GS Thái Công Tụng
Gió/Không
khí và con người
-
Tổng quan
Nói về gió là nói đến không khí vì gió là không khí
chuyển động. Con người cũng như bao sinh vật khác không
thể sống nếu không có không khí . NgườI ta thường nói
ta có thể sống nhịn ăn 3 tuần, nhịn uống 3 ngày, nhưng
chỉ có thể nhịn thở 3 phút .. Trong 4 chất đất, nước,
gió, lửa thì ta có thể thấy được đất, nước và lửa
chứ không khí ta chỉ cảm nhận vì không khí dễ biến
thiên từ cơn gió thoảng đến cơn bão lốc; ta cảm nhận
gió qua con diều bay, qua thưởng thức gió mát mùa hè,
chiếc buồm căng gió.
2.Gió
trong văn học, âm nhạc và thi ca
Trong bản
nhạc xưa Đoàn người lữ thứ, có đoạn:
Ra đi khắp nơi xa vời. Gió
bốn phương, kìa gió bốn phương ào ào cuốn lá
rơi. Người đi khúc nhạc chơi vơi. Gió khắp nơi,
kìa gió khắp trời vang vang khúc nhạc say đời
Gió bốn
phương là gió Bắc, gió Nam (tức gió nồm ), gió Đông,
gió Tây (còn gọI là gió Lào)
Gió Bắc,
còn gọi là gió bấc, là gió thổi từ miền Bắc Trung
Hoa, đem hơi lạnh về vào các tháng 11, 12 đến tháng hai,
tháng ba nên khí hậu nước Việt, nhất là miền bắc,
khá lạnh
Gió Nam,
còn gọi là gió Nồm thổi từ phía Đông Nam, từ Ấn độ
dương cũng đem mưa xuống nước ta, gây mưa từ tháng 6
đến tận tháng 10:
Tháng
sáu trời mưa, trời mưa không dứt (thơ Nguyên Sa)
Mùa thu ở
Việt Nam, thường có gió heo may, một loại gió hơi lạnh
và khô. Trong bản nhạc
« Mưa Sai Gòn, mưa Hà Nội’
của nhạc sĩ Phạm Đình Chương có nói về loại gió
này :
Mưa
hoàng hôn
Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn ..
Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn ..
hoặc :
Lìa
xa thành đô yêu dấu
một sớm khi heo may về
lòng khách tha hương vương sầu thương (Giấc mơ hồi hương của nhạc sĩ Vũ Thành )
một sớm khi heo may về
lòng khách tha hương vương sầu thương (Giấc mơ hồi hương của nhạc sĩ Vũ Thành )
Gió thường đi liền với
mưa nên nhà nhạc sĩ cũng hay liên kết 2 hiện tượng
trên :
-Những
ngày mưa
lạnh
gió
lê thê
-Đêm
nghe gió
tự tình vì mưa
(Trịnh Công
Sơn )
-Một
chiều gió
mưa
em về thăm chốn xưa
Non nước u buồn nào đâu bóng
cố nhân
Lòng xót xa tình xưa...
Dân
ca
cũng có bài nói về gió :
Gió
đánh cành tre, gió
đập cành tre
Chi‰c
thuyŠn anh vắng,
le te Ç®i nàng
Gió đánh cành bàng, gió đập cành bàng
Dừng
chèo
anh hát, cô nàng ấy
nghe
hoặc:
Gió
đánh đò đưa, gió
đập đò đưa
Sao cô mình lơ lửng mà chưa có
chồng
Ca dao miền Nam có câu :
Gió
đưa
gió
đẩy về rẩy ăn còng Về sông ăn cá, về đồng ăn cua
Ý nói người con gái lấy chồng miền rẩy thì chỉ có
ăn còng, không bằng về bưng có cá, v ề đồng có cua.
Còng có nhiều miền Gò Công, sau vụ lúa thì còng bâu kín
chân rạ
Nỗi tự tình của người
thôn nữ cũng dùng hình tượng gió :
Đêm
qua mưa bụi gió
bay
Gió rung cành bạc, gió lay cành vàng,
Em với anh cùng tổng khác làng
Nào em biết ngõ nhà chàng ở đâu !
Gió rung cành bạc, gió lay cành vàng,
Em với anh cùng tổng khác làng
Nào em biết ngõ nhà chàng ở đâu !
