Joseph S. Nye
Đỗ Kim Thêm dịch
Năm 1973 Anh đã tham gia vào một thể chế mà sau này
đã trở thành Liên Âu. Vào ngày 23 tháng 6 năm nay, Anh sẽ tổ chức một
cuộc trưng cầu dân ý về việc liệu có nên ra đi hay không. Anh có phải đi
không?
Vấn đề các chi phí và lợi ích về vai trò thành viên
của Anh trong Liên Âu cũng làm phân hoá giới báo chí Anh. Nhiều ấn phẩm
dành cho giới bình dân hỗ trợ cho việc ra đi, trong khi báo chí tài
chính cổ suý cho vai trò thành viên của Anh được tiếp tục. Lấy ví dụ như
Tạp chí The Economist chỉ ra rằng có khoảng 45% hàng xuất khẩu của Anh
nhập vào các nước khác trong Liên Âu, và bầu không khí đàm phán về một
thỏa thuận thương mại sau việc ra đi dường như sẽ bị cô động.
Hơn nữa, đối với các nước không phải là thành viên
như Na Uy và Thụy Sĩ, Liên Âu đã làm rõ là các nước này có thể có quyền
thâm nhập toàn diện vào thị trường chung chỉ khi nào họ chấp nhận hầu
hết các luật lệ, bao gồm cả quyền di chuyển tự do của con người, và đóng
góp cho ngân sách Liên Âu. Nói cách khác, một nước Anh bên ngoài Liên
Âu sẽ đạt được "chủ quyền" một số rất ít; trái lại, Anh sẽ mất đi quyền
bỏ phiếu và gây ảnh hưởng của mình về các điều khoản của việc tham gia
vào thị trường chung. Trong khi đó, các trung tâm tài chính cạnh tranh
như Paris và Frankfurt sẽ nắm cơ hội để thiết lập các quy tắc mà có thể
giúp họ giành phần thắng trong khi kinh doanh với Luân Đôn.
Các biến chuyển khác là về mặt chính trị: sự trỗi dậy
của chủ nghĩa dân tộc ở Scotland và của việc ra đi ảnh hưởng về sự tồn
tại của Vương quốc Anh. Trong năm 2014, trong cuộc trưng cầu dân ý,
Scotland đã bỏ phiếu để ở lại Anh; nhưng người theo chủ nghiã dân tộc
giành được gần như tất cả các ghế của Scotland trong cuộc tổng tuyển cử
tám tháng sau đó. Quan điểm của Scotland hỗ trộ nhiều cho châu Âu hơn là
cho Anh, nhiều người tin rằng việc ra đi sẽ dẫn đến một cuộc trưng cầu
khác về tinh trạng độc lập. Cameron có thể được nhớ đến như là thủ
tướng, người đã giúp phá vỡ Anh (và có thể là Châu Âu).
Tại Hoa Kỳ, chính quyền của Tổng thống Barack Obama
đã tuyên bố rõ ràng về niềm tin của mình rằng Anh và châu Âu cả hai đoàn
kết sẽ mạnh hơn. Ảo tưởng về một mối quan hệ đặc biệt với Mỹ thay thế
ảnh hưởng của châu Âu là nhầm lẫn. Nhưng dân Anh sẽ cân nhắc liệu xem có
nên hỗ trợ việc ra đi chăng, và khi có bàn tay can thiệp của Mỹ trong
một quy mô có thể gây phản tác dụng.
Đồng thời, theo lời của Douglas Alexander, cựu ngoại
trưởng trong bóng tối thuộc Đảng Lao Động, thì "kể từ khi kết thúc Thế
chiến thứ II, Mỹ đã vận hành một hệ thống trật tự quốc tế được xây dựng
trên một Liên minh Xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ, ổn định, thể chế này
được hỗ trợ bởi hai cột trụ là Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương
(NATO) và Liên Âu (EU). Nếu Anh rời khỏi Liên Âu, một đồng minh thân cận
nhất của Mỹ sẽ được đẩy ra ngoài lề ... và toàn bộ dự án châu Âu có
nguy cơ tan rã ở thời vào một thời điểm mà phương Tây đang đứng trước
các đe dọa mới về kinh tế và an ninh." Đó không phải là chuyện ngạc
nhiên khi điện Kremlin của Vladimir Putin sẽ chào đón việc ra đi của Anh
và can thiệp vào trong chính trị nội bộ của các nước châu Âu để cố làm
cho Liên Âu suy yếu.
