ..Nước sông suôi
hồ ao được sử dụng trong nhiều đối tượng khác nhau
như phục vụ sinh hoạt (nấu cơm, tắm rửa, giặt ), phục
vụ nông nghiệp (tưới cây, nuôi cá, chăn nuôi), phục vụ
kỷ nghệ (các công nghệ chế biến, sản xuất giấy,
thuộc da, phân bón..)
343 nước ngầm. Nước
từ các
nguồn nước
mưa,
sông,
rạch, ao, hồ.. một phần thấm vào đất, nhưng
không thể ngấm qua tầng đá dưới sâu nên nước tập
trung nhiều sẽ bắt đầu di chuyển và liên kết với các
túi nước khác để tạo dần dần mạch nước ngầm..
95% nước ngọt trên trái đất đều nằm dưới đất và
thường gọi là nước ngầm. Cư dân thường sử
dụng nước ngầm qua các giếng. Trong khi các dòng sông
miền Bắc và miền đồng bằng sông Cửu Long có lưu
lượng nước nhiều thì các dòng sông miền Trung thường
ngắn, lưu vực hẹp, thêm vào là sự phá rừng đầu
nguồn cũng khiến nước ngầm dự trữ trong các mạch
nước giảm đi. Hậu qủa là hàng năm, vào những tháng
7-9, trong mùa nắng kiệt, dòng sông đã nhiễm mặn .Tại
Huế, nước từ biển qua cửa Thuận An đã nhiễm mặn
dòng sông Hương đến 32,8km, vượt qua họng lấy nước
của Nhà máy nước Vạn Niên gần 3km. Độ mặn của nước
sinh hoạt không thể sử dụng được. Do vậy, người dân
dựa chủ yếu vào các nhà máy sản xuất nước khoáng
hay nước tinh khiết khai thác từ mạch nước ngầm
.
Với đô thị hoá, ngưòi
dân đô thị sử dụng nước ngầm càng ngày càng nhiều
qua các giếng đào, giếng khoan, trong khi đó lượng nước
ngầm bổ sung tự nhiên không nhiều do nhiều lý do như
hạn hán, ít mưa, do bề mặt đất bị bê tông hoá khi
xây đường sá, nhà cửa . Các kỹ nghệ thủy sản chế
biến ở đồng bằng sông Cửu Long cũng sử dụng lượng
nước ngầm rất lớn, lại thêm nhiều vùng lấy nước
ngầm pha với nước mặn, làm giảm độ mặn để nuôi
tôm. Chính vì vậy mà hiện nay mực nước ngầm hạ
xuống quá sâu kéo theo một số hậu quả: mặt đất sụt
lún xuống, nước mặn xâm nhập vào túi nước ngầm.
Ngoài ra, phẩm chất nước ngầm cũng bị ô nhiễm do các
chất ô nhiễm trên mặt đất trôi chảy xuống: nitrat,
phenol, thuốc trừ sâu, phân hoá học
344 nước mặn. Nước
mặn ngoài biển có hàm lượng muối trung bình là 35gram
cho mỗi kg nước biển và gồm 6 chất: sodium (Na+),
chlorua (Cl-), sunfat (SO4 2-),
magnesium (Mg 2+), calcium (Ca2+) và potat
(K+). Tuy hàm lượng muối trung bình là 3.5% ( 35
gram/lit ) nhưng ở các cửa sông, nơi có sự hoà lẫn
giữa nước ngọt và nước mặn thì nồng độ muối giảm
nhiều : ta gọi đó là nước lợ. Biển Đỏ,
còn gọi là Hồng Hải thì vì vùng ít mưa, bốc hơi cao,
ít sông ngòi chảy vào thì nồng độ muối cao hơn: 40g/l
. Biển Chết ở giữa Jordanie và Do Thái còn có độ
mặn rất cao, đến 330g/lit vì là biển kín. Gọi là biển
nhưng thực ra đó chỉ là một cái hồ lớn nằm ở vùng
sa mạc phía Đông Nam Israel. Gọi là Biển Chết vì nước
ở hồ này rất mặn, đến mức không một sinh vật nào
có thể sống nổi.. Hồ này rộng 1.040 km2, mặt
hồ thấp hơn 400 mét so với mặt nước biển nên là điểm
thấp nhất của bề mặt trái đất.
3.5.
ô nhiễm nước.
Các hoạt
động của con người, dù là trong kỹ
nghệ (chế biến, sản xuất),
trong đô thị
(sinh hoạt, thương mại, xúc tuyết, bảo trì đường sá
..), trong nông nghiệp
(phân bón và thuốc trừ sâu bệnh ) cũng sản xuất những
phế thải và cuối cùng đều chảy về chỗ thấp nhất
là nước và sản sinh ra các chất ô nhiễm khác nhau, gây
ra nhiều loại hình ô nhiễm
trong nước, làm cho nguồn nước trở nên độc hại với
con người và sinh vật. Do đó, các phế thải nếu không
được xử lý sẽ gây hậu quả cho sức khoẻ loài người
và làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về
tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm
nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Thực
vậy, có thể kể nhiều nguồn ô nhiễm nước
:
-ô
nhiễm hữu cơ từ
các hợp chất hữu cơ
như bột giặt, dầu mỡ phế thải sau khi nấu ăn, các
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, xăng dầu
-ô
nhiễm vô
cơ : các phân bón như nitrat,
photphat đều hòa tan trong nước và làm các thủy thực
vật và các loại rong tảo phát triển mạnh. Khi chúng
chết, xác phân huỷ trong nước
làm hàm lượng oxy
trong nước giảm đột ngột nên nhiều loài trong nước
như cá bị chết: ta gọi đó là hiện tượng phú
dưỡng (eutrophication)
Còn
phải kể các kim loại nguy hiểm rất độc như As, Pb, Hg.
Châu thổ sông Hồng và c
ác
khu
vực ven sông Hồng là những nơi có nguồn nước bị
nhiễm asen (thạch tín) với
nồng độ khá cao.
Chất lượng
nước, đặc biệt là tình trạng nước ngầm bị nhiễm
thạch tín, là vấn đề mới nảy sinh hết sức nghiêm
trọng.
Trong số 111 giếng lấy mẫu
nước ở hai huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, 97 giếng bị
nhiễm asen, có nơi nồng độ asen nhiễm hơn 0,05 mg/l,
trong khi theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, hàm
lượng asen trong nước sinh hoạt phải dưới 0,01 mg/l mới
đạt yêu cầu.
Để
tiến hành nghiên cứu các bệnh có thể mắc từ nguồn
nước nhiễm asen, các chuyên gia y tế đã lấy mẫu tóc
và nước tiểu của một số người hai huyện Vĩnh Tường
và Yên lạc làm xét nghiệm. Kết quả đã tìm thấy rất
nhiều trường hợp dân bị các tổn thương như tóc bị
sừng hóa, rụng tóc nhiều các bệnh về da như khô da
bong vẩy, hạt cơm bệnh tăng sắc tố, bệnh tắc mạch
đầu chi, ung thư da, tê tay chân, rối loạn về thai sản
và ung thư...(báo
Tuổi
Trẻ
)
-ô
nhiễm sinh
học với
các tác nhân gây bệnh như vi
khuẩn, các virút, sâu ký sinh nằm
trong các vật phế
thải như tại các bãi rác
quanh các thành phố lớn, hoặc
nước thải sinh hoạt
được thải ra từ các khu dân cư ven sông.
Tóm
lại, ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi
các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước,
với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn
Sau đây là các tiêu chuẩn
để đánh giá nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất
hữu cơ:
-BOD
5 tức biological
oxygen demand,-nhu cầu
ôxy sinh học-là lượng ôxy được sử dụng cho hoạt
động sống của vi sinh vật để phân hủy hết các chất
hữu cơ không bền vững trong 1 lít nước (mg O2/ l) trong 5
ngày; người ta lấy thời gian 5 ngày để xác định nhu
cầu oxy sinh học và gọi là BOD5 vì thông thường sau thời
gian 5 ngày ở 20o
thì phần lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy sẽ bị
phân hủy. Trong nước càng ô nhiễm nhiều (lượng chất
hữu cơ nhiều) thì lượng BOD5 càng cao. Thông thường thì
nước dùng cho sinh hoạt phải có BOD5 nhỏ hơn 4 mg/ l;
nước dùng cho thủy sản thì BOD5 phải nhỏ hơn 10 mg/ l.
