NÓI
VỚI ĐỒNG BÀO HẢI NGOẠI
L.S.
NGUYỄN HỮU THỐNG
Ngày
nay vấn đề sinh tử của đồng bào trong nước là làm
sao giải thể được chế độ Cộng Sản và xây dựng
được chế độ Dân Chủ.
Ai
cũng đồng ý rằng muốn đưa Cách Mạng Dân Chủ đến
thành công, phải có sự yểm trợ tích cực của đồng
bào ngoài nước.
Do
đó tại hải ngoại, đường hướng vận động dân chủ
là:
Mỗi
người Việt về thăm quê hương là một cán bộ truyền
thông.
Mỗi
người Việt hải ngoại là một chiến sĩ dân chủ.
ĐẠI
HẠNH CỦA DÂN TỘC.
Trong
cuộc quốc phá gia vong, họ đã vượt tuyến để phân
tán ra khắp năm châu. Trong cái rủi lại có cái may. Họ
may mắn được sinh sống và hoạt động trong các quốc
gia dân chủ văn minh xây dựng bởi truyền thống yêu
chuộng tự do, tôn trọng bình đẳng và phát huy bác ái.
Trong môi trường mới, người Việt hải ngoại có dịp
nhìn xa trông rộng. Họ dễ dàng hội nhập vào trào lưu
hiện đại hóa, dân chủ hóa và toàn cầu hóa. Từ sinh
tồn đến phát triển, họ đã thành công về nhiều mặt,
và đã tạo được sức mạnh đáng kể.
Chưa
nói về sức mạnh tài chánh, đủ khả năng tiếp viện
mỗi năm dăm ba tỷ mỹ kim cho quốc nội;
Chưa
nói về sức mạnh phát triển với hàng trăm ngàn chuyên
viên kỹ thuật gia thượng thặng đủ mọi ngành, mọi
nghề;
Chỉ
nói về mặt nhân tâm, với hàng triệu tấm lòng, ngày
đêm hướng về quê hương yêu dấu, mong cho đồng bào
được hạnh phúc, cho dân tộc được tự do, cho quốc
gia được văn hiến, thì đó cũng đã là một sức
mạnh tinh thần
vô giá.
Một
khi được vận dụng, sức mạnh này sẽ tạo thành động
lực thúc đẩy cuộc vận động lịch sử của người
Việt trong nước đứng lên đòi lại quyền sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
PHÂN
HÓA VÀ ĐA NGUYÊN.
Ngày
nay nhiều người phàn nàn rằng người Việt hải ngoại
thường có khuynh hướng phân hóa, chia rẽ và chống phá
lẫn nhau. Đó là cách nhìn trên mặt nổi.
Dầu
sao mọi người đồng ý rằng, muốn yểm trợ hữu hiệu
người Việt trong nước, phải có sự đoàn kết của
người Việt hải ngoại.
Kinh
nghiệm cho biết đoàn kết không đạt được đơn thuần
bằng khẩu hiệu. Nó chỉ được thể hiện khi mọi
người, chung lưng đấu cật, cùng bắt tay làm một việc
gì, hay chống một điều gì. Nghĩa là đoàn kết chỉ
đến với hành động.
Hành
động đòi hỏi 3 yếu tố: mục tiêu công tác, đồng
thuận và chính nghĩa.
Từ
trên nửa thế kỷ nay, dân tộc ta chịu làm nạn nhân của
một chế độ độc tài, độc tôn: độc quyền tư
tưởng, độc quyền chính trị, độc quyền kinh tế.
Trong chế độ độc tài toàn trị, mọi ý nghĩ, lời nói,
bài viết hay hành vi của người dân, trái với chủ
trương đường lối của nhà nước, đều có thể gây
tai họa vô lường cho bản thân và gia đình.
Sau
khi thoát vòng kiểm tỏa, được thở hít không khí phóng
khoáng của bầu trời tự do, mọi dồn nén, uẩn ức được
bộc phát và giải tỏa. Con chim sổ lồng, con thú thoát
lưới còn muốn tung tăng bay nhảy. Huống chi con người.
Tự
do trở thành nhu cầu: tự do ăn nói, tự do phê phán, tự
do hội họp, tự do hành động. Trong chế độ dân chủ
pháp trị, mọi ý kiến, dầu vô lý đến đâu, cũng được
phép nói; mọi quan điểm, dầu lạc điệu đến đâu,
cũng được phát biểu; mọi lập trường, dầu quá khích
đến mấy, cũng được trình bầy; mọi tập hợp, dầu
thiểu số đến đâu, cũng được khuyến khích; mọi hành
vi, dầu cực đoan đến mấy, cũng được phép làm. Miễn
là không vi phạm sự hành sử quyền tự do của người
khác, và không đe dọa an lạc chung của xã hội.