Những hậu quả địa chính trị của việc ra đi của Anh có
thể không thể hiện ngay. Liên Âu có thể thậm chí tạm thời gắn bó nhau.
Nhưng ý nghĩa về sứ mệnh của châu Âu và quyền lực mềm về sự thu hút của
Châu Âu bị thiệt hại. Bảo đảm sự ổn định tài chính và giải quyết vấn đề
di dân sẽ càng nhiều khó khăn hơn
Ngoài một sự hồi sinh về chủ trương ly khai của
Scotland, trào lưu hướng nội của Anh trong những năm gần đây có thể tăng
tốc. Và về lâu dài, các ảnh hưởng trên sự cân bằng quyền lực trong toàn
cầu và một trật tự quốc tế tự do - trong đó Anh có một lợi ích quốc gia
mạnh - sẽ là tiêu cực
Khi châu Âu hoạt động như một thực thể, châu Âu là
nền kinh tế lớn nhất thế giới, và dân số có gần 500 triệu là lớn hơn
nhiều nếu so với dân số của Mỹ 325 triệu. Châu Âu có một thị trường lớn
nhất thế giới, chiếm 17 % trong thương mại thế giới, và chi phí với 50 %
về viện trợ nước ngoài của thế giới. Châu Âu cũng có 27 trường đại học
được xếp hạng đứng đầu trong 100 trên toàn thế giới, và các ngành công
nghiệp sáng tạo đóng góp khoảng 7% GDP của các nước này. Thu nhập đầu
người của Mỹ cao hơn, nhưng tính theo về nguồn nhân lực, công nghệ và
xuất khẩu, thì châu Âu là một đồng đẳng kinh tế với Mỹ.
Xét về kinh phí quân sự, châu Âu đứng thứ hai chỉ sau
Mỹ, chiếm 15% trong tổng số thế giới, so với 12 % đối với Trung Quốc và
5% đối với Nga. Tất nhiên, các con số đó gây lầm lạc, khi đứng trước
tình trạng thiếu kết hợp quân sự của châu Âu. Pháp và Anh là hai nguồn
lực chính của lực lượng viễn chinh châu Âu.
Các nguồn lực của Hoa Kỳ và châu Âu củng cố cho nhau.
Đầu tư trực tiếp trong cả hai chiều hướng là cao hơn so với châu Á, và
thương mại Mỹ-châu Âu là cân bằng hơn so với thương mại của Mỹ với châu
Á. Ở cấp độ văn hóa, người Mỹ và người châu Âu chia xẻ với nhau về các
giá trị dân chủ và nhân quyền nhiều hơn so với bất kỳ khu vực khác trên
thế giới.
Đối mặt với một nước Trung Quốc đang trỗi dậy, một
nước Nga đang suy tàn nhưng có khuynh hướng gây nguy cơ, và viễn cảnh
của cuộc khủng hoảng kéo dài ở Trung Đông, hợp tác xuyên Thái Bình Dương
sẽ rất quan trọng để duy trì một trật tự quốc tế tự do trong thời gian
dài. Thừa nhận rằng việc ra đi của Anh, trong khi nó làm suy yếu cả châu
Âu và Anh, dường như sẽ làm cho một hệ thống quốc tế mất trật tự, phải
đảo ngược tình trạng quân bình tạo thuận lợi cho việc duy trì nguyên
trạng.
***
Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ, Giáo Sư Đại Học Harvard. Ông là tác giả Is the American Century Over?
Nguyên tác: Brexit and the Balance of Power
https://www.project-syndicate.org/commentary/brexit-global-balance-of-power-by-joseph-s--nye-2016-04
Nguon: https://vietbao.com/p112a254704/brexit-va-tinh-trang-quan-binh-quyen-luc