Nếu BOD5 lớn hơn 10 mg/ l thì xem như nước bị ô nhiễm
hữu cơ rõ rệt.
-COD,
tức chemical oxygen
demand,-nhu cầu ôxy
hoá học-, là lượng oxy cần thiết để phân hủy hết
các chất hữu cơ có trong nước theo con đường hoá học.
Nồng độ COD cho phép đối với nguồn nước mặt là COD
lớn hơn 10 mg/l
Khi
BOD và COD cao, điều đó có nghĩa là nồng độ oxy hoà
tan trong nước bị giảm, hậu qủa là tôm cá trong ao, hồ
sẽ chậm phát triển hoặc chết. Ngoài ra, trong các điều
kiện kị khí, yếm khí, các chất hữu cơ phân hủy sinh
ra mùi hôi thối; thực vậy mùi bùn hôi tanh ( hoa sen 'gần
bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn')
là do sự phân hủy các chất hữu cơ.
-DO,
tức dissolved
oxygen,-nồng dộ
oxy hoà tan- là lượng oxy tự do ở dạng hoà tan trong
nước.DO trong nưóc uống không được nhỏ hơn 6 mg/l.
Lượng oxy trong nuớc là yếu tố quan trọng của nước
để tự làm sạch nhờ hoạt động các vi sinh vật hiếu
khí .
-TSS,
tức
Total suspended solids .
Với ô nhiễm nước, chất rắn lơ lửng tăng và làm giảm
lượng oxy hoà tan (dissolved oxygen)
Riêng về nước ngầm, và
cụ thể là nước giếng thì không phải nước giếng khi
nào cũng uống được; thực vây, nước giếng cũng có
thể bị nhiễm sắt, nhiễm vi khuẩn, nhiễm chất hữu cơ
và do đó làm nước bị biến màu, độ vẩn đục tăng
hoặc nhiều người xuất hiện dị ứng ngoài da.
3.6.
vai trò của nước. Nước
có 4 vai trò sau đây :
-cung
cấp: nước cung
cấp thực phẩm cho nhân loại. Nước ngọt, nước lợ,
nước mặn, đều có thuỷ sản, hải sản rất phong phú
và đa dạng như tôm, cua, cá, ếch, ba ba, rùa … Các sản
phẩm này kéo theo nhiều kỹ nghệ như đông lạnh, đồ
hộp, nhiều dịch vụ như chuyên chở, thương
mài
..
-điều hoà khí hậu: các dòng hải lưu ngoài biển ảnh hưởng đến điều hoà khí hậu: ví dụ dòng Gulf Stream đem hơi ấm cho các vùng miền Bắc Âu Châu
-văn hoá (tâm linh, giải trí ..) Cần lưu ý là nước, ngoài khía cạnh giá trị vật chất, phải được xem có giá trị tinh thần vì hồ ao, sông suối có tác động thẩm mỹ, thông thoáng, giúp con người bớt các căng thẳng của cuộc sống xô bồ ngày nay. Thực vậy:
-điều hoà khí hậu: các dòng hải lưu ngoài biển ảnh hưởng đến điều hoà khí hậu: ví dụ dòng Gulf Stream đem hơi ấm cho các vùng miền Bắc Âu Châu
-văn hoá (tâm linh, giải trí ..) Cần lưu ý là nước, ngoài khía cạnh giá trị vật chất, phải được xem có giá trị tinh thần vì hồ ao, sông suối có tác động thẩm mỹ, thông thoáng, giúp con người bớt các căng thẳng của cuộc sống xô bồ ngày nay. Thực vậy:
.tình yêu nẩy nở bên cạnh
dòng suối:
Dưới cầu nưóc chảy
trong veo /Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha (Kiều)
.cuộc biệt ly cũng bên cạnh
dòng sông:
Đưa
người ta không đưa sang sông/
Sao có tiếng sóng ở trong lòng (Thâm Tâm)
.nhớ nhà khi nhìn con nước
thủy triều lên xuống:
Lòng quê dờn dợn vời
con nưóc/Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận)
-yễm
trợ
: nước giúp cho
mọi hoạt động từ nông nghiệp (tưới ruộng), kỹ nghệ
(đồ uống, bột giấy, bauxit, điện lực ), chuyển vận
(ghe, đò, tàu thuyền). Nước giúp cho sự tạo thành đất.
Thực vậy, nước chuyên chở các trầm tích từ nhiều
lưu vực để bồi đắp phù sa, nước bào mòn các loại
đá làm đá bể rời ra nhanh chóng, giúp cho sự phong hoá
hoá học dễ dàng hơn .
37.
Tài nguyên nước và phát triển bền vững.
Sự
gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ
ngày càng tác động mạnh đến môi trường tự nhiên nói
chung và môi trường nước nói riêng (dân số tăng lên
một lần, nhu cầu nước tăng lên ba lần). Tuy
tốc độ gia tăng dân số thế giới đã chậm lại từ
hơn 20 năm nay nhưng sự bùng nổ dân số, từ 1,6 tỷ
người năm 1900 đến khoảng 6,6 tỷ hiện nay và dự
trù sẽ lên đến 9 tỷ năm 2042, vẫn là một yếu tố đe
dọa. Tài nguyên nước do đó phải cung ứng nhiều hơn
cho dân số tăng, cung ứng nước sinh hoạt, nước nông
nghiệp, nước kỹ nghệ. Như vậy, phải tăng sự tái
chế biến nước
(water reycling) và tiết kiệm cũng như bảo
tồn
(water conservation) tài nguyên này.
Nước
đóng góp rất lớn vào mọi khía cạnh của nền kinh tế,
đặc biệt là nước ngọt vì từ nông nghiệp đến kỹ
nghệ đều cần loại nước này: tưới cây, chế biến
trong kỹ nghệ thực phẩm, sản xuất trong hầm mỏ, kỹ
nghệ giấy .. Thiếu nước sẽ làm tê liệt các ngành
hoạt động trên .Tuy nhiên hiện nay sự gia tăng dân số,
sự phát triển kỹ nghệ cũng như sự biến đổi khí hậu
đã ảnh hưởng dến nguồn cung cấp nước .
371
bảo vệ môi trường nước ngọt .
Đây là loại môi trường
quan trọng nhất cho con người vì mọi sinh hoạt cho đời
sống (tắm, giặt, nấu ăn..) và kỹ nghệ đều sử dụng
nước ngọt. Để tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài
nguyên này thì nước phế thải từ các nhà máy cũng như
nước sinh hoạt đô thị cần được xử lý nghĩa là làm
sạch nước thải trước khi xả ra sông suối .
Các
phương pháp xử lý ô nhiễm nước thường có thể chia
ra theo 3 nhóm : lý, hoá và sinh học. Nước thải bẩn
lần lượt cho chảy qua các:
-bể
lắng để các chất lơ lửng bụi bặm lắng xuống
-bể
xử lý hoá chất (dùng sulfat alumin hoặc chlor).
Sulfat alumin,ta thường gọi là phèn chua, dùng để
làm nước không vẩn đục. Truyện Kiều có câu:
Tiếc thay nước đã đánh
phèn
Mà cho bùn lại vẩn lên
mấy lần
vô
hình chung cũng đề cập đến đặc tính kết bông
(floculation) của phèn.
-
bể than hoạt tính để đảm bảo nước thải không
chứa các chất độc hại trước khi chảy ra sông.