Trong
điều kiện đó, tự do, tự phát là phản ứng tự nhiên
và biện chứng.
Một
cây tre bị giữ quá lâu ở phía cực tả. Khi bỏ ra, do
phản ứng nghịch, nó sẽ bật sang phía cực hữu.
Quả
lắc đồng hồ cũng vậy. Nó phải đi hết chu kỳ, tới
điểm cực trái, nó sẽ đi ngược về phía cực phải,
trước khi đạt được vị thế quân bình.
Do
đó kế tiếp nhất nguyên tập quyền là đa nguyên phân
hóa. Và tại hải ngoại, chúng ta đang chứng kiến cảnh
trăm hoa đua nở, phân hóa rồi đại phân hóa, đa nguyên
rồi đại đa nguyên.
Bất
đồng sinh ra mâu thuẫn, chống đối và chống phá. Đó
là một hiện tượng bình thường, không tránh được, và
cũng không đáng ngại. Điều đáng ngại trong cuộc vận
động dân chủ là thái độ thờ ơ, bi quan, chán nản,
tiêu cực hay trung lập. Đó là những trở ngại của
hành động. Có bất đồng mới có tranh luận. Có tranh
luận mới tìm ánh sáng, sự thật, lẽ phải và con đường
phải đi.
Chúng
ta hãy học hỏi sự minh triết của tiền nhân: Hòa
Nhi Bất Đồng
hay Bất
Đồng Nhưng Hòa trong
tinh thần bao dung: bao dung tôn giáo, bao dung tư tưởng và
bao dung chính kiến. Đây là một lý tưởng truyền thống
của dân tộc Việt Nam.
Bất
đồng về nhận định, về phương pháp, về đường lối;
nhưng hòa hợp về chính nghĩa và mục tiêu. Với thời
gian và
thử thách, cái hay cái đúng sẽ phát hiện. Từ
đó mới có đồng
thuận và phối hợp hành động.
Thêm
một yếu tố đặc thù của người Việt: Từng là nạn
nhân trực tiếp của những thủ đoạn giả nhân giả
nghĩa, ngụy trang và dối trá, họ không dám tin vào những
lời tuyên bố và những lời hứa hẹn. Trước kia, hoài
nghi là để thủ thế và tự vệ. Nay nó trở thành một
tâm trạng phổ biến. Và con người chỉ thấy an toàn
khi tiếp xúc với những người gần gũi, cùng cảnh ngộ.
Chất xi măng gắn bó là tình thông cảm, tương thân
tương trợ của những người đồng hội, đồng thuyền,
đồng hương, đồng tộc, đồng trường, hay đồng
nghiệp. Từ đó có vô số hội đoàn trong xã hội dân
sự. Đây là một hình thức lạm phát của xã hội đa
nguyên.
CHÚNG
TA PHẢI NHẬP CUỘC.
Điều
đáng quan tâm là: Dị ứng với những thủ đoạn chính
trị bất chánh trong một chế độ chính trị phi nhân,
một số người Việt hải ngoại khẳng định khước từ
tham gia mọi hoạt động chính trị.
Đây
là một ngộ nhận căn bản. Vì chúng ta không tỵ nạn vì
lý do kinh tế, vì sinh kế hay vì chén cơm manh áo. Bản
thân chúng ta là những người tỵ nạn chính trị. Mà tỵ
nạn chính trị là hành động chính trị.
Đối
với chúng ta, tỵ nạn chính trị là phủ định chế độ
Cộng Sản. Phủ định Cộng Sản vì chế độ này phản
nhân tính, phản dân tộc và phản nhân loại. Phủ định
Cộng Sản là một hành vi chính trị hay một thái độ
chính trị. Do đó muốn trung thành với chính mình, người
tỵ nạn Cộng Sản phải làm bất cứ điều gì họ có
thể làm được, đặc biệt là phải hoạt động chính
trị để giải thể chế độ Cộng Sản. Giải thể Cộng
Sản cho bản thân và cho con cháu, cũng như cho hơn 70 triệu
đồng bào chúng ta.
Ngày
nay giải thể Cộng Sản là vấn đề sinh tử của đồng
bào trong nước.
Đối
với chúng ta ở hải ngoại, giải thể Cộng Sản là một
nghĩa
vụ tinh
thần.
Nó còn là một sứ mạng lịch sử để cứu lấy quê
hương.
Nếu
chúng ta ý thức được điều này, chúng ta sẽ vững tin
vào tương lai của dân tộc. Vì, với sự yểm trợ tích
cực của hơn hai triệu người Việt hải ngoại, cuộc
Cách Mạng Dân Chủ tại Việt Nam nhất định sẽ thành
công.
L.S.
Nguyễn Hữu Thống
Trong Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam