Nguyễn Quang
Người
Việt giết nhau từ những thứ triết học
ngoại lai mang về
ngoại lai mang về
Qua một
hồi ký trên mạng, người ta đọc được tâm trạng của
người lính khi vừa chôn xác đồng đội, vừa củng cố
chiến hào, vùa nạp đạn tác chiến, người lính tại
trận Pleime, sau 33 ngày đêm trấn giữ tiền đồn đã
viết: “Nước
của những cơn mưa như trút đổ vào các hầm quân lương…
đồng thời những trái loại 122 ly liên tục nã vào đồn
chúng tôi. Ngày ăn pháo, lo tát nước, bắc “sạp” dưới
hầm tránh nước ngập; đêm về vừa chôn xác đồng đội
vừa căng mắt chống trả những đợt tấn công biển
người qua ít nhất sáu lớp hàng rào.”
Và
đã có nhiều tiếng hát từ rừng xanh: ‘Đến đây thời
ở lại đây... bao giờ bén rễ xanh cây mới về’. Những
người trở về có trường hợp mất cảm giác tâm thần,
(psychicalanesthesia): mất mọi phản ứng cảm xúc, nhưng
nếu môi trường được thay đổi thì vẫn tiếp xúc
được. Có loại mất hết phản ứng cảm xúc như trên
nhưng lại còn cảm xúc đau khổ về hiện tượng mất
cảm xúc của mình. Triệu chứng nầy gọi là mất cảm
xúc tâm thần đau khổ (suffering psychical anesthesia). Nhiều
khi vì quá đau khổ mà người bệnh có hành vi tự sát.
Triệu chứng nầy gặp trong loạn tâm thần hưng trầm
cảm, trầm cảm thoái triển, tâm thần phân liệt.
Những
người im lặng sau khi cuộc chiến gọi là chống Pháp
chấm dứt, họ may mắn còn sống và trở về thân xác
bệnh hoạn, đi lại khó khăn, nhưng không ai dám than vãn
điều gì vì cái sợ vẫn còn nhất là nay cuộc chiến
ngày càng leo thang. Nhiều người muốn kết liễu cuộc
đời nhưng sự chào đời và ra đi hầu như không trong
tầm tay của con người.
Nạn
nhân chiến tranh trước một kích thích của hoàn cảnh
nào đó mà mình thích thú có cảm xúc say đắm, tức là
một trạng thái tăng cảm xúc mạnh có tính chất nhất
thời. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối
với đối tượng vừa có ý nghĩa quan trọng trong đời
sống, vừa có khả năng đem lại cho cá nhân một sự hấp
dẫn về mặt tình cảm. Khi hứng thú con người có ý
thức đầy đủ, có cảm xúc, cảm hứng đặc biệt với
đối tượng.
Các
cư dân trong các trại tái định cư, họ thất vọng đau
khổ không còn hứng thú trong công việc hằng ngày mà
chính sự hứng thú giúp con người vượt qua những khó
khăn trở ngại, nó tăng sức đề kháng về nhiều mặt
và kích thích con người hoạt động, hy vọng. Hầu hết
những người lớn tuổi có động tác lập đi, lập lại
lờ đờ chậm chạp như suốt ngày lẩn quẩn trong phạm
vi của các khu định cư. Họ đi lễ nhà thờ hoặc có
dịp lên Chùa cho hết ngày.
Những
nạn nhân của chiến tranh với một tâm thần bấn loạn,
có lúc trông rất lù đù, chậm chạp, nhưng đôi khi trong
ngày vào giữa trưa hoặc những lúc có súng nổ gầm
vang, những lúc ấy như có hồn ai thúc dục trong họ
khiến họ nhảy múa hoặc xông xáo vô cùng. Họ có thể
múa hát, cả việc khóc lóc tất cả đều hướng về
chiến tranh và mong có cuộc sống hòa bình.
Hình
ảnh của những người khóc lăn lộn bên xác chồng con
từ các chiến trường trở về, những người lăn vật
vã bên những chiếc sọ người cùng xương xẩu moi lên
từ các hố chôn tập thể. Hình ảnh của những bà mẹ
nhào xuống trong huyệt lạnh với con cháu, hầu hết họ
là những tân binh, lính trẻ mới đi vào quân đội. Trong
những giây phút cuối cùng ấy với những đoạn phim vẫn
còn lưu trữ trong hồ sơ về chiến tranh Việt Nam. Chúng
ta cùng đồng loại sẽ mãi gọi đây là chiến tranh Việt
Nam, một cuộc chiến với sự tham dự của các siêu cường
trong ý đồ riêng của mình và dân tộc nào đó phải
gánh chịu cũng vì từ các ý đồ của bọn tham quyền,
họ đã nhân danh đủ thứ rồi tha hồ giết người, nhằm
chiếm quyền lực trong khả năng toàn trị với cánh tay
quyền lực của tập đoàn thống trị bá quyền mà cứu
cánh cuối cùng bằng mọi phương tiện phải đoạt cho
được quyền lực còn con người chỉ là phương tiện..