Nhà
thơ Xuân Diệu có thi phẩm Gửi
hương cho gió
Truyện Kiều có nhiều chỗ
nói về gió
Gió
nhẹ :
Trông
ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Gió
quang
mây tạnh thảnh thơi
Có người đàn-việt lên chơi cửa già (câu 2063-2064)
Có người đàn-việt lên chơi cửa già (câu 2063-2064)
Gió
mạnh :
Gió
cao ngọn lửa càng cao
Tôi đòi tìm đủ, nàng đà thấy đâu
Tôi đòi tìm đủ, nàng đà thấy đâu
Nói
chuyện lẳng lơ cũng dùng hình tượng gió :
Sớm
đào tối mận lân la
Trước còn trăng gió, sau ra đá vàng
Trước còn trăng gió, sau ra đá vàng
và thề nguyền cũng dùng
hình tượng gió như :
Dù
khi gió
kép, mưa đơn
Có ta đây, cũng chẳng cơn-cớ gì !
Có ta đây, cũng chẳng cơn-cớ gì !
Tả cảnh thanh thản cũng
dùng chữ gió như :
Lần
thâu gió
mát trăng thanh
Bỗng
đâu có khách biên đình sang chơi
Khi
gió
gác, khi trăng sân
Bầu
tiên chuốc rượu, câu thần nối thơ
Gió
chiều như giục cơn sầu
Vi lô hiu hắt như màu cơi trêu
Vi lô hiu hắt như màu cơi trêu
Thời gian trôi qua :
Lần
lần ngày gió
đêm trăng
Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua
Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua
Ca dao ta có câu:
Người
ta đi cấy lấy công.
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông
đất, trông mây....
Trông mưa, trông gió,
trông ngày trông đêm
chứng tỏ gió là một yếu
tố mà ngườI nông dân chú ý trong công việc đồng áng.
NgườI nông dân vớI tích lũy kinh nghiệm bao dờI:
Đêm
mù sương trăng sao không tỏ
Ấy
là điềm mưa gió
tới nơi
Đêm
nào sao sáng xanh trời
Ấy
là nắng ráo, yên vui suốt ngày
Những
ai chăm việc cấy cày
Nhìn
trời trông gió
liệu xoay lấy mình
NgườI nông dân trông gió .
Nhưng gió cũng có nhiều loạị
Theo vị trí địa lý :
gió núi, gió thung lũng, gió Nam, gió Bắc (bấc), gió Lào
Nếu căn cứ vào phương
hướng ta có gió Đông, gió Tây,gió Bắc, gió Nam. Nếu
căn cứ vào cường độ, ta có gió thoảng, gió nhẹ, gió
mạnh.
2.Tại
sao có gió ?
Gió thổi là vì có sự khác
biệt áp suất không khí. Áp suất không khí không phải
chỗ nào cũng giống nhau .
Khí
áp thay đổi theo cao độ
: lên cao thì không khí loãng hơn và áp suất không khí
nhỏ hơn nên những người sống quen miền thấp khi lên
vùng cao sẽ rất mau mệt, chóng mặt Vài ví dụ:
-
Cứ xem nước Bolivia với thủ đô là La Paz ở 3000m ở Nam Mỹ thì biết: đội túc cầu xứ này đá đâu thua đó nhưng những đội túc cầu giỏi nhất thế giới như Bresil cũng không bao giờ thắng được đội Bolivia khi đấu tại La Paz ! .
-
Khi leo lên đỉnh núi Everest (8800mét), các nhà tranh tài không bao giờ leo một mạch lên đỉnh mà phải leo từ trại 1 lên trại 2 cao hơn, xong lại trở về trại 1. Lý do: phải để cơ thể quen dần với không khí loãng trên cao độ .
Khí
áp cũng thay đổi với nhiệt độ:
nhiệt
độ tăng
làm không khí nở ra, nên khí áp giảm; nhiệt
độ giảm
làm không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng
Gặp
lúc trời nóng, không mây thì mặt đất sẽ có không khí
nóng. Vì nóng nên nhẹ và bay lên cao, tạo ra vùng áp suất
thấp (hạ áp)
trên mặt đất.
Có
những chỗ khác có mây nghĩa là hơi nước đọng lại ,
nên không khí lạnh thì nặng hơn nên rơi xuống đất,
tạo ra vùng áp suất cao (cao
áp).