Hiện nay, có
khuynh hướng sử dụng thực vật để hút bớt các chất
ô nhiễm trước khi cho chảy xuống sông. Những thực vật
đã chuyển đổi gen loại bạch dương (Populus)
giúp bẻ gãy các phân tử của nhiều chất hoá học độc
hại như trichloroethylene, carbon tetrachloride, vinyl
chloride- hợp chất thường được dùng trong sản xuất
nhựa plastic, gây ung thư rất mạnh. Phương pháp dùng thực
vật để xử lý các chất ô nhiễm (phytoremediation) giúp
tránh các phản ứng phụ như khi dùng các chất hoá học.
Cũng cần lưu ý là xử lý
ô nhiễm phải làm trên toàn lưu vực một dòng sông
vì nếu chỉ thực hiện chống ô nhiễm nước thải các
nhà máy ở hạ nguồn mà trên thượng nguồn, nước ô
nhiễm vẫn chảy về thì xem như vô ích.
372.
bảo vệ môi trường nước lợ
Môi trường nước lợ rất đa dạng về sinh cảnh vì có các rừng ngập mặn, các đầm lầy cỏ, các thảm cỏ nước, 'bốn bề bát ngát mênh mông, triều dâng hôm sớm, mây lồng trước sau' ..Môi trường này là nơi rất thích hợp cho các quần tụ chim nước di cư trú vào mùa đông, từ miền lạnh đến như vịt trời, ngỗng trời ..Nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế như tôm cua, nhuyễn thể và cá có thể khai thác tự nhiên, đánh bắt hoặc nuôi . Bảo vệ môi trường nước lợ cũng để phát triển du lịch sinh thái với quan sát đàn cò, xem vượn khỉ, chèo thuyền dọc kinh rạch chằng chịt, chưa nói đến bảo vệ nhiều nguồn gen, nguồn giống và nguồn lợi thủy sản; bảo vệ các giải rừng sú vẹt có thể giảm bớt thiên tai, gió bão.
Môi trường nước lợ rất đa dạng về sinh cảnh vì có các rừng ngập mặn, các đầm lầy cỏ, các thảm cỏ nước, 'bốn bề bát ngát mênh mông, triều dâng hôm sớm, mây lồng trước sau' ..Môi trường này là nơi rất thích hợp cho các quần tụ chim nước di cư trú vào mùa đông, từ miền lạnh đến như vịt trời, ngỗng trời ..Nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế như tôm cua, nhuyễn thể và cá có thể khai thác tự nhiên, đánh bắt hoặc nuôi . Bảo vệ môi trường nước lợ cũng để phát triển du lịch sinh thái với quan sát đàn cò, xem vượn khỉ, chèo thuyền dọc kinh rạch chằng chịt, chưa nói đến bảo vệ nhiều nguồn gen, nguồn giống và nguồn lợi thủy sản; bảo vệ các giải rừng sú vẹt có thể giảm bớt thiên tai, gió bão.
373
bảo vệ môi trường nước mặn . Bảo
vệ môi trường biển là tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển ngành du lịch trong nước và quốc tế vì
với tiến bộ y tế ngày nay, tuổi thọ càng ngày càng
cao, mức sống nhiều nước cao lên, thì du lịch tăng
thêm và đó là khu vực Việt Nam cần phát triển các dịch
vụ để tạo công việc cho những thế hệ trẻ cứ mỗi
năm gia nhập vào thị trường nhân công. Bờ biển Việt
Nam có nhiều bãi dài và đẹp, không thua gì Cancun, Puerto
Vaillarta của Mexico nhưng thiếu đầu tư, thiếu tổ chức,
xây cất bừa bãi, nước cống các khách sạn đổ thẳng
ra bờ biển nên gây thêm ô nhiễm.
Để tóm
lược, nước là
một tài nguyên con người phải trân quý do đó không xài
phung phí nước, không để các dòng sông từ từ chết
mòn, chết dần với các ô nhiễm vì ô nhiễm nước sẽ
gây tác hại đến tuổi thọ loài người. Ngoài an
ninh lương thực,
ta còn phải chú ý đến an
ninh nguồn nước sinh hoạt,
vì về lâu về dài, dân số đông, nhu cầu nước nhiều,
nếu không kiểm soát được ô nhiễm nước thì sẽ gây
gánh nặng cho xã hội
3.8
. Tuyên ngôn về
nước
Như trên đã viết, nước
ngọt đóng nhiều vai trò cực kỳ quan trọng trong sinh
hoạt, trong an ninh lương thực, trong sản xuất kinh tế .
Tuy nhiên nhiều dấu hiệu cho thấy nước ngọt càng ngày
càng hiếm có thể vì nhiều nguyên nhân: dân só tăng,
thất thoát nước trong đường chuyển vận, ô nhiễm
nước, hạn hán và sa mạc hoá, nước mặn xâm nhập, phá
rừng, nước ngầm tụt sâu do khai thác nước giếng quá
mức .Thực vậy, trong 7 tỷ người trên thế giới thì :
-trên
1 tỷ người hiện nay không có nước sạch an toàn (phần
lớn nằm trong cac nước kém mở mang)
-3
tỷ người khác gồm gần 1 tỷ trẻ em sống không có
những điều kiện vệ sinh cơ bản (ví dụ: không có cầu
tiêu)
Riccardo
Petrella, một nhà xã hội học người Ý cùng với một
số thức giả khác thường được nhiều người gọi là
nhóm Lisbonne (Portugal) đã ra một Tuyên Ngôn về Nước
(water manifesto) trong đó minh xác nước không phải là món
hàng trao đổi được mà là một di sản chung của nhân
loại. Tuyên ngôn cho rằng quyền tiếp cận với nước
ngọt và sạch là một quyền cơ bản của con người
. Không phải người giàu có tiền mà có thể hưởng thụ
tài nguyên nước nhiều hơn người nghèo. Nông nghiệp, kỹ
nghệ, sinh hoạt hàng ngày đều dựa vào nước . Tuyên
ngôn minh xác nước là một chất không thể thay thế
được nên mọi người và mỗi người đều có quyền
cơ bản có nước uống cả phẩm lẫn lượng cần
thiết cho cuộc sống và mọi công dân trên thế giới
đều có nghĩa vụ hợp tác trong quản lý tài nguyên
nước, tôn trọng quyền các thế hệ tiếp nối giữ gìn
di sản chung.
4.
Rừng. Nếu có ai hỏi hãy tìm chỉ một cá thể
duy nhất vừa bảo đảm đất giàu, vừa điều hòa được
nước và lụt, vừa phát sinh hơi nước, vừa tồn trữ
cacbon, vừa thanh lọc không khí, vừa điều hòa nhiệt độ,
vừa chứa động vật và thực vật, vừa làm đẹp cảnh
quan thì chắc hẳn câu trả lời đó là một cây và cây
lại là một phần của rừng. Trái Đất xưa kia rất
nhiều rừng; rừng che phủ mọi nơi và chính do sự mục
rửa cây cối trong những điều kiện nhất định đã tạo
nên dầu hoả, mỏ than. Con người từ thời thượng cổ
cách đây mấy trăm ngàn năm cũng phải dựa vào rừng mà
sống: săn bắn, củi đốt, làm nhà, thuốc thang đều
nương vào rừng. Không rừng, con người không có nguyên
liệu, không muông thú để săn bắn.. Trong bài quốc ca
của Việt Nam thời trước 1945, còn gọi là Đăng Đàn
Cung, có câu hát:
Kìa
núi vàng bể bạc, có sách trời, sách trời định phần..
Núi
vàng không phải là núi có vàng mà ý nói là núi chứa
đựng nhiều tài nguyên trong đó rừng là một. Rừng
chính là vàng xanh; rừng còn qúy hơn vàng vì rừng ảnh
hưởng đến khí hậu, đến thủy văn, đến sức khoẻ
con người. Qủa vậy, rừng có nhiều chức năng liên hệ
đến môi trường thiên nhiên và nhân văn.
41.Vai
trò của rừng trong môi trường và cuộc sống.