Có
những nạn nhân vui cười nhảy múa suốt ngày, họ xem
mọi chuyện xảy ra chỉ là thứ trò đùa của con tạo,
người Việt dường như phải trả cái nợ đã chiếm
nước của Chiêm Thành. Mọi chuyện chết chóc, đâm chém
nhau thậm chí ngay cả với con cái họ cũng chỉ là một
hệ quả tất yếu của thứ nguyên nhân hậu quả nào đó.
Nó diễn ra như dưới thời các bạo chúa, chúng có quyền
bắn, xé xác phanh thây con người một cách hứng thú, tất
cả đều là người Việt. Với những người lính Mỹ
đây chẳng qua chỉ là những trò chơi như những gì diễn
ra trong các phim cao bồi. Họ tha hồ bắn giết Việt Cộng
mà không biết rằng đó cũng là giống người. Một giống
loại dưới ánh sáng của Thượng Đế được dựng lên
có linh hồn. Và với Việt cộng khi bắn giết được
người Mỹ hay người miền Nam nào họ đều thấy sung
sướng hả hê vì đã giết được một ‘kẻ có linh
hồn’. Một cách khách quan, các bạn trẻ sinh viên vào
thời ấy có cảm nhận: các bạn dưới mái trường tự
do không ai thù Việt cộng và còn nhận ra đều cùng là
người Việt, trong khi những bạn nhỏ trong các vùng có
Việt cọng về hoạt động thường xuyên lại đầy sự
căm thù những người tự do và lính Đồng minh đến độ
phanh thây moi gan những người này nếu có thể. Nó thể
hiện sự quái ác tột cùng của con người khi không còn
nhân tính, để từ đó cũng gọi là xây dựng một tương
lai Thiên đường trần thế.
Nạn
nhân của chiến tranh, có người vẫn tươi cười vẫn
lạc quan ‘tất cả rồi sẽ qua đi’, thật vậy và
chính họ may mắn là người sống sót sau những lần tiễn
biệt nhiều kẻ ra đi… Tất cả những ứng xử của con
người về cả hai phía ít hoặc nhiều, chiến tranh nó là
như thế không có luật lệ gì cả ngoài những chủ
trương của hai phía khác nhau, rồi từ đó mà ứng xử.
Nó có những tòa án quân sự đặc biệt hay những thứ
tòa án gọi là nhân dân với việc xét xử chỉ là những
hình thức trá hình của sự trấn áp con người nhân danh
luật pháp như những gì con người có được qua tam lập
phân quyền từ cuộc cách mạng 1789 của Pháp.
Khoái
cảm (euphoria):
nạn nhân chiến tranh vui vẻ một cách ngây ngô, thấy mọi
việc chung quanh đều hợp với lòng mình, nên cười nói
một cách thích thú, có khi cười hố hố suốt ngày.
Thường gặp trong các bệnh có tổn thương thực thể não
bộ, loạn tâm thần sau chấn thương sọ não, liệt tiến
triển. Họ là những người sống sót sau những lần đào
ngũ, những lao công đào binh trong các chiến trường.
***
Nhìn
các bức tranh thật của các lãnh tụ cả hai miền Nam
Bắc, người nào cũng bụ bẫm, nước da bánh mật, chắc
chắn không phải đói khổ ngày nào, nếu có là đói lòng
tham và đầy sự khát máu. Những con mắt sắc quắc,
những cái nhìn và nụ cười toàn biểu hiện của sự
đắc thắng. Như Tổng Thống Thiệu của miền Nam từng
tuyên bố ‘thấy cộng sản là chặt, chặt…’ Ông đã
truyên bố như vậy trong một cuộc kinh lý khi phải chứng
kiến cộng sản miền Bắc đã sát hại không biết bao
dân lành miền Nam. Trước sự oán hận của người dân
Ông không thể cầm lòng được, thế nhưng một vị lãnh
đạo với tầm cỡ quốc gia cho cả một dân tộc không
thể phát biểu thiếu lòng nhân như vậy vì xét trên bình
diện tổng quan: Việt cộng cũng là người Việt Nam, cho
dù cộng sản Hà Nội đã gây nên bao tội ác nhưng chúng
ta chỉ có thể chinh phục được trên con đường trường
kỳ bằng lòng nhân ái.
Những
đội quân lập thành dàn chào, những cờ xí gọi là rợp
trời, những lãnh tụ nhất là về phe cộng sản ôm hôn
không khác như giới đồng tính, trông thật giả tạo,
tất cả chắc chắn chỉ là cái bề ngoài trong ảo tưởng
về một ảo giác như có thật nào đó tưởng chừng như
thật. Tương phản với cảnh nhố nhăng này tại miền
Nam đó hình ảnh các mệnh phụ phu nhân áo quần dư gấm
vóc, thừa son phấn thướt tha trong những cuộc tiếp tân…
Trên bầu trời không xa những phi đội không quân chiến
đấu với những loại phi cơ tiêm kích lớn nhỏ đang nhả
ra hàng loạt tấn bom xuống thôn làng, những nơi tình
nghi có dấu vết hoạt động của cộng sản miền Bắc,
cũng như với phe miền Bắc những gia đình nào liên hệ
với phe miền Nam đều bị tình nghi đến thủ tiêu bằng
mọi cách. Người Việt chưa bao giờ giết nhau từ những
thứ triết học ngoại lai mang về như trong thời kỳ
này.