Không
khí sẽ chuyển động từ cao áp đến hạ áp để tạo
lại cân bằng áp suất không khí và gió
chính là không khí chuyển động.
Gió thổi từ
vùng cao áp đến vùng hạ áp
giống như nước chảy từ trên cao xuống thấp .
Nhìn
trên truyền hình, xem chương trình thời tiết, ta thường
thấy có chữ H, chữ L trên bản đồ khí tượng . H là
chữ High, có nghĩa đó là nơi
áp suất không khí cao ( cao
áp) còn chữ L viết
tắt là Low, có nghĩa đó là vùng
áp suất không khí thấp ( hạ
áp)
Tại
sao có các nơi cao áp và hạ áp?
Đó
là vì nhiệt độ biến thiên theo
mùa
(mùa hạ trời nóng, mùa đông trời lạnh), theo
vùng
(nhiệt đới nóng, ôn đới lạnh), theo
đêm ngày
(đêm mát vì không có mặt trời, ngày nóng vì có ánh
nắng), theo địa
hình
(núi, thung lũng) . Tóm lại, nóng
không đồng đều trên mặt địa cầu
đã tạo ra những nơi có áp suất cao hay thấp.
Ở
mặt biển (cao độ 0mét) thì áp lực không khí cao: 1
kg/cm2 hoặc 10 tấn một mét vuông..
Áp suất không khí biến thiên từ 980 millibar (mb) đến
1050 mb . Trên cao
thì vì nhiệt độ lạnh không khí loãng nên áp suất thấp
hơn: áp
suất giảm với cao độ
Vùng
cao áp thường là những vùng trời quang mây tạnh vì
trong vùng cao áp, không
khí nặng nên đi xuống và
trở nên khô, để lại bầu
trời quang đãng
Vùng
hạ áp là vùng có áp suất không khí thấp hơn áp suất
các vùng xung quanh .Vùng h ạ áp thường có không
khí ấm, nóng làm hơi bốc lên cao
và vì vậy, thường
có mây mưa
Nếu
sai biệt giữa cao áp và hạ áp khá
nhiều thì gió thổi
rất mạnh :
Đùng
đục
gió
đục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay (Kiều) hay ào ào đổ lộc rung cây
Một xe trong cõi hồng trần như bay (Kiều) hay ào ào đổ lộc rung cây
Nếu
sai biệt giữa cao áp và hạ áp không
lớn lắm
thì gió thổi yếu hơn :
Gió
hiu
hiu
thổi mây vàng êm trôi (Bàng Bá Lân )
4.
Các loại gió (gió bắc, gió nam ..)
41.
Gió mùa là một loại gió đổi
hướng theo mùa. Riêng Việt Nam thì có thể phân biệt gió
mùa Đông Bắc và gió mùa Tây-Nam.
Vào
mùa Đông, có gió mùa Đông Bắc
thổi từ vùng Siberia (cao áp) đến Việt Nam, đem theo
không khí lạnh .. Dưới ngòi bút của nhà văn nữ Trần
Mộng Tú:
Gió Mùa Ðông Bắc. Có không biết bao
nhiêu thi sĩ, bao nhiêu nhạc sĩ đã xúc động về những
cơn gió này và viết ra bao nhiêu tác phẩm làm thăng hoa
đời sống con người để ngay cả khi đang sống trong một
hoàn cảnh khó khăn nhất, con người vẫn tìm ra cái đẹp
của nơi mình đang sống. Khí hậu của tháng Mười Một
và tháng Chạp âm lịch là khí hậu lạnh và đẹp nhất
trong năm của miền Bắc. Gió hay trở lạnh đột ngột
như một người đi xa bỗng trở về không báo trước. Có
thể mới buổi sáng trời còn rất ấm không có gì báo
hiệu là một ngày lạnh, nhưng đến trưa gió ở đâu
bỗng kéo về chật phố. Gió chen chúc vào đám đông đang
đi trên đường, gõ cửa những ngôi nhà, hàng quán, ngồi
sát vào những người buôn bán hai bên vỉa hè rất là
hồn nhiên. Chẳng cần nói năng gì cả. Chỉ cần có mặt,
tôi đến, tôi ngồi xuống và tôi ở lại. Giống
như Caesar ngày trước I came, I saw, I conquered. Thế là mọi
người chạy ùa đi mua áo ấm để ngồi chung với gió.