-rừng
bảo vệ đất: Khi mưa xuống, nước mưa một phần
được tàn cây ngăn chận, một phần chảy xuống
thân cây rễ cây nên tốc độ dòng chảy chậm hơn và có
thì giờ thấm dần vào lớp đất sâu tới lớp nước
ngầm, tạo thành dòng chảy trong đất, nhờ vậy, đất
bớt xói mòn hơn. Nếu không có rừng, sự xói mòn sẽ
chuyên chở các bùn cát xuống các hồ nhân tạo trữ nước
trên núi, làm trữ lượng nước trong hồ bị giảm mạnh.
Khác với đất trồng trọt, đất rừng tự cung cấp lấy
các dưỡng liệu vì nhờ rừng nên đất có thảm cỏ lá
mục, cải tạo môi trường đất, có tác dụng nâng cao
độ phì nhiêu của đất.
-rừng
với khí quyển: rừng chuyển vào không khí nhiều oxy
hơn; do quang hợp, cây rừng đã đưa vào khí quyển trung
bình 16 tấn ôxi/ha rừng, giữ cân bằng nồng độ ôxi
của bầu khí quyển. Đó là lí do các công viên có cây
xanh rất cần trong thành phố. -rừng chống nạn cát
bay/ chắn sóng ven biển: Nhiều nơi như Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên có nạn cát bay làm cát chiếm các
đồng ruộng, đường sá: mùa mưa, cát trôi thành suối
cát; mùa hè, gió Lào khô nóng thổi mạnh xen kẽ với gió
mùa Đông Nam gây nạn sa mạc hoá. Do đó, trồng cây cố
định các đồi cát là việc ảnh hưởng tích cực đến
môi trường.
-rừng
giúp cho sức khoẻ
. Rừng tác động thuận lợi đến sức khoẻ loài người
vì trong rừng, khí hậu trong lành, ít ô nhiễm, ít tiếng
động, ít bụi bặm và nhờ vậy, tâm hồn bớt căng
thẳng.
-rừng
cung cấp gổ củi: gổ làm bàn ghế giường tủ; củi
nấu ăn, nung trong lò gạch, làm than. Kỹ nghệ gỗ và
nhất là kỹ nghệ bột giấy ở Canada rất phát đạt.
Riêng tại tỉnh bang Quebec, cứ trong 6 công việc thì đã
có 1 liên hệ đến ngành rừng như nhà máy cưa xẻ, nhà
máy giấy, xưởng làm đồ mộc.
-rừng
cung cấp các lâm sản ngoài gỗ. Các dân tộc ít người
sống miền núi thường thu lượm, biến chế, buôn bán
các sản phẩm ngoài gỗ như : nấm, mật ong, măng tre,
mây, hoa lan, dược thảo, trầm..Nấm trong rừng có nhiều
loại: nấm mèo đen, nấm mèo trắng, bào ngư, linh chi, hầu
thủ v.v. Nấm mèo (Auricularia polytricha), còn có tên
là mộc nhĩ là nấm sống trên gỗ mục. Vùng núi có nấm
hương (Agaricus rhinozerotis) có mùi thơm, ăn ngon..
Khắp núi rừng Dalat, có những loại nấm mèo trắng, bào
ngư và đông cô.
Trong
rừng có tre, có nứa (Neohouzeaua),sặt (Arundinaria),
luồng (Dendrocalamus), trúc (Phyllostachys) và các
loài tre này dùng trong nhiều việc: dụng cụ trong nhà
(làm đủa, đan thúng, tăm, giường ), dụng cụ bắt cá
(lờ, rọ, cần câu ..), bẫy chuột, làm vách phên nhà,
làm dụng cụ săn bắn (cung, tên), làm dụng cụ âm nhạc
(sáo), làm giấy
Rừng
có nhiều cây cho tinh dầu. Nhiều thực vật cho phẩm
nhuộm: phẩm vàng như nghệ, hoa hoè; phẩm đỏ như lá
cẩm
-rừng
cung cấp thuốc trị bệnh. Xưa kia, con người nhờ
các loại cây cỏ trong rừng để chữa bệnh vì cây cỏ
có chất làm lành vết thương, giải nhiệt, giải độc,
mụn nhọt, trị cảm cúm, trị ho .. Ngày nay, dù khoa học
có tiến bộ nhưng rừng vẫn là nơi các thực vật cung
cấp nguyên liệu để khảo cứu, trích các tinh dầu.
Nạn
sốt rét gây tàn phá làm chết rất nhiều sinh mạng. Cây
quinquina (Cinchona sp) cho chất quinine và các thuốc
trị sốt rét như chloroquine, quinacrine, primaquine đều từ
quinine mà ra. Chất này không phải chỉ trị sốt rét mà
còn dùng chữa nhều bệnh khác nữa.
Trong
quãng 3 000 cây chứa các đặc tính chống ung thư thì có
đến hơn 2 000 cây từ rừng nhiệt đới. Riêng Việt Nam
có hàng trăm loài thực vật chứa các alcaloit khác nhau và
các alcaloit có thể dùng làm nhiều loại thuốc, đáng chú
ý là các alcaloid có tính chất kháng sinh và an thần.
-rừng
là kho gen qúy giá
Rừng
là một ngân hàng tài nguyên gen to lớn vì chứa rất
nhiều thực vật, động vật từ chim, thú, thực vật
khác nhau nên một khi phá rừng thì nguồn gen vĩnh viễn
bị mất đi.
-
rừng cho nhiều loại trái cây ăn được
Nhiều
loài cây trong rừng có trái ăn được: sim, mồng quân,
dâu rừng, giẻ ..
Đói
lòng ăn mớ trái sim
Nhịn
ăn khát nước đi tìm người thương
-
rừng là lá phổi của hành tinh ta ở
Khi
trái đất còn hỗn mang, trái đất không có cây cối. Dần
dà, trái đất có cây xanh lá chứa chất diệp lục; chất
này có đặc tính hấp thụ được một phần năng lượng
mặt trời qua hiện tượng quang hợp. Trước kia, trái đất
cũng không có oxy và cũng chính nhờ hiện tượng quang hợp
này, mà có oxy: trong sự quang hợp, cây hút CO2
và nhả ra oxy. Chính nhờ rừng hút bớt được chất CO2
do khói nhà máy, khói xe cộ nên rừng là 'giếng' chứa
cacbon (carbon sink).
-
rừng với nước. Rừng bảo vệ nguồn nước, hạn
chế thiên tai. Nếu không có rừng đầu nguồn trên lưu
vực thượng lưu, sự xói mòn đất đai của thượng lưu
dòng sông sẽ chuyên chở bùn cát hư hại mùa màng ở hạ
lưu, khiến hoa màu bị thiệt hại. Lượng nước bốc hơi
từ đất rừng thấp hơn ở nơi không cây cối vì trong
rừng, nhiệt độ thấp hơn ngoài đồng trống, gió yếu,
độ ẩm cao. Lớp thảm mục dưới tàn cây rừng che chở
đất bớt bốc hơi nên ẩm độ trong đất rừng cao hơn
đất trống vì nước được giữ lại; nhiệt độ đất
trên đất rừng thấp hơn đất trống trải. Khi chế độ
nước khô hạn, khi nhiệt độ đất cao thì đó là các
điều kiện để sa mạc hoá
-rừng
với nạn cát bay dọc bờ biển: Nhiều nơi như
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên có nạn cát bay làm
cát lấp ruộng đồng, đường sá
-rừng
và tâm linh: Vào rừng, đầu óc ta yên tĩnh hơn, bình
lặng hon, nó giúp ta nghiệm thấy một cái gì mới mẻ
khác, vượt ra ngoài các quan niệm thông thường..Vào rừng
yên tĩnh thì con người thư giãn, thoải mái hơn, vì vậy,
rừng là nơi an dưỡng tinh thần ; các tu viện Thiền
thường ở các vùng có rừng núi thiên nhiên.