Những hình ảnh vẫn còn
ghi lại truyền đi khắp thế giới trong chiến tranh Việt
Nam, đó là những người cha, bà mẹ bồng bế con chạy
trốn trong nhớn nhác. Những hình ảnh bao lâu nhân loại
còn hận thù sẽ mãi mãi còn xảy ra và xin khẳng định
sẽ mãi mãi không bao giờ chấm dứt vì khởi thủy Thượng
đế đã dạy cho con người biết yêu và hãy ghét, nhưng
vốn con người ngả về cái ghét để được yêu, nên
mãi mãi chiến tranh vẫn tồn tại và hòa bình chỉ cái
nguyên cớ cho chiến tranh.
Những
người lính công binh của cả hai phía đang xây cầu, làm
phà rồi bị những toán biệt kích tiên phong của mỗi
bên đánh phá và câu chuyện tái lập giao thông tiếp tế
như huyết mạch của sự sống nơi chiến trường lại
tiếp tục. Những chiếc cầu, những con phà nổi trôi xóa
đi rồi làm lại như chính thân phận của mỗi người
dân trên đất nước này trong một hoàn cảnh đầy bi
thương của một giai đoạn lịch sử. Những tù binh bị
bắt, bị dẫn độ, những người chiến sĩ bảo vệ tự
do bị thương, bị chết… Tất cả đều qua những chiếc
cầu lớn nhỏ và với người dân Nam Bộ phải vượt qua
những chiếc cầu khỉ là chuyện thường ngày để trở
về nhà.
Những
ngôi nhà tranh trên khắp các xóm làng miền Trung Việt Nam
hầu như bị đốt cháy hoàn toàn. Những hình chụp hay
các đoạn phim ngắn còn ghi lại hình ảnh của binh sĩ
bên này hoặc bên kia cầm đuốc đốt nhà của thường
dân vì họ bị qui kết là theo phe miền Bắc hay miền
Nam. Tại Xã Phước Lộc, Quận Sơn Tịnh, Tỉnh Quảng
Ngãi, người ta chứng kiến những thường dân già trẻ,
nhiều phụ nữ và con cái họ nằm chết bên nhau thành
hàng dài hai bên là những đám mía loang lỗ những vết
đạn trên các thân cây đã gãy đổ. Theo lời kể trong
một cuộc hành quân của lực lượng Đồng Minh Đại
Hàn, họ đã tập trung dân làng lại và tạo sự cảm
thông giữa người dân và các lực lượng nước ngoài
đến đây để bảo vệ chế độ tự do. Các công dân
thì sợ hãi vì ngôn ngữ bất đồng, họ đã không tin dù
cho có ra dấu không có chuyện chặt đầu, cắt cổ, bắn
giết. Người dân luôn ám ảnh chắc chắn thế nào cũng
có người bị mang ra bắn để làm gương vì hằng đêm
họ thường xuyên bị phe miền Bắc tuyên truyền ‘Đại
Hàn là ác lắm’… Trong lúc đó, có một bô lão nhờ
biết chữ Nho đã đứng ra viết mấy dòng trong đó có
chữ Tâm, thế là viên sĩ quan Hàn Quốc đọc được
trong sự hoan hỷ cho mọi người ra về. Nhưng vừa quay
lại, một du kích địa phương đã dùng súng giấu trong
người bắn chết ngay một binh sĩ Hàn Quốc… Bi thảm
thay lúc đó mọi người hoảng hốt, chạy tán loạn và
trong sự phẫn nộ rượt theo du kích quân, họ đã nã
súng cho hả giận vào toàn bộ số dân lành trong làng vừa
mới ngồi tiếp xúc. Ông lão đứng ra có mấy lời chữ
Hán may mắn còn sống sót, nhưng khi đất nước gọi là
thống nhất, phe miền Bắc trước thắng lợi đã mang ông
cụ ra xử trảm vì cái tội làm tay sai cho Hàn Quốc.
Những người cộng sản trong chiến thắng đã mang ông ra
và lột da từ từ, thẻo từng miếng thịt cho đến chết
ngay tại sân làng quê hương với cái tên Phước Lộc.
Đúng là Ông đã Thọ, dù có lẽ không được lộc bao
nhiêu, nhưng cái Phúc mà Ông gieo đã không gặp Phước
trên quê hương mình.
***
Trich tu tac pham: Chien Tranh & Hoa Binh Viet Nam