Vào
mùa hè, có gió mùa Tây Nam
thổi từ Ấn Độ dương đem theo hơi ẩm từ biển vào v
à tạo mưa ở Thái lan, Miến Điện,
Châu thổ Cửu Long, Cao Miên.
42. Gió
Lào .
Gió hình thành từ vịnh
Thái Lan,
di chuyển theo hướng Tây
Nam
- Đông
Bắc
qua Campuchia và Lào. Vì gió ẩm
khi thổi đến giãy Trường Sơn thì
lên dốc gặp lạnh n ên trút hết hơi ẩm và đổ thành
mưa phía Trường Sơn Tây (phía
Lào) nhưng Trường Sơn Đông (phía Việt Nam) thì nắng và
nóng. Gió thường xuất hiện từ
đầu tháng Tư đến giữa tháng Chín, thường bắt đầu
thổi từ 8-9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh
nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều
Gi ó Lào tạo ra khô nóng miền Nghệ An, Hà Tĩnh cho đến
Quảng Trị. Dãy núi càng cao thì khi xuống núi, mức gia
tăng nhiệt độ càng lớn và càng khô .
Hai thứ
gió này đều có nguồn gốc đại dương: gió Lào xuất
xứ từ Ấn độ dương thổi vào đất liền; gió nồm
cũng xuất phát từ đại dương ,nhưng từ Thái bình dương
, khi thổi đến Việt Nam không gặp trở ngại nào cả
,nên nó rất mát và dễ chịu ,tuy nhiên về mùa xuân ở
bắc bộ thì rất ẩm do hơi nước bão hòa.
43 Gió
mậu dịch (tiếng Anh: trade wind
hay passat do xuất xứ từ passar trong tiếng Bồ Đào Nha)
là gió thổi thường xuyên trong những miền Cận Xích
đạo. Gió mậu dịch thổi từ những miền áp cao về
vùng áp thấp xung quanh xích đạo. Ở Việt Nam, thuật ngữ
thường được sử dụng rộng rãi để chỉ gió mậu
dịch là tín phong (ngọn gió đáng tin).
Trên Bắc bán cầu thì đây là những luồng gió thổi chủ yếu theo hướng (chiều) đông bắc-tây nam, còn trên Nam bán cầu là hướng (chiều) đông nam-tây bắc
Lý do có tên Mậu dịch (trade wind ) vì vào thế kỷ 18 các đoàn tàu buôn ( mậu dịch/ trade ) của Anh lợi dụng sức gió này để di chuyển trên đại dương Atlantic.
Trên Bắc bán cầu thì đây là những luồng gió thổi chủ yếu theo hướng (chiều) đông bắc-tây nam, còn trên Nam bán cầu là hướng (chiều) đông nam-tây bắc
Lý do có tên Mậu dịch (trade wind ) vì vào thế kỷ 18 các đoàn tàu buôn ( mậu dịch/ trade ) của Anh lợi dụng sức gió này để di chuyển trên đại dương Atlantic.
44 Gió đất, gió biển .
Ban
ngày mặt đất mau nóng hơn biển nên không khí nóng bốc
lên cao (nóng, nhẹ) trở thành lạnh;
ngược lại không
khí mặt biển còn lạnh nên nặng vì nóng chậm hơn mặt
đất( lạnh, nặng). Như vậy, có khác biệt nóng
nhẹ (trên đất )
và lạnh nặng (trên
biển) nên không
khí nặng lạnh trên biển sẽ thổi vào đất để
thế chỗ không khí bốc lên cao:
ta gọi đó là gió
biển (sea
breeze, brise de mer) thường thổi từ gần trưa đến xế
chiều. Vào xế chiều thì không còn gió vì lúc đó cả
áp suất lẫn nhiệt độ của mặt đất và mặt biển
ngang đều nhau.
Ban
đêm thì vì biển nóng hơn đất, nên không khí phía biển
nhẹ bốc lên cao, tạo v ùng hạ
áp ở mặt biển,
còn phía đất liền vì lạnh nên không khí nặng, rơi
xuống đ ất, tạo ra cao
áp ở mặt đất
nên gió thổi từ đất (cao áp) ra biển (hạ áp) : ta gọi
đó là gió
đất (land
breeze)
45
Gió núi
.