Tóm
lại rØng cung cÃp
nguyên liŒu cho kÏ nghŒ (cÜa xÈ, giÃy, ÇÒ m¶c), tåo công
æn viŒc làm, giäm løt l¶i, chÓng xói mòn, nÖi trú Än cho
Ƕng vÆt hoang dã, Çóng góp rÃt l§n vào cäi thiŒn khí
hÆu và ÇÃt Çai, tåo môi trÜ©ng sinh thái cho du lÎch và
nhÜ vÆy Çóng góp không nhÕ vào sÙc khÕe và Ç©i sÓng con
ngܩi.
Bảng
sau đây tóm tắt các dịch vụ của rừng.
Dịch
vụ của rừng Ví
dụ
Cung
cấp
gổ
củi
gổ làm nhà, đóng bàn ghế
thuốc
trị bệnh
trong các cây thuốc
kho
gen thực vật
nhiều gen kháng lạnh, kháng hạn
các
lâm sản ngoài gổ củi
nấm, trái cây rừng, mật ong rừng
Điều
hoà
bảo
vệ đầu nguồn lưu vực
chống xói mòn, tăng nước ngầm
bảo
vệ ven biển
cản sóng, cản gió
điều
hoà khí hậu
tảng độ ẩm trong không khí
Văn
hoá
tâm
linh và ngắm cảnh thiền
giải
trí
du ngoạn
thẩm
mỹ
tảng vẻ đẹp thiên nhiên
Yễm
trợ
xã
hội
cư dân miền sơn cước
tạo
thổ
giữ đất khỏi xói mòn
4.2.
Các vấn nạn của rừng Việt Nam.
Sau
đây là vài vấn nạn :
-phá
rừng để có đất trồng trọt. Dân số tăng nhanh, nảy
sinh ra một số nhu cầu về chất đốt, về đất trồng
trọt, về gỗ xây dựng. Sự phá rừng bừa bãi, đốn
cả cây lớn lẫn cây bé đã kéo theo xói mòn đất đai,
suy thoái phì nhiêu, trầm tích các hồ chứa nước, giảm
đa dạng sinh học. Người miền núi vẫn sống theo lối
đốt rừng làm nương rẫy trồng trọt vài năm sau đó
khi đất mất đi sự phì nhiêu lại sang một cánh rừng
khác đốt rừng tiếp tục làm nương rẫy.Vì vậy, rừng
càng ngày càng thoái hoá, cả về diện tích lẫn số
lượng các loài.
-đốn
củi để có chất đốt. Đốn củi liên tục trên những
khu rừng gần các thôn bản ở các chân núi dãy Trường
Sơn, làm cho rừng không còn điều kiện thuận lợi để
có thể tái tạo tự nhiên khiến rừng thêm suy thoái và
đất có đồi trọc rất nhiều ngày nay ở Việt Nam.
-
cháy rừng: nạn cháy rừng mỗi năm làm thiệt hại rất
nhiều rừng và thảo nguyên: chỉ cần một đóm lửa, gặp
thảm cỏ khô mùa hạ nóng bức, thêm gió, cả ba cái đó
đã là một cocktail Molotov để hủy hoại rừng.
-
phát triển hạ tằng: sự tạo dựng các hồ chứa nước,
xẻ đường cũng làm nhiều rừng bị mất đi.
Hiện
nay, nhiều vùng như vùng Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu) rừng
chỉ còn khoảng 10% tổng diện tích đất đai tự nhiên,
trong khi tỷ lệ che phủ các vùng núi cao đầu nguồn phải
cao (50-70%) mới bớt được lụt lội.
4.3.
Cải thiện môi trường rừng .
Vài
biện pháp để cải thiện:
-bảo
tồn và làm giàu tài nguyên rừng: trồng cây gây rừng,
trồng thâm canh ở các thung lũng hoa màu lương thực để
giảm bớt sức ép trên các đất dốc; kết hợp trồng
rừng và cây ăn qủa; đề phòng nạn cháy rừng. Nên có
nông lâm kết hợp, cọng thêm các biện pháp công trình
(bực thềm, hố ) và biện pháp sinh học (băng cây, trồng
cây họ Đậu cố định được chất đạm và bảo vệ
đất như Pueraria phaseoloides, Mucuna utilis, Tephrosia,
Crotalaria ..) để giữ đất chống xói mòn.
-sử
dụng các nguồn tài nguyên tái tạo được và không ô
nhiễm như gió, mặt trời, nước để bớt sử dụng
năng lượng từ rừng. Các khí sinh học (biogas) dùng phế
thải động vật và th ực vật để nấu nướng, cũng
giúp giảm sức ép trên tài nguyên rừng.
5.
Tương quan đất,nước, rừng và con người
Trở
lên là các phân tích riêng biệt về vài yếu tố của
môi trường thiên nhiên như đất, nước và rừng. Giữa
con người và các yếu tố đó có sự tương quan mật
thiết, tạo ra một hệ thống mở có sự trao đổi vật
chất và năng lượng . Vài ví dụ dễ hiểu :
-Rừng
tác động trên đất, trên nước và trên con người . Ví
dụ: phá rừng sẽ làm dòng nước chảy giảm đi, khiến
nước mặn xâm nhập. Phá rừng làm xói mòn đất, giảm
độ phì nhiêu của đất và tác động xấu đến an ninh
lương thực.
-Suy
thoái đất
có nhiều hậu quả quan trọng trên các môi trường có
liên hệ đến đất: Đất
hẹp, người đông mà nếu đất không được sử dụng
hợp lý thì con người tự làm hại đến mình vì đất
thoái hoá thêm, nghèo thêm sẽ ảnh hưởng xấu đến
sản xuất lương thực.
Nếu đất
mất phì nhiêu, người dân có khuynh hướng mở mang thêm
đất bằng cách khai hoang, ảnh hưởng đến quỹ đất
rừng.
-Cũng
vậy, thiếu
nước,
hạn hán cũng tác động trên thực vật và động vật,
làm chế độ thủy văn bị đảo lộn, làm nước mặn
xâm nhập vào đất.
Tóm lại, thổ quyển
(pédosphère), sinh quyển (biosphère), thủy quyển
(hydrosphère), nhân quyển (anthroposphère), bấy nhiêu
cái ‘quyển’ ấy có tính cách tương tác, tương dung,
tương nhập để tạo thành một hệ sinh thái
(ecosystem) trong đó sự suy giảm tài nguyên
đất và nước là yếu tố hạn
chế lớn nhất đối với việc thực hiện mục tiêu an
ninh lương thực, tiền đề cho sự giảm nghèo đói và
ổn định xã hội.
6.
Biến đổi khí hậu và môi trường
61.
Khí nhà kính và hậu qủa . Cuộc cách mạng kỹ
nghệ đã đem đến cho nhân loại xe hơi, nhà máy nhưng
ngày nay, thế giới có đến 6 tỷ người, chen chúc trong
các đô thị lớn (New york, Tokyo, Paris, Mexico city, Thượng
Hải v.v...), với xe cộ ngổn ngang chạy bằng xăng dầu,
với nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá, với các
khu kỹ nghệ toả ra mỗi ngày hàng triệu tấn dioxit
các bon (CO2)
và
các loại khí khác như :
-métan
CH4
do việc đốt sinh khối, khai thác khí thiên nhiên.
-
nitơ ôxit NO do phát thải khí đốt nguyên liệu hoá thạch,
ống xả khói ô tô, xe máy.
-clorofluorocacbon
(CFC) là các chất dùng trong kỹ nghệ làm lạnh.
-anhiđrít
sunphurơ do các nhà máy, nhà máy nhiệt điện chạy bằng
than.
Người
ta thường gọi chung đó là các khí nhà kinh. tương
tự trong nhà kính trồng cây, lớp kính (thủy tinh) giữ
không cho sức nóng ra ngoài nên làm nhiệt độ của khí
quyển bao quanh mặt đất tăng cao. Các loại khí này ảnh
hưởng đến khí hậu của Trái đất. Thực vậy, khi các
loài khí nói trên được thải quá nhiều trong bầu khí
quyển bao quanh mặt đất, thì bức xạ nhiệt phát đi từ
mặt đất ( bức xạ hồng ngoại) phản chiếu lên bị
lớp khí CO2 ngăn lại và bị hấp
thụ trong không khí nên nhiệt độ Trái Đất ta ở
nóng dần.. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng
nhà kính (effet de serre, tiếng Anh là greenhouse
effect ).Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu
( Intergovernmental panel on climate change IPCC ) ước tính
việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch
(than, dầu, khí đốt) trong các ngành sản xuất năng
lượng, công nghiệp, giao thông - vận tải... đóng góp
một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng
chiếm 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9%, các ngành
sản xuất hóa chất khoảng 24%, còn lại 3% là từ các
hoạt động khác. Ngoài CO2, các khí như metan,
nitơ oxit, khí CFC (clorofluorocacbon) cũng là các khí hiệu
ứng nhà kính (green house gas).
Khí
thải từ các cơ xưởng
Khi
nhiệt độ Trái đất nóng thì :
-các
tảng đá băng ở hai cực Địa cầu sẽ tan đi, làm cho
mực nước biển dâng cao nên nhiều vùng đất thấp ven
biển sẽ bị ngập (Bangladesh, châu thổ Cửu Long Việt
Nam, quần đảo Maldives ở Ấn độ dương, các hải đảo
ở Thái Bình dương.), khiến cư dân không còn chỗ sinh
sống và phải di cư đến các nơi khác tạo ra một loại
di dân khác gọi là di
dân môi trường.
-các
vùng băng tuyết trên dãy Himalaya cao nguyên Tây Tạng sẽ
tan, không còn là nguồn nước cho các giòng sông, khiến
thiếu nguồn nước ngọt cho tưới ruộng vườn ở hạ
lưu
62.
Hậu quả biến đổi khí hậu với nông nghiệp.
Ai cũng biết khí hậu tác
động lên nông nghiệp, từ giai đoạn cày bừa đến trổ
bông, thu hoạch. Ca dao ta cũng phản ánh nhiều về tương
quan trên :
Ơn Trời mưa nắng phải
thì,
Nơi
thì bừa cạn, nơi thì cày sâu
Với
sự phát thải các khí nhà kính càng ngày càng nhiều do
xe cộ, nhà máy, công xưởng, biến đổi khí hậu xảy ra
thường xuyên hơn và khó tiên liệu hơn. Riêng về mặt
nông nghi ệp chi phối đến nông thôn, an ninh lương thực
thì có thể có các hậu quả như sau:
- Hạn
hán làm nhiều sông ngòi thiếu nước vào mùa nắng, gây
trở ngại cho mùa màng, trở ngại cho ngư nghiệp. Thiếu
nước tưới thì ảnh hưởng đến an ninh lương thực,
kéo theo sự nghèo đói. Hạn hán sẽ làm dòng chảy sông
ngòi ít đi, nên nước mặn xâm nhập sâu hơn
vào
các vùng đất phía trong nội địa .Hạn hán cũng dễ gây
ra nạn cháy rừng.
- Bão lụt thì
gây sạt lở đất, tàn phá ruộng vườn, chưa kể
đến hư hại nhà cửa, đường sá.
Việt
Nam là một trong những xứ bị ảnh hưởng nặng với sự
hâm nóng Trái Đất: thực vậy, vì Việt Nam với bờ biển
dài 3.260 km, hai châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long cũng
là
vựa lúa bị mất đất thấp khi mực nước biển dâng
lên, do đó tác động đến sinh kế nông
dân
ven biển. Sản lượng lương thực giảm kéo theo suy dinh
dưỡng và cũng tác động đến sức khoẻ.
Riêng
năm nay (2010) , ở Trung Quốc, nhiều tỉnh miền Tây Nam
như Tứ Xuyên, Vân Nam, Quế Châu bị hạn hán chưa từng
thấy trong vòng 100 năm trở lại. Sông Hồng ở Vi ệt Nam
cũng trơ đáy, cản trở không những cho canh tác lúa
Đông-Xuân mà còn cản trở giao thông đường sông.
63.
Hậu quả biến đổi khí hậu với sức khoẻ.
Khí hậu tác động trực
tiếp đến sức khoẻ. Như ở Quebec, mỗi năm, đầu
hè, phấn các loài cỏ dại gây dị ứng nên nhiều người
hắt hơi, sổ mũi. Mùa đông, tuyết lạnh đi ra đường
dễ bổ, gây chấn thương nhiều cho người già .
Khí hậu cũng tác động
gián tiếp đến sức khoẻ như hạn hán, bão lụt
sẽ gây ra nạn thiếu lương thực mà thiếu lương thực
kéo theo suy dinh dưỡng, tác động đến sức khoẻ .
Càng
ngày, sự biến đổi khí hậu càng thấy hiện rõ .Cách
đây nhiều năm, ở bên Âu Châu, nóng nhiều đến nỗi cả
hàng chục ngàn ông bà già chết nóng! Nóng lên thì ruồi
muỗi sinh sôi nẩy nở cũng nhiều, làm tăng khả năng
xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất
huyết. Nóng lên thì thực phẩm dề bị hư thối; thiếu
nước thì không thể rửa tay nhiều lần, dễ khơi mào
cho bệnh tiêu chảy ..
6.4.
Sự phát thải khí nhà kính và thế nào là hạn mức và
trao đổi
Việc
đặt ra các mục tiêu giảm khí thải một cách công bằng
đã là điểm gây tranh cãi giữa các quốc gia trong rất
nhiều năm qua. Các nước giàu từ chối cắt giảm mạnh
khí thải nếu các nước đang phát triển không cam kết
hành động tương tự. Còn các nước đang phát triển thì
cho rằng các nước giàu phải chịu trách nhiệm chính bởi
đã xả ra phần lớn lượng khí nhà kính trên thế giới
. Để có một ý niệm, sau đây là bảng ghi lượng khí
thải vài xứ ở Á Châu (2005)
Xứ
|
Diện
tích
(x1.000ha)
|
Dân
số
(ngàn)
|
Mật
độ dân số
(km2)
|
Lượng
mưa (mm)
|
Lượng
thải CO2
(triệu
Tấn)
|
GNI
(tỷ
US$)
|
Afghanistan
|
65.209
|
29.929
|
46
|
338
|
0.9
|
32
|
Bangladesh
|
14.400
|
144.320
|
1.002
|
2.096
|
38.2
|
60.5
|
Trung
Quốc
|
959.809
|
1.306.314
|
137
|
577
|
5.126.8
|
2.254.6
|
Ân
độ
|
328.726
|
1.080.264
|
340
|
795
|
1.190.9
|
805.9
|
Indonesia
|
190.457
|
241.974
|
126
|
1.927
|
350.1
|
272.0
|
Nhật
|
37.791
|
127.417
|
338
|
1.405
|
1.249.7
|
4.659.7
|
Đại
Hàn
|
9.965
|
48.422
|
485
|
1.369
|
460.4
|
790.1
|
Ai
Lao
|
23.680
|
6.217
|
26
|
1.635
|
0.4
|
2..9
|
Mã
Lai
|
32.974
|
23.953
|
81
|
2.343
|
123.6
|
130.9
|
Philippin
|
30.000
|
87.857
|
290
|
2.777
|
74.6
|
106.9
|
Viet
Nam
|
32.931
|
83.536
|
253
|
1.872
|
79.7
|
51.9
|
Tổng
số
|
1.725.942
|
3.180.203
|
284
|
1.558
|
8.695.3
|
9.167.4
|
Nguồn:
Diện tích/Dân số : UN Statistics Division
Vũ
lượng: world Meteorological Organization
Thải
khí CO2:
UN Statistics Division
GNI
(Gross national income): The World Bank
Theo
bảng trên, ta thấy riêng ở Á Châu, Trung Quốc là nước
dùng nhiều năng lượng hoá thạch (than đá, dầu hoả)
nhiều nhất vì lượng khí thải CO2 rất lớn.
Hoa Kỳ và Trung Quốc, mỗi nước phát thải khí CO2
đến 20% trên tổng lượng khí thải trên toàn thế giới.