Ban đêm trên núi nhiệt độ thấp, không khí lạnh và vì
lạnh nên nặng, không khí này chảy theo sườn núi xuống
thung lũng sinh ra gió núi
Ban ngày, ngược lại, không khí trên các sườn núi
nóng nhẹ và bốc lên cao, để cho không khí thung lũng mát
và nặng hơn, ùn lên núi tạo thành gió thung lũng.
5.
Không khí, hơi thở và tỉnh thức . Bầu
khí quyển gồm có phần lớn là khí nitơ (78%) và khí oxy
(21%). Lượng oxy trong không khí cần thiết cho các quá
trình hô hấp và trao đổi chất, những quá trình mà con
người và những loài động vật khác nhận lấy năng
lượng cần có để duy trì sự sống. Oxy cũng là một
yếu tố cần thiết cho nhiều quá trình vật lý, như sự
đốt cháy. Khí nitơ, cũng đóng một vai trò quan trọng
trong quá trình hô hấp và vô số các quá trình sinh học
và lý học khác.
Carbon
dioxide góp một phần nhỏ, nhưng quan trọng vào bầu khí
quyển. Thực vật sử dụng nó trong quá trình quang hợp,
trong quá trình đó chúng sản xuất ra cả năng lượng và
oxy. Ngược lại, động vật hấp thu oxy và phóng thích
carbon dioxide như một sản phẩm thải.
Tỉ
lệ carbon dioxide trong không khí khác nhau tùy theo thời
gian và địa điểm. Tia chớp dường như làm tăng thêm sự
tập trung của lượng carbon dioxide trong vùng. Tổng thể
tích của carbon dioxide trong khí quyển
tăng lên ổn định trong nhiều thế kỷ qua, có lẽ là do
sự tăng lên trong việc đốt nhiên liệiu hóa thạch.
Nằm
ở trung tâm trên trái đất khoảng 25km là một lớp oxy
“được tăng nạp” gọi là ozone. Mỗi phân tử của
tầng ozone đều chứa ba nguyên tử oxy thay vì hai nguyên
tử trong một phân tử oxy thông thường.
Tầng
ozone hấp thụ một lượng lớn nhiệt bức xạ của mặt
trời, và do đó làm ấm bầu khí quyển bên dưới và bảo
vệ sự sống khỏi những tác động phá hủy của bức
xạ nhiệt. Sự suy yếu của tầng ozone do các chất gây ô
nhiễm của con người tạo ra là mối quan tâm lớn ngày
nay, và nổi lên như là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học
quan trọng.
Nói
về gió, tức là nói về không khí vì gió là không khí
chuyển động..Không khí có hai chất hơi là oxy (21%) và
nitơ (79%). Hô hấp (hít thở) không khí đóng một vai
trò quan trọng nhất, trong sự sống con người. Ta thở
vào để lọc qua lá phổi và thở ra giúp tống khứ hôi
hám trong buồng phổi ra ngoài; nó giúp tẩy lọc mọi tư
tưởng lòng trần
còn tơ vương khanh tướng,
mọi bực bội ra ngoài,
làm tinh thần tươi
tỉnh hơn . Kiểm soát hơi thở giúp làm cho tâm tĩnh lặng,
vứt bỏ những gì làm tâm ta đau khổ, buông bỏ tất cả
để bớt stress cho nhẹ nhõm hơn.
Hơi
thở trong tỉnh
thức, biết ta đang
thở vào, biết ta đang thở ra, nói khác đi thở trong
chánh niệm cũng giúp ta chế ngự các tư tưởng tiêu cực
gọi chung là nội
kết (kết= ràng
buộc)
. Nội kết là gì ? Đó là những lo âu, phiền buồn, tiêu
cực do lâu ngày không chuyển hoá được, kết lại thành
khối trong bề dày của tâm thức. Đi thiền, ngồi thiền
chính cũng là để kiểm soát và tự chủ được hơi thở,
bước đầu kiểm soát được thân và tâm, nghĩa là
để cuộc đời được thanh thoát, để gặp gỡ lòng
khiêm nhường, để cuộc đời bớt hành trang thế tục,
để thấy được nhu cầu của tha nhân, cảm thông chia sẻ
với người còn bất hạnh, để kh ông khởi lên một
niệm tham, sân, si nào
Khi thở không khí thiên
nhiên, hương đồng cỏ nội,
"Người
ngồi đây ngó mây trời biền biệt ?