Hiện nay, hàm lượng trung bình CO2 trong không khí
là 388 ppm (phần triệu) trong khi ở giai đoạn trước
cách mạng kỹ nghệ chỉ là 280 ppm .
Tóm
tắt, các biến đổi khí hậu do khí nhà kính tăng cao sẽ
tạo tiền đề cho mọi rối loạn từ lương thực đến
sức khoẻ, rồi xung đột và gây ra bất ổn trên trái
đất vốn đã nhiều bất ổn khác. Liên Hiệp Quốc cũng
tiên liệu như vậy nên đã tổ chức nhiều hội nghị
như hội nghị Kyoto bàn về giới hạn các sự phát
thải các khí độc trên bầu trời, hội nghị
Copenhague năm 2009 theo đó các nước đạt được cam
kết hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất không lên
quá 2°C so với thời kỳ tiền kỹ nghệ vì nếu mức
tăng nhiệt độ vượt qúa 2 độ thì Trái đất sẽ gánh
chịu những tác hại kinh khủng và không thể đảo ngược
được. Ngay cả nước Mỹ cũng đã có một dự luật,
thường gọi dự luật Waxman-Markey, nhằm mục đích
cắt giảm khí thải là 17% vào năm 2020 so với mức 2005,
trong khi Âu Châu có mục tiêu giảm 20% lượng khí thải
vào năm 2020 so với năm 1990 .. Một điểm chính của luật
là khía cạnh ‘hạn mức và trao đổi’.(cap and
trade)
Thế
nào là hạn mức
? Cho mỗi tấn khí thải xả ra, mỗi doanh nghiệp phải
xin giấy phép xả khí thải, trong đó quy định hạn mức
hay khối lượng khí thải mà doanh nghiệp đó được phép
thải ra. Với thời gian, hạn mức cho phép xả hàng năm
sẽ càng ngày càng giảm đến khi đạt được mục tiêu
theo luật định. Còn trao
đổi (trade) có
nghĩa doanh nghiệp nào xả khí thải thấp hơn quy định
có thể bán
‘quota’
mà mình chưa dùng hết cho các doanh nghiệp khác và
doanh nghiệp
nào
xả
nhiều
khí
thải
so với
quy định
có
thể
mua
‘quota’
của
các
hãng
xả
ít,
tạo
ra một
loại
thị
trường
cacbon, như
thị
trường
chứng
khoán
vậy
. Dự luật này đã được Hạ Viện Mỹ chấp thuận năm
2009, nhưng còn chờ chấp thuận của Thượng Nghị viện
Mỳ mới thành đạo luật để thi hành
7.
Từ nhận thức xanh đến kinh tế xanh.
Những
thập niên trước những năm 1960, ít người chú ý danh từ
môi trường. Với dân càng ngày càng đông, kỹ nghệ càng
ngày càng nhiều, ô nhiễm ngày càng tăng (ô nhiễm tiếng
động, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất
..), loài người nhận thức phải cứu hành tinh này. Đó
là tư duy xanh
(green awareness) . Với tư duy này, nhiều tổ chức môi
trường ra đời trong đó phải kể tổ chức phi chính phủ
Green Peace, hoạt động rất mạnh về môi trường. Nhiều
cuốn phim về môi trường (ví dụ : phim The
day after to-morrow,
gần đây nhất là phim Avatar)
xuất hiện. Giải thưởng Nobel về Hoà Bình cũng được
trao cho nhiều người tranh đấu cho môi trường. Ngày nay,
một danh từ khác xuất hiện : kinh
tế xanh.
Kinh
tế xanh là kinh tế không dựa vào các nguồn năng lượng
gây ô nhiễm như than đá, dầu hoả mà dựa vào các nguồn
tài nguyên tái tạo được:
năng lượng nước, năng lượng gió, năng lượng mặt
trời vì các năng lượng này không bao giờ cạn kiệt:
-những
vùng Phan Rang, Phan Rí , Phú Bổn (thung lũng Cheo Reo) quanh
năm nóng cháy có nhiều điều kiện thuận lợi để sử
dụng năng lượng
mặt trời .
-những
đồng bằng ven biển miền Trung nhiều loại gió (gió Nam,
gió Lào ) cũng có thể phát triển phong
điện.
-những
vùng cao nguyên, địa hình thuận tiện có thể khai thác
thuỷ điện.
-những
đô thị hay trại heo lớn thì có thể tạo ra khí
sinh học: các phế
thải thực vật như bã cà phê, bã mía, các rác thải
sinh hoạt, bùn từ các ống cống thành phố được phân
giải bởi vi khuẩn tạo ra nguồn khí sinh học, vừa giúp
tránh ruồi muỗi, không làm ô nhiễm nước ngầm mà còn
giúp có năng lượng chạy máy phát điện . Ngoài ra, cũng
giúp giảm diện
tích
đất chôn lấp. Khí-sinh-học chứa khoảng 5,000 Kcal/kg,
dùng trong nhà bếp ở vùng thôn quê thay than củi (giảm
đốn phá rừng), đốt đèn hay tạo điện.
Nói
qua về năng lượng gió: theo Global
Wind Energy Council,
toàn thế giới hiện sản xuất 160 gigawatt phong điện và
sẽ gia tăng đến 409 gigawatt năm 2014, nghĩa là tăng 21%
mỗi năm trong 5 năm tới.. Hiện nay, Trung Quốc (sản xuất
26 gigawatt) đã vượt Đức trong phong điện.
Càng
ngày, tại các đô thị lớn, trào lưu xây cất các cao
ốc xanh trở nên
hiện thực. Cao ốc xanh dự trữ nước mưa dưới hầm
tráng xi măng ngay dưới nhà để sử dụng cho mùa nắng,
sử dụng ánh nắng mặt trời để sưởi nước tắm
trong mùa đông.
Kinh
tế xanh cũng có
nghĩa trồng cây gây rừng trên các đồi cát, đồi trọc.
Việt Nam thì đồi trọc không cây cối càng ngày càng
nhiều do nạn phá rừng, lấy củi với hậu qủa là lụt
lội càng ngày càng nhiều.. Ngày nay, không phải con hổ
nhớ rừng như trong bài thơ của Thế Lữ :
Nhớ
cảnh sơn lâm, bóng cả cây già
Với
tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
mà
chính con người ngày nay nhớ rừng hơn bao giờ hết.
Phá
rừng để canh tác, chất mùn sẽ bị tiêu huỷ, thải hồi
CO2 vào lại không khí. Muốn giảm bớt khí CO2
thì phải trồng thêm rừng vì cây cối qua hiện tượng
quang hợp có khả năng hút bớt khí CO2 trong khí
quyển, và chuyển vào không khí nhiều oxy hơn, giúp làm
giảm hiệu ứng nhà kính.. Chú trọng không những rừng
đầu nguồn mà nhất là rừng ngập mặn có tác dụng
tiêu lực sóng biển, giảm bão lũ, chưa kể đến khả
năng hút chất thải CO2.
Kinh
tế xanh cũng có
nghĩa làm sạch ao hồ bị ô nhiễm, không có cánh ‘những
dòng sông đã qua đời’,
tái chế biến từ giấy đến ve chai.
Kinh
tế xanh cũng có
nghĩa là nên sử dụng giao thông công cọng để tránh sự
phát thải quá nhiều khí thải CO2.
Ngày nay, sự phát triển đô thị có khuynh hướng trải
dài ra phía ngoại ô mà dân ngoại ô phải sử dụng xe cộ
để di chuyển nên tạo ra thêm khí nhà kiếng, gây thêm ô
nhiễm không khí. Việt Nam thì ai cũng biết là không có
đường xe điện ngầm như các đô thị khác nên nạn kẹt
xe rất ư là phổ biến, từ Saigon đến Hà Nội, không
những làm tốn thì giờ di chuyển mà còn tạo ra ô nhiễm
không khí.
Chương
trình Môi trường Liên Hiệp Quốc có phát động ‘Sáng
kiến kinh tế xanh’
cũng nhằm mục đích kêu gọi mọi nước ưu tiên kích
thích kinh tế cho các ngành kinh tế xanh như phát triển
năng lượng xanh, nhà ở sử dụng hiệu qủa năng lượng,
giao thông công cọng ..nhằm hướng tới phát triển bền
vững của kinh tế toàn cầu.
Ngoài
các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, còn
có những đề nghị táo bạo để ch ống sự biến đổi
khí hậu, được biết dưới danh từ geoengineering
như:
-bón
sắt cho các đại dương để giúp các loài tảo và phiêu
sinh thực vật phát triển mạnh hơn, hút nhiều khí CO2
hơn
-bắt
giữ và chôn lấp cacbon (carbon sequestration), mục đích
chuyển khí thải CO2
từ các nhà máy nhiệt điện thành chất rắn rồi đem
chôn trong các hầm mỏ bỏ hoang.
-tạo
nhiều mây trắng để phản chiếu nhiều bức xạ mặt
trời hơn, bằng cách bắn lên không trung các nhân ngưng
kết hạt nước
8.Thay
lời kết . Với dân số thế giới càng năm càng
tăng, nhất là tại các nước đang mở mang, loài người
đã phá hủy các hệ sinh thái vốn nuôi nấng con người
từ thời con người xuất hiện. Cuộc đảo lộn các hệ
sinh thái thiên nhiên với sự mất đi của sự đa dạng
sinh hoc hiện nay đang kéo theo một số vấn nạn khác như
nước biển dâng, băng hà tan, bão tố nhiều với cuồng
phong kéo theo lụt lội, chuồi đất. Thực vậy, các hệ
sinh thái thiên nhiên có vững mạnh thì sức khoẻ con
người, -cả thể chất lẫn tâm linh-, mới vững mạnh
.Con người như vậy phải ý thức rằng tài nguyên thiên
nhiên không phải là ‘rừng vàng biển bạc’ như ngày
xưa vì con người đã vượt quá ‘ngưỡng sinh học’
; con người phải ý thức rằng đa dạng sinh học, sức
khoẻ của các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững
đều liên hệ đến nhau, do đó phải tìm cách sống hài
hoà với thiên nhiên trong niềm cảm thông sâu xa với hành
tinh ta đang sống vì chúng ta chỉ còn MỘT hành tinh duy
nhất này ở được mà thôi
Trên
hành tinh này, mọi hệ sinh thái đều là những hệ
thống mở,
nghĩa là có trao đổi vật chất và năng lượng giữa
chúng: rừng cây sống là nhờ đất, đất phóng ra các
dưỡng liệu nuôi cây là nhờ nước. Như
vậy, Trái Đất này không chỉ là một hành tinh vật lý
cộng với một bầu sinh quyển cộng với một nhân loại
mà là một tổng thể phức tạp có tính vật lý/ sinh lý/
nhân loại.. Trái đất này là Một ,-một không có nghĩa
là 1, 2- mà là toàn thể (holism, do chữ whole). Trái đất
đã luôn giữ được trạng thái cân bằng giữa năng
lượng và vật chất, không đông cứng lại mà cũng chẳng
bốc hơi mất . Đó cũng là luận thuyết GAIA. Theo
truyền thuyết về Gaia
(Gaia là nữ thần của Trái đất theo thần thoại Hy Lạp),
Trái đất tự sống được bởi duy trì được tính ổn
định thiết yếu thông qua những thay đổi và phát triển
liên tục trong
đó đại dương, khí quyển, khí hậu và vỏ trái dất
được điều chỉnh lần nhau dể có sự sống : vũ trụ
này là một thực thể sống động tương tác với những
dòng chảy năng lượng luân lưu.
Các nhà khoa học gọi tính tự duy trì một cách sống
động đó là autopoiesis
(“tự hình thành” theo tiếng Hy Lạp). Đây là định
nghĩa căn bản nhất về sự sống – tức là một tổ
chức sống phải có thể duy trì sự ổn định của mình
trong khi vẫn liên tục biến đổi. Tuy nhiên, sự bùng nổ
dân số, với công nghiệp hoá đã làm mất đi trạng th
ái cân bằng nói trên .
Con
người đã có món nợ lớn với Thiên Nhiên: nhờ thiên
nhiên với các tài nguyên từ đất, từ rừng mà loài
người còn tồn tại .Vì ta mắc nợ nên ta phải trả nợ
. Trả nợ bằng cách bảo vệ thiên nhiên, làm giàu thiên
nhiên, chỉ sử dụng phần lời của thiên nhiên mà không
đụng chạm đến phần vốn, không làm cho kho báu của
thiên nhiên với tài nguyên gỗ trên rừng, tài nguyên cá
ngoài biển cả bị mất cạn kiệt. Đó chính là đạo
đức sinh thái theo đó con người phải yêu thiên nhiên,
bớt tiêu thụ, biết đủ là đủ, mục đích là để lại
cho các thế hệ tiếp nối, ngàn năm và ngàn năm nữa gia
tài của Mẹ, Mẹ Thiên Nhiên .
Thái
Công Tụng
Thư
tịch
S.Rahmstorf
và Hans J. Schellnhuber . Khí hậu biến đổi . Nhà xuất
bản Trẻ 2008
Philippe
Bontems và Gilles Rotillon . Kinh tế học môi trường
(Économie de l’environnement) . Nhà xuất bản Trẻ 2007
Trần
Đăng Hồng . Ảnh hưởng của hiện tượng hâm nóng
toàn cầu lên tỉnh Khánh Hoà .
Thái
Công Tụng .Etude
pédologique de la moyenne vallée du Sông Ba. Institut de la
Recherche Agronomique Saigon . 1966
Thái
Công Tụng .Introduction
to rice alluvial soils and the use of chemical fertilizers in rice
production in South Viet Nam. Institute of Agricultural Research 1970
Thái
Công Tụng .Natural
environment and land use in South Viet Nam .Agricultural Research
Institute Ministry of Agriculture . Republic of Viet Nam 1971
Thái
Công Tụng .Thổ Nhưỡng
học đại cương . Nhà Xuất bản Lửa Thiêng Saigon 1971
Thái
Công Tụng .Major soil
groups in South Viet Nam and their management . Institute of
Agricultural Research Republic of Viet Nam 1972
Sinh
thái học và môi trường
. Nhà xuất bản Giáo Dục. Bộ Giáo dục và Đào Tạo
1999
Từ
điển bách khoa nông nghiệp
. Trung tâm Quốc gia Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt
Nam 1991
Thái
Công Tụng. Démographie,
développement économique et considérations environnementales.
Vietnamologica số 1 1995. Centre de Vietnamologie Canada
Thái
Công Tụng. Đất,
nước,và các vấn nạn môi sinh tại các đồng bằng
duyên hải miền Trung Vietnamologica số 3 1998 . Centre de
Vietnamologie Canada
Thái
Công Tụng .Châu thổ
Cửu Long: môi trường thiên nhiên và môi trường văn hoá.
Định Hướng số 20 Mùa Thu 1999 Trung Tâm Văn hoá Nguyễn
Trường Tộ
Thái
Công Tụng . Việt Nam:
môi trường và con người ( sách được Giải thưởng Hội
Quốc Tế Y sĩ Việt Nam tự do) . Trung Tâm Việt Nam học
Canada 2005
Thái
Công Tụng .Nước và
con người. Đi Tới số 46 tháng 6 năm 2001
Thái
Công Tụng .Vài khía
cạnh môi sinh trong văn học Việt Nam .Định Hướng số
22. Mùa xuân năm 2000 Trung Tâm Văn Hoá Nguyễn Trường Tộ
Thái
Công Tụng . Sinh thái
học dưới góc nhìn Tam giáo: Nho, Phật, Lão . Định Hướng
số 53 Mùa Thu 2008 . Trung Tâm Văn hoá Nguyễn Trường Tộ
Thái
Công Tụng . Đất và
con người . Định Hướng số 55 Mùa xuân 2009 . Trung Tâm
Văn hoá Nguyễn Trường Tộ