Lơ thơ bay loáng thoáng cánh chuồn chuồn" (Bùi Giáng), khi dòng chảy của tâm thức hoà nhập được với thiên nhiên thì mọi nội kết cũng sẽ bị ‘cuốn theo chiều gió’
Lơ thơ bay loáng thoáng cánh chuồn chuồn" (Bùi Giáng), khi dòng chảy của tâm thức hoà nhập được với thiên nhiên thì mọi nội kết cũng sẽ bị ‘cuốn theo chiều gió’
6.Các
chức năng của gió
61.
giúp di chuyển
Từ xa
xưa, con người đã tận dụng sức gió trong các chuyến
hải hành . Thương mại quanh bờ Địa Trung Hải nhờ các
thuyền buồm, Christophe Colomb khám phá Mỹ Châu nhờ di
chuyển trên tàu có cột buồm đón gió; các di dân đầu
tiên đến bờ đông nước Mỹ cũng đến bằng thuyền
buồm. Chúa Nguyễn từ miền Gia Định tấn công quân Tây
Sơn ở Bình Định, Phú Xuân cũng di chuyển bằng thuyền
buồm nhờ sức gió:
Lạy trời cho chóng gió nồm
Cho thuyền chúa
Nguyễn xuôi buồm chóng ra
Sửa
sang buồm
gió
lèo mây
Khuyển, Ưng lại chọn một bầy côn quang
Dặn dò hết các mọi đường
Thuận phong một lá vượt sang bến Tề
Khuyển, Ưng lại chọn một bầy côn quang
Dặn dò hết các mọi đường
Thuận phong một lá vượt sang bến Tề
Tục
ngữ ta cũng có câu : thuận
buồm xuôi gió
62.tạo
năng lượng .
Gió là
một tài nguyên tái tạo và trong sạch, không tạo ra khí
nhà kính . Gió làm quay các cánh quạt, tạo ra điện năng
và càng ngày các nước tận dụng sức gió để sản xuất
ra điện
63.
tâm linh
Gió
và không khí có chiều kích tâm linh. Khi ngồi thiền hay
thiền hành, con người dễ c ảm thông với thiên nhiên,
tìm lại chính mình, hài hoà với tạo vật, giúp cảm
thông sâu xa với đấng Tạo hoá, thấy sự mầu nhiệm
của cuộc sống để ‘đường
trần rồi khăn gói mai kia chào cuộc đời nghìn trùng cơn
gió bay"
7.
Kết luận.
Ngày
nay, không khí càng ngày càng ô nhiễm vì xe cộ, nhà máy,
cháy rừng, núi lửa phun toả lên bầu trời nhiều khí
gây ra biến đổi khí hậu . Ngoài ô nhiễm khí hậu lại
thêm ô nhiễm tâm linh với
bạo lực, nghèo về tình thương, nghèo về đạo đức.
Muốn phục hồi lại các giá trị cao cả của con người
thì cần khôi phục lại niềm tin. Niềm tin
là hơi thở, là
ngọn gió lành cho cuộc sống xô bồ hôm nay, là cầu
nối giữa Thân và Tâm
.Nhiều danh từ như prana
(tiếng Sanskrit), pneuma
(tiếng Hi Lạp), spiritus
(tiếng Latin), ruach
(tiếng Do Thái), đều chuyên chở liên hệ giữa hai yếu
tố hồn/tinh thần và hơi thở/gió. Một cơn gió nhẹ đưa
người về dĩ vãng, chở theo hồn về, như Nguyễn Du đã
cho nàng Kiều thốt ra khi dặn em là Thuý Vân:
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy
hiu hiu gió
thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Có
niềm tin, may ra chúng ta mới có thể xua tan cái nhá nhem
nơi ngõ ngách tâm hồn mình, xua đêm nhập nhằng nơi cõi
nhân sinh và xua đi cả u minh cuồng si đang trùm phủ nhân
loại. Không bám
víu vào những thứ vô thường, những thứ mong manh phù
phiếm; hãy để gió
cuốn đi các ràng buộc, các dính mắc,
để cho tâm tự tại vì tự tại là sự tự do bên
trong và đó là chân hạnh phúc, là hạnh phúc ba la mật,
là thực sự ‘hành thâm’ và đó là sự sống .
Thái
Công Tụng